Mỗi Ngày Một Chuyện

Khi chúng ta bị muôn trùng vây

Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.
Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.

han han o dong bang song cuu long
                            Nhiều người dân ở vùng hạn hán đang tìm cách ly hương. Ảnh: TL

Một người bạn kể lại rằng sự hoang mang người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nạn khô hạn và ngập mặn ngày càng nhiều.

Tại Sóc Trăng, người dân ở đây kể rằng nhiều gia đình đã tìm cách bán đất đai – dĩ nhiên là với giá rẻ rúng – để dời đi, tìm một nơi khác để sống sót tai ương ngay tại quê nhà của mình.

Không chỉ là người làm ruộng mới khổ sở, những người nuôi cá tại Trà Vinh đang vớt lên hàng loạt những con cá lóc bị ghẻ lở và chảy máu toàn thân do ao hồ bị ngập mặn. Các loại thuỷ sản nước ngọt đang giãy giụa tuyệt vọng trong sự kinh hoàng bất lực của nông dân.

Trên những chuyến đò, trên các chuyến xe liên tỉnh… Người ta đang râm ran nói về nơi mình đến – miền lục tỉnh bao la sông nước – nhưng giờ thì đang chết dần. Những vùng đất dồi dào sản vật của miền Nam có thể sẽ chỉ là chuyện kể như trong cổ tich.

Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.

Sự kiện ngập mặn hôm nay của ĐBSCL chỉ là hiện tượng tái diễn của năm 2015, nhưng lần này mức độ khốc liệt, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Thế nhưng, chính uỷ ban Sông Mekong Việt Nam cũng “bao vây” người dân mình bằng những thông tin hết sức mù mờ và chủ quan về tác hại của đập thuỷ điện Trung Quốc.

Uỷ ban này được lập ra bằng tiền thuế của người Việt Nam, để phối hợp cùng ba nước khác, thuộc dòng hạ lưu sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia… để đối phó, cảnh báo tình hình có thể ảnh hưởng đến quốc gia.

Uỷ ban Sông Mekong Việt Nam thiếu khả năng, thiếu thông tin hay vô trách nhiệm với đất nước của mình? Không phải hôm nay chuyện ngập mặn, khô hạn mới được biết tới.

Từ năm 2011, tức năm năm trước, thế giới đã liên tục có những thông tin cảnh báo và kêu gọi Việt Nam hãy cẩn trọng về các dự án trên sông Mekong, bao gồm của Lào, Thái Lan, đặc biệt là các dự án trên thượng lưu, vùng Vân Nam của Trung Quốc.

Lạ lùng nhất, ở vị trí của mình, uỷ ban ấy lại rất điềm nhiên, thậm chí còn ra báo cáo, khẳng định vào tháng 10/2015: rằng những tác động từ đập của Trung Quốc là “tương đối nhỏ”.

Từ tháng 11/2011, trên tờ Deutsche Welle (DW) đã có một bài bình luận Mekong dams threaten food and security, nhắc rằng lưu vực sông khổng lồ này, với sự đa dạng sinh học chỉ đứng sau sông Amazon, đang bị đe doạ đáng sợ.

Việc làm khô hạn hay hạn chế dòng chảy của sông Mekong có thể làm ảnh hưởng đến lượng đánh bắt hàng năm, vào khoảng 15 triệu tấn (giá trị hàng tỷ USD) và làm cằn cỗi đời sống hai bên bờ.

Cơ quan WWF của Liên hiệp quốc dự kiến đến năm 2025, sẽ có 90 triệu người sống quanh đôi bờ sông này, trong đó 50% là sinh tồn bằng tự nhiên. Việc kiểm soát dòng chảy sẽ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo và hỗn loạn.

Tháng 11/2015, tức chỉ mới đây, tờ Straits Times cũng kêu gọi sự quan tâm của các nước bằng phân tích cụ thể của cây viết chuyên về vùng Đông Dương Nirmal Ghosh, rằng tác dộng của các đập thuỷ điện đối với Việt Nam hết sức nghiêm trọng.

Độ nhiễm mặn sẽ tràn vào đất liền, vùng ĐBSCL, đe doạ nhiều vùng trồng lúa. Và rồi một phần bờ biển dài 600 km phía Nam Việt Nam bị mất dần, với tốc độ 4 – 12 m một năm.

Rõ ràng là cả thế giới đều biết, đều cùng chung sức tìm hiểu và nhắc nhở, nhưng chỉ có người dân, kẻ chịu nạn sớm và nhọc nhằn nhất, thì lại là người biết sau cùng. Họ đã bị bao vây khỏi sự hiểu biết vì lẽ gì?

