Kinh Đời
Kêu gọi "Một ngày vì môi trường" của giáo phận Vinh
Chủ nhật 7 tháng 8 tới đây là ‘Một ngày vì môi trường’ theo như kêu gọi mà giáo phận Vinh vừa đưa ra vào tuần qua. Đây là giáo phận nơi có nhiều địa phương bị tác động nặng nề bởi thảm họa cá chết hằng loạt xảy ra hồi đầu tháng tư vừa rồi và đến nay hậu quả vẫn còn nặng nề đối với nhiều người dân trong khu vực.
Kêu gọi
Văn thư đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Công Lý- Hòa Bình, nêu lại tình trạng môi trường sống đang bị de dọa nghiêm trọng của người dân trong giáo phận Vinh với chừng nửa triệu tín đồ Công giáo. Thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hằng loạt từng thú nhận trên truyền hình Việt Nam là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh qua hoạt động xả thải hóa chất độc hại thẳng ra biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài chất thải ra biển, công ty này còn ký kết với một số đơn vị địa phương đưa chất thải đi chôn tại nhiều nơi khác trên đất Việt Nam.
Còn phía cơ quan chức năng thì chậm chạp và thiếu minh bạch trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả của thảm họa khiến tình trạng bị cho là thêm tệ hại.
Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Ủy ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra kêu gọi với 3 điểm cụ thể. Thứ nhất chọn ngày chủ nhật 7 tháng 8 tới đây thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ trong giáo phận gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thứ hai đọc lại trong các thánh lễ thư chung của người đứng đầu giáo phận là giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra vào ngày 13 tháng 5 về thảm họa môi trường biển khởi phát từ đầu tháng tư vừa qua.
Thứ ba các hội đoàn cùng toàn thể giáo dân chung tay dọn dẹp vệ sinh ở địa phương cũng như có những sáng kiến tiến hành những hoạt động bảo vệ môi trường một cách thích hợp.
Ý kiến - Hưởng ứng
Linh mục Đặng Hữu Nam, người phụ trách xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cho biết ý kiến về kêu gọi của giáo phận về ngày môi trường vào chủ nhật 7 tháng 8 tới đây như sau:
“Có thể nói đây là tiếng nói chính thức của giám mục, của những người lãnh đạo giáo phận tiếp theo Thư Chung của đức cha vào ngày 13 tháng 5 vừa rồi. Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
Thông báo của Ban Công lý-Hòa bình nói về ngày thảm họa môi trường vào chủ nhật tới đây xem ra là chờ đợi của nhiều người; dù có chậm nhưng người dân và các linh mục tại các giáo xứ rất háo hức vì bề trên luôn đồng hành trong những lúc gian nan, nhất là trong thảm họa môi trường biển hiện nay.”
Một giáo viên trong khu vực cũng có ý kiến về kêu gọi tiến hành ngày vị môi trường mà Ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra:
“Có lời kêu gọi bảo vệ môi trường thì tốt quá. Bảo vệ môi trường cho bản thân họ, cho đất nước, quê hương. Ai mà tham gia thì tốt quá. Tôi nghĩ giáo phận Vinh kêu gọi như thế là họ rất tử tể, có tâm huyết với quê hương mới làm được như thế. Ở Việt Nam nếu không chỉ giáo phận Vinh mà các nơi khác cũng làm thì không chỉ bảo vệ được cho Việt Nam mà còn đóng góp bảo vệ môi trường cho toàn cầu nữa.”
Thực hiện
Là người phụ trách một giáo xứ và để hưởng ứng kêu gọi của giáo phận, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết kế hoạch hoạt động tại giáo xứ Phú Yên do ông quản như sau:
“Trước hết tôi thông báo công khai kêu gọi của Ban Công lý- Hòa bình: đưa lên mạng truyền thông, đọc ở nhà thờ, đưa lên bản tin, in ra cho mọi người để họ biết. Tôi phân tích, khuyến khích sáng kiến của người dân đối với việc làm bảo vệ môi trường.
Riêng giáo xứ có những việc làm trong ngày này: không chỉ dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện mà còn dọn vệ sinh trong giáo xứ cũng như ngoài đường phố nơi do cơ quan Nhà nước phụ trách… Chúng tôi cũng có sáng kiến trong ngày đó sẽ biểu tình, xuống đường tuần hành. Bản thân tôi hiện liên kết cùng các giáo xứ khác để cùng nhau làm việc. Như tuần trước giáo xứ của tôi cũng liên kết với giáo xứ bên cạnh tổ chức thánh lễ cầu cho hòa bình, cho môi trường và biểu tình để nói lên tiếng nói của mình. Tuần tới chúng tôi cũng sẽ làm như vậy. Có thể không chỉ 2 xứ mà 3 xứ… để nói lên tiếng nói của mình.”
Hoạt động lâu nay
Tổ chức ngày môi trường không phải là một hoạt động mới tại Việt Nam. Lâu nay Việt Nam từng hưởng ứng những công tác bảo vệ môi sinh như Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 hằng năm hay Giờ Trái Đất…
Sau khi xảy ra thảm họa cá chết dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung từ hồi tháng tư vừa qua, nhân ngày Môi trường Thế giới, một số công dân có ý thức tại Hà Nội xuống đường tiến hành kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như có biện pháp kiên quyết đối với những thủ phạm gây ô nhiễm như Formosa Hà Tĩnh…, họ đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.
Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!
- Một giáo viên
Người giáo viên tại giáo phận Vinh đưa ra nhận xét về cách làm của cơ quan chức năng Nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường qua các phong trào hưởng ứng sinh hoạt của thế giới như vừa nêu:
“So sánh giữa Việt Nam với các nước thì nơi nào người ta làm một cách nghiêm túc, nghiêm minh thì hiệu quả hơn. Còn chỗ nào hình thức, nửa với thì cũng chỉ ‘chơi chơi’ thế thôi.
Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!”
Linh mục Đặng Hữu Nam cũng có đánh giá về mặt này như sau:
“Tôi lấy ví dụ Ngày Môi trường Thế giới vừa qua, có các tổ chức dân sự, các giáo xứ tổ chức Ngày Môi Trường, thậm chí có các cá nhân cũng tham gia. Phía Nhà nước cũng lên truyền thông rất rầm rộ nhưng chẳng mấy ai quan tâm cả. Tại Hà Nội, Sài Gòn người ta làm rất rầm rộ đem các phương tiện như xe quét rác ra biểu diễn, tốn nhiều kinh phí nhưng xem ra hiệu quả chẳng đến đâu.
Trong khi đó có những nhóm tiến hành nhặt rác, xuống đường biểu tình, tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường… nếu không phải chính qui của Nhà nước thì bị ngăn chặn, đàn áp thậm chí bắt bớ. Như thế có thể hiểu những việc làm chung bảo vệ môi trường cũng chỉ dành cho các đoàn thể, quan chức của nhà nước mà thôi. Điều đó khiến người dân không còn ‘mặn mòi’ với những hoạt động đó.
Còn các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức khác dù làm những công tác như bảo vệ môi trường và cả bảo vệ chính thể này nữa mà không thuộc Nhà nước thì (nhà nước) không ưa!”
Mong đợi hiệu quả
Những người hưởng ứng kêu gọi thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ mà Ban Công Lý- Hòa bình giáo phận Vinh đưa ra đều có mong muốn là hoạt động được duy trì đều đặn và cần có sự ủng hộ của phía cơ quan chức năng thay vì bị ngăn trở như lâu nay.
Linh mục Đặng Hữu Nam phát biểu:
“Cạnh việc chúng ta chung tay giải quyết vấn đề môi trường từ việc nhỏ nhất; đối với thảm họa môi trường hiện nay chúng ta cũng phải chung tay giải quyết. Thứ nhất nhằm nâng đỡ cho những nạn nhân của thảm họa; tìm phương án khả dĩ giúp cho họ. Thứ hai phải lên tiếng nói yêu cầu nhà cầm quyền có phương án hữu hiệu để xử lý thảm họa môi trường. Cũng như yêu cầu Formosa phải giải quyết hậu quả gây ra.
Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
`Trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức phải được nêu ra và xử lý một cách rốt ráo; lúc đó mới có được một môi trường trong sạch.
Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.”
