Mỗi Ngày Một Chuyện

KHOẢNG CÁCH - CAO MỴ NHÂN

Chao ôi ở Mỹ mà không có hội hè đình đám nào để dự, lại ra công viên ngồi chết lạnh...Tới khuya về chỗ "tạm trú",

        

    KHOẢNG CÁCH   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Đó là một câu chuyện thật, nhưng viết ra lại có vẻ hư cấu, và thông thường như từng thấy ở mấy tờ báo quanh thủ đô Việt tị nạn, người ta quen gọi báo chợ. 

Trước khi kể chuyện tầm phào, chưa biết đặt tên chuyện là gì, tôi xin chú thích 2 chữ "báo chợ" theo thiển ý của tôi.

Báo chợ  là loại báo 9/10 phần tổng số là các trang quảng cáo các cơ sở làm ăn, buôn bán, còn 1/10 phần còn lại là tin tức qua loa, vài ba dòng văn thơ thân hữu, lời hoa ý gấm, tri ân các đấng tối cao thiêng liêng vv... 

Vì nội dung và nhiệm vụ quảng cáo, nên báo chợ thì phải để ở chợ cho khách đi chợ  " xin hay mua một tờ ", đọc thì không cần thiết, nhưng mang về coi lướt qua, xem thử tình hình nhân sự và xã hội thủ đô Bolsa đã tiến và đang tiến đến đâu ...

Bắt gặp một chuyện kể ...

 

Cách đây 25 năm, cũng gọi là 1/4 thế kỷ, tôi vừa từ VN qua Mỹ theo diện Ho, do chính tôi là người có tấm giấy "Ra Trại" tù cải tạo. 

Ông xã tôi đã ở USA từ mười mấy năm rồi, cũng tù cải tạo nơi quận Đức Dục Quảng Nam mấy năm, rồi vượt biên từ Đà Nẵng, nên tàu hay thuyền lớn gì đó, thẳng đường đến trại tị nạn Hồng Koong mùa hè năm 1978. 

Đồng hành với xã tôi là mấy vị bác sĩ quân y ở Đà Nẵng, thì có ai đâu xa lạ, đã đi làm trong quân đội VNCH, thì ra vào thành phố biển này, không thân quen, cũng biết ít nhiều chứ. 

Ngày xã tôi rời quê hương, ông đã chứng kiến tận mắt cái "núi của" bị vỡ tan tành trong khoảnh khắc, nên tuy không hứa hẹn, cũng phải rõ đường trường sắp tới, bố mẹ vợ con sẽ sống thế nào...

 

Xã tôi tới Bolsa mà theo lời ông kể lại sau này, thì vì cuộc đổi đời 30-4-1975 thê thảm quá, tiếp theo là hành trình đi trên nỗi chết lênh đênh, gian khổ khiến...người ta du vào cái thế phải hay là nên quên nhau đi để sống. 

Chỉ có vài lời nhắn đầu tiên là hành trình đã hoàn tất bình an, rồi thôi đúng nghĩa "từ đây mãi mãi không thấy nhau" như tôi hay phụ đính ở chuyện ngắn đôi hồi của tôi ...

Thế rồi thì tôi chẳng biết đâu mà lần nữa. Để kịp thời cho mấy mẹ con được tồn tại, tôi đã phải làm trăm công ngàn việc lặt vặt nhặt tiền lẻ qua ngày ở Saigon...

Song song với sinh hoạt của tôi ở VN, ông xã tôi ở Mỹ cũng có một sinh hoạt để bảo toàn cuộc sống của riêng xã tôi. 

Xưa xã tôi là nhân viên sở Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh, có lẽ mỗi ngày nói English 10 tiếng đồng hồ, lại có một quá trình phục vụ các cơ quan Huê Kỳ ở Đà Nẵng, nên xã tôi ổn định mau chóng công ăn việc làm nơi đất khách. 

Rồi vốn xã tôi mang tư tưởng của một anh hùng Tàu, nên ông đã ra tay bảo trợ cho một " cô bác sĩ cũ ở VN, cổ đã có 3 con riêng với phu quân cô cũng là một bác sĩ đi cải tạo về rồi thất lộc", và vì tất cả lênh đênh trên hành trình tìm tự do, nên có lẽ cuộc tình thời đại cũng được tiểu thuyết hoá. 

Thay vì xã tôi lo cơm áo cho 5 mẹ con tôi, xã tôi dồn mọi nỗ lực chăm lo cho cô bác sĩ ...bơ vơ ở xứ người, cô bác sĩ VN cũ đã trở thành bác sĩ mới USA giàu sang. 