Những câu chuyện như vậy, nhắc chúng ta nhớ lại những ngày Quốc hội Việt Nam được nhìn thấy với những đại biểu ngủ ngon trong nghị trường. Những đại biểu khác thì chơi game và nhiều lần Quốc hội tuyên bố về sớm vì không có gì để bàn.

Những người đại diện của nhân dân, cũng bao vây hiện tình đất nước của mình với nhân dân bằng sự rảnh rỗi và nhẹ nhàng.

Nó cũng nhắc chúng ta nhớ, suy nghĩ và sự minh bạch rộng rãi và cần thiết cho cuộc chiến 1979, cho Gạc Ma 1988, hay cho cuộc chiến mất đảo Hoàng Sa 1974, là điều quan trọng để người Việt thoát khỏi những vòng vây nhạt nhoà về lịch sử của chính mình.

Trong những vòng vây ấy, có những người dân cuống cuồng tự tìm một con đường sống sót cho mình, không muốn nghe những lời êm dịu và trấn an vô nghĩa như của uỷ ban Sông Mekong Việt Nam.

Có những người im lặng và cay đắng vì mình đã tin tưởng hết lòng. Trong những câu chuyện kể về Lý Sơn, người ta nói đã không còn nhìn thấy ông Mai Phụng Lưu – con sói biển vẫn luồn qua các con tàu Trung Quốc ở gần Hoàng Sa.

Có lẽ cũng đến lúc ông Lưu muốn lùi lại, giữ cho mình không là một biểu tượng quá rõ ràng về can đảm và liều lĩnh cho tổ quốc, trong khi các ông nghị vẫn gọi những cuộc tấn công vào ngư dân Việt Nam là “tàu lạ” hoặc mới mẻ và dè dặt hơn “được mô tả là tàu Trung Quốc”.

Không chỉ có những hiểm nguy bên ngoài đang bao vây đất nước. Mà ngay cả những ngôn luận mập mờ, sự vô trách nhiệm không bị truy xét, quan trọng hơn là những kẻ sành sỏi việc thụ hưởng quyền lợi cá nhân nhưng vô trách nhiệm với tổ quốc và dân tộc, cũng là một loại trùng vây ngày đêm, đáng ghê sợ lúc này.

Và những kẻ bao vây, làm trì trệ sự hiểu biết, nhận thức và tinh thần của người dân Việt Nam, có phải là những người đáng bị xét là đang chống lại chính đất nước mình?

Tuấn Khanh

(Thế Giới Tiếp Thị

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khi chúng ta bị muôn trùng vây

Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.
Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.

han han o dong bang song cuu long
                            Nhiều người dân ở vùng hạn hán đang tìm cách ly hương. Ảnh: TL

Một người bạn kể lại rằng sự hoang mang người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nạn khô hạn và ngập mặn ngày càng nhiều.

Tại Sóc Trăng, người dân ở đây kể rằng nhiều gia đình đã tìm cách bán đất đai – dĩ nhiên là với giá rẻ rúng – để dời đi, tìm một nơi khác để sống sót tai ương ngay tại quê nhà của mình.

Không chỉ là người làm ruộng mới khổ sở, những người nuôi cá tại Trà Vinh đang vớt lên hàng loạt những con cá lóc bị ghẻ lở và chảy máu toàn thân do ao hồ bị ngập mặn. Các loại thuỷ sản nước ngọt đang giãy giụa tuyệt vọng trong sự kinh hoàng bất lực của nông dân.

Trên những chuyến đò, trên các chuyến xe liên tỉnh… Người ta đang râm ran nói về nơi mình đến – miền lục tỉnh bao la sông nước – nhưng giờ thì đang chết dần. Những vùng đất dồi dào sản vật của miền Nam có thể sẽ chỉ là chuyện kể như trong cổ tich.

Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.

Sự kiện ngập mặn hôm nay của ĐBSCL chỉ là hiện tượng tái diễn của năm 2015, nhưng lần này mức độ khốc liệt, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Thế nhưng, chính uỷ ban Sông Mekong Việt Nam cũng “bao vây” người dân mình bằng những thông tin hết sức mù mờ và chủ quan về tác hại của đập thuỷ điện Trung Quốc.

Uỷ ban này được lập ra bằng tiền thuế của người Việt Nam, để phối hợp cùng ba nước khác, thuộc dòng hạ lưu sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia… để đối phó, cảnh báo tình hình có thể ảnh hưởng đến quốc gia.

Uỷ ban Sông Mekong Việt Nam thiếu khả năng, thiếu thông tin hay vô trách nhiệm với đất nước của mình? Không phải hôm nay chuyện ngập mặn, khô hạn mới được biết tới.

Từ năm 2011, tức năm năm trước, thế giới đã liên tục có những thông tin cảnh báo và kêu gọi Việt Nam hãy cẩn trọng về các dự án trên sông Mekong, bao gồm của Lào, Thái Lan, đặc biệt là các dự án trên thượng lưu, vùng Vân Nam của Trung Quốc.