Người giáo viên tại giáo phận Vinh tỏ ra lạc quan khi cho rằng ngày càng có nhiều người dân ý thức hơn về vấn đề môi sinh. Thông qua Internet họ biết được nhiều thông tin và tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như lên tiếng đòi hỏi cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chặn đứng mọi tác nhân gây ô nhiễm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Kêu gọi "Một ngày vì môi trường" của giáo phận Vinh
Chủ nhật 7 tháng 8 tới đây là ‘Một ngày vì môi trường’ theo như kêu gọi mà giáo phận Vinh vừa đưa ra vào tuần qua. Đây là giáo phận nơi có nhiều địa phương bị tác động nặng nề bởi thảm họa cá chết hằng loạt xảy ra hồi đầu tháng tư vừa rồi và đến nay hậu quả vẫn còn nặng nề đối với nhiều người dân trong khu vực.
Kêu gọi
Văn thư đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Công Lý- Hòa Bình, nêu lại tình trạng môi trường sống đang bị de dọa nghiêm trọng của người dân trong giáo phận Vinh với chừng nửa triệu tín đồ Công giáo. Thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hằng loạt từng thú nhận trên truyền hình Việt Nam là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh qua hoạt động xả thải hóa chất độc hại thẳng ra biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài chất thải ra biển, công ty này còn ký kết với một số đơn vị địa phương đưa chất thải đi chôn tại nhiều nơi khác trên đất Việt Nam.
Còn phía cơ quan chức năng thì chậm chạp và thiếu minh bạch trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả của thảm họa khiến tình trạng bị cho là thêm tệ hại.
Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Ủy ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra kêu gọi với 3 điểm cụ thể. Thứ nhất chọn ngày chủ nhật 7 tháng 8 tới đây thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ trong giáo phận gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thứ hai đọc lại trong các thánh lễ thư chung của người đứng đầu giáo phận là giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra vào ngày 13 tháng 5 về thảm họa môi trường biển khởi phát từ đầu tháng tư vừa qua.
Thứ ba các hội đoàn cùng toàn thể giáo dân chung tay dọn dẹp vệ sinh ở địa phương cũng như có những sáng kiến tiến hành những hoạt động bảo vệ môi trường một cách thích hợp.
Ý kiến - Hưởng ứng
Linh mục Đặng Hữu Nam, người phụ trách xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cho biết ý kiến về kêu gọi của giáo phận về ngày môi trường vào chủ nhật 7 tháng 8 tới đây như sau:
“Có thể nói đây là tiếng nói chính thức của giám mục, của những người lãnh đạo giáo phận tiếp theo Thư Chung của đức cha vào ngày 13 tháng 5 vừa rồi. Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
Thông báo của Ban Công lý-Hòa bình nói về ngày thảm họa môi trường vào chủ nhật tới đây xem ra là chờ đợi của nhiều người; dù có chậm nhưng người dân và các linh mục tại các giáo xứ rất háo hức vì bề trên luôn đồng hành trong những lúc gian nan, nhất là trong thảm họa môi trường biển hiện nay.”
Một giáo viên trong khu vực cũng có ý kiến về kêu gọi tiến hành ngày vị môi trường mà Ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra:
“Có lời kêu gọi bảo vệ môi trường thì tốt quá. Bảo vệ môi trường cho bản thân họ, cho đất nước, quê hương. Ai mà tham gia thì tốt quá. Tôi nghĩ giáo phận Vinh kêu gọi như thế là họ rất tử tể, có tâm huyết với quê hương mới làm được như thế. Ở Việt Nam nếu không chỉ giáo phận Vinh mà các nơi khác cũng làm thì không chỉ bảo vệ được cho Việt Nam mà còn đóng góp bảo vệ môi trường cho toàn cầu nữa.”
Thực hiện
Là người phụ trách một giáo xứ và để hưởng ứng kêu gọi của giáo phận, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết kế hoạch hoạt động tại giáo xứ Phú Yên do ông quản như sau:
“Trước hết tôi thông báo công khai kêu gọi của Ban Công lý- Hòa bình: đưa lên mạng truyền thông, đọc ở nhà thờ, đưa lên bản tin, in ra cho mọi người để họ biết. Tôi phân tích, khuyến khích sáng kiến của người dân đối với việc làm bảo vệ môi trường.
Riêng giáo xứ có những việc làm trong ngày này: không chỉ dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện mà còn dọn vệ sinh trong giáo xứ cũng như ngoài đường phố nơi do cơ quan Nhà nước phụ trách… Chúng tôi cũng có sáng kiến trong ngày đó sẽ biểu tình, xuống đường tuần hành. Bản thân tôi hiện liên kết cùng các giáo xứ khác để cùng nhau làm việc. Như tuần trước giáo xứ của tôi cũng liên kết với giáo xứ bên cạnh tổ chức thánh lễ cầu cho hòa bình, cho môi trường và biểu tình để nói lên tiếng nói của mình. Tuần tới chúng tôi cũng sẽ làm như vậy. Có thể không chỉ 2 xứ mà 3 xứ… để nói lên tiếng nói của mình.”
Hoạt động lâu nay
Tổ chức ngày môi trường không phải là một hoạt động mới tại Việt Nam. Lâu nay Việt Nam từng hưởng ứng những công tác bảo vệ môi sinh như Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 hằng năm hay Giờ Trái Đất…
Sau khi xảy ra thảm họa cá chết dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung từ hồi tháng tư vừa qua, nhân ngày Môi trường Thế giới, một số công dân có ý thức tại Hà Nội xuống đường tiến hành kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như có biện pháp kiên quyết đối với những thủ phạm gây ô nhiễm như Formosa Hà Tĩnh…, họ đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.
Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!
- Một giáo viên
Người giáo viên tại giáo phận Vinh đưa ra nhận xét về cách làm của cơ quan chức năng Nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường qua các phong trào hưởng ứng sinh hoạt của thế giới như vừa nêu:
“So sánh giữa Việt Nam với các nước thì nơi nào người ta làm một cách nghiêm túc, nghiêm minh thì hiệu quả hơn. Còn chỗ nào hình thức, nửa với thì cũng chỉ ‘chơi chơi’ thế thôi.
Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!”
Linh mục Đặng Hữu Nam cũng có đánh giá về mặt này như sau:
“Tôi lấy ví dụ Ngày Môi trường Thế giới vừa qua, có các tổ chức dân sự, các giáo xứ tổ chức Ngày Môi Trường, thậm chí có các cá nhân cũng tham gia. Phía Nhà nước cũng lên truyền thông rất rầm rộ nhưng chẳng mấy ai quan tâm cả. Tại Hà Nội, Sài Gòn người ta làm rất rầm rộ đem các phương tiện như xe quét rác ra biểu diễn, tốn nhiều kinh phí nhưng xem ra hiệu quả chẳng đến đâu.
Trong khi đó có những nhóm tiến hành nhặt rác, xuống đường biểu tình, tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường… nếu không phải chính qui của Nhà nước thì bị ngăn chặn, đàn áp thậm chí bắt bớ. Như thế có thể hiểu những việc làm chung bảo vệ môi trường cũng chỉ dành cho các đoàn thể, quan chức của nhà nước mà thôi. Điều đó khiến người dân không còn ‘mặn mòi’ với những hoạt động đó.
Còn các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức khác dù làm những công tác như bảo vệ môi trường và cả bảo vệ chính thể này nữa mà không thuộc Nhà nước thì (nhà nước) không ưa!”
Mong đợi hiệu quả
Những người hưởng ứng kêu gọi thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ mà Ban Công Lý- Hòa bình giáo phận Vinh đưa ra đều có mong muốn là hoạt động được duy trì đều đặn và cần có sự ủng hộ của phía cơ quan chức năng thay vì bị ngăn trở như lâu nay.
Linh mục Đặng Hữu Nam phát biểu:
“Cạnh việc chúng ta chung tay giải quyết vấn đề môi trường từ việc nhỏ nhất; đối với thảm họa môi trường hiện nay chúng ta cũng phải chung tay giải quyết. Thứ nhất nhằm nâng đỡ cho những nạn nhân của thảm họa; tìm phương án khả dĩ giúp cho họ. Thứ hai phải lên tiếng nói yêu cầu nhà cầm quyền có phương án hữu hiệu để xử lý thảm họa môi trường. Cũng như yêu cầu Formosa phải giải quyết hậu quả gây ra.
Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
`Trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức phải được nêu ra và xử lý một cách rốt ráo; lúc đó mới có được một môi trường trong sạch.
Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.”
Người giáo viên tại giáo phận Vinh tỏ ra lạc quan khi cho rằng ngày càng có nhiều người dân ý thức hơn về vấn đề môi sinh. Thông qua Internet họ biết được nhiều thông tin và tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như lên tiếng đòi hỏi cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chặn đứng mọi tác nhân gây ô nhiễm.