Mỗi Ngày Một Chuyện
KHÔNG THỂ DẤU ĐƯỢC - CAO MỴ NHÂN
KHÔNG
THỂ DẤU ĐƯỢC - CAO MỴ NHÂN
Sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 , đúng là cái mốc lịch sử , xã hội " to
tướng " lồ lộ ra ở khắp các ngả đường , mà nói theo kiểu ông bà ta xưa ,
có muốn dấu đi cái lỗi lầm cũng không thể dấu được .
Trước nhất , cả một sinh hoạt bình thường , hết sức tươi sáng ở miền Nam bỗng
lộn nhào một loạt , sự vật nọ chồng lên sự vật kia , thoạt thì có hàng lối như
những cây bài domino đổ sập , ngó còn lạ một chút , sau bát nháo luôn .
Khi thời gian trong tù cải tạo đã xếp thành nếp rồi , không phải vàng son mới
được xếp nếp như văn hoá dân tộc , mà những tệ đoan cũng vẫn thành nếp ...xấu
xí , thô kệch ...tức là những gì không đẹp đã đổ ụp lên nhau , như cái mớ bòng
bong . ..lớn kếch xù .
Đồng thời cũng chính từ cái mớ bòng bong bát nháo đó , người ta rút ra được
những sự việc , những nhân vật mà trước lúc xẩy ra cái mốc lịch sử , xã hội
tưởng là lạ lẫm mới mẻ , làm thay đổi bộ mặt xã hội lành lặn từ thủa nào , hoá
ra rách nát , lũng đoạn trầm trọng .
Buổi thăm nuôi đầu tiên ở trại tù nữ chúng tôi , HT 7590 HT - T20 , có
một bà mẹ của nữ tù thẩm sát viên Cảnh sát Quốc Gia , tên nữ tù là TH , thuộc
nhà 2 , bà mẹ hét lên khi gặp con gái bà ,đứng rũ rượi trước mặt bà , mặt mũi
chân tay bị ghẻ lở :
Trời ơi là trời , bọn bây cút về bắc hết đi , hành hạ con tau tới thế này ư ?
Nó ( con gái bà ) làm chi nên tội , mà bây đày đọa nó , bây giờ người chẳng ra
người , ngợm chẳng ra ngợm , tau nguyền rủa bây .
Ở một bàn khác , một bà mẹ khác , thăm một nữ tù khác , cô tù tên PL này , là
một trong những hoa khôi của nhà 3 chúng tôi , là một biên tập viên Cảnh sát QG
xuất thân từ trường Utapao Thái Lan về .
Bà mẹ này không tức bực như bà mẹ của TH nêu trên , bà cúi mặt xuống ,
nói thầm :
Con ạ , sao nó đảo ngược hết , phải xếp hàng mua gạo ban đêm ở phường, mà gạo
thì toàn sạn với thóc thôi ,cả nhà phải lượm hết ngày mới có cơm ăn .
Sáu tháng mới có kỳ thăm ,mà nghe toàn những tin không vui của gia đình .
Phần tôi thì bà mẹ chồng dẫn mấy đứa con thơ dại của tôi , đi thăm . Tuy không
thường xuyên hàng tháng , nhưng nửa năm một lần gặp lại con thơ , nỗi buồn đã
kết tinh lại thành đá tảng , đến nỗi được gặp con cái thì phải vui chứ , song
tại sao suốt giờ thăm chỉ hết mẹ tới con dàn dụa nước mắt ...
Một kỳ thăm khác , con gái thứ 2 của tôi khi đó mới trên 10 tuổi , xanh xao ,
mắt cứ tràn ngấn lệ , bé lén cho tôi xem cái chân phải của bé bị phỏng , do
mang y một nồi nước nóng bị tuột tay , đã đổ vào cái chân của bé .
Cũng trong những kỳ thăm ấy , đứa con gái của chị H ở nhà 4 , mới 15 tuổi, đã
không còn dịp gặp mẹ nữa ,
Là vì con gái chị H chở cái xuồng rau muống phụ bà ngoại , tức mẹ chị H qua
sông , để bán cho bạn hàng , bị lật , hai bà cháu mất tích luôn .
Tất nhiên có rất nhiều hoàn cảnh tương tự . Và không ai muốn sự việc xẩy ra vậy
cả . Nhưng nếu không có cái gọi là đổi đời một cách tồi tệ ở VN năm 1975 , thì
không thể có những tình trạng ...đứt ruột như tôi vừa kể sơ ở trên .
Đành rằng thời gian cũng giúp cho người ta quên bớt đau thương , chẳng phải chỉ
ở trại tù nữ chúng tôi , mà cả bên các trại tù Nam cũng vậy .
Bao nhiêu bi phẫn , bao nhiêu buồn phiền , cứ như những vết thương mưng mủ bị
nhiễm độc , đã chạy vào tận xương tủy những người mang những vết thù ý thức hệ
sâu thẳm đó , để chỉ có sống lắt lay , hay phải chết đi , mới hết được
nỗi hờn căm , phiền muộn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
KHÔNG THỂ DẤU ĐƯỢC - CAO MỴ NHÂN
KHÔNG
THỂ DẤU ĐƯỢC - CAO MỴ NHÂN
Sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 , đúng là cái mốc lịch sử , xã hội " to
tướng " lồ lộ ra ở khắp các ngả đường , mà nói theo kiểu ông bà ta xưa ,
có muốn dấu đi cái lỗi lầm cũng không thể dấu được .
Trước nhất , cả một sinh hoạt bình thường , hết sức tươi sáng ở miền Nam bỗng
lộn nhào một loạt , sự vật nọ chồng lên sự vật kia , thoạt thì có hàng lối như
những cây bài domino đổ sập , ngó còn lạ một chút , sau bát nháo luôn .
Khi thời gian trong tù cải tạo đã xếp thành nếp rồi , không phải vàng son mới
được xếp nếp như văn hoá dân tộc , mà những tệ đoan cũng vẫn thành nếp ...xấu
xí , thô kệch ...tức là những gì không đẹp đã đổ ụp lên nhau , như cái mớ bòng
bong . ..lớn kếch xù .
Đồng thời cũng chính từ cái mớ bòng bong bát nháo đó , người ta rút ra được
những sự việc , những nhân vật mà trước lúc xẩy ra cái mốc lịch sử , xã hội
tưởng là lạ lẫm mới mẻ , làm thay đổi bộ mặt xã hội lành lặn từ thủa nào , hoá
ra rách nát , lũng đoạn trầm trọng .
Buổi thăm nuôi đầu tiên ở trại tù nữ chúng tôi , HT 7590 HT - T20 , có
một bà mẹ của nữ tù thẩm sát viên Cảnh sát Quốc Gia , tên nữ tù là TH , thuộc
nhà 2 , bà mẹ hét lên khi gặp con gái bà ,đứng rũ rượi trước mặt bà , mặt mũi
chân tay bị ghẻ lở :
Trời ơi là trời , bọn bây cút về bắc hết đi , hành hạ con tau tới thế này ư ?
Nó ( con gái bà ) làm chi nên tội , mà bây đày đọa nó , bây giờ người chẳng ra
người , ngợm chẳng ra ngợm , tau nguyền rủa bây .
Ở một bàn khác , một bà mẹ khác , thăm một nữ tù khác , cô tù tên PL này , là
một trong những hoa khôi của nhà 3 chúng tôi , là một biên tập viên Cảnh sát QG
xuất thân từ trường Utapao Thái Lan về .
Bà mẹ này không tức bực như bà mẹ của TH nêu trên , bà cúi mặt xuống ,
nói thầm :
Con ạ , sao nó đảo ngược hết , phải xếp hàng mua gạo ban đêm ở phường, mà gạo
thì toàn sạn với thóc thôi ,cả nhà phải lượm hết ngày mới có cơm ăn .
Sáu tháng mới có kỳ thăm ,mà nghe toàn những tin không vui của gia đình .
Phần tôi thì bà mẹ chồng dẫn mấy đứa con thơ dại của tôi , đi thăm . Tuy không
thường xuyên hàng tháng , nhưng nửa năm một lần gặp lại con thơ , nỗi buồn đã
kết tinh lại thành đá tảng , đến nỗi được gặp con cái thì phải vui chứ , song
tại sao suốt giờ thăm chỉ hết mẹ tới con dàn dụa nước mắt ...
Một kỳ thăm khác , con gái thứ 2 của tôi khi đó mới trên 10 tuổi , xanh xao ,
mắt cứ tràn ngấn lệ , bé lén cho tôi xem cái chân phải của bé bị phỏng , do
mang y một nồi nước nóng bị tuột tay , đã đổ vào cái chân của bé .
Cũng trong những kỳ thăm ấy , đứa con gái của chị H ở nhà 4 , mới 15 tuổi, đã
không còn dịp gặp mẹ nữa ,
Là vì con gái chị H chở cái xuồng rau muống phụ bà ngoại , tức mẹ chị H qua
sông , để bán cho bạn hàng , bị lật , hai bà cháu mất tích luôn .
Tất nhiên có rất nhiều hoàn cảnh tương tự . Và không ai muốn sự việc xẩy ra vậy
cả . Nhưng nếu không có cái gọi là đổi đời một cách tồi tệ ở VN năm 1975 , thì
không thể có những tình trạng ...đứt ruột như tôi vừa kể sơ ở trên .
Đành rằng thời gian cũng giúp cho người ta quên bớt đau thương , chẳng phải chỉ
ở trại tù nữ chúng tôi , mà cả bên các trại tù Nam cũng vậy .
Bao nhiêu bi phẫn , bao nhiêu buồn phiền , cứ như những vết thương mưng mủ bị
nhiễm độc , đã chạy vào tận xương tủy những người mang những vết thù ý thức hệ
sâu thẳm đó , để chỉ có sống lắt lay , hay phải chết đi , mới hết được
nỗi hờn căm , phiền muộn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)