Lạ lùng nhất, ở vị trí của mình, uỷ ban ấy lại rất điềm nhiên, thậm chí còn ra báo cáo, khẳng định vào tháng 10/2015: rằng những tác động từ đập của Trung Quốc là “tương đối nhỏ”.

Từ tháng 11/2011, trên tờ Deutsche Welle (DW) đã có một bài bình luận Mekong dams threaten food and security, nhắc rằng lưu vực sông khổng lồ này, với sự đa dạng sinh học chỉ đứng sau sông Amazon, đang bị đe doạ đáng sợ.

Việc làm khô hạn hay hạn chế dòng chảy của sông Mekong có thể làm ảnh hưởng đến lượng đánh bắt hàng năm, vào khoảng 15 triệu tấn (giá trị hàng tỷ USD) và làm cằn cỗi đời sống hai bên bờ.

Cơ quan WWF của Liên hiệp quốc dự kiến đến năm 2025, sẽ có 90 triệu người sống quanh đôi bờ sông này, trong đó 50% là sinh tồn bằng tự nhiên. Việc kiểm soát dòng chảy sẽ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo và hỗn loạn.

Tháng 11/2015, tức chỉ mới đây, tờ Straits Times cũng kêu gọi sự quan tâm của các nước bằng phân tích cụ thể của cây viết chuyên về vùng Đông Dương Nirmal Ghosh, rằng tác dộng của các đập thuỷ điện đối với Việt Nam hết sức nghiêm trọng.

Độ nhiễm mặn sẽ tràn vào đất liền, vùng ĐBSCL, đe doạ nhiều vùng trồng lúa. Và rồi một phần bờ biển dài 600 km phía Nam Việt Nam bị mất dần, với tốc độ 4 – 12 m một năm.

Rõ ràng là cả thế giới đều biết, đều cùng chung sức tìm hiểu và nhắc nhở, nhưng chỉ có người dân, kẻ chịu nạn sớm và nhọc nhằn nhất, thì lại là người biết sau cùng. Họ đã bị bao vây khỏi sự hiểu biết vì lẽ gì?

Những câu chuyện như vậy, nhắc chúng ta nhớ lại những ngày Quốc hội Việt Nam được nhìn thấy với những đại biểu ngủ ngon trong nghị trường. Những đại biểu khác thì chơi game và nhiều lần Quốc hội tuyên bố về sớm vì không có gì để bàn.

Những người đại diện của nhân dân, cũng bao vây hiện tình đất nước của mình với nhân dân bằng sự rảnh rỗi và nhẹ nhàng.

Nó cũng nhắc chúng ta nhớ, suy nghĩ và sự minh bạch rộng rãi và cần thiết cho cuộc chiến 1979, cho Gạc Ma 1988, hay cho cuộc chiến mất đảo Hoàng Sa 1974, là điều quan trọng để người Việt thoát khỏi những vòng vây nhạt nhoà về lịch sử của chính mình.

Trong những vòng vây ấy, có những người dân cuống cuồng tự tìm một con đường sống sót cho mình, không muốn nghe những lời êm dịu và trấn an vô nghĩa như của uỷ ban Sông Mekong Việt Nam.

Có những người im lặng và cay đắng vì mình đã tin tưởng hết lòng. Trong những câu chuyện kể về Lý Sơn, người ta nói đã không còn nhìn thấy ông Mai Phụng Lưu – con sói biển vẫn luồn qua các con tàu Trung Quốc ở gần Hoàng Sa.

Có lẽ cũng đến lúc ông Lưu muốn lùi lại, giữ cho mình không là một biểu tượng quá rõ ràng về can đảm và liều lĩnh cho tổ quốc, trong khi các ông nghị vẫn gọi những cuộc tấn công vào ngư dân Việt Nam là “tàu lạ” hoặc mới mẻ và dè dặt hơn “được mô tả là tàu Trung Quốc”.

Không chỉ có những hiểm nguy bên ngoài đang bao vây đất nước. Mà ngay cả những ngôn luận mập mờ, sự vô trách nhiệm không bị truy xét, quan trọng hơn là những kẻ sành sỏi việc thụ hưởng quyền lợi cá nhân nhưng vô trách nhiệm với tổ quốc và dân tộc, cũng là một loại trùng vây ngày đêm, đáng ghê sợ lúc này.

Và những kẻ bao vây, làm trì trệ sự hiểu biết, nhận thức và tinh thần của người dân Việt Nam, có phải là những người đáng bị xét là đang chống lại chính đất nước mình?

Tuấn Khanh

(Thế Giới Tiếp Thị

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm