Mỗi Ngày Một Chuyện
KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN
KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN
Thế
là lại thêm một lần sau mấy lần, tôi đã khóc suốt đường về.
Dẫu
đường về đó dài hay ngắn, và vì sao, vì ai, thì tôi vẫn khóc thảm thiết, không
ngăn được nước mắt chảy ra, y như lần đầu tôi khóc bất kể từ đâu, trong nỗi
buồn chi lạ đó.
Anh
cũng biết là mình thực sự không buồn vì chuyện gì dính dáng tới anh.
Bởi
lẽ đối với mình, anh luôn luôn làm tốt mọi việc, tình cảm lại chan hoà, nếu nói
buồn vì anh là vô lý lắm.
Có
lẽ ở trên đời này, dù có đông tây kim cổ , chuyện tình cảm giữa hai người nam
nữ là quan trọng nhất, nhưng hôm nay tôi khóc suốt đường về... thật là phức
tạp, trong lúc chỉ là chuyện đơn giản, bình thường thôi.
Người
chị kế tôi, hơn tôi vài tuổi, mang cái tên chỉ khác tôi có cái dấu trên chữ MY, chị
ấy là Mỹ (dấu ngã), còn tôi là Mỵ
(dấu
nặng).
Chị
Mỹ ấy đang ở trên một lò lửa bệnh, không cách nào thoát khỏi chứng nan y nghiệt
ngã thời đại.
Chị
không có hoàn cảnh như tôi, gia đình con cái, chị làm vợ thì có, mà làm mẹ, làm
bà thì không.
Hai
ông bà sống chíp chiu như đôi chim từ thủa nào.
Ngay
sau khi người chồng đã qua đời mùa xuân năm ngoái, chị mắc bệnh liền.
Chị
rất thương yêu chồng, nhưng không lãng mạn như tôi.
Với
tuổi cao niên, có chồng đã quá cố, mà chị vẫn mong muốn được an bình thêm thời
gian nữa.
Sống
với thực trạng, chỉ có mình chị đơn thân trong ngôi nhà vắng lặng, thân quen,
nhưng lúc nào anh chị cũng vui chung với nhau, thế nhân là ở
ngoài tổ ấm yên bình, hoá cho nên giờ đây là lúc chị trầm tư, nhưng bàng hoàng
nghe những hồi chuông rơi giữa đôi bờ sinh tử không xa.
Ở
đất nước không phải quê hương, chị chỉ có tôi là em ruột, nhưng lại ở cách biệt
cả trăm cây số hơn, không như sống bên Saigon xưa, muốn thăm nhau, chỉ cần
ngoắc cyclo hay bất quá gọi taxi, nếu dư dả.
Nơi
đây mỗi bước di chuyển, một xe hơi rong ruổi. Nhưng điều quan trọng là ai chở,
con cháu hay bạn bè. Tất nhiên nó khác nếu phải kêu, hoặc đi tìm phương tiện
chuyên chở .
Như
tôi hôm nay đã nhờ được con trai chở qua city miền núi để thăm chị, còn chúng
tôi đang ở vùng biển tây Cali.
Con
trai bảo rằng chỉ có thể cả đi, về và nói chuyện qua loa trong hơn 2 tiếng đồng
hồ .
Tức
là tôi có hàn huyên tâm sự , chỉ xài đỡ 30 phút thôi, vì con trai mỗi cuối tuần
có cả trăm công ngàn việc, đan cử là cái việc bảo tồn xe cộ để hôm sau lại
thẳng đường rong ruổi đến sở làm, cách nhà cả trăm cây số hướng nam.
Xe
qua nhà chị tôi thì cả trăm cây số hướng đông. County có những rặng núi êm đềm,
mà từ ngày chúng tôi đến quận huyện này, cả gần 30 năm đời tị nạn, có lẽ chả
bao giờ chúng tôi có ý nghĩ đi tìm hiểu "thế giới quanh đây".
Ấy
đấy đi gần thì không,
chứ đi ra năm châu thế giới, thì người nào cũng từng đi, không nhiều thì ít,
mấy thành phố tên tuổi bên Âu Châu, đều rất thân quen qua phim ảnh, sách tryện,
video...chẳng khiến ai lạc lõng bao giờ.
Nhưng
cái mấu chốt cuối cùng, vẫn là nơi "tị nạn" đầu tiên được nước Mỹ
phân phối cho các gia đình di cư đến.
Những
thành phố mà lúc đầu nghe xa lạ. Còn dám cả quyết là: " ở đâu cũng được, vì có phải quê hương đâu mà xa với gần
chứ. "
Thấy
chị đơn chiếc, các con tôi mời bà bác về tá túc cho khuây khoả, thì chị không
chịu, tôi cũng mắc mớ hồ sơ bệnh hoạn ở cái nơi mấy lần cấp cứu, nên tôi cũng
không khoan thai xách ba lô qua nhà chị được .
Xứ
sở có đất đai rộng rãi mênh mông, đã khiến cho Tàu cộng đôi khi ganh tức, vì
ngôi nhà trung bình sinh hoạt ở Mỹ chứa cao lắm chỉ dưới 10 người.