Nhị vị xã tôi và người tình sáng chói, đã lập nghiệp bên Florida mấy năm. Tất nhiên xã tôi không có thì giờ biết tới tôi và mấy đứa nhỏ nơi quê nhà đang khốn khổ ra sao...

 

Do đó cứ mỗi lần có ai đi Mỹ đoàn tụ gia đình, tôi lại dặn dò và gởi bức tâm thư kể khổ, than nghèo cho xã tôi đọc vội . 

Lạ một điều là 10 người như 1 tôi gửi gấm nêu trên, thì ai cũng thư về cho tôi với lời san sẻ nỗi ưu tư: 

"Rằng thôi thì thôi, chỉ là phù vân, nếu như có ai giúp đỡ yêu thương 5 mẹ con, thì nên nhận lời họ ..." 

Chu choa, sao lạ vậy, chẳng lẽ không tiền rồi, giờ lại không tình, không nghĩa nữa sao? 

Song tôi đâu có là nhà văn chuyên viết truyện "tâm lý xã hội" 

để có đề tài, tôi cứ vững như kiềng 3 chân, mặc ai lý luận, khuyên nhủ, thực hư, còn phải đợi chờ ...hạ hồi phân giải. 

 

Khi chuyến bay tới phi trường Los Angeles, tôi còn không biết ai sẽ đón mình về, và về nơi nào nữa...

Có một ông nhân viên sở USCC. vô tận chỗ làm giấy tờ, cho biết có người đón ngoài phòng chờ rồi, nếu không ai đón thì về USCC. Và hồ sơ tôi có tờ giấy với chữ ký Nguyễn Nam Lộc, tức ca nhạc sĩ Nam Lộc. 

Tất nhiên là có ông xã tôi cùng độ gần 10 người thân quen đón đợi gia đình tôi gồm tôi và 2 con trai còn độc thân. 

Tôi thấy ông xã tôi ...điềm đạm quá, khiến tôi ở thế phải rụt rè. 

Ông không hề hỏi thăm sao không cho 2 con gái đi cùng, cũng không hề chuyện trò với 2 con trai trước mặt. 

Ngày tháng đầu tiên ở Hoa Kỳ không thấy vui, thường ông xã tôi vốn ít nói, nay còn ít nói hơn thủa xưa...

Tôi muốn khóc quá, mà không có cách nào chảy ra được một giọt nước mắt. 

 

Mấy tháng qua cũng nhanh, đêm Christmas năm ấy, xã tôi rủ 2 con trai tôi ra công viên ngắm sao trời. 

Chao ôi ở Mỹ mà không có hội hè đình đám nào để dự, lại ra công viên ngồi chết lạnh...

Tới khuya về chỗ "tạm trú", thay vì xã tôi phải có nhà cửa cho tôi đến đoàn tụ, thì lại ở nhờ ngay từ khi mẹ con tôi tới Mỹ nơi nhà cô em xã tôi. 

Xã tôi nói rằng đúng đêm Noel, ông phải trả lời người tình bác sĩ của ông, là sẽ ly dị tôi, rồi trở lại tiếp tục sống với tình yêu chưa đặt tên thế nào cho đúng đó.

Ông ngó tôi: "Nhưng anh đã không qua lại Florida với KL, bác sĩ " vì trước đó ít lâu, đại gia tộc cô ta, toàn các người xuất thân khoa cử, ngành y Hoa Kỳ, và người anh hai của họ nguyên xưa trước 30-4-1975 là vị tướng danh giá , nắm binh chủng mà tôi rất ngưỡng mộ, mọi người có ý không hài lòng chuyện này. 

Toàn bộ gia tộc ở Rạch Giá, giàu có, sang trọng, nhưng KL, rất muốn được sống cạnh xã tôi ở Florida thần tiên, thơ mộng...

Thôi, kết thúc cho mọi người vui vẻ. Vả lại vị tướng, anh hai họ, có lẽ cũng không muốn cho tôi, người thuộc giới đàn em, cũng giữ một nghề trong binh nghiệp VNCH, phải buồn ...

Dù sao tôi cũng phải khâm phục "người anh hai" của đại tộc ấy, cũng cảm kích luôn cả quý vị dòng họ danh giá, hiền lương...

 

Tuy vậy, ông xã tôi với tôi không cách nào xích lại gần nhau được. Chúng tôi rất tôn trọng nhau, nhưng không còn những sôi nổi xa xưa. 

Không thôi nhau như nhiều đồn đại của gia đình và bạn bè, mà tự dưng xã tôi và tôi cứ giữ một khoảng cách, cho tới khi ông xã tôi mệnh chung.

  Cũng từ ngôi nhà của tôi, ông bước một đoạn đường rất ngắn, là từ nhà ra xe đứa con trai thứ hai của tôi, và có cả tôi cùng đến khu "emergency" ở một bệnh viện sang trọng, được điều trị mấy ngày rồi bái bai ...nhau vĩnh viễn...

Tôi nhiều lần muốn tin cho bác sĩ KL hay chuyến đi cuối cùng của xã tôi, người tình buồn của cô, nhưng sao tôi lại ngại quá. 

Tôi cảm thấy nếu tôi tin cho "người  cùng khổ" hay, sự việc sẽ giống như là chuyện hờn giận, thù hận, như là có một chút nhỏ nhen, hợm hĩnh, nên tôi đã dứt khoát không đả động tới nữa, đã 11 năm qua ... 

 

Đọc xong chuyện tình trong tờ báo chợ, tôi cũng lây nỗi buồn của mấy nhân vật truyện. Cả người vợ của "ông xã" ấy, người tình của ông nhân vật chính này ...Và cả ông nhân vật kể trên, tôi cảm thấy rất quen ...

Có lẽ nào mình lại gởi cho "Anh Thân kính" của mình tờ báo chợ đó. 

Anh sẽ quát lên ngay: "Không có chuyện gì kể ư? Thằng này, là anh khi bực mình đó, có cả trăm chuyện hay hơn nhiều nha. 

Trước nhất  Ông nhân vật đó dở hết biết. Tôi á à, từ xưa rồi, không phải bây giờ đâu nhé, tôi đã biết tôi hào phóng trong khuôn khổ cho phép nha 

Những chuyện lỉnh kính xẩy ra, chứng tỏ không ...khoa học gì cả. Làm thế nào để không ai hờn oán mình, đồng thời mình vẫn là mình độc lập, tự do và ...

Và gì thưa ngài? 

Và phải ...nhân bản, nghe chưa, đúng chưa?     

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi ... 

 

               CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KHOẢNG CÁCH - CAO MỴ NHÂN

Chao ôi ở Mỹ mà không có hội hè đình đám nào để dự, lại ra công viên ngồi chết lạnh...Tới khuya về chỗ "tạm trú",

        

    KHOẢNG CÁCH   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Đó là một câu chuyện thật, nhưng viết ra lại có vẻ hư cấu, và thông thường như từng thấy ở mấy tờ báo quanh thủ đô Việt tị nạn, người ta quen gọi báo chợ. 

Trước khi kể chuyện tầm phào, chưa biết đặt tên chuyện là gì, tôi xin chú thích 2 chữ "báo chợ" theo thiển ý của tôi.

Báo chợ  là loại báo 9/10 phần tổng số là các trang quảng cáo các cơ sở làm ăn, buôn bán, còn 1/10 phần còn lại là tin tức qua loa, vài ba dòng văn thơ thân hữu, lời hoa ý gấm, tri ân các đấng tối cao thiêng liêng vv... 

Vì nội dung và nhiệm vụ quảng cáo, nên báo chợ thì phải để ở chợ cho khách đi chợ  " xin hay mua một tờ ", đọc thì không cần thiết, nhưng mang về coi lướt qua, xem thử tình hình nhân sự và xã hội thủ đô Bolsa đã tiến và đang tiến đến đâu ...

Bắt gặp một chuyện kể ...

 

Cách đây 25 năm, cũng gọi là 1/4 thế kỷ, tôi vừa từ VN qua Mỹ theo diện Ho, do chính tôi là người có tấm giấy "Ra Trại" tù cải tạo. 

Ông xã tôi đã ở USA từ mười mấy năm rồi, cũng tù cải tạo nơi quận Đức Dục Quảng Nam mấy năm, rồi vượt biên từ Đà Nẵng, nên tàu hay thuyền lớn gì đó, thẳng đường đến trại tị nạn Hồng Koong mùa hè năm 1978. 

Đồng hành với xã tôi là mấy vị bác sĩ quân y ở Đà Nẵng, thì có ai đâu xa lạ, đã đi làm trong quân đội VNCH, thì ra vào thành phố biển này, không thân quen, cũng biết ít nhiều chứ. 

Ngày xã tôi rời quê hương, ông đã chứng kiến tận mắt cái "núi của" bị vỡ tan tành trong khoảnh khắc, nên tuy không hứa hẹn, cũng phải rõ đường trường sắp tới, bố mẹ vợ con sẽ sống thế nào...

 

Xã tôi tới Bolsa mà theo lời ông kể lại sau này, thì vì cuộc đổi đời 30-4-1975 thê thảm quá, tiếp theo là hành trình đi trên nỗi chết lênh đênh, gian khổ khiến...người ta du vào cái thế phải hay là nên quên nhau đi để sống. 

Chỉ có vài lời nhắn đầu tiên là hành trình đã hoàn tất bình an, rồi thôi đúng nghĩa "từ đây mãi mãi không thấy nhau" như tôi hay phụ đính ở chuyện ngắn đôi hồi của tôi ...

Thế rồi thì tôi chẳng biết đâu mà lần nữa. Để kịp thời cho mấy mẹ con được tồn tại, tôi đã phải làm trăm công ngàn việc lặt vặt nhặt tiền lẻ qua ngày ở Saigon...

Song song với sinh hoạt của tôi ở VN, ông xã tôi ở Mỹ cũng có một sinh hoạt để bảo toàn cuộc sống của riêng xã tôi. 

Xưa xã tôi là nhân viên sở Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh, có lẽ mỗi ngày nói English 10 tiếng đồng hồ, lại có một quá trình phục vụ các cơ quan Huê Kỳ ở Đà Nẵng, nên xã tôi ổn định mau chóng công ăn việc làm nơi đất khách. 

Rồi vốn xã tôi mang tư tưởng của một anh hùng Tàu, nên ông đã ra tay bảo trợ cho một " cô bác sĩ cũ ở VN, cổ đã có 3 con riêng với phu quân cô cũng là một bác sĩ đi cải tạo về rồi thất lộc", và vì tất cả lênh đênh trên hành trình tìm tự do, nên có lẽ cuộc tình thời đại cũng được tiểu thuyết hoá. 

Thay vì xã tôi lo cơm áo cho 5 mẹ con tôi, xã tôi dồn mọi nỗ lực chăm lo cho cô bác sĩ ...bơ vơ ở xứ người, cô bác sĩ VN cũ đã trở thành bác sĩ mới USA giàu sang. 

Nhị vị xã tôi và người tình sáng chói, đã lập nghiệp bên Florida mấy năm. Tất nhiên xã tôi không có thì giờ biết tới tôi và mấy đứa nhỏ nơi quê nhà đang khốn khổ ra sao...

 

Do đó cứ mỗi lần có ai đi Mỹ đoàn tụ gia đình, tôi lại dặn dò và gởi bức tâm thư kể khổ, than nghèo cho xã tôi đọc vội . 

Lạ một điều là 10 người như 1 tôi gửi gấm nêu trên, thì ai cũng thư về cho tôi với lời san sẻ nỗi ưu tư: 

"Rằng thôi thì thôi, chỉ là phù vân, nếu như có ai giúp đỡ yêu thương 5 mẹ con, thì nên nhận lời họ ..." 

Chu choa, sao lạ vậy, chẳng lẽ không tiền rồi, giờ lại không tình, không nghĩa nữa sao? 

Song tôi đâu có là nhà văn chuyên viết truyện "tâm lý xã hội" 

để có đề tài, tôi cứ vững như kiềng 3 chân, mặc ai lý luận, khuyên nhủ, thực hư, còn phải đợi chờ ...hạ hồi phân giải. 

 

Khi chuyến bay tới phi trường Los Angeles, tôi còn không biết ai sẽ đón mình về, và về nơi nào nữa...

Có một ông nhân viên sở USCC. vô tận chỗ làm giấy tờ, cho biết có người đón ngoài phòng chờ rồi, nếu không ai đón thì về USCC. Và hồ sơ tôi có tờ giấy với chữ ký Nguyễn Nam Lộc, tức ca nhạc sĩ Nam Lộc. 

Tất nhiên là có ông xã tôi cùng độ gần 10 người thân quen đón đợi gia đình tôi gồm tôi và 2 con trai còn độc thân. 

Tôi thấy ông xã tôi ...điềm đạm quá, khiến tôi ở thế phải rụt rè. 

Ông không hề hỏi thăm sao không cho 2 con gái đi cùng, cũng không hề chuyện trò với 2 con trai trước mặt. 

