Truyện Ngắn & Phóng Sự
Khủng Bố. - Topa
( HNPĐ )Tôi vừa đặt chân vào trong nhà thì nghe chuông điện thoại của đường giây đặc biệt vang lêntừng hồi như thúc giục, làm cho tôi phải vội vàng chạy nhanh đến và cầm ống nghe lên.
( HNPĐ )Tôi vừa đặt chân vào trong nhà thì nghe chuông điện thoại của đường giây đặc biệt vang lên
từng hồi như thúc giục, làm cho tôi phải vội vàng chạy nhanh đến và cầm ống nghe lên. Từ
đầu giây bên kia tiếng của ông chủ nhiệm của tôi, ông chủ nhiệm tờ báo “Lá Chắn”:
- Anh biết tin vụ khủng bố giết người trong quán ăn trên đường 28 vừa xảy ra không?
- Tôi vừa về đến nhà chưa quá một phút. Tôi chưa biết gì cả.
- Vợ chồng Thanh Tâm và người em gái bị bắn chết khoảng hai tiếng trước.
Tôi hốt hoảng hỏi:
- Anh nói vợ chồng anh Thanh Tâm bị bắn ở đâu? Tại sao và ai bắn?
- Bị bắn khi ba người đang ngồi ăn trong quán ăn nhỏ ngay góc đường 28. Còn ai bắn thì tôi
chưa biết. Tôi phôn cho anh để nếu có thể, anh đến ngay nơi xảy ra án mạng xem sao.
- Tôi đi đến đó ngay bây giờ và nếu có tin tôi sẽ báo anh biết ngay.
Gác ống nghe lên máy, tôi nghĩ đến anh Thanh Tâm và người vợ rất hiền rất dễ thương của
anh. Tội nghiệp cho anh chị quá. Anh là ký giả của tờ báo “Lá Chắn”, anh đã làm việc liên tục
từ khi tòa báo khai trương cách nay khoảng mười sáu năm. Anh và tôi rất thân khi tôi về nhận
lãnh chức Tổng thư ký của tờ “Lá Chắn”. Tôi biết anh Thanh Tâm có nhiều kẻ thù là người
Việt Nam thân cộng chỉ vì anh viết phóng sự điều tra; viết về những công việc làm của những
người đã gây hại đến cộng đồng người Việt ở quốc gia nhỏ bé này.
Tòa soạn “Lá Chắn” tọa lạc trên đường 79, cách chỗ vợ chồng anh Thanh Tâm bị sát hại
khoảng mười ba cây số. Vụ sát hại vợ chồng anh Thanh Tâm được thực hiện vào đêm những
ngày cuối năm Âm lịch khi anh Thanh Tâm đưa vợ và em vợ đi mua sắm. Sau khi mua sắm
xong cả ba người đi ăn và, trong khi đang ăn thì bọn khủng bố ra tay.
Mùa đông năm nay không “khắc nghiệt” như những năm tôi mới đến đây. Mùa này khách du
lịch vẫn nườm nượp kéo tới đây, một vương quốc có diện tích không rộng mà dân cư thì
đông, nhưng thắng cảnh thì đẹp vô cùng. Trong quốc gia nhỏ bé này có khoảng hơn sáu mươi
ngàn người Việt tị nạn cộng sản, cộng với khoảng mười sáu ngàn người Việt đến từ các nước
Đông Âu; đến từ Hà Nội và Saigon sau này. Tuy cộng đồng người Việt Tị nạn cộng sản
không nhiều nhưng lại rất đoàn kết và, cũng vì vậy mà người Việt đã xuất bản được một tờ
báo tiếng Việt mà mỗi ngày phát hành được đến trên tám ngàn tờ.
Những bài phóng sự của anh Thanh tâm viết về người Việt, theo tôi, hoàn toàn đúng. Anh
viết: “Người Việt Nam mà đa số đến từ Hà Nội đã làm những công việc phạm pháp luật như,
trồng cây cần sa, bảo lãnh hôn nhân giả, làm lậu và khai gian trợ cấp xã hội… vân vân. Người
Việt Nam ra đi sau này đã làm cho thiện cảm của người bản xứ giảm rất nhiều đối với cộng
đồng người Việt Nam”. Anh là ký giả có nhiều năm trong nghề nên ông chủ nhiệm đã giao
cho anh viết phóng sự điều tra, và, cũng vì anh nhận được tin tức từ sở cảnh sát thành phố rất
sớm nên tờ báo luôn có được những tin sốt dẻo và chính xác; nhờ vậy mà được cộng đồng
người Việt tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, trong cộng đồng người Việt Nam đến định cư tại
quốc gia này sau những biến cố xảy ra từ Đông Âu thì thiếu gì những tên cán bộ Hà Nội trà
trộn theo với mục đích nằm vùng để chờ cơ hội khủng bố cộng đồng.
Trước khi vợ chồng anh Thanh Tâm bị ám sát thì cũng có một ông nhà văn người Việt có bút
danh Tình Em, từ một quốc gia lân cận đến đây du lịch và đã bị đánh bằng cây sắt từ phía sau
đầu đưa đến bại liệt, rồi sau đó một thời gian thì qua đời. Cho đến nay tên tuổi của người đã
hãm hại ông nhà văn Tình Em vẫn chưa bị đem ra ánh sáng.
Thành phố mà tôi đang định cư thì tất cả những con đường lớn, nhỏ, kể cả những con hẻm,
đều được đặt tên bằng những con số. Thành phố này được hình thành vào thế kỷ thứ mười
bốn, vốn là vùng đất hoang và nhiều sình lầy. Những người đầu tiên đến khai phá đã đặt tên
những con đường mới mở bằng những con số và giữ luôn từ đó đến nay không thay đổi.
Đêm thứ bảy 06 tháng 2 năm 2016 nhằm ngày 28 tháng 12 âm lịch năm 2015; trên con đường
số 28 là một đêm êm ả và tĩnh lặng hơn những đêm trước vì không có gió và tuyết, vốn gần
như thường có vào mùa này. Khoảng hai mươi giờ ba mươi vợ chồng anh Thanh Tâm và
người em gái đang ngồi ăn uống thì đột nhiên xuất hiện một người có vóc dáng nhỏ nhắn như
người Châu Á bước vô trong tiệm và đi đến bàn của anh chị rồi rút súng bắn ba phát vào đầu
ba người. Hung thủ sau đó đã biến mất vào màn đêm. Lúc đó đồng hồ trong tiệm ăn chỉ hai
mươi giờ ba mươi chín phút. Hans De Boer, tên người chủ quán ăn lúc đó đang đi từ dưới bếp
lên nên khi nghe tiếng súng ông đã kịp nhìn thấy lưng tên hung thủ và ông liền phôn cho cảnh
sát. Năm phút sau cảnh sát đến và không lâu sau đó xe cấp cứu cũng đến nhưng cả ba người
đã chết vì viên đạn bắn ngay đầu làm vỡ sọ của cả ba.
Khoảng hai tuần trước vợ chồng anh Thanh Tâm và tôi cùng đi dự đêm văn nghệ mừng xuân
Bính Thân do Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây tổ chức ngày thứ bảy 23 tháng 1
năm 2016… Thế mà nay anh chị đã không còn nữa.
Vụ khủng bố giết người đã làm cho người bản xứ tức giận nhiều. Thành phố này vốn từ lâu có
tiếng hiếu khách và rất thanh bình, nhưng những băng nhóm tội ác của người thiểu số trong
thành phố mỗi ngày mỗi gia tăng mà chính phủ đã có kế hoạch dọn sạch sẽ các băng nhóm đó
nhưng vẫn chưa dọn sạch hết được .
Qua nhiều ngày phân tích tỉ mỉ, tôi xác định hung thủ là tên giết người chuyên nghiệp cùng
băng đảng với tên đã giết ông nhà văn Tình Em trước đây. Vật chứng duy nhất mà cảnh sát có
được chỉ là ba vỏ đạn. Theo ông chủ quán ăn tên Hans De Boer thì khi nghe tiếng súng ông đã
kịp nhìn thấy một người đàn ông cao khoảng một thước bảy mươi độ khoảng ba mươi đến ba
mươi ba tuổi, dáng người là người Châu Á, đang chạy đến chiếc xe màu đen hiệu
Volkswagen. Ông nhìn thấy trong xe còn có hai người nữa. Một người là tài xế và một người
ngồi bên cạnh. Hung thủ mở cửa sau bước vô và chiếc xe liền chạy mất. Vì quá sợ nên ông
Hans đã không kịp nhìn số xe.
Tôi tin vụ khủng bố này là do băng đảng người Việt có tên “Cái Liềm” đã thực hiện. Cán bộ
Hà Nội đến từ các quốc gia Đông Âu trước đây đã thành lập hai đảng, một đảng tên “Cái
Búa” và một đảng tên “Cái Liềm”. Hai đảng đều bí mật nhận lệnh từ đảng cộng sản trong
nước để khủng bố cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Và, nếu như trong nước có sự thay
đổi thì hai đảng này sẽ trở về hoạt động như là hai đảng… đối lập cuội. Sau này vì muốn dễ
thống nhất chỉ huy nên lệnh từ trong nước bắt buộc hai đảng phải sáp nhập lại và chỉ còn đảng
“Cái Liềm” mà thôi.
Đảng viên đảng “Cái Liềm” thường xâm trên ngực phải huy hiệu cái liềm cùng chữ: “C. L.”
bên dưới huy hiệu. Những người của đảng này khi gởi thư hăm dọa đến toà soạn “Lá Chắn”
họ cũng công khai hình cái liềm và hai chữ “C.L.”
***
Đã mấy tháng trời trôi qua rồi mà vụ khủng bố giết vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm và người
em vẫn chưa đưa được hung thủ ra ánh sáng. Một hôm tòa soạn nhận được một lá thư gởi đích
danh tên tôi. Theo con dấu của bưu điện thì bức thư đã được gởi đi từ Hoa Kỳ. Bức thư được
in ra từ máy computer, và, người viết tự nhận là người đã đánh ông nhà văn có bút danh Tình
Em. Người này cho biết đó là lệnh trừng phạt từ Bộ Công an Việt Nam mà ông phải thi hành.
Bức thứ viết:
- … Nhân vụ án mạng xảy ra từ mấy tháng trước mà gia đình ông bà ký giả Thanh Tâm là nạn
nhân, đã làm cho tôi phải viết bức thư này gởi đến ông.
Những năm tháng xa xưa khi tôi còn đang là cậu học sinh bậc trung học, thì ông nhà văn Tình
Em đã rất nổi tiếng và rất giàu có. Ông ấy nổi tiếng vì viết về những thân phận của những con
người bị xã hội ruồng bỏ và bị khinh miệt hiện đang phải sống những ngày lây lất trên hè phố
Saigon, trong các khu ổ chuột hoặc dưới những cây cầu. Những nhân vật của ông nhà văn tuy
không có học nhưng khi hành động thì rất nghĩa hiệp và rất tình người. Vì thích văn của ông
nên tôi đã có nhiều ngày nhịn ăn nhịn uống để có tiền mua những quyển sách của ông viết và,
cũng đã bỏ nhiều buổi học để ngồi đọc. Với cái tuổi còn quá trẻ và háo thắng của tôi, tôi đã
xúc động thật nhiều về những nhân vật của ông nhà văn và, tôi cũng muốn trở thành người
hùng như những nhân vật đó. Để thực hiện mộng ước được làm anh hùng nên tôi đã theo Việt
cộng. Tôi theo Việt cộng vì tôi nghĩ mình sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho đồng bào nghèo
khổ. Nhưng rồi… Cái bút danhTình Em có lẽ sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, và trong tim hằng
triệu triệu người miền Nam, nếu như ông nhà văn Tình Em ngưng viết sau ngày mất Saigon.
Thế nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Ông viết và ông chửi tất cả. Ông chửi Việt cộng rồi ông chửi
luôn chính quyền miền Nam là bọn ngụy. Ông chửi các anh chiến sĩ đã từng chiến đấu ngoài
tiền tuyến và hy sinh tính mạng để cho ông được yên lành ngồi viết và được nổi tiếng… là
bọn ngụy quân. Ông cho mình là người bị phản bội để rồi bị Việt cộng bắt bỏ tù đày ải, nên
ông có quyền chửi. Ông viết: “Trước khi mời cộng sản chiếm Saigon, người Mỹ đã tận dụng
các hệ thống tuyên truyền vĩ đại của mình để hù dân tộc Việt Nam, rằng, cộng sản sẽ giết hết
dân Saigon, sẽ có “biển máu” ở miền Nam. Vân vân. Do đó bọn thống trị hèn mọn, bọn tướng
lãnh đào ngũ, bọn dân biểu, nghị sĩ bù nhìn, bọn làm giàu bằng chiến tranh, bọn lãnh tụ xôi
thịt… đã cuốn gói chạy thật nhanh, dù bị lính Mỹ đạp đá như súc vật, ở phi trường Tân Sơn
Nhất (ông không viết Tân Sơn Nhứt chứng tỏ ông cũng không thông lắm) và ở Tòa Đại Sứ
Hoa kỳ…”.
Người tị nạn cộng sản sau khi đã yên ổn nơi ăn chốn ở nhưng vẫn không quên đồng bào đang
còn ở quê nhà thường xuyên bị khủng bố, thường xuyên bị đàn áp, bị bóc lột, bị cướp đất
cướp nhà bởi bọn Việt cộng hèn hạ và dã man… nên tiếp tục chống Việt cộng bằng cách
thành lập các tổ chức chống cộng, thì, ông nhà văn Tình Em lại viết: “Đừng tưởng dân chúng
còn ham nghe những tiếng nói chết vọng về từ bên kia Thái Bình Dương. Đừng tưởng nữa và
nên im lặng”.
Ông còn mỉa mai những tổ chức chống cộng rằng: “Thời đại của chống cộng rầm rộ và ồn ào
đã vô hiệu quả. Những hô hoán chống cộng là tiếng nói chết”. Thế rồi ông chửi những người
từng lãnh đạo quốc gia và những cấp chỉ huy đã không ban phát cho ông một chút quyền hành
nào nên ông thù hận và gọi theo cách gọi của Việt cộng là ngụy quyền. Ông viết: “Đã vắng
mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một
bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai ngoại bang, cả hai đều tồi tệ đốn mạt…”.
Ông nhà văn Tình Em đã quá bất nhân khi chửi luôn những người đã từng hy sinh chiến đấu
ngoài mặt trận nhưng bị trói tay không được cung cấp súng đạn và lương thực để tiếp tục
chiến đấu. Ông nhà văn tưởng mình là đại anh hùng nên đã viết: “Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi
chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các
anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ
ngẩn bảo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn…”
Ông nhà văn Tình Em còn viết nhiều, nhiều lắm. Ông mạt sát chính quyền và quân đội miền
Nam đến không còn một từ ngữ tồi tệ nào hơn nữa. Nhưng, tôi thiết tưởng trưng ra đây bấy
nhiêu thôi cũng đã đủ. Và, có thể ông cũng từng nghĩ như những người mà chính tôi đã từng
hỏi và được họ trả lời cách tổng quát như sau: “Sự trừng phạt ông nhà văn đốn mạt đó không
xuất phát từ những người đã từng đầy ải ông trong bao nhiêu năm khi cướp được miền Nam.
Họ không thèm giết ông bởi họ biết ông rất hèn. Người tiểu nhân như ông nhà văn khi bị kẻ
thù bức hại liền quay ra oán hận những người ơn đã không tạo cơ hội cho ông thoát ra khỏi
Việt Nam để rồi ông phải bị đọa đầy trong lao tù. Trái lại, nếu ông nhà văn là người quân tử
thì sẽ thấu hiểu vì sao khi xưa mình được ưu đãi hơn nhiều người, để rồi thông cảm cho
những người xưa đó nay cũng phải chịu cảnh trả thù… như mình.”
Kính thưa ông Tổng thư ký báo “Lá Chắn”. Ông có nghĩ như những người mà tôi đã hỏi
không? Tôi tin chắc là có vì đó rất là… logic.
Một buổi chiều kia, một buổi chiều thật ảm đạm vì có nhiều mưa và nhiều gió trong cái thành
phố mà ông và tôi cùng đang sống. Trong một căn phòng kín có tám đảng viên đảng “Cái
Liềm” đang ngồi họp khẩn vì vừa nhận được lệnh khẩn từ trong nước. (Đảng “Cái Liềm”
nhận lệnh thẳng từ trong nước để tránh cho Tòa Đại sứ tại đây không bị mang tiếng đã tiếp tay
với bọn khủng bố). Lệnh viết: “Đảng nhận thấy tên nhà văn Tình Em đã đến lúc cần phải loại
ra khỏi cuộc sống của xã hội. Bốn ngày nữa tên nhà văn này sẽ có mặt tại thành phố “những
con số” của các đồng chí trong tư cách là người đi du lịch. Trừ khử hắn trong lúc này thì mọi
người sẽ nghĩ thủ phạm chính là những tổ chức của người Việt chống cộng sản, bởi, tên nhà
văn đã thường xuyên chửi chính quyền và quân đội miền Nam thậm tệ. Nếu để tên nhà văn
tiếp tục sống thì một ngày nào đó, sau khi chửi chính quyền và quân đội miền Nam đã rồi, hắn
sẽ tiếp tục chửi đến đảng và các vị lãnh đạo. Hậu quả về lâu về dài là hắn sẽ là nhân chứng để
kể lể để tố cáo với các tổ chức quốc tế vì đảng đã có thời gian dài hành hạ hắn trong lao tù với
nhiều hình phạt. Lệnh cho các đồng chí phải khẩn trương trừng phạt hắn ngay rồi báo cáo kết
quả gấp về cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an mừng”.
Tôi là người được chỉ định đi thi hành lệnh trừng phạt ông nhà văn Tình Em. Tôi đã có nhiều
ngày mất ăn mất ngủ khi nghĩ mình sẽ là tên sát nhân tên khủng bố. Tôi phải giết ông nhà văn
của miền Nam mà tôi từng yêu mến. Và, ông ấy sẽ là nạn nhân đầu tiên của tôi mặc dù tôi
theo đảng đã mấy chục năm nhưng chưa từng giết người. Tôi thật đau khổ nhưng tôi vẫn phải
thi hành nếu như tôi còn muốn hiện diện trên cõi đời này. Đến hôm thi hành lệnh trừng phạt
thì lương tâm của tôi bỗng trỗi dậy mạnh mẽ, và, thế là tôi chỉ đánh cho ông ấy bị thương mà
thôi. Tôi đã… khoan hồng cho ông ấy khi tôi chợt nhớ lại những gì ông viết trước kia. Nhưng,
tôi không ngờ là cú đánh đã trúng ngay chổ hiểm nên ông ấy bị liệt và sau đó không lâu thì
qua đời.
Sau khi gây thương tích cho ông nhà văn một thời gian không lâu, tôi đã vội vã khăn gói rời
bỏ cái quốc gia nhỏ bé và nhiều tình thương yêu để đến sống ở một quốc gia khác. Tôi không
muốn bị người ta lôi ra kiểm điểm rồi phải ngồi làm tự khai. (Về việc phải làm tự khai, tôi
công nhận ông Tình Em viết rất hay: Sống với người điên suốt đời vẫn dễ chịu hơn sống với
bọn cộng sản. Họ có thể làm đau đớn thể xác ta khoảnh khắc, làm phiền ta, nhưng họ không
bắt ta làm tự khai) để rồi cuối cùng không chừng cũng bị thanh trừng. Thật ra thì… tôi muốn
từ bỏ đảng “Cái Liềm” từ lâu rồi nhưng chưa có dịp, chỉ vì họ chủ trương tàn bạo chủ trương
khủng bố sắt máu đối với những người không đi chung một con đường với họ. Họ gian manh
và tráo trở nên làm cho mọi người không biết họ chính là thủ phạm khủng bố và giết người.
Tôi báo cho ông Tổng thư ký biết một tin chắc chắn đến một trăm phần trăm là, thủ phạm giết
ông bà ký giả Thanh Tâm là bọn Ả Rập chứ không phải người Việt Nam. Bọn Ả Rập thực
hiện vì người của đảng “Cái Liềm” đã thông tin giả cho bọn họ biết là, ông ký giả Thanh Tâm
đã chỉ điểm cho cảnh sát một hầm chứa vũ khí và đồ lậu của tổ chức này nên bị cảnh sát phá
tan và bắt giam rất nhiều người.
Tôi rất hối hận vì đã từng là người của cái đảng khủng bố man rợ kia. Nhưng, tôi không hề
hối hận khi vì tôi mà ông nhà văn Tình Em bị đau đớn rất nhiều ngày trước khi lìa đời. Dù sao
thì ông ấy cũng rất xứng đáng nhận sự trừng phạt… của cả hai bên.
Sau ngày đảng cướp được miền Nam tôi cũng đã nhận ra mình sai lầm, nhưng đã quá trễ để
mà rút lui. Sau này ra sống ở hải ngoại rồi tôi mới biết rõ hơn và khâm phục các tổ chức của
người Việt tị nạn khi họ chủ trương: Đối với những người không cùng chiến tuyến năm xưa
nay đang tạm thời thống trị trên quê hương thì, phải trường kỳ đấu tranh bất bạo động và bằng
mọi cách làm cho kẻ thù nhìn thấy những lầm lỗi là họ cũng là nạn nhân của một chủ nghĩa
man rợ và chủ nghĩa bá quyền phương Bắc, nên đã mù quáng gây chiến tranh với những
người cùng màu da, cùng giòng máu Lạc Hồng chỉ biết tự vệ mà thôi.
***
Tôi kêu ly rượu chát thứ sáu… chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ. Một việc tôi chưa từng bao
giờ làm bởi tửu lượng của tôi không cao.Tối nay tôi muốn uống thật nhiều nhưng không
muốn say… khướt. Say khướt tức là quá say và khi đó sẽ chẳng còn nghĩ ngợi gì được nữa và
cũng không còn biết mình nữa. Tôi muốn uống tối hôm nay thật nhiều để vơi bớt những mất
mát mà, một trong những mất mát đó là: Nhiều cái Tết đã trôi qua rồi mà tôi và nhiều triệu
người Việt vẫn đang phải sống lưu lạc nơi xứ người. Tôi căm hận bọn người đó. Tôi đang
nghĩ đến đảng Cái Liềm, là con đẻ của cái đảng cộng sản Việt Nam khủng bố man rợ. Cái
đảng đã và vẫn đang gieo rắc tang thương cho đồng bào tôi mà tôi thì không làm được gì cho
đồng bào cả. Tôi tự hỏi trong sự bất lực và căm phẫn: Tại sao hơn bốn mươi năm rồi mà khi
mở miệng là bọn khủng bố man rợ vẫn nói được những điều giả dối đến không biết ngượng
mồm ngượng miệng là sao. Họ leo lẻo kêu gọi những người mà họ từng hành hạ cách đê tiện
và dã man là, xin các quý vị hãy quên quá khứ để cùng nhau xây dựng lại quê hương… trong
khi họ thì vẫn luôn mang nặng trong lòng sự hận thù.
Tôi vừa uống cạn ly rượu chát thứ bảy. Tôi nhìn thấy ông chủ quán rượu nhìn ngay tôi không
chớp mắt và tỏ vẻ ái ngại. Tôi nhìn lại ông và… tôi thấy bộ râu, thấy gương mặt của ông
sao… giống với tên tội phạm đã sáng tác ra cái chủ nghĩa cộng sản để tên già dâm dục của
dân tộc tôi đi theo làm cho cả nước phải chìm trong bóng tối cho đến tận ngày nay. Trong đầu
tôi bỗng có tiếng nói như ra lệnh tôi phải trừng phạt tên tội phạm già đó cùng đồng bọn. Và,
thế là tôi đứng lên đồng thời đưa tay vào trong nách. Tôi tưởng tôi có súng. Nhưng, bỗng tôi
ngã nhoài ra sàn nhà. Tôi mơ màng như nhìn thấy vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm đứng
trong vùng có nhiều ánh sáng từ trên cao và đang nhìn xuống tôi. Cả hai anh chị đang mỉm
cười. Nụ cười thật buồn. Tôi cố mỉm cười lại với anh chị nhưng không làm sao nhếch môi lên
được. Tôi nghe như có rất nhiều tiếng cười quanh tôi. Tôi nằm im đồng thời nhắm mắt lại
và… ./.
Topa (Hòa Lan)
HNPĐ
( HNPĐ )Tôi vừa đặt chân vào trong nhà thì nghe chuông điện thoại của đường giây đặc biệt vang lên
từng hồi như thúc giục, làm cho tôi phải vội vàng chạy nhanh đến và cầm ống nghe lên. Từ
đầu giây bên kia tiếng của ông chủ nhiệm của tôi, ông chủ nhiệm tờ báo “Lá Chắn”:
- Anh biết tin vụ khủng bố giết người trong quán ăn trên đường 28 vừa xảy ra không?
- Tôi vừa về đến nhà chưa quá một phút. Tôi chưa biết gì cả.
- Vợ chồng Thanh Tâm và người em gái bị bắn chết khoảng hai tiếng trước.
Tôi hốt hoảng hỏi:
- Anh nói vợ chồng anh Thanh Tâm bị bắn ở đâu? Tại sao và ai bắn?
- Bị bắn khi ba người đang ngồi ăn trong quán ăn nhỏ ngay góc đường 28. Còn ai bắn thì tôi
chưa biết. Tôi phôn cho anh để nếu có thể, anh đến ngay nơi xảy ra án mạng xem sao.
- Tôi đi đến đó ngay bây giờ và nếu có tin tôi sẽ báo anh biết ngay.
Gác ống nghe lên máy, tôi nghĩ đến anh Thanh Tâm và người vợ rất hiền rất dễ thương của
anh. Tội nghiệp cho anh chị quá. Anh là ký giả của tờ báo “Lá Chắn”, anh đã làm việc liên tục
từ khi tòa báo khai trương cách nay khoảng mười sáu năm. Anh và tôi rất thân khi tôi về nhận
lãnh chức Tổng thư ký của tờ “Lá Chắn”. Tôi biết anh Thanh Tâm có nhiều kẻ thù là người
Việt Nam thân cộng chỉ vì anh viết phóng sự điều tra; viết về những công việc làm của những
người đã gây hại đến cộng đồng người Việt ở quốc gia nhỏ bé này.
Tòa soạn “Lá Chắn” tọa lạc trên đường 79, cách chỗ vợ chồng anh Thanh Tâm bị sát hại
khoảng mười ba cây số. Vụ sát hại vợ chồng anh Thanh Tâm được thực hiện vào đêm những
ngày cuối năm Âm lịch khi anh Thanh Tâm đưa vợ và em vợ đi mua sắm. Sau khi mua sắm
xong cả ba người đi ăn và, trong khi đang ăn thì bọn khủng bố ra tay.
Mùa đông năm nay không “khắc nghiệt” như những năm tôi mới đến đây. Mùa này khách du
lịch vẫn nườm nượp kéo tới đây, một vương quốc có diện tích không rộng mà dân cư thì
đông, nhưng thắng cảnh thì đẹp vô cùng. Trong quốc gia nhỏ bé này có khoảng hơn sáu mươi
ngàn người Việt tị nạn cộng sản, cộng với khoảng mười sáu ngàn người Việt đến từ các nước
Đông Âu; đến từ Hà Nội và Saigon sau này. Tuy cộng đồng người Việt Tị nạn cộng sản
không nhiều nhưng lại rất đoàn kết và, cũng vì vậy mà người Việt đã xuất bản được một tờ
báo tiếng Việt mà mỗi ngày phát hành được đến trên tám ngàn tờ.
Những bài phóng sự của anh Thanh tâm viết về người Việt, theo tôi, hoàn toàn đúng. Anh
viết: “Người Việt Nam mà đa số đến từ Hà Nội đã làm những công việc phạm pháp luật như,
trồng cây cần sa, bảo lãnh hôn nhân giả, làm lậu và khai gian trợ cấp xã hội… vân vân. Người
Việt Nam ra đi sau này đã làm cho thiện cảm của người bản xứ giảm rất nhiều đối với cộng
đồng người Việt Nam”. Anh là ký giả có nhiều năm trong nghề nên ông chủ nhiệm đã giao
cho anh viết phóng sự điều tra, và, cũng vì anh nhận được tin tức từ sở cảnh sát thành phố rất
sớm nên tờ báo luôn có được những tin sốt dẻo và chính xác; nhờ vậy mà được cộng đồng
người Việt tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, trong cộng đồng người Việt Nam đến định cư tại
quốc gia này sau những biến cố xảy ra từ Đông Âu thì thiếu gì những tên cán bộ Hà Nội trà
trộn theo với mục đích nằm vùng để chờ cơ hội khủng bố cộng đồng.
Trước khi vợ chồng anh Thanh Tâm bị ám sát thì cũng có một ông nhà văn người Việt có bút
danh Tình Em, từ một quốc gia lân cận đến đây du lịch và đã bị đánh bằng cây sắt từ phía sau
đầu đưa đến bại liệt, rồi sau đó một thời gian thì qua đời. Cho đến nay tên tuổi của người đã
hãm hại ông nhà văn Tình Em vẫn chưa bị đem ra ánh sáng.
Thành phố mà tôi đang định cư thì tất cả những con đường lớn, nhỏ, kể cả những con hẻm,
đều được đặt tên bằng những con số. Thành phố này được hình thành vào thế kỷ thứ mười
bốn, vốn là vùng đất hoang và nhiều sình lầy. Những người đầu tiên đến khai phá đã đặt tên
những con đường mới mở bằng những con số và giữ luôn từ đó đến nay không thay đổi.
Đêm thứ bảy 06 tháng 2 năm 2016 nhằm ngày 28 tháng 12 âm lịch năm 2015; trên con đường
số 28 là một đêm êm ả và tĩnh lặng hơn những đêm trước vì không có gió và tuyết, vốn gần
như thường có vào mùa này. Khoảng hai mươi giờ ba mươi vợ chồng anh Thanh Tâm và
người em gái đang ngồi ăn uống thì đột nhiên xuất hiện một người có vóc dáng nhỏ nhắn như
người Châu Á bước vô trong tiệm và đi đến bàn của anh chị rồi rút súng bắn ba phát vào đầu
ba người. Hung thủ sau đó đã biến mất vào màn đêm. Lúc đó đồng hồ trong tiệm ăn chỉ hai
mươi giờ ba mươi chín phút. Hans De Boer, tên người chủ quán ăn lúc đó đang đi từ dưới bếp
lên nên khi nghe tiếng súng ông đã kịp nhìn thấy lưng tên hung thủ và ông liền phôn cho cảnh
sát. Năm phút sau cảnh sát đến và không lâu sau đó xe cấp cứu cũng đến nhưng cả ba người
đã chết vì viên đạn bắn ngay đầu làm vỡ sọ của cả ba.
Khoảng hai tuần trước vợ chồng anh Thanh Tâm và tôi cùng đi dự đêm văn nghệ mừng xuân
Bính Thân do Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây tổ chức ngày thứ bảy 23 tháng 1
năm 2016… Thế mà nay anh chị đã không còn nữa.
Vụ khủng bố giết người đã làm cho người bản xứ tức giận nhiều. Thành phố này vốn từ lâu có
tiếng hiếu khách và rất thanh bình, nhưng những băng nhóm tội ác của người thiểu số trong
thành phố mỗi ngày mỗi gia tăng mà chính phủ đã có kế hoạch dọn sạch sẽ các băng nhóm đó
nhưng vẫn chưa dọn sạch hết được .
Qua nhiều ngày phân tích tỉ mỉ, tôi xác định hung thủ là tên giết người chuyên nghiệp cùng
băng đảng với tên đã giết ông nhà văn Tình Em trước đây. Vật chứng duy nhất mà cảnh sát có
được chỉ là ba vỏ đạn. Theo ông chủ quán ăn tên Hans De Boer thì khi nghe tiếng súng ông đã
kịp nhìn thấy một người đàn ông cao khoảng một thước bảy mươi độ khoảng ba mươi đến ba
mươi ba tuổi, dáng người là người Châu Á, đang chạy đến chiếc xe màu đen hiệu
Volkswagen. Ông nhìn thấy trong xe còn có hai người nữa. Một người là tài xế và một người
ngồi bên cạnh. Hung thủ mở cửa sau bước vô và chiếc xe liền chạy mất. Vì quá sợ nên ông
Hans đã không kịp nhìn số xe.
Tôi tin vụ khủng bố này là do băng đảng người Việt có tên “Cái Liềm” đã thực hiện. Cán bộ
Hà Nội đến từ các quốc gia Đông Âu trước đây đã thành lập hai đảng, một đảng tên “Cái
Búa” và một đảng tên “Cái Liềm”. Hai đảng đều bí mật nhận lệnh từ đảng cộng sản trong
nước để khủng bố cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Và, nếu như trong nước có sự thay
đổi thì hai đảng này sẽ trở về hoạt động như là hai đảng… đối lập cuội. Sau này vì muốn dễ
thống nhất chỉ huy nên lệnh từ trong nước bắt buộc hai đảng phải sáp nhập lại và chỉ còn đảng
“Cái Liềm” mà thôi.
Đảng viên đảng “Cái Liềm” thường xâm trên ngực phải huy hiệu cái liềm cùng chữ: “C. L.”
bên dưới huy hiệu. Những người của đảng này khi gởi thư hăm dọa đến toà soạn “Lá Chắn”
họ cũng công khai hình cái liềm và hai chữ “C.L.”
***
Đã mấy tháng trời trôi qua rồi mà vụ khủng bố giết vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm và người
em vẫn chưa đưa được hung thủ ra ánh sáng. Một hôm tòa soạn nhận được một lá thư gởi đích
danh tên tôi. Theo con dấu của bưu điện thì bức thư đã được gởi đi từ Hoa Kỳ. Bức thư được
in ra từ máy computer, và, người viết tự nhận là người đã đánh ông nhà văn có bút danh Tình
Em. Người này cho biết đó là lệnh trừng phạt từ Bộ Công an Việt Nam mà ông phải thi hành.
Bức thứ viết:
- … Nhân vụ án mạng xảy ra từ mấy tháng trước mà gia đình ông bà ký giả Thanh Tâm là nạn
nhân, đã làm cho tôi phải viết bức thư này gởi đến ông.
Những năm tháng xa xưa khi tôi còn đang là cậu học sinh bậc trung học, thì ông nhà văn Tình
Em đã rất nổi tiếng và rất giàu có. Ông ấy nổi tiếng vì viết về những thân phận của những con
người bị xã hội ruồng bỏ và bị khinh miệt hiện đang phải sống những ngày lây lất trên hè phố
Saigon, trong các khu ổ chuột hoặc dưới những cây cầu. Những nhân vật của ông nhà văn tuy
không có học nhưng khi hành động thì rất nghĩa hiệp và rất tình người. Vì thích văn của ông
nên tôi đã có nhiều ngày nhịn ăn nhịn uống để có tiền mua những quyển sách của ông viết và,
cũng đã bỏ nhiều buổi học để ngồi đọc. Với cái tuổi còn quá trẻ và háo thắng của tôi, tôi đã
xúc động thật nhiều về những nhân vật của ông nhà văn và, tôi cũng muốn trở thành người
hùng như những nhân vật đó. Để thực hiện mộng ước được làm anh hùng nên tôi đã theo Việt
cộng. Tôi theo Việt cộng vì tôi nghĩ mình sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho đồng bào nghèo
khổ. Nhưng rồi… Cái bút danhTình Em có lẽ sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, và trong tim hằng
triệu triệu người miền Nam, nếu như ông nhà văn Tình Em ngưng viết sau ngày mất Saigon.
Thế nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Ông viết và ông chửi tất cả. Ông chửi Việt cộng rồi ông chửi
luôn chính quyền miền Nam là bọn ngụy. Ông chửi các anh chiến sĩ đã từng chiến đấu ngoài
tiền tuyến và hy sinh tính mạng để cho ông được yên lành ngồi viết và được nổi tiếng… là
bọn ngụy quân. Ông cho mình là người bị phản bội để rồi bị Việt cộng bắt bỏ tù đày ải, nên
ông có quyền chửi. Ông viết: “Trước khi mời cộng sản chiếm Saigon, người Mỹ đã tận dụng
các hệ thống tuyên truyền vĩ đại của mình để hù dân tộc Việt Nam, rằng, cộng sản sẽ giết hết
dân Saigon, sẽ có “biển máu” ở miền Nam. Vân vân. Do đó bọn thống trị hèn mọn, bọn tướng
lãnh đào ngũ, bọn dân biểu, nghị sĩ bù nhìn, bọn làm giàu bằng chiến tranh, bọn lãnh tụ xôi
thịt… đã cuốn gói chạy thật nhanh, dù bị lính Mỹ đạp đá như súc vật, ở phi trường Tân Sơn
Nhất (ông không viết Tân Sơn Nhứt chứng tỏ ông cũng không thông lắm) và ở Tòa Đại Sứ
Hoa kỳ…”.
Người tị nạn cộng sản sau khi đã yên ổn nơi ăn chốn ở nhưng vẫn không quên đồng bào đang
còn ở quê nhà thường xuyên bị khủng bố, thường xuyên bị đàn áp, bị bóc lột, bị cướp đất
cướp nhà bởi bọn Việt cộng hèn hạ và dã man… nên tiếp tục chống Việt cộng bằng cách
thành lập các tổ chức chống cộng, thì, ông nhà văn Tình Em lại viết: “Đừng tưởng dân chúng
còn ham nghe những tiếng nói chết vọng về từ bên kia Thái Bình Dương. Đừng tưởng nữa và
nên im lặng”.
Ông còn mỉa mai những tổ chức chống cộng rằng: “Thời đại của chống cộng rầm rộ và ồn ào
đã vô hiệu quả. Những hô hoán chống cộng là tiếng nói chết”. Thế rồi ông chửi những người
từng lãnh đạo quốc gia và những cấp chỉ huy đã không ban phát cho ông một chút quyền hành
nào nên ông thù hận và gọi theo cách gọi của Việt cộng là ngụy quyền. Ông viết: “Đã vắng
mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một
bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai ngoại bang, cả hai đều tồi tệ đốn mạt…”.
Ông nhà văn Tình Em đã quá bất nhân khi chửi luôn những người đã từng hy sinh chiến đấu
ngoài mặt trận nhưng bị trói tay không được cung cấp súng đạn và lương thực để tiếp tục
chiến đấu. Ông nhà văn tưởng mình là đại anh hùng nên đã viết: “Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi
chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các
anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ
ngẩn bảo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn…”
Ông nhà văn Tình Em còn viết nhiều, nhiều lắm. Ông mạt sát chính quyền và quân đội miền
Nam đến không còn một từ ngữ tồi tệ nào hơn nữa. Nhưng, tôi thiết tưởng trưng ra đây bấy
nhiêu thôi cũng đã đủ. Và, có thể ông cũng từng nghĩ như những người mà chính tôi đã từng
hỏi và được họ trả lời cách tổng quát như sau: “Sự trừng phạt ông nhà văn đốn mạt đó không
xuất phát từ những người đã từng đầy ải ông trong bao nhiêu năm khi cướp được miền Nam.
Họ không thèm giết ông bởi họ biết ông rất hèn. Người tiểu nhân như ông nhà văn khi bị kẻ
thù bức hại liền quay ra oán hận những người ơn đã không tạo cơ hội cho ông thoát ra khỏi
Việt Nam để rồi ông phải bị đọa đầy trong lao tù. Trái lại, nếu ông nhà văn là người quân tử
thì sẽ thấu hiểu vì sao khi xưa mình được ưu đãi hơn nhiều người, để rồi thông cảm cho
những người xưa đó nay cũng phải chịu cảnh trả thù… như mình.”
Kính thưa ông Tổng thư ký báo “Lá Chắn”. Ông có nghĩ như những người mà tôi đã hỏi
không? Tôi tin chắc là có vì đó rất là… logic.
Một buổi chiều kia, một buổi chiều thật ảm đạm vì có nhiều mưa và nhiều gió trong cái thành
phố mà ông và tôi cùng đang sống. Trong một căn phòng kín có tám đảng viên đảng “Cái
Liềm” đang ngồi họp khẩn vì vừa nhận được lệnh khẩn từ trong nước. (Đảng “Cái Liềm”
nhận lệnh thẳng từ trong nước để tránh cho Tòa Đại sứ tại đây không bị mang tiếng đã tiếp tay
với bọn khủng bố). Lệnh viết: “Đảng nhận thấy tên nhà văn Tình Em đã đến lúc cần phải loại
ra khỏi cuộc sống của xã hội. Bốn ngày nữa tên nhà văn này sẽ có mặt tại thành phố “những
con số” của các đồng chí trong tư cách là người đi du lịch. Trừ khử hắn trong lúc này thì mọi
người sẽ nghĩ thủ phạm chính là những tổ chức của người Việt chống cộng sản, bởi, tên nhà
văn đã thường xuyên chửi chính quyền và quân đội miền Nam thậm tệ. Nếu để tên nhà văn
tiếp tục sống thì một ngày nào đó, sau khi chửi chính quyền và quân đội miền Nam đã rồi, hắn
sẽ tiếp tục chửi đến đảng và các vị lãnh đạo. Hậu quả về lâu về dài là hắn sẽ là nhân chứng để
kể lể để tố cáo với các tổ chức quốc tế vì đảng đã có thời gian dài hành hạ hắn trong lao tù với
nhiều hình phạt. Lệnh cho các đồng chí phải khẩn trương trừng phạt hắn ngay rồi báo cáo kết
quả gấp về cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an mừng”.
Tôi là người được chỉ định đi thi hành lệnh trừng phạt ông nhà văn Tình Em. Tôi đã có nhiều
ngày mất ăn mất ngủ khi nghĩ mình sẽ là tên sát nhân tên khủng bố. Tôi phải giết ông nhà văn
của miền Nam mà tôi từng yêu mến. Và, ông ấy sẽ là nạn nhân đầu tiên của tôi mặc dù tôi
theo đảng đã mấy chục năm nhưng chưa từng giết người. Tôi thật đau khổ nhưng tôi vẫn phải
thi hành nếu như tôi còn muốn hiện diện trên cõi đời này. Đến hôm thi hành lệnh trừng phạt
thì lương tâm của tôi bỗng trỗi dậy mạnh mẽ, và, thế là tôi chỉ đánh cho ông ấy bị thương mà
thôi. Tôi đã… khoan hồng cho ông ấy khi tôi chợt nhớ lại những gì ông viết trước kia. Nhưng,
tôi không ngờ là cú đánh đã trúng ngay chổ hiểm nên ông ấy bị liệt và sau đó không lâu thì
qua đời.
Sau khi gây thương tích cho ông nhà văn một thời gian không lâu, tôi đã vội vã khăn gói rời
bỏ cái quốc gia nhỏ bé và nhiều tình thương yêu để đến sống ở một quốc gia khác. Tôi không
muốn bị người ta lôi ra kiểm điểm rồi phải ngồi làm tự khai. (Về việc phải làm tự khai, tôi
công nhận ông Tình Em viết rất hay: Sống với người điên suốt đời vẫn dễ chịu hơn sống với
bọn cộng sản. Họ có thể làm đau đớn thể xác ta khoảnh khắc, làm phiền ta, nhưng họ không
bắt ta làm tự khai) để rồi cuối cùng không chừng cũng bị thanh trừng. Thật ra thì… tôi muốn
từ bỏ đảng “Cái Liềm” từ lâu rồi nhưng chưa có dịp, chỉ vì họ chủ trương tàn bạo chủ trương
khủng bố sắt máu đối với những người không đi chung một con đường với họ. Họ gian manh
và tráo trở nên làm cho mọi người không biết họ chính là thủ phạm khủng bố và giết người.
Tôi báo cho ông Tổng thư ký biết một tin chắc chắn đến một trăm phần trăm là, thủ phạm giết
ông bà ký giả Thanh Tâm là bọn Ả Rập chứ không phải người Việt Nam. Bọn Ả Rập thực
hiện vì người của đảng “Cái Liềm” đã thông tin giả cho bọn họ biết là, ông ký giả Thanh Tâm
đã chỉ điểm cho cảnh sát một hầm chứa vũ khí và đồ lậu của tổ chức này nên bị cảnh sát phá
tan và bắt giam rất nhiều người.
Tôi rất hối hận vì đã từng là người của cái đảng khủng bố man rợ kia. Nhưng, tôi không hề
hối hận khi vì tôi mà ông nhà văn Tình Em bị đau đớn rất nhiều ngày trước khi lìa đời. Dù sao
thì ông ấy cũng rất xứng đáng nhận sự trừng phạt… của cả hai bên.
Sau ngày đảng cướp được miền Nam tôi cũng đã nhận ra mình sai lầm, nhưng đã quá trễ để
mà rút lui. Sau này ra sống ở hải ngoại rồi tôi mới biết rõ hơn và khâm phục các tổ chức của
người Việt tị nạn khi họ chủ trương: Đối với những người không cùng chiến tuyến năm xưa
nay đang tạm thời thống trị trên quê hương thì, phải trường kỳ đấu tranh bất bạo động và bằng
mọi cách làm cho kẻ thù nhìn thấy những lầm lỗi là họ cũng là nạn nhân của một chủ nghĩa
man rợ và chủ nghĩa bá quyền phương Bắc, nên đã mù quáng gây chiến tranh với những
người cùng màu da, cùng giòng máu Lạc Hồng chỉ biết tự vệ mà thôi.
***
Tôi kêu ly rượu chát thứ sáu… chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ. Một việc tôi chưa từng bao
giờ làm bởi tửu lượng của tôi không cao.Tối nay tôi muốn uống thật nhiều nhưng không
muốn say… khướt. Say khướt tức là quá say và khi đó sẽ chẳng còn nghĩ ngợi gì được nữa và
cũng không còn biết mình nữa. Tôi muốn uống tối hôm nay thật nhiều để vơi bớt những mất
mát mà, một trong những mất mát đó là: Nhiều cái Tết đã trôi qua rồi mà tôi và nhiều triệu
người Việt vẫn đang phải sống lưu lạc nơi xứ người. Tôi căm hận bọn người đó. Tôi đang
nghĩ đến đảng Cái Liềm, là con đẻ của cái đảng cộng sản Việt Nam khủng bố man rợ. Cái
đảng đã và vẫn đang gieo rắc tang thương cho đồng bào tôi mà tôi thì không làm được gì cho
đồng bào cả. Tôi tự hỏi trong sự bất lực và căm phẫn: Tại sao hơn bốn mươi năm rồi mà khi
mở miệng là bọn khủng bố man rợ vẫn nói được những điều giả dối đến không biết ngượng
mồm ngượng miệng là sao. Họ leo lẻo kêu gọi những người mà họ từng hành hạ cách đê tiện
và dã man là, xin các quý vị hãy quên quá khứ để cùng nhau xây dựng lại quê hương… trong
khi họ thì vẫn luôn mang nặng trong lòng sự hận thù.
Tôi vừa uống cạn ly rượu chát thứ bảy. Tôi nhìn thấy ông chủ quán rượu nhìn ngay tôi không
chớp mắt và tỏ vẻ ái ngại. Tôi nhìn lại ông và… tôi thấy bộ râu, thấy gương mặt của ông
sao… giống với tên tội phạm đã sáng tác ra cái chủ nghĩa cộng sản để tên già dâm dục của
dân tộc tôi đi theo làm cho cả nước phải chìm trong bóng tối cho đến tận ngày nay. Trong đầu
tôi bỗng có tiếng nói như ra lệnh tôi phải trừng phạt tên tội phạm già đó cùng đồng bọn. Và,
thế là tôi đứng lên đồng thời đưa tay vào trong nách. Tôi tưởng tôi có súng. Nhưng, bỗng tôi
ngã nhoài ra sàn nhà. Tôi mơ màng như nhìn thấy vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm đứng
trong vùng có nhiều ánh sáng từ trên cao và đang nhìn xuống tôi. Cả hai anh chị đang mỉm
cười. Nụ cười thật buồn. Tôi cố mỉm cười lại với anh chị nhưng không làm sao nhếch môi lên
được. Tôi nghe như có rất nhiều tiếng cười quanh tôi. Tôi nằm im đồng thời nhắm mắt lại
và… ./.
Topa (Hòa Lan)
HNPĐ
Khủng Bố. - Topa
( HNPĐ )Tôi vừa đặt chân vào trong nhà thì nghe chuông điện thoại của đường giây đặc biệt vang lêntừng hồi như thúc giục, làm cho tôi phải vội vàng chạy nhanh đến và cầm ống nghe lên.
( HNPĐ )Tôi vừa đặt chân vào trong nhà thì nghe chuông điện thoại của đường giây đặc biệt vang lên
từng hồi như thúc giục, làm cho tôi phải vội vàng chạy nhanh đến và cầm ống nghe lên. Từ
đầu giây bên kia tiếng của ông chủ nhiệm của tôi, ông chủ nhiệm tờ báo “Lá Chắn”:
- Anh biết tin vụ khủng bố giết người trong quán ăn trên đường 28 vừa xảy ra không?
- Tôi vừa về đến nhà chưa quá một phút. Tôi chưa biết gì cả.
- Vợ chồng Thanh Tâm và người em gái bị bắn chết khoảng hai tiếng trước.
Tôi hốt hoảng hỏi:
- Anh nói vợ chồng anh Thanh Tâm bị bắn ở đâu? Tại sao và ai bắn?
- Bị bắn khi ba người đang ngồi ăn trong quán ăn nhỏ ngay góc đường 28. Còn ai bắn thì tôi
chưa biết. Tôi phôn cho anh để nếu có thể, anh đến ngay nơi xảy ra án mạng xem sao.
- Tôi đi đến đó ngay bây giờ và nếu có tin tôi sẽ báo anh biết ngay.
Gác ống nghe lên máy, tôi nghĩ đến anh Thanh Tâm và người vợ rất hiền rất dễ thương của
anh. Tội nghiệp cho anh chị quá. Anh là ký giả của tờ báo “Lá Chắn”, anh đã làm việc liên tục
từ khi tòa báo khai trương cách nay khoảng mười sáu năm. Anh và tôi rất thân khi tôi về nhận
lãnh chức Tổng thư ký của tờ “Lá Chắn”. Tôi biết anh Thanh Tâm có nhiều kẻ thù là người
Việt Nam thân cộng chỉ vì anh viết phóng sự điều tra; viết về những công việc làm của những
người đã gây hại đến cộng đồng người Việt ở quốc gia nhỏ bé này.
Tòa soạn “Lá Chắn” tọa lạc trên đường 79, cách chỗ vợ chồng anh Thanh Tâm bị sát hại
khoảng mười ba cây số. Vụ sát hại vợ chồng anh Thanh Tâm được thực hiện vào đêm những
ngày cuối năm Âm lịch khi anh Thanh Tâm đưa vợ và em vợ đi mua sắm. Sau khi mua sắm
xong cả ba người đi ăn và, trong khi đang ăn thì bọn khủng bố ra tay.
Mùa đông năm nay không “khắc nghiệt” như những năm tôi mới đến đây. Mùa này khách du
lịch vẫn nườm nượp kéo tới đây, một vương quốc có diện tích không rộng mà dân cư thì
đông, nhưng thắng cảnh thì đẹp vô cùng. Trong quốc gia nhỏ bé này có khoảng hơn sáu mươi
ngàn người Việt tị nạn cộng sản, cộng với khoảng mười sáu ngàn người Việt đến từ các nước
Đông Âu; đến từ Hà Nội và Saigon sau này. Tuy cộng đồng người Việt Tị nạn cộng sản
không nhiều nhưng lại rất đoàn kết và, cũng vì vậy mà người Việt đã xuất bản được một tờ
báo tiếng Việt mà mỗi ngày phát hành được đến trên tám ngàn tờ.
Những bài phóng sự của anh Thanh tâm viết về người Việt, theo tôi, hoàn toàn đúng. Anh
viết: “Người Việt Nam mà đa số đến từ Hà Nội đã làm những công việc phạm pháp luật như,
trồng cây cần sa, bảo lãnh hôn nhân giả, làm lậu và khai gian trợ cấp xã hội… vân vân. Người
Việt Nam ra đi sau này đã làm cho thiện cảm của người bản xứ giảm rất nhiều đối với cộng
đồng người Việt Nam”. Anh là ký giả có nhiều năm trong nghề nên ông chủ nhiệm đã giao
cho anh viết phóng sự điều tra, và, cũng vì anh nhận được tin tức từ sở cảnh sát thành phố rất
sớm nên tờ báo luôn có được những tin sốt dẻo và chính xác; nhờ vậy mà được cộng đồng
người Việt tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, trong cộng đồng người Việt Nam đến định cư tại
quốc gia này sau những biến cố xảy ra từ Đông Âu thì thiếu gì những tên cán bộ Hà Nội trà
trộn theo với mục đích nằm vùng để chờ cơ hội khủng bố cộng đồng.
Trước khi vợ chồng anh Thanh Tâm bị ám sát thì cũng có một ông nhà văn người Việt có bút
danh Tình Em, từ một quốc gia lân cận đến đây du lịch và đã bị đánh bằng cây sắt từ phía sau
đầu đưa đến bại liệt, rồi sau đó một thời gian thì qua đời. Cho đến nay tên tuổi của người đã
hãm hại ông nhà văn Tình Em vẫn chưa bị đem ra ánh sáng.
Thành phố mà tôi đang định cư thì tất cả những con đường lớn, nhỏ, kể cả những con hẻm,
đều được đặt tên bằng những con số. Thành phố này được hình thành vào thế kỷ thứ mười
bốn, vốn là vùng đất hoang và nhiều sình lầy. Những người đầu tiên đến khai phá đã đặt tên
những con đường mới mở bằng những con số và giữ luôn từ đó đến nay không thay đổi.
Đêm thứ bảy 06 tháng 2 năm 2016 nhằm ngày 28 tháng 12 âm lịch năm 2015; trên con đường
số 28 là một đêm êm ả và tĩnh lặng hơn những đêm trước vì không có gió và tuyết, vốn gần
như thường có vào mùa này. Khoảng hai mươi giờ ba mươi vợ chồng anh Thanh Tâm và
người em gái đang ngồi ăn uống thì đột nhiên xuất hiện một người có vóc dáng nhỏ nhắn như
người Châu Á bước vô trong tiệm và đi đến bàn của anh chị rồi rút súng bắn ba phát vào đầu
ba người. Hung thủ sau đó đã biến mất vào màn đêm. Lúc đó đồng hồ trong tiệm ăn chỉ hai
mươi giờ ba mươi chín phút. Hans De Boer, tên người chủ quán ăn lúc đó đang đi từ dưới bếp
lên nên khi nghe tiếng súng ông đã kịp nhìn thấy lưng tên hung thủ và ông liền phôn cho cảnh
sát. Năm phút sau cảnh sát đến và không lâu sau đó xe cấp cứu cũng đến nhưng cả ba người
đã chết vì viên đạn bắn ngay đầu làm vỡ sọ của cả ba.
Khoảng hai tuần trước vợ chồng anh Thanh Tâm và tôi cùng đi dự đêm văn nghệ mừng xuân
Bính Thân do Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây tổ chức ngày thứ bảy 23 tháng 1
năm 2016… Thế mà nay anh chị đã không còn nữa.
Vụ khủng bố giết người đã làm cho người bản xứ tức giận nhiều. Thành phố này vốn từ lâu có
tiếng hiếu khách và rất thanh bình, nhưng những băng nhóm tội ác của người thiểu số trong
thành phố mỗi ngày mỗi gia tăng mà chính phủ đã có kế hoạch dọn sạch sẽ các băng nhóm đó
nhưng vẫn chưa dọn sạch hết được .
Qua nhiều ngày phân tích tỉ mỉ, tôi xác định hung thủ là tên giết người chuyên nghiệp cùng
băng đảng với tên đã giết ông nhà văn Tình Em trước đây. Vật chứng duy nhất mà cảnh sát có
được chỉ là ba vỏ đạn. Theo ông chủ quán ăn tên Hans De Boer thì khi nghe tiếng súng ông đã
kịp nhìn thấy một người đàn ông cao khoảng một thước bảy mươi độ khoảng ba mươi đến ba
mươi ba tuổi, dáng người là người Châu Á, đang chạy đến chiếc xe màu đen hiệu
Volkswagen. Ông nhìn thấy trong xe còn có hai người nữa. Một người là tài xế và một người
ngồi bên cạnh. Hung thủ mở cửa sau bước vô và chiếc xe liền chạy mất. Vì quá sợ nên ông
Hans đã không kịp nhìn số xe.
Tôi tin vụ khủng bố này là do băng đảng người Việt có tên “Cái Liềm” đã thực hiện. Cán bộ
Hà Nội đến từ các quốc gia Đông Âu trước đây đã thành lập hai đảng, một đảng tên “Cái
Búa” và một đảng tên “Cái Liềm”. Hai đảng đều bí mật nhận lệnh từ đảng cộng sản trong
nước để khủng bố cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Và, nếu như trong nước có sự thay
đổi thì hai đảng này sẽ trở về hoạt động như là hai đảng… đối lập cuội. Sau này vì muốn dễ
thống nhất chỉ huy nên lệnh từ trong nước bắt buộc hai đảng phải sáp nhập lại và chỉ còn đảng
“Cái Liềm” mà thôi.
Đảng viên đảng “Cái Liềm” thường xâm trên ngực phải huy hiệu cái liềm cùng chữ: “C. L.”
bên dưới huy hiệu. Những người của đảng này khi gởi thư hăm dọa đến toà soạn “Lá Chắn”
họ cũng công khai hình cái liềm và hai chữ “C.L.”
***
Đã mấy tháng trời trôi qua rồi mà vụ khủng bố giết vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm và người
em vẫn chưa đưa được hung thủ ra ánh sáng. Một hôm tòa soạn nhận được một lá thư gởi đích
danh tên tôi. Theo con dấu của bưu điện thì bức thư đã được gởi đi từ Hoa Kỳ. Bức thư được
in ra từ máy computer, và, người viết tự nhận là người đã đánh ông nhà văn có bút danh Tình
Em. Người này cho biết đó là lệnh trừng phạt từ Bộ Công an Việt Nam mà ông phải thi hành.
Bức thứ viết:
- … Nhân vụ án mạng xảy ra từ mấy tháng trước mà gia đình ông bà ký giả Thanh Tâm là nạn
nhân, đã làm cho tôi phải viết bức thư này gởi đến ông.
Những năm tháng xa xưa khi tôi còn đang là cậu học sinh bậc trung học, thì ông nhà văn Tình
Em đã rất nổi tiếng và rất giàu có. Ông ấy nổi tiếng vì viết về những thân phận của những con
người bị xã hội ruồng bỏ và bị khinh miệt hiện đang phải sống những ngày lây lất trên hè phố
Saigon, trong các khu ổ chuột hoặc dưới những cây cầu. Những nhân vật của ông nhà văn tuy
không có học nhưng khi hành động thì rất nghĩa hiệp và rất tình người. Vì thích văn của ông
nên tôi đã có nhiều ngày nhịn ăn nhịn uống để có tiền mua những quyển sách của ông viết và,
cũng đã bỏ nhiều buổi học để ngồi đọc. Với cái tuổi còn quá trẻ và háo thắng của tôi, tôi đã
xúc động thật nhiều về những nhân vật của ông nhà văn và, tôi cũng muốn trở thành người
hùng như những nhân vật đó. Để thực hiện mộng ước được làm anh hùng nên tôi đã theo Việt
cộng. Tôi theo Việt cộng vì tôi nghĩ mình sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho đồng bào nghèo
khổ. Nhưng rồi… Cái bút danhTình Em có lẽ sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, và trong tim hằng
triệu triệu người miền Nam, nếu như ông nhà văn Tình Em ngưng viết sau ngày mất Saigon.
Thế nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Ông viết và ông chửi tất cả. Ông chửi Việt cộng rồi ông chửi
luôn chính quyền miền Nam là bọn ngụy. Ông chửi các anh chiến sĩ đã từng chiến đấu ngoài
tiền tuyến và hy sinh tính mạng để cho ông được yên lành ngồi viết và được nổi tiếng… là
bọn ngụy quân. Ông cho mình là người bị phản bội để rồi bị Việt cộng bắt bỏ tù đày ải, nên
ông có quyền chửi. Ông viết: “Trước khi mời cộng sản chiếm Saigon, người Mỹ đã tận dụng
các hệ thống tuyên truyền vĩ đại của mình để hù dân tộc Việt Nam, rằng, cộng sản sẽ giết hết
dân Saigon, sẽ có “biển máu” ở miền Nam. Vân vân. Do đó bọn thống trị hèn mọn, bọn tướng
lãnh đào ngũ, bọn dân biểu, nghị sĩ bù nhìn, bọn làm giàu bằng chiến tranh, bọn lãnh tụ xôi
thịt… đã cuốn gói chạy thật nhanh, dù bị lính Mỹ đạp đá như súc vật, ở phi trường Tân Sơn
Nhất (ông không viết Tân Sơn Nhứt chứng tỏ ông cũng không thông lắm) và ở Tòa Đại Sứ
Hoa kỳ…”.
Người tị nạn cộng sản sau khi đã yên ổn nơi ăn chốn ở nhưng vẫn không quên đồng bào đang
còn ở quê nhà thường xuyên bị khủng bố, thường xuyên bị đàn áp, bị bóc lột, bị cướp đất
cướp nhà bởi bọn Việt cộng hèn hạ và dã man… nên tiếp tục chống Việt cộng bằng cách
thành lập các tổ chức chống cộng, thì, ông nhà văn Tình Em lại viết: “Đừng tưởng dân chúng
còn ham nghe những tiếng nói chết vọng về từ bên kia Thái Bình Dương. Đừng tưởng nữa và
nên im lặng”.
Ông còn mỉa mai những tổ chức chống cộng rằng: “Thời đại của chống cộng rầm rộ và ồn ào
đã vô hiệu quả. Những hô hoán chống cộng là tiếng nói chết”. Thế rồi ông chửi những người
từng lãnh đạo quốc gia và những cấp chỉ huy đã không ban phát cho ông một chút quyền hành
nào nên ông thù hận và gọi theo cách gọi của Việt cộng là ngụy quyền. Ông viết: “Đã vắng
mặt chính quyền trên đất nước này, lâu rồi. Chỉ có phỉ quyền và ngụy quyền đúng nghĩa. Một
bên ăn cướp, một bên ăn cắp. Cả hai đều là tay sai ngoại bang, cả hai đều tồi tệ đốn mạt…”.
Ông nhà văn Tình Em đã quá bất nhân khi chửi luôn những người đã từng hy sinh chiến đấu
ngoài mặt trận nhưng bị trói tay không được cung cấp súng đạn và lương thực để tiếp tục
chiến đấu. Ông nhà văn tưởng mình là đại anh hùng nên đã viết: “Hãy nhớ kỹ: Chúng tôi
chiến đấu khi các anh đã đầu hàng. Chúng tôi bị bắt, bị còng, bị bịt mắt dẫn vào tù. Còn các
anh, các anh đóng tiền nươm nướp ghi tên vào tù, tranh giành sớm muộn, rồi các anh ngớ
ngẩn bảo cộng sản lừa gạt các anh, nói học tập mười ngày mà học tập vô thời hạn…”
Ông nhà văn Tình Em còn viết nhiều, nhiều lắm. Ông mạt sát chính quyền và quân đội miền
Nam đến không còn một từ ngữ tồi tệ nào hơn nữa. Nhưng, tôi thiết tưởng trưng ra đây bấy
nhiêu thôi cũng đã đủ. Và, có thể ông cũng từng nghĩ như những người mà chính tôi đã từng
hỏi và được họ trả lời cách tổng quát như sau: “Sự trừng phạt ông nhà văn đốn mạt đó không
xuất phát từ những người đã từng đầy ải ông trong bao nhiêu năm khi cướp được miền Nam.
Họ không thèm giết ông bởi họ biết ông rất hèn. Người tiểu nhân như ông nhà văn khi bị kẻ
thù bức hại liền quay ra oán hận những người ơn đã không tạo cơ hội cho ông thoát ra khỏi
Việt Nam để rồi ông phải bị đọa đầy trong lao tù. Trái lại, nếu ông nhà văn là người quân tử
thì sẽ thấu hiểu vì sao khi xưa mình được ưu đãi hơn nhiều người, để rồi thông cảm cho
những người xưa đó nay cũng phải chịu cảnh trả thù… như mình.”
Kính thưa ông Tổng thư ký báo “Lá Chắn”. Ông có nghĩ như những người mà tôi đã hỏi
không? Tôi tin chắc là có vì đó rất là… logic.
Một buổi chiều kia, một buổi chiều thật ảm đạm vì có nhiều mưa và nhiều gió trong cái thành
phố mà ông và tôi cùng đang sống. Trong một căn phòng kín có tám đảng viên đảng “Cái
Liềm” đang ngồi họp khẩn vì vừa nhận được lệnh khẩn từ trong nước. (Đảng “Cái Liềm”
nhận lệnh thẳng từ trong nước để tránh cho Tòa Đại sứ tại đây không bị mang tiếng đã tiếp tay
với bọn khủng bố). Lệnh viết: “Đảng nhận thấy tên nhà văn Tình Em đã đến lúc cần phải loại
ra khỏi cuộc sống của xã hội. Bốn ngày nữa tên nhà văn này sẽ có mặt tại thành phố “những
con số” của các đồng chí trong tư cách là người đi du lịch. Trừ khử hắn trong lúc này thì mọi
người sẽ nghĩ thủ phạm chính là những tổ chức của người Việt chống cộng sản, bởi, tên nhà
văn đã thường xuyên chửi chính quyền và quân đội miền Nam thậm tệ. Nếu để tên nhà văn
tiếp tục sống thì một ngày nào đó, sau khi chửi chính quyền và quân đội miền Nam đã rồi, hắn
sẽ tiếp tục chửi đến đảng và các vị lãnh đạo. Hậu quả về lâu về dài là hắn sẽ là nhân chứng để
kể lể để tố cáo với các tổ chức quốc tế vì đảng đã có thời gian dài hành hạ hắn trong lao tù với
nhiều hình phạt. Lệnh cho các đồng chí phải khẩn trương trừng phạt hắn ngay rồi báo cáo kết
quả gấp về cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an mừng”.
Tôi là người được chỉ định đi thi hành lệnh trừng phạt ông nhà văn Tình Em. Tôi đã có nhiều
ngày mất ăn mất ngủ khi nghĩ mình sẽ là tên sát nhân tên khủng bố. Tôi phải giết ông nhà văn
của miền Nam mà tôi từng yêu mến. Và, ông ấy sẽ là nạn nhân đầu tiên của tôi mặc dù tôi
theo đảng đã mấy chục năm nhưng chưa từng giết người. Tôi thật đau khổ nhưng tôi vẫn phải
thi hành nếu như tôi còn muốn hiện diện trên cõi đời này. Đến hôm thi hành lệnh trừng phạt
thì lương tâm của tôi bỗng trỗi dậy mạnh mẽ, và, thế là tôi chỉ đánh cho ông ấy bị thương mà
thôi. Tôi đã… khoan hồng cho ông ấy khi tôi chợt nhớ lại những gì ông viết trước kia. Nhưng,
tôi không ngờ là cú đánh đã trúng ngay chổ hiểm nên ông ấy bị liệt và sau đó không lâu thì
qua đời.
Sau khi gây thương tích cho ông nhà văn một thời gian không lâu, tôi đã vội vã khăn gói rời
bỏ cái quốc gia nhỏ bé và nhiều tình thương yêu để đến sống ở một quốc gia khác. Tôi không
muốn bị người ta lôi ra kiểm điểm rồi phải ngồi làm tự khai. (Về việc phải làm tự khai, tôi
công nhận ông Tình Em viết rất hay: Sống với người điên suốt đời vẫn dễ chịu hơn sống với
bọn cộng sản. Họ có thể làm đau đớn thể xác ta khoảnh khắc, làm phiền ta, nhưng họ không
bắt ta làm tự khai) để rồi cuối cùng không chừng cũng bị thanh trừng. Thật ra thì… tôi muốn
từ bỏ đảng “Cái Liềm” từ lâu rồi nhưng chưa có dịp, chỉ vì họ chủ trương tàn bạo chủ trương
khủng bố sắt máu đối với những người không đi chung một con đường với họ. Họ gian manh
và tráo trở nên làm cho mọi người không biết họ chính là thủ phạm khủng bố và giết người.
Tôi báo cho ông Tổng thư ký biết một tin chắc chắn đến một trăm phần trăm là, thủ phạm giết
ông bà ký giả Thanh Tâm là bọn Ả Rập chứ không phải người Việt Nam. Bọn Ả Rập thực
hiện vì người của đảng “Cái Liềm” đã thông tin giả cho bọn họ biết là, ông ký giả Thanh Tâm
đã chỉ điểm cho cảnh sát một hầm chứa vũ khí và đồ lậu của tổ chức này nên bị cảnh sát phá
tan và bắt giam rất nhiều người.
Tôi rất hối hận vì đã từng là người của cái đảng khủng bố man rợ kia. Nhưng, tôi không hề
hối hận khi vì tôi mà ông nhà văn Tình Em bị đau đớn rất nhiều ngày trước khi lìa đời. Dù sao
thì ông ấy cũng rất xứng đáng nhận sự trừng phạt… của cả hai bên.
Sau ngày đảng cướp được miền Nam tôi cũng đã nhận ra mình sai lầm, nhưng đã quá trễ để
mà rút lui. Sau này ra sống ở hải ngoại rồi tôi mới biết rõ hơn và khâm phục các tổ chức của
người Việt tị nạn khi họ chủ trương: Đối với những người không cùng chiến tuyến năm xưa
nay đang tạm thời thống trị trên quê hương thì, phải trường kỳ đấu tranh bất bạo động và bằng
mọi cách làm cho kẻ thù nhìn thấy những lầm lỗi là họ cũng là nạn nhân của một chủ nghĩa
man rợ và chủ nghĩa bá quyền phương Bắc, nên đã mù quáng gây chiến tranh với những
người cùng màu da, cùng giòng máu Lạc Hồng chỉ biết tự vệ mà thôi.
***
Tôi kêu ly rượu chát thứ sáu… chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ. Một việc tôi chưa từng bao
giờ làm bởi tửu lượng của tôi không cao.Tối nay tôi muốn uống thật nhiều nhưng không
muốn say… khướt. Say khướt tức là quá say và khi đó sẽ chẳng còn nghĩ ngợi gì được nữa và
cũng không còn biết mình nữa. Tôi muốn uống tối hôm nay thật nhiều để vơi bớt những mất
mát mà, một trong những mất mát đó là: Nhiều cái Tết đã trôi qua rồi mà tôi và nhiều triệu
người Việt vẫn đang phải sống lưu lạc nơi xứ người. Tôi căm hận bọn người đó. Tôi đang
nghĩ đến đảng Cái Liềm, là con đẻ của cái đảng cộng sản Việt Nam khủng bố man rợ. Cái
đảng đã và vẫn đang gieo rắc tang thương cho đồng bào tôi mà tôi thì không làm được gì cho
đồng bào cả. Tôi tự hỏi trong sự bất lực và căm phẫn: Tại sao hơn bốn mươi năm rồi mà khi
mở miệng là bọn khủng bố man rợ vẫn nói được những điều giả dối đến không biết ngượng
mồm ngượng miệng là sao. Họ leo lẻo kêu gọi những người mà họ từng hành hạ cách đê tiện
và dã man là, xin các quý vị hãy quên quá khứ để cùng nhau xây dựng lại quê hương… trong
khi họ thì vẫn luôn mang nặng trong lòng sự hận thù.
Tôi vừa uống cạn ly rượu chát thứ bảy. Tôi nhìn thấy ông chủ quán rượu nhìn ngay tôi không
chớp mắt và tỏ vẻ ái ngại. Tôi nhìn lại ông và… tôi thấy bộ râu, thấy gương mặt của ông
sao… giống với tên tội phạm đã sáng tác ra cái chủ nghĩa cộng sản để tên già dâm dục của
dân tộc tôi đi theo làm cho cả nước phải chìm trong bóng tối cho đến tận ngày nay. Trong đầu
tôi bỗng có tiếng nói như ra lệnh tôi phải trừng phạt tên tội phạm già đó cùng đồng bọn. Và,
thế là tôi đứng lên đồng thời đưa tay vào trong nách. Tôi tưởng tôi có súng. Nhưng, bỗng tôi
ngã nhoài ra sàn nhà. Tôi mơ màng như nhìn thấy vợ chồng anh ký giả Thanh Tâm đứng
trong vùng có nhiều ánh sáng từ trên cao và đang nhìn xuống tôi. Cả hai anh chị đang mỉm
cười. Nụ cười thật buồn. Tôi cố mỉm cười lại với anh chị nhưng không làm sao nhếch môi lên
được. Tôi nghe như có rất nhiều tiếng cười quanh tôi. Tôi nằm im đồng thời nhắm mắt lại
và… ./.
Topa (Hòa Lan)
HNPĐ