Còn
ở đông nam châu Á như Trung cộng hay Việt cộng, thì lại có thể chứa quanh 50
người, xếp lớp như úp chén vậy .
Có
hai chị em gái mà ngày nào cũng canh cánh nhớ thương, ưu tư, tưởng đối với nhau
không đầy lòng ...
Tôi
ngó chị chăm chăm, dung nhan, nhân dáng ấy, đang khoẻ mạnh đấy, mà có lẽ nào
nay mai sẽ chẳng thấy trên đời này ư ?
Thế
hệ trước chúng tôi còn sót lại chẳng bao nhiêu, thế hệ chúng tôi cũng đang rời
xa hiện thực, thì có lẽ nào không an phận thủ thường, điều quý vị cứ an ủi nhau
: lẽ vô thường.
Đã
nửa giờ trôi qua, đã biết hết tình trạng sức khoẻ của nhau rồi, nhưng vẫn tưởng
như còn thiếu sót sự chăm nom, thăm hỏi.
Tôi
ngần ngừ : " Thôi em về nhé " .
Chị
nhìn tôi nhẫn nhịn, nghẹn ngào : " Không ở chơi thêm một chút được à?
"
Sao
tôi không bỏ hết mọi chuyện tư riêng, gia đình, để ở lại với chị nhỉ ?
Nhưng
tôi không tự túc được phần sau khi ở lại với chị.
Cả
chị với tôi đều cần một giới người thứ ba chăm sóc cho chúng tôi chứ.
Cái
giới người ở Hoa Kỳ chuyên làm công chuyện chăm sóc người già hay người bịnh,
chưa kể tôi còn phải bám chặt vào cái bệnh viện dễ thương, hào hiệp với tôi, ở
gần nhà tôi, của...tôi, mỗi lần phải cấp cứu .
Chị
đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng
rồi nhìn lại chị.
Có
lẽ nào chúng ta vẫn nhìn nhau, mà vẫn mất nhau vĩnh viễn không?
Sao
không, đó là chuyện của trời đất thôi. Đó là việc Chúa làm, thiên cơ bất khả
lậu, đừng tò mò, đừng đưa ý kiến ra, vì sự việc đó không bàn cãi được, số mệnh.
Cả
hai chị và tôi giơ tay ngoắc ngoắc nhau, hình ảnh thân thương khổ hạnh này, mờ
dần trong nước mắt ...
Tôi
đã khóc suốt đường về...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN
KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN
Thế
là lại thêm một lần sau mấy lần, tôi đã khóc suốt đường về.
Dẫu
đường về đó dài hay ngắn, và vì sao, vì ai, thì tôi vẫn khóc thảm thiết, không
ngăn được nước mắt chảy ra, y như lần đầu tôi khóc bất kể từ đâu, trong nỗi
buồn chi lạ đó.
Anh
cũng biết là mình thực sự không buồn vì chuyện gì dính dáng tới anh.
Bởi
lẽ đối với mình, anh luôn luôn làm tốt mọi việc, tình cảm lại chan hoà, nếu nói
buồn vì anh là vô lý lắm.
Có
lẽ ở trên đời này, dù có đông tây kim cổ , chuyện tình cảm giữa hai người nam
nữ là quan trọng nhất, nhưng hôm nay tôi khóc suốt đường về... thật là phức
tạp, trong lúc chỉ là chuyện đơn giản, bình thường thôi.
Người
chị kế tôi, hơn tôi vài tuổi, mang cái tên chỉ khác tôi có cái dấu trên chữ MY, chị
ấy là Mỹ (dấu ngã), còn tôi là Mỵ
(dấu
nặng).
Chị
Mỹ ấy đang ở trên một lò lửa bệnh, không cách nào thoát khỏi chứng nan y nghiệt
ngã thời đại.
Chị
không có hoàn cảnh như tôi, gia đình con cái, chị làm vợ thì có, mà làm mẹ, làm
bà thì không.
Hai
ông bà sống chíp chiu như đôi chim từ thủa nào.
Ngay
sau khi người chồng đã qua đời mùa xuân năm ngoái, chị mắc bệnh liền.
Chị
rất thương yêu chồng, nhưng không lãng mạn như tôi.
Với
tuổi cao niên, có chồng đã quá cố, mà chị vẫn mong muốn được an bình thêm thời
gian nữa.
Sống
với thực trạng, chỉ có mình chị đơn thân trong ngôi nhà vắng lặng, thân quen,
nhưng lúc nào anh chị cũng vui chung với nhau, thế nhân là ở
ngoài tổ ấm yên bình, hoá cho nên giờ đây là lúc chị trầm tư, nhưng bàng hoàng
nghe những hồi chuông rơi giữa đôi bờ sinh tử không xa.
Ở
đất nước không phải quê hương, chị chỉ có tôi là em ruột, nhưng lại ở cách biệt
cả trăm cây số hơn, không như sống bên Saigon xưa, muốn thăm nhau, chỉ cần
ngoắc cyclo hay bất quá gọi taxi, nếu dư dả.
Nơi
đây mỗi bước di chuyển, một xe hơi rong ruổi. Nhưng điều quan trọng là ai chở,
con cháu hay bạn bè. Tất nhiên nó khác nếu phải kêu, hoặc đi tìm phương tiện
chuyên chở .
Như
tôi hôm nay đã nhờ được con trai chở qua city miền núi để thăm chị, còn chúng
tôi đang ở vùng biển tây Cali.
Con
trai bảo rằng chỉ có thể cả đi, về và nói chuyện qua loa trong hơn 2 tiếng đồng
hồ .
Tức
là tôi có hàn huyên tâm sự , chỉ xài đỡ 30 phút thôi, vì con trai mỗi cuối tuần
có cả trăm công ngàn việc, đan cử là cái việc bảo tồn xe cộ để hôm sau lại
thẳng đường rong ruổi đến sở làm, cách nhà cả trăm cây số hướng nam.
Xe
qua nhà chị tôi thì cả trăm cây số hướng đông. County có những rặng núi êm đềm,
mà từ ngày chúng tôi đến quận huyện này, cả gần 30 năm đời tị nạn, có lẽ chả
bao giờ chúng tôi có ý nghĩ đi tìm hiểu "thế giới quanh đây".
Ấy
đấy đi gần thì không,
chứ đi ra năm châu thế giới, thì người nào cũng từng đi, không nhiều thì ít,
mấy thành phố tên tuổi bên Âu Châu, đều rất thân quen qua phim ảnh, sách tryện,
video...chẳng khiến ai lạc lõng bao giờ.
Nhưng
cái mấu chốt cuối cùng, vẫn là nơi "tị nạn" đầu tiên được nước Mỹ
phân phối cho các gia đình di cư đến.
Những
thành phố mà lúc đầu nghe xa lạ. Còn dám cả quyết là: " ở đâu cũng được, vì có phải quê hương đâu mà xa với gần
chứ. "
Thấy
chị đơn chiếc, các con tôi mời bà bác về tá túc cho khuây khoả, thì chị không
chịu, tôi cũng mắc mớ hồ sơ bệnh hoạn ở cái nơi mấy lần cấp cứu, nên tôi cũng
không khoan thai xách ba lô qua nhà chị được .
Xứ
sở có đất đai rộng rãi mênh mông, đã khiến cho Tàu cộng đôi khi ganh tức, vì
ngôi nhà trung bình sinh hoạt ở Mỹ chứa cao lắm chỉ dưới 10 người.
Còn
ở đông nam châu Á như Trung cộng hay Việt cộng, thì lại có thể chứa quanh 50
người, xếp lớp như úp chén vậy .
Có
hai chị em gái mà ngày nào cũng canh cánh nhớ thương, ưu tư, tưởng đối với nhau
không đầy lòng ...
Tôi
ngó chị chăm chăm, dung nhan, nhân dáng ấy, đang khoẻ mạnh đấy, mà có lẽ nào
nay mai sẽ chẳng thấy trên đời này ư ?
Thế
hệ trước chúng tôi còn sót lại chẳng bao nhiêu, thế hệ chúng tôi cũng đang rời
xa hiện thực, thì có lẽ nào không an phận thủ thường, điều quý vị cứ an ủi nhau
: lẽ vô thường.
Đã
nửa giờ trôi qua, đã biết hết tình trạng sức khoẻ của nhau rồi, nhưng vẫn tưởng
như còn thiếu sót sự chăm nom, thăm hỏi.
Tôi
ngần ngừ : " Thôi em về nhé " .
Chị
nhìn tôi nhẫn nhịn, nghẹn ngào : " Không ở chơi thêm một chút được à?
"
Sao
tôi không bỏ hết mọi chuyện tư riêng, gia đình, để ở lại với chị nhỉ ?
Nhưng
tôi không tự túc được phần sau khi ở lại với chị.
Cả
chị với tôi đều cần một giới người thứ ba chăm sóc cho chúng tôi chứ.
Cái
giới người ở Hoa Kỳ chuyên làm công chuyện chăm sóc người già hay người bịnh,
chưa kể tôi còn phải bám chặt vào cái bệnh viện dễ thương, hào hiệp với tôi, ở
gần nhà tôi, của...tôi, mỗi lần phải cấp cứu .
Chị
đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng
rồi nhìn lại chị.
Có
lẽ nào chúng ta vẫn nhìn nhau, mà vẫn mất nhau vĩnh viễn không?
Sao
không, đó là chuyện của trời đất thôi. Đó là việc Chúa làm, thiên cơ bất khả
lậu, đừng tò mò, đừng đưa ý kiến ra, vì sự việc đó không bàn cãi được, số mệnh.
Cả
hai chị và tôi giơ tay ngoắc ngoắc nhau, hình ảnh thân thương khổ hạnh này, mờ
dần trong nước mắt ...
Tôi
đã khóc suốt đường về...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)