Ngày tháng đầu tiên ở Hoa Kỳ không thấy vui, thường ông xã tôi vốn ít nói, nay còn ít nói hơn thủa xưa...

Tôi muốn khóc quá, mà không có cách nào chảy ra được một giọt nước mắt. 

 

Mấy tháng qua cũng nhanh, đêm Christmas năm ấy, xã tôi rủ 2 con trai tôi ra công viên ngắm sao trời. 

Chao ôi ở Mỹ mà không có hội hè đình đám nào để dự, lại ra công viên ngồi chết lạnh...

Tới khuya về chỗ "tạm trú", thay vì xã tôi phải có nhà cửa cho tôi đến đoàn tụ, thì lại ở nhờ ngay từ khi mẹ con tôi tới Mỹ nơi nhà cô em xã tôi. 

Xã tôi nói rằng đúng đêm Noel, ông phải trả lời người tình bác sĩ của ông, là sẽ ly dị tôi, rồi trở lại tiếp tục sống với tình yêu chưa đặt tên thế nào cho đúng đó.

Ông ngó tôi: "Nhưng anh đã không qua lại Florida với KL, bác sĩ " vì trước đó ít lâu, đại gia tộc cô ta, toàn các người xuất thân khoa cử, ngành y Hoa Kỳ, và người anh hai của họ nguyên xưa trước 30-4-1975 là vị tướng danh giá , nắm binh chủng mà tôi rất ngưỡng mộ, mọi người có ý không hài lòng chuyện này. 

Toàn bộ gia tộc ở Rạch Giá, giàu có, sang trọng, nhưng KL, rất muốn được sống cạnh xã tôi ở Florida thần tiên, thơ mộng...

Thôi, kết thúc cho mọi người vui vẻ. Vả lại vị tướng, anh hai họ, có lẽ cũng không muốn cho tôi, người thuộc giới đàn em, cũng giữ một nghề trong binh nghiệp VNCH, phải buồn ...

Dù sao tôi cũng phải khâm phục "người anh hai" của đại tộc ấy, cũng cảm kích luôn cả quý vị dòng họ danh giá, hiền lương...

 

Tuy vậy, ông xã tôi với tôi không cách nào xích lại gần nhau được. Chúng tôi rất tôn trọng nhau, nhưng không còn những sôi nổi xa xưa. 

Không thôi nhau như nhiều đồn đại của gia đình và bạn bè, mà tự dưng xã tôi và tôi cứ giữ một khoảng cách, cho tới khi ông xã tôi mệnh chung.

  Cũng từ ngôi nhà của tôi, ông bước một đoạn đường rất ngắn, là từ nhà ra xe đứa con trai thứ hai của tôi, và có cả tôi cùng đến khu "emergency" ở một bệnh viện sang trọng, được điều trị mấy ngày rồi bái bai ...nhau vĩnh viễn...

Tôi nhiều lần muốn tin cho bác sĩ KL hay chuyến đi cuối cùng của xã tôi, người tình buồn của cô, nhưng sao tôi lại ngại quá. 

Tôi cảm thấy nếu tôi tin cho "người  cùng khổ" hay, sự việc sẽ giống như là chuyện hờn giận, thù hận, như là có một chút nhỏ nhen, hợm hĩnh, nên tôi đã dứt khoát không đả động tới nữa, đã 11 năm qua ... 

 

Đọc xong chuyện tình trong tờ báo chợ, tôi cũng lây nỗi buồn của mấy nhân vật truyện. Cả người vợ của "ông xã" ấy, người tình của ông nhân vật chính này ...Và cả ông nhân vật kể trên, tôi cảm thấy rất quen ...

Có lẽ nào mình lại gởi cho "Anh Thân kính" của mình tờ báo chợ đó. 

Anh sẽ quát lên ngay: "Không có chuyện gì kể ư? Thằng này, là anh khi bực mình đó, có cả trăm chuyện hay hơn nhiều nha. 

Trước nhất  Ông nhân vật đó dở hết biết. Tôi á à, từ xưa rồi, không phải bây giờ đâu nhé, tôi đã biết tôi hào phóng trong khuôn khổ cho phép nha 

Những chuyện lỉnh kính xẩy ra, chứng tỏ không ...khoa học gì cả. Làm thế nào để không ai hờn oán mình, đồng thời mình vẫn là mình độc lập, tự do và ...

Và gì thưa ngài? 

Và phải ...nhân bản, nghe chưa, đúng chưa?     

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi ... 

 

               CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm