Truyện Ngắn & Phóng Sự

Kiếp Này Em Gánh Lời Thề - Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD )

I. THU

Thư của Hoàng:

Hà thân.
Anh báo tin cho bác và Hà biết: Chị Thu, cháu Hạnh và anh đã đến trại tị nạn Songkla. Nhưng, thật không may, tất cả những phụ nữ trên tầu đã gặp nạn. Ðàn ông có một số bị ném xuống biển, còn anh chỉ kịp ôm lấy cháu Hạnh, đẩy cháu vào khoang chứa những thùng nước ngọt. . .
Hà và bác cứ yên tâm, anh sẽ làm hết sức mình để chăm sóc cho chị, chăm sóc cháu Hạnh.
Anh có nghe tin, các sĩ quan “ Có nợ máu” đều phải đem ra ngoài Bắc “ học tập” cả, anh Hải chắc cũng bị đem ra ngoài ấy thôi. . .

Thư của Hạnh.

Bà ngoại ơi! Cô Hà ơi!
Cháu là Hạnh đây, cô ơi! Mẹ cháu đang nằm bệnh viện của tỉnh, người ta đã phải chuyển mẹ cháu từ trạm xá của trại ra đây, cháu đã phải nhờ các bác, các chú đến trước, biết tiếng Anh, xin mãi họ mới cho cháu được theo mẹ ra đây. Khoan. . . Cháu bận một chút việc. Cháu tạm ngừng viết một chút.
Vừa rồi, cháu đi lấy thêm mền để đắp cho mẹ. Não lòng quá cô ạ, mẹ cháu vẫn cứ thiêm thiếp. . .
Cháu không biết nói tiếng Anh, họ lại không biết tiếng Việt, nên mỗi khi tìm một y tá hay một bác sĩ cho mẹ cháu, rất khó khăn. Cũng may có chú Hoàng ngày đêm ở cạnh, không có chú ấy, không biết cháu và mẹ cháu sẽ ra làm sao? Thôi, để lần sau cháu viết nhiều cho Cô nghe.
Bà ngoại có khỏe không hở cô?

Thư của chị Thanh.

Hà ơi.
Chị vừa ra bưu điện gửi tiền và quần áo cho Thu và cháu Hạnh, chị cũng đang chuẩn bị sang Thái để thăm Thu. Cả nhà yên tâm, máu chảy ruột mềm, chị sẽ làm đủ mọi cách để đem Thu và cháu Hạnh qua Mỹ càng sớm càng tốt.
Chị đã gửi tiền về cho gia đình theo đường dây của nhà cậu Ðăng, em viết thư ngay cho chị, nhớ trả lời chị những câu hỏi như sau:
- Tình trạng của mẹ làm sao? Cô Dự mới phone cho chị, cổ nói mẹ phải đi bệnh viện, có phải vậy không?
- Ðã nhận được tin của Hải chưa? Chị có nghe nói, những sĩ quan cao cấp của mình, đa số bị đem ra giam giữ tận ngoài Bắc, lại vô cùng khốn đốn, có phải vậy không?
Chị viết thư này, Cali đang vào mùa Giáng sinh, Việt Nam năm nay, chắc chẳng có ai nhớ đến ngày Chúa ra đời đâu Hà nhỉ? Lại sắp gần tết bên ấy rồi.
Ôi, cứ nghĩ ngày tết của năm 1972, rồi nghĩ đến tết lần này, chị lại não lòng. Năm đó, cả nhà ăn một cái tết rất đầm ấm, phần để mừng cho chị được vào nhà dòng, Phần cho chị nguôi ngoai nỗi khổ đau của người vợ trẻ chết chồng. Ôi, viết cho Hà mà chị có cảm tưởng như anh Thái đang hiện về trước mặt chị, đang thì thầm cùng chị.
Bằng cách này hay cách khác hãy giúp đỡ, cầu nguyện cho những đồng đội của anh ấy, mong sao họ đủ can đảm để vượt qua được cảnh tai trời ách nước này. . .
Thôi chị không viết nữa, chị chờ thư của Hà trả lời những câu hỏi vừa rồi của chị. Hôn me cho chị.
Thương em.

Thư của Hạnh:

Bà ngoại ơi! Cô Hà ơi,
Mẹ cháu đã tỉnh rồi, trời ơi! Cô ơi! Không thể kể xiết cho cô nghe nỗi vui mừng của cháu và của chú Hoàng khi thấy hai bàn tay của mẹ cháu cử động được, hai mí mắt giật giật, từ từ mẹ cháu mở mắt, nhưng lạ lắm cô Hà ạ, khi chú Hoàng ghé vào tai mẹ cháu, hỏi:
- Chị Thu, chị nhận ra cháu Hạnh không?
Mẹ cháu gương mặt hốt hoảng, rồi như muốn dùng hết sức của mình, ngồi dậy nhưng nào có ngồi được đâu. Chú Hoàng phải nói:
- Chị cứ nằm yên, chưa dậy được đâu, chị cần gì cứ nói với em?
Cháu cứ tưởng mẹ cháu sẽ hỏi đến ba cháu, nhưng không, mẹ cháu muốn tung tấm chăn ra, nói như hét:
- Cho tôi đi tắm, cho tôi đi tắm ngay.
Cháu thấy chú Hoàng nói:
- Yên tâm đi chị, chị còn yếu lắm.
Mẹ cháu từ từ nhắm mắt, rồi cứ thế, nước mắt của mẹ cháu tiếp tục chẩy, chú Hoàng đưa cháu cái khăn rồi nói nhỏ:
- Cháu lau nước mắt cho mẹ, chú đi pha sữa.
Giọng chú sao khác với ngày thường, cháu nhìn theo, hình như chú cũng lau nước mắt thì phải.
Mẹ cháu khóc, chú Hoàng khóc, thấy vậy cháu cũng òa lên khóc

Thư của Hoàng

Hà thân nhớ
Anh đã đưa chị Thu và cháu Hạnh trở lại trại tị nạn, chị đã ăn được một chút. Thể chất thì có cơ may bình phục được, nhưng tâm hồn của chị ấy thì đã vỡ tan tành rồi.
Chiều hôm qua, anh và cháu Hạnh dìu chị ra bờ biển, chị hỏi anh:
- Việt Nam ở hướng nào vậy chú?
Rồi chị lặng lẽ, bất động, đôi mắt vô hồn hướng về biển cả, mặt biển chỉ toàn là sóng bạc đầu, toàn là những con hải âu chao qua, nghiêng lại, để cùng với những cơn gió lạnh từ mênh mông của biển trời thổi đến. . .
Bỗng anh nghe chị Thu thở dài, đứt đoạn:
- Hải ơi! Giờ này, người ta đang giam anh ở đâu?
Chị khóc, cháu Hạnh khóc, anh cố giữ không cho nước mắt trào ra. . .

Thư của Hạnh.

Bà Ngoại ơi! Cô Hà ơi.
Cháu đã gặp bác Thanh, hôm qua, chú Hoàng dìu mẹ cháu lên ban quản lý của trại, để gặp bác Thanh từ Mỹ qua thăm mẹ cháu.
Bác đi với cái một Ma Soeur nữa. Cháu thấy bác ôm hôn mẹ cháu, vuốt tóc mẹ cháu, cả mẹ và bác cùng khóc. Mẹ cháu chỉ nói được có mấy tiếng:
- Chị ơi, em khổ lắm, thân em nhơ bẩn lắm rồi! Em không xứng đáng với anh Hải nữa đâu!
Rồi mẹ cháu lại ngất đi, người ta lại đưa mẹ cháu trở lại trạm xá. Bác Thanh cũng khóc, bác và Ma Soeur kia trở ra Băng Cốc. Bác nói, bác ra đấy để làm thủ tục bảo lãnh cho mẹ cháu và cháu, có khi cả chú Hoàng nữa, bác còn nói tình trạng sức khỏe của mẹ như thế này thì phải làm mọi cách để mẹ cháu được qua Mỹ càng sớm càng tốt.

Thư của chị Thanh:

Hà thương nhớ của chị.
Nghe tin me khỏe lại, chị rất mừng, càng mừng hơn là gia đình nhà ta bên ấy đã nhận được tin tức và thư của chú Hải. Em đoán đúng, thư Hải viết từ Hoàng Liên Sơn, có nghĩa là Hải đang bị tù tận ngoài Bắc kia đấy.
Cứ nghĩ đến hoàn cảnh chú Hải và Thu, chị mới nghiệm ra một điều, mà điều này, chúng ta phải trả bằng những giọt nước mắt: Những khổ đau ngày hôm qua, chưa hẳn đã là những hạnh phúc cho hôm nay, có khi còn là những bất hạnh kế tiếp. Chỉ có đi tu như chị mới biết chắc rằng, cõi phúc tưởng là xa xăm, không thực, nhưng càng ngày, nó như càng đến gần mình hơn.
Nếu năm ấy, năm khói lửa bùng cao ấy. Nơi mặt trận Quảng Trị tàn khốc ấy, không cướp đi anh Thái thương yêu ngàn đời của chị. Thì hôm nay, ảnh chắc cũng phải đi tù như chú Hải rồi! Chị không trách Thu, nhưng giá như chị, giá như anh Thái còn sống mà bị tù như chú Hải, thì chị sẽ không vượt biên đâu. Chị sẽ ở lại với ảnh. Sẽ lặn lội ra tận ngoài Bắc thăm ảnh. Sẽ đan những chiếc áo ấm cho ảnh. Sẽ đem đồ ăn cho anh ăn, rồi xin anh bát cơm tù anh vẫn ăn, chị sẽ chan cơm ấy, bằng chính nước mắt của chị, để chia sẻ cùng với anh, cảnh khốn cùng của một người lính trận khi sa cơ lỡ vận.
Nhưng Thu nhà mình đã không làm như thế, chị nhắc lại, chị không trách Thu, nghĩ cho cùng, Thu làm thế còn hơn biết bao nhiêu người vợ trẻ đã không trọn tiết với chồng, đã lấy thù làm chồng. . .
Ôi, người ta vẫn bảo, nước mất thì nhà tan là như vậy đó.
Còn việc này hết sức quan trọng, chị muốn Hà phải tuyệt đối nghe chị. Hải đang ở trong một hoàn cảnh nghiệt ngã như thế. Chúng ta không thể để chú ấy bị thêm khổ đau nữa. Em phải giấu kín sự việc này. Nếu nhà nước Cộng sản có cho viết thư thăm Hải, em cứ coi em như là Thu, viết thư an ủi chú. Nét chữ của ba chị em mình, khi còn sinh tiền, chính ba của chúng mình còn không nhận ra được nũa cơ mà!
Em nhớ an ủi Hải, em cứ viết là em ( Tức là Thu) sẽ mãi mãi chờ ngày về của Hải, cho dù thời gian tù tội có là bao lâu chăng nữa.
Chị còn nhớ, Hà của chị ngày xưa vẫn được điểm cao về môn văn, được ba của mình khen ngợi lắm mà! Em nhớ viết thư cho Hải nhé.
Có thể tháng sau, Thu và cháu Hạnh, sẽ sang Mỹ với chị.
À chị quên, chị cũng đang bảo lãnh chú Hoàng, tội nghiệp chú ấy, nghe cháu Hạnh và những người trong trại kể lại việc chú ấy chăm sóc cho Thu, không khác chị ruột của mình, mới thấy tình chiến hữu đâu có phải ở chiến trường mới có, mà khi ngã ngựa, thì lại càng rõ hơn và thắm thiết hơn.
Hôm gặp lại, chị nhận ra ngay anh chàng sĩ quan lém lỉnh gan lì của mặt trận Quảng Trị ngày nào, đã là ân nhân của chị, chính chú ấy đã tìm ra được thi hài của anh Thái. Chị có nói đùa:
- Hà nó vẫn nhắc đến chú đấy!
Chú ấy cười rất buồn:
- Cô ấy vẫn nói, tên cô ấy là Dòng Sông, dòng sông cứ trôi, trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm. . .

Ðiện tín từ Mỹ: Ngày . tháng . năm .

Con báo cho Me và Hà một tin buồn: Thu qua đời vào sáng . tháng . năm .. Lễ an táng sẽ cử hành ngày. . tháng . . năm . . .
Me và Hà đừng quá xúc động. Gia đình cũng đừng báo tin cho chú Hải biết.
Thanh.

Thư của Hạnh:

Cô Hà ơi, Bà ngoại ơi! Bố ơi! Mẹ Thu của con chết rồi, bây giờ con biết làm sao đây? Mẹ Thu con chết được cả tháng rồi, mỗi lần con tính ngồi viết thư cho bà ngoại, cho cô Hà thì nước mắt con tuôn trào, nước mắt thấm đầy cán bút, thấm cả vào trang giấy, con không thể nào viết tiếp được.
Thư này con đang viết tại một nghĩa trang ở San Diego, nơi mẹ con đang an giấc ngàn thu.
Càng đau đớn, con càng thấy mình có lỗi với mọi người, vì ngay lúc bước chân ra đi, mẹ Thu con đã nói:
- Ba con coi như đã chết, mẹ cũng coi như đã chết, mẹ cố gắng mang con, mang tình yêu của ba mẹ sang vùng đất tự do cho con học thành người.
Con chưa biết có thể thành người ra sao, nhưng bây giờ con đã là đứa bé mồ côi. Mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô ơi, cô đừng cho bố con biết nghe cô. Trong tù, nếu biết tin này, bố con sẽ đớn đau biết là bao?
Bên cạnh con đây, chú Hoàng đang dựa lưng vào gốc cây, chú ấy đang nhìn cái gì về phía con dốc, có cỏ xanh mịn, cuối dốc là một con đường chạy dọc bờ hồ, chú ấy đang nhìn cái gì vậy?

Thư của Hoàng:

Hà thân nhớ.
Anh viết thư cho Hà vào một buổi chiều tàn Thu. Thu bên Mỹ đúng là Thu vàng, cây cỏ, không gian chan chứa màu vàng, gợi buồn gợi nhớ. Người ta vẫn nói màu vàng tượng trưng cho tan vỡ. Có nhiều lúc anh nghiệm ra rằng, đằng sau tất cả những gì quyến rũ của tình yêu, có chan chứa những giọt nước mắt. . . Như cái tên của anh, chắc có dính dáng gì đến màu vàng, nên hết cuộc tình này, đến cuộc tình khác đều đi vào bế tắc, khổ đau. Anh lại thấy: Mọi sự đổ vỡ đều như thế cả. Lần này hi vọng lần sau sẽ khá hơn. Cố lấy người này ra để bào chữa cho người kia, nhưng suy cho cùng, giống nhau cả. . .
Với sự đồng ý của chị Thanh, anh đã mang cháu Hạnh về sống với anh. Tội nghiệp cho cháu, tên là Hạnh, nhưng thật là bất hạnh. Từ khi chị Thu qua đời. Anh đã phải trả lời biết bao nhiêu câu hỏi của cháu, nửa trẻ con, nửa người lớn. những câu hỏi, mà chỉ có Chúa mới có thể trả lời cháu được.
- Chú Hoàng ơi! Sau khi mẹ cháu chết, mẹ cháu về đâu nhỉ? Chú nói người chết biến thành cô tiên, cô tiên còn đẹp hơn mẹ cháu lúc sống nữa kìa! Cô tiên có cánh bay. Như vậy cô tiên có thể bay đến thăm ba cháu ở trại tù không vậy chú?
- Cháu có nghe con bạn học cùng lớp nó nói, cha nó cũng đang phải “ Học tập cải tạo” ở tận miền Bắc. Nghe nó nói, hiện giờ ba nó bị làm việc nặng nhọc lắm. Ăn uống kham khổ lắm. Lại bị đánh đập nữa. Cháu có xem phim “ Buôn Nô lệ” toàn cảnh người đánh người. Người quyết định mạng số cho người là làm sao hả chú? Như vậy Chúa, Phật là thừa thãi hay sao?.
- Chú Hoàng ơi, đêm qua cháu mơ thấy mẹ về. Tỉnh giấc vừa thương vừa giận. Thương vì thấy mẹ cháu đơn lẻ , quần áo tả tơi, máu me đầm đìa. Sao mẹ cháu ôm cháu mà lại kêu tên ba cháu là làm sao? Còn giận, giận chú vì chú xạo quá, mẹ cháu đâu có thành cô tiên nào đâu! Lại chẳng có đôi cánh gì cả. Như thế thì mẹ cháu làm sao bay đi thăm ba cháu được? Ngày xưa, nghe bà ngoại kể chuyện cổ tích kẻ nào làm ác, thì thế nào cũng gặp chuyện chẳng lành, thế thì mẹ cháu có làm ác không hở chú? Ba cháu giết giặc, bảo vệ đất nước, bảo vệ lương dân vô tội có phải làm ác không vậy?
Câu cuối này thì anh phải trả lời, anh đã nghiêm nghị nói với cháu:
- Này Hạnh, nghe chú trả lời đây: Những chuyện về cổ tích ấy, không sai, nhưng đó chỉ là người xưa lấy những chuyện ấy ra để khuyên người sau làm lành, tránh dữ mà thôi. Còn đây là vận nước, vận nước nghiệt ngã, kéo theo vận mệnh biết bao nhiêu người khác. Mẹ cháu là người đàn bà thuần hậu. Còn ba cháu, chú biết ba cháu, cũng như bao nhiêu chiến binh khác, giết giặc nhưng để cứu hàng triệu đồng bào khác. Ðối với đồng đội ba cháu sống hết mình. Ba mẹ cháu là những người lương thiện. Bây giờ có gặp tai nạn, nhưng rồi ra, người chết sẽ thành tiên, người sống sẽ được hưởng phúc. .
Hạnh hỏi anh một câu, anh biết cháu đã trưởng thành rồi:
- Thế thì giữa người chết và người sống, có cái gì. . .
Anh đã trả lời Hạnh như sau:
- Người chết lẽ dĩ nhiên không phải còn sống như chúng ta, nhưng cũng không phải là người đã chết hẳn, vô tăm vô tích. Người chết tạo lập với người sống một mối quan hệ vô hình nhưng bất tử và vô cùng thiêng liêng cháu ạ!
Hà ơi, Thu tàn thì đông đang len lén đi tới. Những cơn gió giao mùa làm se sắt lòng anh. . .

II. HẢI.

Thư thứ nhất của Hải:

Hoàng Liên Sơn ngày . tháng . năm 1977.
Thu và Con thương nhớ.
Anh đang học tập cải tạo tại miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Nhờ sự quan tâm, ưu ái của Ðảng và nhà nước, nhất là của trại, anh được phép viết thư thăm em và con, những mong, em và con, cùng bà con chòm xóm động viên nhau, học tập tốt, lao động tốt, xứng đáng là một công dân tiên tiến của một nước Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.
Anh vẫn khỏe, lao động tốt, học tập tốt anh luôn luôn, an tâm tin tưởng vào đường lối chính sách khoan hồng của Ðảng và nhà nước.
Nhận được thư này, em cho anh biết ngay, em và con bây giờ có khỏe không, có lao động học tập tốt không? Sức khỏe của me thế nào?
Ở đây, mỗi tháng, mỗi trại viên được viết thư một lần, và nhận được thư một lần.
Chúc em và con được nhiều sức khỏe.
Chồng em.
Hải.

Thư thứ hai của Hải

Thu và con thương nhớ vô vàn của anh.
Nhờ được đi gánh phân trong bản, anh có nhờ một người dân tốt bụng chuyển thư này về cho em, nếu thư này có bị phát giác, thì không biết mình sẽ ra sao? Nhưng cùng quá là bị biệt giam, bị cắt khẩu phần ăn mà thôi, em đừng có lo.
Thu ơi.
Xa em và con như thế đã hơn sáu tháng rồi. Thời gian chỉ bằng một cuộc hành quân xa trước đây của anh mà thôi, nhưng sao bây giờ anh thấy lâu quá Thu ạ. Còn không gian thì cứ thăm thẳm, đến độ anh có cảm tưởng, một đứa đang ở dương gian, còn đứa kia ở tận mãi âm ti, địa phủ. . .
Anh đã nhận được thư của em, nhìn nét chữ quen thương, anh đã không cầm được nước mắt.
Miền Bắc đang vào mùa Thu, mùa của tên em, mùa của tên gọi tình yêu hai đứa chúng mình. . . Những lúc được nghỉ giải lao, anh thường nằm dài trên cánh đồng, giương mắt nhìn vòm trời thu xanh thăm thẳm, những đám mây nhẹ đang lững lờ trôi cùng với đàn sếu, xếp thành hình mũi tên đang bay về phương Nam nắng ấm. Gần hơn, nhưng cây xoan, cây bàng đang vào mùa thay lá. Tất cả cùng với Thu, đang rắc vào lòng anh một nỗi buồn vô tả. . .
Anh lại nhớ có lần, cũng mùa Thu này, cũng đất trời như thế này, mặt trận Lao Bảo còn sặc mùi thuốc súng, em đã đến với anh, đến để gõ cửa trái tim tình yêu của anh.
Anh còn nhớ, em có hỏi:
- Ðại úy đã có người yêu chưa?
Cho đến giờ này, anh vẫn không biết tại sao lúc ấy anh lại có “ can đảm” tỏ tình, để trả lời em như thế này;
- Tôi vẫn từng yêu mùa Thu, nhưng cũng như những áng mây kia, cứ đến rồi đi. Tôi cứ đợi mãi, cho đến bây giờ, mới co Ô một mùaThu vĩnh cửu của riêng tôi.
Bỗng nhiên, có trái đạn địch pháo kích gần chỗ chúng mình đứng, cả phái đoàn nhốn nháo, những người lính đã mau chóng nhường hầm trú ẩn của mình cho người hậu phương. Em đã ôm ghì lấy anh.
Một mùa Thu đầu đời đã đến. Tất cả như da thịt đất trời đang ôm ấp, đang thấm dần vào tận trái tim anh.
Thu ơi, Những áng mây thu, những lá vàng của mùa thu, những nắng thu, tất cả rồi sẽ bay đi, trôi đi. Chỉ có Thu của bốn mùa đất trời, chỉ có Thu của anh là vĩnh cửu.

Thư thứ ba của Hải:

Hoàng Liên Sơn ngày. . . tháng. . . năm. . .
Thu và con thương nhớ vô vàn của anh.
Anh đã nhận được thư của em. Thư em viết làm tim anh muốn ngừng đập nhiều lần. Những lời an ủi của em, làm cho anh quên hết tất cả những tủi nhục đắng cay. Anh đã đọc đi đọc lại cho đến nhàu nát, cho đến thuộc lòng. Hôm qua, anh đã tiếc ngẩn ngơ vì nó bị ướt rách khi anh khiêng gỗ qua một con suối. Ðược em cho biết, em và con, cùng cả nhà ta mạnh khỏe là anh rất mừng.
Thu ơi, một trong những điều, khi nằm trong tù như thế này, anh vẫn cứ nuối tiếc là, trong những ngày trận mạc của anh, anh không chăm sóc được gì cho em và con, thậm chí anh vẫn còn ân hận, ngay cả khi bé Hạnh ra đời, rồi ngày đầy tháng, sinh nhật của bé, chẳng bao giờ có mặt của anh. Em hôn con như một lời tạ lỗi của bố nó cho anh nghe em!
Tây Bắc đang vào tiết lập đông, những cơn gió mùa đông bắc thổi cắt da, lùa vào tận trái tim anh, nó như muốn nhắc bảo anh rằng trên đời này, với anh, nếu không có em, không có hạnh phúc tuyệt vời của chúng mình thì thế gian chỉ là một khối giá băng lạnh lẻo. . .
Anh đã nhận được quần áo ấm em gửi. Có điều ngạc nhiên lý thú là, chiếc áo len em đan rất đẹp, đều đặn và tinh xảo, ngạc nhiên là vìợ ngày xưa, cả nhà đều biết, trong ba chị em gái, em là người không biết may vá thêu thùa. Sao bây giờ em đan khéo quá như vậy? Nhìn những đường len đan kết, ôm quyện lấy nhau, đây đó, nổi lên những đóa hoa hồng xinh xinh. . . Tất cả như hơi ấm của em, như da thịt của đất trời đang ban phát và ấp ủ lấy thân thể lạnh đói của anh. . .

Thư thứ Tư của Hải .

Vĩnh Phú 2. . . ngày. . . tháng. . . năm. . .
Thu và con thương nhớ.
Anh đang học tập cải tạo tại trại Vĩnh Quang, thuộc huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phú, anh vẫn mạnh khỏe, học tập tốt, lao động tốt.
Em và con có khỏe không? Thu ơi! Từ trước đến nay, anh không bao giờ tin vào những giấc mơ, nhưng thật là lạ kỳ, mấy đêm nay, hễ chợp mắt là anh mơ thấy em, em và con đang chìm đắm trong dông bão, trong biển cả đầy sóng, những đám mây đen, những tia chớp xé màn đêm, giáng xuống hai sinh linh bé nhỏ, hai cội nguồn hạnh phúc của anh.
Rồi mới hồi đêm thôi, trong khi bạn bè đang chìm đắm trong giấc ngủ mệt mỏi, thì anh lại mơ thấy em, khắp mình đầy máu, quần áo tả tơi, anh còn nghe thấy tiếng em khóc, tiếng con Hạnh gọi mẹ tuyệt vọng, tiếng cười man rợ thỏa mãn của bọn hải tặc.
Thu ơi, Em viết thư cho anh ngay đi, em viết cho anh biết em và con đang làm gì, có mẹ con có an lành không nghe em!
Anh còn nghe được tin trại cho biết, từ đầu tháng sau, nhà nước sẽ cho thân nhân trong miền Nam ra để thăm tù, anh biết chắc rằng, anh sẽ là một trong những người đầu tiên được găầp lại người thân của mình sau bao nhiêu năm trời xa cách. . .
Trời ơi, chỉ nghĩ thấy được gặp lại em, được hôn con, anh đã cảm thấy như mình được tái sinh vậy!

Thư thứ năm của Hải.

Thu và Con thương nhớ.
Anh đã nhận được quà và thư của em. Biết là em và con an lành, là anh hết lo sợ nữa rồi. Em còn nhớ anh Lâm cùng đơn vị với anh không? Thư nhà anh ấy cho biết, chị Lâm và hai đứa con gái vượt biên, gặp hải tặc. Cả ba mẹ con đều bị hãm hiếp hết sức thê thảm. Sau đó, chúng ném chị Lâm xuống biển. Hai đứa con gái bị chúng đem đi mất. . .
Vừa rồi là đợt thăm nuôi thứ 2 rồi, anh cứ ngóng trông mãi, nhưng vẫn không thấy em và con ra thăm anh, tuy nhiên, nếu sức khỏe của em không cho phép như em nói thì anh cũng an tâm. Những lá thư nồng nàn, chan chứa tình yêu em gửi anh đều đặn như hiện nay, cũng đủ nuôi sống anh rồi!. Những dòng chữ của em, như những dòng máu đang từ từ, hàng tháng, hàng ngày thấm vào huyết quản, nuôi sống thân anh.
Người ta vẫn bảo, trong những lúc nguy nan, trong những lúc tuyệt vọng thì mới biết thế nào là tình yêu, là niềm tin, là son sắt, Thu ạ. . .
Tội nghiệp thay nhiều đồng đội của anh, một con số không phải là nhỏ, không rõ lý do, đã không nhận được quà gia đình gửi cho, không có đến một lá thư nữa. Tội nghiệp cho nỗi tủi thân đầy nước mắt của họ là chừng nào: Trong lúc, những người khác, trong đó có anh, đang ngấu nghiến đọc những tâm tư, tình cảm của người thân, của vợ hiền, của con dại. Trong khi anh đang ướm thử chiếc áo ấm, hay đang mặc nó, thì họ ngồi ủ rũ như những pho tượng trên những tảng đá vắng vẻ. .
Chúa lòng lành đã bỏ quên họ, hay chính những người thân họ đã dứt tình?
Có nhiều người đau xót biết tin: Người vợ của họ, đã đi lấy chồng khác, đã mất tích trên đường vượt biên. . . Than ôi, có nhìn thấy những đớn đau , tủi phận của những người ấy, anh càng thấy anh còn nhiều hạnh phúc, cám ơn em! Cám ơn Thu, em là nguồn sống, là tia sáng đang chiếu rọi, đang dẫn dắt cho anh trên con đường vạn lý để tìm về một nẻo thiên đường, có hạnh phúc của em và của con vẫy gọi.

III. HÀ.

Thư của Hà gửi cho cháu Hạnh:

Hạnh tội nhiệp của cô Hà.
Cô viết thư này cho Hạnh, đúng vào ngày 49 của mẹ, đúng vào ngày sinh nhật thứ 12 của con.
Cô đã nhận được thư của con, ảnh chụp đám tang của mẹ. Cô đã ôm những vật đó vào lòng để khóc thương cho người chị xấu số của mình, khóc thương cho đứa cháu côi cút của mình, khóc cho ba cháu, người chồng chung tình, đang ôm ấp hình ảnh vợ hiền, con ngoan để sống trong một thời gian tủi nhục đớn đau.
Hạnh ơi, những ước nguyện của mẹ, những ý muốn của con, những điều chỉ bảo của bác Thanh về những việc cô phải làm đối với ba của cháu. Cô đang làm. Cho đến giờ, ba con vẫn còn tin, tin mãnh liệt là mẹ con vẫn còn sống. Còn đang ở Việt Nam. Còn đang cận kề với định mệnh xót xa của ba. Còn đang cặm cụi ngồi đan hết chiếc áo len này đến tấm áo len khác, cho mùa rét này, cho mùa đông khác. . .
Tất cả thư của ba con, cô đều đọc rất kỹ. Sau đó, cô để ngay trên bàn thờ có bài vị của mẹ, khi nào nhận được thư mới, cô cất thư cũ trong một cái hộp. Cô coi như đó là bảo vật của chính cô.
Hạnh ơi, mỗi lần thắp nhang cho mẹ, nhìn lá thư của ba con, phủ đầy những tàn nhang, lòng cô quặn đau. Dòng nước mắt của cô như đang chia ra làm ba ấy, một cho mẹ, một cho con, một cho người tù khổ sai ở tận cuối trời. . .
Cô gởi kèm theo đây, những tờ giấy trắng học trò, để con viết thư cho ba con, nhiều thư ba nhắc, ba muốn được đọc thư của con. Cô còn một điều này nữa, rất khó khăn cho mình, là ba con luôn luôn mong mỏi, thậm chí nài nỉ là được mẹ con dẫn con ra ngoài Bắc thăm ba. Trong thư vừa rồi gửi cho ba, cô có nói là mẹ con không được khỏe, còn con thì đang phải học. Thôi cứ lần lữa như thế đi, Hạnh nhé, nhớ viết thư cho ba, gửi về ngay cho cô.
Cho cô gửi lời thăm bác Thanh, chú Hoàng.
Hôn con tội nghiệp.

Thư của Hà gửi chị Thanh.

Em có một thói quen, mỗi khi viết thư cho anh Hải là em lại viết thư cho chị, sau khi viết xong hai lá thư, em đem thư em viết cho anh Hải, đặt trên bàn thờ, em thắp nhang cho chị Thu, em có nói với chị:
- “ Chị ơi, chị đọc lại lá thư này đi xem em viết có đúng ý chị không, những lời, ý trong thư này, thực ra không phải của em, em đã chép lại những ý chính của chị trong cuốn nhật ký, chị đã cẩn thận gửi em cất giữ. Em tin rằng, ở nơi suối vàng cô quạnh kia, chị có thể mãn nguyện là tấm lòng của chị đối với anh đã được em gửi đến tận trái tim của anh rồi.”
Chị Thanh ơi, mỗi lần như thế, mỗi lần cầm lá thư em viết cho anh Hải như thế, bỏ vào thùng thư, em có cảm tưởng, một người đang ở trần gian, chuyển thư của một người vợ dưới cõi âm cho người chồng, cũng ở dưới âm phủ.
Rồi em còn có cảm tưởng em như một ông Tề Thiên Ðại Thánh, đang hóa thân của mình, thổi phù một cái để trở thành hàng trăm hàng ngàn ông Tề thiên khác.
Trong những thư anh Hải viết về nhà, ngoài những thư anh nhờ dân gửi giùm như trước đây ở Yên Bái, anh đều không nói đến những sinh hoạt của trại nhưng những người đi thăm nuôi về họ kể lại, là ở ngoài ấy, các anh khổ sở trăm bề. Có người còn đoan quyết rằng: Nếu chuyện địa ngục là có thật, thì các anh ấy, những người con yêu dấu của tổ quốc, đang sống trong một địa ngục, được thiết lập ngay tại trần gian này. Họ đã bị đối xử còn quá hơn con vật: Mỗi tuần chỉ có một ngày, một bữa với hai chén cơm lưng, những ngày còn lại phải ăn toàn ngô sắn, lại không được no. Các bà ấy kể rằng, nhìn những người chồng ăn ngấu nghiến những lát cơm nóng bà ấy nấu nhờ trong nhà “ Hạnh phúc” của trại, mà các bà ấy phải khóc òa lên. . .

Thư của Hà

Chị Thanh yêu quý.
Thư này, em viết cho chị ngay vào giờ phút giao thừa. Trong một năm, giờ phút này, nó bắt ta phải tìm về ký ức nhiều nhất. Em lại vốn ghét ký ức, vì nó là nguồn cội của mọi khổ đau. . .
Căn nhà của chúng mình, thời trước đầm ấm quây quần là dường nào, thì nay vô cùng đơn lẻ . Nửa tháng trước em đã đem quần áo và đồ dùng gửi cho anh Hải, lần này, không phải bằng bưu điện mà gửi theo một chị ra thăm chồng ở cùng trại với ảnh.
Anh Hải luôn luôn nhắn chị Thu ra thăm cho anh gặp mặt, thư nào cũng vậy. Tội nghiệp anh ấy, vào những ngày giáp tết như thế này, nhìn thấy người ta lũ lượt thăm chồng, không biết là nỗi tủi thân của anh ấy chua xót là chừng nào?
Càng nghĩ như thế, em càng khổ tâm, em càng băn khoăn đến câu chị viết cho em trong lá thư mới nhất:
. . . “ Gia đình mình, có ba chị em gái, thì mất hai người , chị và Thu đều mắc nợ của Hải, tuy rằng vận nước đã kéo theo biết bao nhiêu khắc nghiệt cho biết bao nhiêu con người, nhưng những liên hệ tình cảm ấy, làm cho chị vẫn mang một nỗi khắc khoải không nguôi.”
Chẳng lẽ, chị và chị Thu, nợ ảnh, còn em cũng nợ ảnh luôn hay sao?
Em đang bị hóa thân thành nhiều người. Lúc thì là chị, lúc thì là Hạnh, nhiều nhất là chị Thu. Có những lúc, đang thay chị Thu viết thư cho anh Hải, em đã khóc, em đã tự hỏi:
. . . “ Mình là ai kia kìa?”
Trước kia, mỗi khi viết thư cho anh ấy, em phải tự đặt mình vào tâm trạng của chị Thu, tìm những tâm tư tình cảm của chị trong cuốn nhật ký, rồi khó khăn lắm em mới giàn trải lên trên trang giấy được, nhưng bây giờ em đã không có những khó khăn ấy nữa! Em viết cho anh Hải bằng chính cái tâm của em, bằng chính những nhịp đập trong trái tim em. Và hình như có một chất men gì đã thấm lịm, đang đưa đẩy em vào một cõi thiêng liêng. . .
Còn một điều ngở ngàng này nữa đang xẩy ra cho em, em đã bồn chồn khi chậm nhận được thư của ảnh, em đã khóc vùi khi đọc thư của ảnh, em đã xót xa khi những cơn gió giao mùa thổi đến với câu hỏi chứa đầy nỗi băn khoăn:
. . . “ Bây giờ anh ấy ra sao?”
Chị Thanh ơi, chị đã từng yêu, tâm trạng của người con gái khi bắt đầu yêu nó như thế nào hả chị? Con tim của người đang yêu và hành trình của nó, bắt đầu từ đâu, rồi nó dẫn dắt mình đi đến đâu hả chị? Rồi em lại nghĩ, tên anh là Hải, hải là biển cả, nước sông cứ trôi, trôi trăm năm ra biển cả mênh mông!
Trời ơi! Cứ nghĩ đến việc em yêu anh ấy, em không biết, hạnh phúc hay bất hạnh đang đến với em đây? Nếu em yêu anh Hải, thì thật là cay nghiệt, thật là xót xa, thật là sự an bài trớ trêu của định mệnh, mà không có một nhà văn nào, không có một ông đạo diễn nào có thể làm nổi, ngoài ông trời: Có nhà nào, có hai cô con gái, cả hai cô đều yêu một người?
Một câu hỏi nữa lại đến với em: “ Em yêu anh Hải, em có lỗi với chị không? Có lỗi với chi Thu không? Có lỗi với cháu Hạnh không? Hay có lúc em còn lẩn thẩn, em có lỗi với anh Hoàng không? Với chị và anh Hoàng, em nghĩ rằng không! Nhưng với chị Thu và cháu Hạnh thì sao? Có lần em đã đem câu hỏi này, hỏi chị ấy. Trong làn khói lung linh, em nhìn chị để tìm câu trả lời. Có lần em thấy chị cười, có lần em thấy chị như muốn khóc, như vậy là làm sao hả chị Thanh?
Người ta bảo cõi âm, hay nước Chúa là cõi vĩnh hằng nhưng đối với những linh hồn đã được siêu thoát, đã trang trải xong nợ nần thế sự kia kìa, với những người còn mắc nỗi oan tình, thì vẫn còn vấn vương, vẫn còn lẩn quất. Em đã nhiều lần khấn chi Thu như thế này:
. . . “ Chị ơi! Nếu chị có linh thiêng, xin về báo mộng cho em, xin trả lời em một câu hỏi duy nhất: Em phải làm gì cho chị, cho anh ấy?”
Nhưng tuyệt nhiên không thấy chị ấy hiện về. Như thế có phải là không có cõi khác ư? Con người khi dời dương thế,là đã siêu linh tịnh độ, là đã bắt đầu đi vào đoạn cuối của một con đường, đã vào hẳn nơi gió bụi để biến thành những hạt cát vô hồn không hả chị? Hay chị ấy không muốn về, không muốn trả lời những câu hỏi mà không một ai, có thể trả lời em được, phải vậy không hả chị Thanh?
Nhưng, . . . Em biết chắc một điều, trước mặt em bây giờ, tạo vật và đất trời, đều đổi khác cả, đều đáng yêu cả. Ánh sáng chiếu vào phòng dậy muộn, tiếng chim gọi nhau về tổ, tiếng lá cây rơi chạm đất, em cứ ngỡ như tiếng con tim em đang rạt rào, đang chờ đợi. Con bạn em nó bảo: “ Chờ đợi là hạnh phúc. Còn cái gì đã nắm bắt được thì càng lâu càng chán. . .” Phải vậy không chị?
Em xin ngừng viết, với câu hỏi chị phải trả lời cho em càng sớm càng tốt: “ Em có nên đi thăm anh Hải không, và em sẽ nói với anh Hải như thế nào?” Chị trả lời em ngay, chị Thanh nhé!”

Thư của Hà gửi chị Thanh.

Em đã nhận được thư của chị, và bây giờ, Em đang ngồi trên chuyến tầu xuyên Việt! Chị biết không: Ngay khi nhận được thư của chị thì em đã có tất cả những câu trả lời cho em rồi. Em đã chờ chị sẽ viết “ Cứ ra thăm Hải đi, cứ nói là chị Thu đã qua đời rồi đi, cứ nói luôn nỗi lòng của em đi?” . . . Em bồn chồn chờ chị trả lời như thế, và chị đã viết như thế thật!
Chuyến đi này, khởi đầu bằng tất cả sự náo nức bồn chồn của em, khởi đầu bằng những câu hỏi không có ác ý của những bà đi thăm chồng, cùng đi một chuyến tầu:
- Ra thăm bố con hả?
- Bố cháu ở trại nào?
Em đã không trả lời, rồi nhắm mắt, ngồi nghe tiếng bánh xe nghiến trên con đường sắt, em đắm mình trong một cảm giác: Có ông bụt đang quay cuộn chỉ thời gian, đang chở cả một mùa xuân trên chiếc xe hỏa cũ kỹ, cho kì ngộ đến gần. . .
Em sẽ không kể cho chị nghe, em phải trèo đèo lội suối như thế nào, mới tới được một khu trại, trại Vĩnh Quang 2 vào lúc trời nhờ nhờ tối, những vòm tre nghiêng nghiêng đã ngả sang mầu nâu thẫm rì rào theo gió đẩy đưa, mắc lên trên ấy một mảnh trăng liềm . . . Ðứng trên con dốc nhìn xuống, chỉ thấy những mái nhà lờ mờ, âm u rờn rợn. Em có cảm tưởng như em đang đứng trước một hang động có con quái vật đang giam giữ người thân của mình.
Người ta đã dẫn em đến căn nhà “ Hạnh phúc”. Ðó là một dẫy nhà tranh vách đất, được chia ra nhiều gian, được phân ra làm nhiều ngăn thành những “ phòng” nhỏ, bằng những tấm màn hoa sặc sở. . .”
Người cán bộ nói giọng lơ lớ:
- Các anh ấy đang đi lao động ở trên Tam Ðảo, tối mai mới về. Chúng tôi sẽ chiếu cố cho các chị, ngay tối mai. . . A! Các anh này, trong quá trình học tập đều không có vấn đề gì. Trại sẽ chiếu cố cho các anh ấy, được ngủ lại đêm với các chị tại đây”
. . “ Chiếu cố cho ngủ với nhau một đêm!” Các bà vợ nghe đến đây thảng thốt nổi sung sướng. Còn em, nhìn những chiếc giường đơn trong những ô có kéo vải kia, em không biết phải tả cho chị nghe như thế nào nữa, cái cảm giác lúc đó nó lạ lùng như thế nào nữa. Chỉ biết lúc đầu, mặt em lạnh toát. Rồi bừng đỏ. Rồi như người đang lên cơn sốt. Rồi như có một cục than hồng đang di chuyển sát tận mặt em, đang từ từ tiến vào các mạch máu, rồi chạy rần rật khắp cả châu thân em.
Sáng hôm sau em dạy sớm, nhìn qua cửa sổ, sương lạnh còn là đà mặt đất, em đã thấy các tù nhân làm việc từ hồi nào. Vườn rau xanh với những vuông luống thẳng tắp như những lằn kẻ. Những người tù, kẻ thì gánh nước, kẻ đang cuốc đất, người đang nhổ rau. Tất cả như những hình nhân, chập chờn, chới với trong một màn sương mù ảm đạm.
Khi nắng đã bắt đầu lên, khi sương đã tan, các người tù vẫn cặm cụi làm việc. Bốn góc vườn có bốn người cảnh vệ, đang chĩa những họng súng về phía họ. Các anh ấy, những người tù, thỉnh thỏang lại liếc nhìn về chúng em. Có anh làm bộ đi lấy một cái gì đó để tiến gần hàng rào tre, hỏi một câu bâng quơ, nhưng chan chứa nỗi khao khát:
- Ở trong Nam ra đó hả?
- Anh ấy ở đội mấy, tên là gì?.
Trời ơi, không thể tưởng tượng được rằng, đó là những sĩ quan đã một thời làm thổn thức trái tim của biết bao nhiêu thiếu nữ ở hậu phương, đã chiến thắng biết bao cuộc hành quân, làm tan vỡ biết bao nhiêu chiến dịch công kích của địch quân. Bây giờ trông kìa! Những bộ quần áo tù, màu lam, rách rưới, hờ hững ôm lấy những mảnh thân gầy! Chúa, Phật quả đã bỏ quên họ mất rồi!
Trời chập choạng tối. Người cán bộ tập họp các thân nhân vào gian nhà chính. Hắn nói:
- . . . “ Chúng tôi có buổi họp này để đả thông tư tưởng cho các chị, trước khi các chị gặp chồng. Việc các chị được gần gũi các anh ấy là một ân huệ hết sức to lớn của Ðảng, vì thế các anh các chị có vui vầy, cũng không được quên động viên nhau học tập tốt, lao động tốt để sớm trở thành công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hắn nói huyên thiên, sau đó hắn nói:
- Các chị đã được chỉ định “ Làm chủ” cái giường của mình, chị nào ngồi ngay vào những cái giường ấy. Các anh ấy sẽ đến ngay.
Em ngồi khép nép bên mép giường, một cảm giác vừa xấu hổ, vừa tê tái: Em giống như giai nhân chờ đợi tân lang trong một đêm động phòng hoa chúc. . .
Khi em nghe những tiếng ồn ào ào ập tới thì anh ấy đã đứng ngay trước cửa phòng. Ðúng anh Hải rồi! Như một cục nam châm, chúng em chạy đến ôm nhau, nhưng khi hai đôi môi đang run rẩy tìm đến nhau, chỉ một tích tắc ấy, em đã nhớ ngay đến chị Thu, em đã đẩy Hải ra:
- Hà đây, Hà đây mà!
Anh bật người ra phía sau, hai tay buông thõng. Trong bóng tối nhờ nhờ của ô phòng hẹp, anh như một pho tượng, lạnh băng. Em nhòa nước mắt. . .
Giọng anh đứt quãng:
- Chị đã. . . làm sao rồi phải không? Hà ơi!
- . . .
- Trời ơi! Thu ơi!
Ðêm hôm ấy, trên chiếc giường chỉ đủ cho một đôi vợ chồng lâu ngày mới gặp. Trời lại mưa, một cơn mưa trái mùa. Gió lùa hun hút. Ðêm dài mưa rơi, em có cảm tưởng đếm được từng giọt buồn se sắt thấm vào tận ruột gan của cả em lẫn Hải.Trong tiếng rì rầm, tiếng áo quần sột soạt, tiếng khóc rấm rứt. Tiếng kẻng cầm canh rời rạc. Tiếng con chim cú lạnh lùng trên chái nhà. Tiếng con vạc sành khắc khoải kêu sương. . . Em cứ tê cứng, cứ như lịm đi. . .
Rồi lại cứ khoảng vài giờ, một giọng nói cùng với ánh đèn pin loang loáng vang lên:
- Các anh nằm tại chỗ điểm danh cho tôi.
“ Nằm tại chỗ điểm danh”! Người trả lời, từ những cửa miệng đang thì thầm, từ những hơi thở đứt đoạn, như từ những dấu chấm của một đoạn văn bi ai.
Chị Thanh ơi! Chị có biết cái cảm giác vừa ngây ngất, vừa rạo rực, vừa khó chịu của em khó diễn tả như thế nào không? Hình như em không còn có thể kiểm soát được hơi thở của em nữa! Tai em lùng bùng, mắt em nhạt nhòa. Cảm giác ấy, cứ như ngọn hải triều dấy lên từng đợt, từng đợt! Có nhiều lúc em muốn lấy hết can đảm, muốn nghiêng người, ôm chặt lấy anh, hôn lên đôi mắt của anh, mà em biết chắc, anh ấy cũng đang khóc. . .
Còn Hải như một vách đá dựng thẳng đứng, nhô lên trên mặt nước giá băng. . .
Cả hai đã không chợp mắt, cho đến khi trời sáng, hai người vẫn như còn nhiều ấm ức. . .
Những người tù đã có lệnh về trại, em và Hải đứng chôn chân nhìn nhau, em thấy rõ hơn khuôn mặt thanh tú của Hải, những nét phong trần đã hằn ra trên trán, bên khóe mắt đẫm buồn . . Và trong cái nét khắc khổ như một nhà tu khổ hạnh ấy, em có cảm tưởng, anh như một cây tùng, đứng trơ vơ trong tuyết lạnh.
Tránh cho mình khỏi khóc, em ngước nhìn lên bầu trời có ngôi sao mai đang ngân ngấn lệ . Xa xa, những đám mây trắng xóa đang ôm ấp lấy ngọn Tam Ðảo. Dưới thung lũng, có hai cánh cò trắng dìu nhau là đà. . .
Hải nói nhỏ đủ cho em nghe:
- Em phải đi đi. Nghe anh, anh có thể tự lo liệu được.
Nắm chặt hai cánh tay khô khốc của Hải, em bật khóc:
- Không bao giờ, em sẽ thay cho chị, mãi mãi chờ anh về. . .
Em ôm lấy Hải, say đắm như ôm một người tình, còn Hải hôn lên trán em, nhẹ nhàng như hôn một đứa bé.

KẾT.
Hoàng đứng tựa lưng vào một gốc cây. Nhìn hai chiếc bóng trơ vơ của Hà và Hạnh, cùng một màu áo đen tuyền, đang đứng chắp tay trước ngôi mộ phẳng lì, xanh sẫm của cỏ, sương chiều lãng đãng. Tiếng côn trùng rên rỉ như một khúc nhạc buồn, như một nỗi sầu thảm ngấn đọng khắp không gian.
Giống như người vừa qua thời kỳ mất trí nhớ, anh lần ngược lên tận những nơi xa xăm của ký ức để tìm đến một vùng trận mạc. . .
. . . Ðó là vào năm 1972, vào mùa hè nóng bỏng của đất trời và chiến trận. Ðơn vị Hoàng vừa tái chiếm xong Cổ thành Quảng Trị. Tất cả những vật trên mặt đất dù hoang tàn đổ nát nhưng như đang được hồi sinh sau một cơn ác mộng khủng khiếp.
Những tà áo mầu tung bay trong gió, những khuôn mặt tươi cười diễm lệ bên cạnh những khuôn mặt khô khốc vì khói súng, vì mất ngủ.
Trung tá Hải gọi máy cho Thiếu úy Hoàng:
- Qua đây, qua đây Hoàng ơi, bắt giùm cho tớ con kỳ đà này với. . .
Con kỳ đà này là một cô gái, đẹp như một đóa hoa hồng ướt đẫm sương mai, Ðôi mắt ươn ướt, lúc nào cũng như đang sắp khóc. Có lúc lại nhí nhảnh như một con chim sơn ca, như một dòng suối hồn nhiên mê đắm. . .
Hoàng đứng như trời trồng trước hai giai nhân, anh ngơ ngẩn đến độ, anh lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu có một ông bụt đến thưởng công cho Hoàng, cho phép anh chọn một, anh phải có một thời gian dài đắn đo, mà vẫn không biết chọn ai. . . Hai cánh tay tiên chìa ra:
- Tôi là Thu
- Em là Hà.
Hoàng giả bộ sửa lại quân phục cho ngay ngắn, rồi đứng nghiêm như đang trình diện thượng cấp:
- Còn tôi, trước hai mỹ nhân, như những tiên cô hiện ra trong làn khói súng chiến trường này. Bàng hoàng quá, nên đã quên mất tên của mình rồi!
Có tiếng khóc nức nở từ trong lều vải. Hoàng im bặt vì biết mình đang đùa cợt không đúng lúc. Ngay sau đấy anh biết, người đó là chị Thanh, chị của Hà và Thu
Chị Thanh nhờ một anh quân nhân dẫn đến thăm căn hầm chỉ huy, nơi Thái đã gục ngã. Thu và Hải cứ quấn lấy nhau. Hà cười:
- Nhờ anh đưa con kỳ đà cái này đi chơi đi, anh vô danh ơi!
Hoàng dẫn Hà đi một vòng, tất cả chỉ thấy tang thương và đổ nát. Hai người đến ngồi cạnh bờ sông. Con sông Thạch Hãn, mới tháng trước đây thôi, cuồn cuộn đạn bom. Hôm nay, y như một bà mẹ hiền từ, lặng lờ chảy. Nước sông như làm dịu hẳn đi không khí quay quắt của mặt trận. Tại triền sông bên kia, đám chim tản mạn tìm mồi. Ánh sáng loa lóa từ mặt sông. . . Một làn sương mỏng lang thang trên mặt nước, đang lững lờ trôi về phía hạ du.
Hoàng lấy một cục đá ném ra giữa dòng: “ Quân bất kiến Hoàng-Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi”. Bất phục hồi! Ðừng trở về nữa! Ðừng trở về nữa!
Hà ngạc nhiên, Hoàng muốn nói ai không trở về nữa cơ chứ?
Có tiếng cười to của Hoàng. . .
Hà nói:
- Các anh cực khổ quá mà cũng cười đùa được, kể cũng hay thật.
Hoàng lại cười:
- Chẳng lẽ lại khóc hay sao?.
Rồi giọng anh trầm hẳn xuống:
- Cô biết không, những người lính chúng tôi đang đếm sự sống bằng tiếng tích tắc của thời khắc, chúng tôi lúc nào cũng như đứng giữa đường biên của cuộc sống trần thế và thế giới của cái chết. Sống chết quân bằng! Phù du lắm, mong manh lắm cô ạ! Cái gì cũng thích làm ngay, cứ như thể, nếu để một lát nữa thôi, một viên đạn địch sẽ cắt đứt mọi hoài bão, mọi toan tính, mọi lời thề thốt . . Nên tôi thích ngồi nhìn những dòng sông là như thế. Ở quê tôi cũng có một dòng sông, con sông Thu Bồn ấy mà, nó đã ôm mát cả tuoiẩ thơ của tôi. . . Ôi ! Cô Hà biết không, Có những đêm trăng, đêm trăng biếc, có cả ngàn vì sao xuống đấy gội đầu, có những đợt sóng chao lên tiếng nấc. . . Còn cô, Cô lại mang tên là Hà, thích thật!
Hà nói: Tôi tên là Hà, tôi cũng thích những dòng sông chảy trôi. dòng sông thì cứ trôi, trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm. . .
Hà bước xuống bờ sông, rồi quay lại cười:
- Sao ngồi đờ đẫn ra như thế hả ông phỗng, nhớ người yêu à! Gửi thư tôi mang về cho, nhân tiện xem mặt cô bé nào đang làm chủ trái tim của viên “ Sĩ quan đào mỏ” này!
- Sao cô biết biệt danh của tôi?
- Mới đặt chân đến đây, anh Hải đã kể chuyện ấy rồi, ảnh còn nói, không có anh, chưa thể nào diệt xong cái chốt lì lợm ấy đâu. . .
Cái chốt ấy, nằm ngay phía tây của Thành cổ đã tan nát vì bom pháo của cả hai phía. Cứ mỗi một đợt xung phong, là từ đó, những tên bắn sẻ của địch đốn ngã một người. Hoàng nhẩm tính không biết đến bao nhiêu đồng đội của anh đã ngã gục tại đây. Phải chiếm nó với bất cứ giá nào! Anh đem dự định ấy nói với Tiểu đoàn trưởng Hải. Trung tá đắn đo: “ Liều quá, mình không muốn. . .” Nhưng Hoàng cố gắng nài nỉ mãi. . .
Thế là cứ đến chập tối. Ðại đội của Hoàng thay phiên, cứ ba người một, một người đào, một người xúc cát đá vào bao cát, và một người mang ra đổ phía sau. Ban ngày, công việc tạm ngưng, nhường lại cho không và pháo yểm.
Khi đường hầm chỉ còn cách cái chốt quái ác ấy không xa, khi các binh sĩ ta đã bắt đầu nghe được tiếng rì rầm của bọn cán binh. Anh chọn khoảng một tiểu đội, nai nịt gọn gàng. Những tràng pháo binh bắn cận điểm đã ngừng. Anh cùng đồng đội bò gần đến những miệng hầm. . .
. . . Một tia chớp cùng với tiếng nổ trầm trầm vững chải. Mật hầm tung lên, Ðất cát bay rào rào cùng với những tiếng la thất thanh của quân địch. Hoàng và đồng đội vùng dậy, lao lên, siết cò. Tiếng súng nổ giòn giã như tiếng gõ nhịp của một khúc quân hành hùng tráng, thôi thúc anh và đồng đội tiến lên. . .
Hoàng ngước nhìn trời đêm thăm thẳm. Anh thật không ngờ sự việc lại dễ dàng chóng vánh đến như thế. . .
Hải ngồi ngay bên máy truyền tin. Anh nghe rõ những tiếng lựu đạn nổ rời rạc, âm u. Những tràng súng sắc lạnh, hối hả. Rồi tiếng của Hoàng nổi lên:
- Nhân vị đây 1, chúng tôi đã làm chủ cái chốt Alfa rồi.
Ðêm ấy, thật yên tĩnh! Hóa ra cả một Cổ thành đổ nát như thế này, đại đơn vị của Cộng quân, lớp đã rút lui, lớp bị tiêu diệt, chỉ còn lại cái chốt quái ác này. . .
Ðến sáng, Hoàng cho bung ra lục soát, trong mùi tử thi xông lên nồng nặc. Anh đã tìm thấy thân xác đã rữa ra của Thái. .

Có tiếng Hà:
- Thi sĩ đang làm thơ đấy à? Ở đây, sông nước đâu mà ca bài Tương tiến tửu?
- Chị thấy không? Dòng sông và dòng đời đang là một tiền định “ Trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm!”
Hà đùa:
- Này! Không được phép gọi “tui” là chị nghe không? Phải gọi bằng dì. Thưa dì Hà, cháu là Hoàng, có điều bẩm báo. . .
- Vâng cháu xin bẩm báo với nãi nãi rằng: Nãi nãi ới! Nải nải có thấy không, nước sông đã trôi?. . . Sông đã trôi ra biển!
Hà cười buồn, cô nhìn về phía mộ Thu, như phân bua với một nẻo hư không:
- Ðâu có còn nồng nàn như chú với con Hạnh đâu, nhưng tôi với anh Hải bây giờ không còn phải chờ đợi nữa, chúng tôi đã ăn chung bữa, ngủ chung giường , Có chung những cảm giác ân ái nóng bỏng, và đã có hai đứa con chung. Chúng tôi đang đi chung một con đường, nhưng thật chua xót, tôi và Hải vẫn có một cái không chung: Cuộc đời riêng!
Anh nhìn xuống mặt nước hồ xanh sẫm. Gió thổi làm những chiếc lá úa tàn cứ như xoắn lại với nhau

Nguyễn Trọng Hoàn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kiếp Này Em Gánh Lời Thề - Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD )

I. THU

Thư của Hoàng:

Hà thân.
Anh báo tin cho bác và Hà biết: Chị Thu, cháu Hạnh và anh đã đến trại tị nạn Songkla. Nhưng, thật không may, tất cả những phụ nữ trên tầu đã gặp nạn. Ðàn ông có một số bị ném xuống biển, còn anh chỉ kịp ôm lấy cháu Hạnh, đẩy cháu vào khoang chứa những thùng nước ngọt. . .
Hà và bác cứ yên tâm, anh sẽ làm hết sức mình để chăm sóc cho chị, chăm sóc cháu Hạnh.
Anh có nghe tin, các sĩ quan “ Có nợ máu” đều phải đem ra ngoài Bắc “ học tập” cả, anh Hải chắc cũng bị đem ra ngoài ấy thôi. . .

Thư của Hạnh.

Bà ngoại ơi! Cô Hà ơi!
Cháu là Hạnh đây, cô ơi! Mẹ cháu đang nằm bệnh viện của tỉnh, người ta đã phải chuyển mẹ cháu từ trạm xá của trại ra đây, cháu đã phải nhờ các bác, các chú đến trước, biết tiếng Anh, xin mãi họ mới cho cháu được theo mẹ ra đây. Khoan. . . Cháu bận một chút việc. Cháu tạm ngừng viết một chút.
Vừa rồi, cháu đi lấy thêm mền để đắp cho mẹ. Não lòng quá cô ạ, mẹ cháu vẫn cứ thiêm thiếp. . .
Cháu không biết nói tiếng Anh, họ lại không biết tiếng Việt, nên mỗi khi tìm một y tá hay một bác sĩ cho mẹ cháu, rất khó khăn. Cũng may có chú Hoàng ngày đêm ở cạnh, không có chú ấy, không biết cháu và mẹ cháu sẽ ra làm sao? Thôi, để lần sau cháu viết nhiều cho Cô nghe.
Bà ngoại có khỏe không hở cô?

Thư của chị Thanh.

Hà ơi.
Chị vừa ra bưu điện gửi tiền và quần áo cho Thu và cháu Hạnh, chị cũng đang chuẩn bị sang Thái để thăm Thu. Cả nhà yên tâm, máu chảy ruột mềm, chị sẽ làm đủ mọi cách để đem Thu và cháu Hạnh qua Mỹ càng sớm càng tốt.
Chị đã gửi tiền về cho gia đình theo đường dây của nhà cậu Ðăng, em viết thư ngay cho chị, nhớ trả lời chị những câu hỏi như sau:
- Tình trạng của mẹ làm sao? Cô Dự mới phone cho chị, cổ nói mẹ phải đi bệnh viện, có phải vậy không?
- Ðã nhận được tin của Hải chưa? Chị có nghe nói, những sĩ quan cao cấp của mình, đa số bị đem ra giam giữ tận ngoài Bắc, lại vô cùng khốn đốn, có phải vậy không?
Chị viết thư này, Cali đang vào mùa Giáng sinh, Việt Nam năm nay, chắc chẳng có ai nhớ đến ngày Chúa ra đời đâu Hà nhỉ? Lại sắp gần tết bên ấy rồi.
Ôi, cứ nghĩ ngày tết của năm 1972, rồi nghĩ đến tết lần này, chị lại não lòng. Năm đó, cả nhà ăn một cái tết rất đầm ấm, phần để mừng cho chị được vào nhà dòng, Phần cho chị nguôi ngoai nỗi khổ đau của người vợ trẻ chết chồng. Ôi, viết cho Hà mà chị có cảm tưởng như anh Thái đang hiện về trước mặt chị, đang thì thầm cùng chị.
Bằng cách này hay cách khác hãy giúp đỡ, cầu nguyện cho những đồng đội của anh ấy, mong sao họ đủ can đảm để vượt qua được cảnh tai trời ách nước này. . .
Thôi chị không viết nữa, chị chờ thư của Hà trả lời những câu hỏi vừa rồi của chị. Hôn me cho chị.
Thương em.

Thư của Hạnh:

Bà ngoại ơi! Cô Hà ơi,
Mẹ cháu đã tỉnh rồi, trời ơi! Cô ơi! Không thể kể xiết cho cô nghe nỗi vui mừng của cháu và của chú Hoàng khi thấy hai bàn tay của mẹ cháu cử động được, hai mí mắt giật giật, từ từ mẹ cháu mở mắt, nhưng lạ lắm cô Hà ạ, khi chú Hoàng ghé vào tai mẹ cháu, hỏi:
- Chị Thu, chị nhận ra cháu Hạnh không?
Mẹ cháu gương mặt hốt hoảng, rồi như muốn dùng hết sức của mình, ngồi dậy nhưng nào có ngồi được đâu. Chú Hoàng phải nói:
- Chị cứ nằm yên, chưa dậy được đâu, chị cần gì cứ nói với em?
Cháu cứ tưởng mẹ cháu sẽ hỏi đến ba cháu, nhưng không, mẹ cháu muốn tung tấm chăn ra, nói như hét:
- Cho tôi đi tắm, cho tôi đi tắm ngay.
Cháu thấy chú Hoàng nói:
- Yên tâm đi chị, chị còn yếu lắm.
Mẹ cháu từ từ nhắm mắt, rồi cứ thế, nước mắt của mẹ cháu tiếp tục chẩy, chú Hoàng đưa cháu cái khăn rồi nói nhỏ:
- Cháu lau nước mắt cho mẹ, chú đi pha sữa.
Giọng chú sao khác với ngày thường, cháu nhìn theo, hình như chú cũng lau nước mắt thì phải.
Mẹ cháu khóc, chú Hoàng khóc, thấy vậy cháu cũng òa lên khóc

Thư của Hoàng

Hà thân nhớ
Anh đã đưa chị Thu và cháu Hạnh trở lại trại tị nạn, chị đã ăn được một chút. Thể chất thì có cơ may bình phục được, nhưng tâm hồn của chị ấy thì đã vỡ tan tành rồi.
Chiều hôm qua, anh và cháu Hạnh dìu chị ra bờ biển, chị hỏi anh:
- Việt Nam ở hướng nào vậy chú?
Rồi chị lặng lẽ, bất động, đôi mắt vô hồn hướng về biển cả, mặt biển chỉ toàn là sóng bạc đầu, toàn là những con hải âu chao qua, nghiêng lại, để cùng với những cơn gió lạnh từ mênh mông của biển trời thổi đến. . .
Bỗng anh nghe chị Thu thở dài, đứt đoạn:
- Hải ơi! Giờ này, người ta đang giam anh ở đâu?
Chị khóc, cháu Hạnh khóc, anh cố giữ không cho nước mắt trào ra. . .

Thư của Hạnh.

Bà Ngoại ơi! Cô Hà ơi.
Cháu đã gặp bác Thanh, hôm qua, chú Hoàng dìu mẹ cháu lên ban quản lý của trại, để gặp bác Thanh từ Mỹ qua thăm mẹ cháu.
Bác đi với cái một Ma Soeur nữa. Cháu thấy bác ôm hôn mẹ cháu, vuốt tóc mẹ cháu, cả mẹ và bác cùng khóc. Mẹ cháu chỉ nói được có mấy tiếng:
- Chị ơi, em khổ lắm, thân em nhơ bẩn lắm rồi! Em không xứng đáng với anh Hải nữa đâu!
Rồi mẹ cháu lại ngất đi, người ta lại đưa mẹ cháu trở lại trạm xá. Bác Thanh cũng khóc, bác và Ma Soeur kia trở ra Băng Cốc. Bác nói, bác ra đấy để làm thủ tục bảo lãnh cho mẹ cháu và cháu, có khi cả chú Hoàng nữa, bác còn nói tình trạng sức khỏe của mẹ như thế này thì phải làm mọi cách để mẹ cháu được qua Mỹ càng sớm càng tốt.

Thư của chị Thanh:

Hà thương nhớ của chị.
Nghe tin me khỏe lại, chị rất mừng, càng mừng hơn là gia đình nhà ta bên ấy đã nhận được tin tức và thư của chú Hải. Em đoán đúng, thư Hải viết từ Hoàng Liên Sơn, có nghĩa là Hải đang bị tù tận ngoài Bắc kia đấy.
Cứ nghĩ đến hoàn cảnh chú Hải và Thu, chị mới nghiệm ra một điều, mà điều này, chúng ta phải trả bằng những giọt nước mắt: Những khổ đau ngày hôm qua, chưa hẳn đã là những hạnh phúc cho hôm nay, có khi còn là những bất hạnh kế tiếp. Chỉ có đi tu như chị mới biết chắc rằng, cõi phúc tưởng là xa xăm, không thực, nhưng càng ngày, nó như càng đến gần mình hơn.
Nếu năm ấy, năm khói lửa bùng cao ấy. Nơi mặt trận Quảng Trị tàn khốc ấy, không cướp đi anh Thái thương yêu ngàn đời của chị. Thì hôm nay, ảnh chắc cũng phải đi tù như chú Hải rồi! Chị không trách Thu, nhưng giá như chị, giá như anh Thái còn sống mà bị tù như chú Hải, thì chị sẽ không vượt biên đâu. Chị sẽ ở lại với ảnh. Sẽ lặn lội ra tận ngoài Bắc thăm ảnh. Sẽ đan những chiếc áo ấm cho ảnh. Sẽ đem đồ ăn cho anh ăn, rồi xin anh bát cơm tù anh vẫn ăn, chị sẽ chan cơm ấy, bằng chính nước mắt của chị, để chia sẻ cùng với anh, cảnh khốn cùng của một người lính trận khi sa cơ lỡ vận.
Nhưng Thu nhà mình đã không làm như thế, chị nhắc lại, chị không trách Thu, nghĩ cho cùng, Thu làm thế còn hơn biết bao nhiêu người vợ trẻ đã không trọn tiết với chồng, đã lấy thù làm chồng. . .
Ôi, người ta vẫn bảo, nước mất thì nhà tan là như vậy đó.
Còn việc này hết sức quan trọng, chị muốn Hà phải tuyệt đối nghe chị. Hải đang ở trong một hoàn cảnh nghiệt ngã như thế. Chúng ta không thể để chú ấy bị thêm khổ đau nữa. Em phải giấu kín sự việc này. Nếu nhà nước Cộng sản có cho viết thư thăm Hải, em cứ coi em như là Thu, viết thư an ủi chú. Nét chữ của ba chị em mình, khi còn sinh tiền, chính ba của chúng mình còn không nhận ra được nũa cơ mà!
Em nhớ an ủi Hải, em cứ viết là em ( Tức là Thu) sẽ mãi mãi chờ ngày về của Hải, cho dù thời gian tù tội có là bao lâu chăng nữa.
Chị còn nhớ, Hà của chị ngày xưa vẫn được điểm cao về môn văn, được ba của mình khen ngợi lắm mà! Em nhớ viết thư cho Hải nhé.
Có thể tháng sau, Thu và cháu Hạnh, sẽ sang Mỹ với chị.
À chị quên, chị cũng đang bảo lãnh chú Hoàng, tội nghiệp chú ấy, nghe cháu Hạnh và những người trong trại kể lại việc chú ấy chăm sóc cho Thu, không khác chị ruột của mình, mới thấy tình chiến hữu đâu có phải ở chiến trường mới có, mà khi ngã ngựa, thì lại càng rõ hơn và thắm thiết hơn.
Hôm gặp lại, chị nhận ra ngay anh chàng sĩ quan lém lỉnh gan lì của mặt trận Quảng Trị ngày nào, đã là ân nhân của chị, chính chú ấy đã tìm ra được thi hài của anh Thái. Chị có nói đùa:
- Hà nó vẫn nhắc đến chú đấy!
Chú ấy cười rất buồn:
- Cô ấy vẫn nói, tên cô ấy là Dòng Sông, dòng sông cứ trôi, trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm. . .

Ðiện tín từ Mỹ: Ngày . tháng . năm .

Con báo cho Me và Hà một tin buồn: Thu qua đời vào sáng . tháng . năm .. Lễ an táng sẽ cử hành ngày. . tháng . . năm . . .
Me và Hà đừng quá xúc động. Gia đình cũng đừng báo tin cho chú Hải biết.
Thanh.

Thư của Hạnh:

Cô Hà ơi, Bà ngoại ơi! Bố ơi! Mẹ Thu của con chết rồi, bây giờ con biết làm sao đây? Mẹ Thu con chết được cả tháng rồi, mỗi lần con tính ngồi viết thư cho bà ngoại, cho cô Hà thì nước mắt con tuôn trào, nước mắt thấm đầy cán bút, thấm cả vào trang giấy, con không thể nào viết tiếp được.
Thư này con đang viết tại một nghĩa trang ở San Diego, nơi mẹ con đang an giấc ngàn thu.
Càng đau đớn, con càng thấy mình có lỗi với mọi người, vì ngay lúc bước chân ra đi, mẹ Thu con đã nói:
- Ba con coi như đã chết, mẹ cũng coi như đã chết, mẹ cố gắng mang con, mang tình yêu của ba mẹ sang vùng đất tự do cho con học thành người.
Con chưa biết có thể thành người ra sao, nhưng bây giờ con đã là đứa bé mồ côi. Mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô ơi, cô đừng cho bố con biết nghe cô. Trong tù, nếu biết tin này, bố con sẽ đớn đau biết là bao?
Bên cạnh con đây, chú Hoàng đang dựa lưng vào gốc cây, chú ấy đang nhìn cái gì về phía con dốc, có cỏ xanh mịn, cuối dốc là một con đường chạy dọc bờ hồ, chú ấy đang nhìn cái gì vậy?

Thư của Hoàng:

Hà thân nhớ.
Anh viết thư cho Hà vào một buổi chiều tàn Thu. Thu bên Mỹ đúng là Thu vàng, cây cỏ, không gian chan chứa màu vàng, gợi buồn gợi nhớ. Người ta vẫn nói màu vàng tượng trưng cho tan vỡ. Có nhiều lúc anh nghiệm ra rằng, đằng sau tất cả những gì quyến rũ của tình yêu, có chan chứa những giọt nước mắt. . . Như cái tên của anh, chắc có dính dáng gì đến màu vàng, nên hết cuộc tình này, đến cuộc tình khác đều đi vào bế tắc, khổ đau. Anh lại thấy: Mọi sự đổ vỡ đều như thế cả. Lần này hi vọng lần sau sẽ khá hơn. Cố lấy người này ra để bào chữa cho người kia, nhưng suy cho cùng, giống nhau cả. . .
Với sự đồng ý của chị Thanh, anh đã mang cháu Hạnh về sống với anh. Tội nghiệp cho cháu, tên là Hạnh, nhưng thật là bất hạnh. Từ khi chị Thu qua đời. Anh đã phải trả lời biết bao nhiêu câu hỏi của cháu, nửa trẻ con, nửa người lớn. những câu hỏi, mà chỉ có Chúa mới có thể trả lời cháu được.
- Chú Hoàng ơi! Sau khi mẹ cháu chết, mẹ cháu về đâu nhỉ? Chú nói người chết biến thành cô tiên, cô tiên còn đẹp hơn mẹ cháu lúc sống nữa kìa! Cô tiên có cánh bay. Như vậy cô tiên có thể bay đến thăm ba cháu ở trại tù không vậy chú?
- Cháu có nghe con bạn học cùng lớp nó nói, cha nó cũng đang phải “ Học tập cải tạo” ở tận miền Bắc. Nghe nó nói, hiện giờ ba nó bị làm việc nặng nhọc lắm. Ăn uống kham khổ lắm. Lại bị đánh đập nữa. Cháu có xem phim “ Buôn Nô lệ” toàn cảnh người đánh người. Người quyết định mạng số cho người là làm sao hả chú? Như vậy Chúa, Phật là thừa thãi hay sao?.
- Chú Hoàng ơi, đêm qua cháu mơ thấy mẹ về. Tỉnh giấc vừa thương vừa giận. Thương vì thấy mẹ cháu đơn lẻ , quần áo tả tơi, máu me đầm đìa. Sao mẹ cháu ôm cháu mà lại kêu tên ba cháu là làm sao? Còn giận, giận chú vì chú xạo quá, mẹ cháu đâu có thành cô tiên nào đâu! Lại chẳng có đôi cánh gì cả. Như thế thì mẹ cháu làm sao bay đi thăm ba cháu được? Ngày xưa, nghe bà ngoại kể chuyện cổ tích kẻ nào làm ác, thì thế nào cũng gặp chuyện chẳng lành, thế thì mẹ cháu có làm ác không hở chú? Ba cháu giết giặc, bảo vệ đất nước, bảo vệ lương dân vô tội có phải làm ác không vậy?
Câu cuối này thì anh phải trả lời, anh đã nghiêm nghị nói với cháu:
- Này Hạnh, nghe chú trả lời đây: Những chuyện về cổ tích ấy, không sai, nhưng đó chỉ là người xưa lấy những chuyện ấy ra để khuyên người sau làm lành, tránh dữ mà thôi. Còn đây là vận nước, vận nước nghiệt ngã, kéo theo vận mệnh biết bao nhiêu người khác. Mẹ cháu là người đàn bà thuần hậu. Còn ba cháu, chú biết ba cháu, cũng như bao nhiêu chiến binh khác, giết giặc nhưng để cứu hàng triệu đồng bào khác. Ðối với đồng đội ba cháu sống hết mình. Ba mẹ cháu là những người lương thiện. Bây giờ có gặp tai nạn, nhưng rồi ra, người chết sẽ thành tiên, người sống sẽ được hưởng phúc. .
Hạnh hỏi anh một câu, anh biết cháu đã trưởng thành rồi:
- Thế thì giữa người chết và người sống, có cái gì. . .
Anh đã trả lời Hạnh như sau:
- Người chết lẽ dĩ nhiên không phải còn sống như chúng ta, nhưng cũng không phải là người đã chết hẳn, vô tăm vô tích. Người chết tạo lập với người sống một mối quan hệ vô hình nhưng bất tử và vô cùng thiêng liêng cháu ạ!
Hà ơi, Thu tàn thì đông đang len lén đi tới. Những cơn gió giao mùa làm se sắt lòng anh. . .

II. HẢI.

Thư thứ nhất của Hải:

Hoàng Liên Sơn ngày . tháng . năm 1977.
Thu và Con thương nhớ.
Anh đang học tập cải tạo tại miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Nhờ sự quan tâm, ưu ái của Ðảng và nhà nước, nhất là của trại, anh được phép viết thư thăm em và con, những mong, em và con, cùng bà con chòm xóm động viên nhau, học tập tốt, lao động tốt, xứng đáng là một công dân tiên tiến của một nước Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.
Anh vẫn khỏe, lao động tốt, học tập tốt anh luôn luôn, an tâm tin tưởng vào đường lối chính sách khoan hồng của Ðảng và nhà nước.
Nhận được thư này, em cho anh biết ngay, em và con bây giờ có khỏe không, có lao động học tập tốt không? Sức khỏe của me thế nào?
Ở đây, mỗi tháng, mỗi trại viên được viết thư một lần, và nhận được thư một lần.
Chúc em và con được nhiều sức khỏe.
Chồng em.
Hải.

Thư thứ hai của Hải

Thu và con thương nhớ vô vàn của anh.
Nhờ được đi gánh phân trong bản, anh có nhờ một người dân tốt bụng chuyển thư này về cho em, nếu thư này có bị phát giác, thì không biết mình sẽ ra sao? Nhưng cùng quá là bị biệt giam, bị cắt khẩu phần ăn mà thôi, em đừng có lo.
Thu ơi.
Xa em và con như thế đã hơn sáu tháng rồi. Thời gian chỉ bằng một cuộc hành quân xa trước đây của anh mà thôi, nhưng sao bây giờ anh thấy lâu quá Thu ạ. Còn không gian thì cứ thăm thẳm, đến độ anh có cảm tưởng, một đứa đang ở dương gian, còn đứa kia ở tận mãi âm ti, địa phủ. . .
Anh đã nhận được thư của em, nhìn nét chữ quen thương, anh đã không cầm được nước mắt.
Miền Bắc đang vào mùa Thu, mùa của tên em, mùa của tên gọi tình yêu hai đứa chúng mình. . . Những lúc được nghỉ giải lao, anh thường nằm dài trên cánh đồng, giương mắt nhìn vòm trời thu xanh thăm thẳm, những đám mây nhẹ đang lững lờ trôi cùng với đàn sếu, xếp thành hình mũi tên đang bay về phương Nam nắng ấm. Gần hơn, nhưng cây xoan, cây bàng đang vào mùa thay lá. Tất cả cùng với Thu, đang rắc vào lòng anh một nỗi buồn vô tả. . .
Anh lại nhớ có lần, cũng mùa Thu này, cũng đất trời như thế này, mặt trận Lao Bảo còn sặc mùi thuốc súng, em đã đến với anh, đến để gõ cửa trái tim tình yêu của anh.
Anh còn nhớ, em có hỏi:
- Ðại úy đã có người yêu chưa?
Cho đến giờ này, anh vẫn không biết tại sao lúc ấy anh lại có “ can đảm” tỏ tình, để trả lời em như thế này;
- Tôi vẫn từng yêu mùa Thu, nhưng cũng như những áng mây kia, cứ đến rồi đi. Tôi cứ đợi mãi, cho đến bây giờ, mới co Ô một mùaThu vĩnh cửu của riêng tôi.
Bỗng nhiên, có trái đạn địch pháo kích gần chỗ chúng mình đứng, cả phái đoàn nhốn nháo, những người lính đã mau chóng nhường hầm trú ẩn của mình cho người hậu phương. Em đã ôm ghì lấy anh.
Một mùa Thu đầu đời đã đến. Tất cả như da thịt đất trời đang ôm ấp, đang thấm dần vào tận trái tim anh.
Thu ơi, Những áng mây thu, những lá vàng của mùa thu, những nắng thu, tất cả rồi sẽ bay đi, trôi đi. Chỉ có Thu của bốn mùa đất trời, chỉ có Thu của anh là vĩnh cửu.

Thư thứ ba của Hải:

Hoàng Liên Sơn ngày. . . tháng. . . năm. . .
Thu và con thương nhớ vô vàn của anh.
Anh đã nhận được thư của em. Thư em viết làm tim anh muốn ngừng đập nhiều lần. Những lời an ủi của em, làm cho anh quên hết tất cả những tủi nhục đắng cay. Anh đã đọc đi đọc lại cho đến nhàu nát, cho đến thuộc lòng. Hôm qua, anh đã tiếc ngẩn ngơ vì nó bị ướt rách khi anh khiêng gỗ qua một con suối. Ðược em cho biết, em và con, cùng cả nhà ta mạnh khỏe là anh rất mừng.
Thu ơi, một trong những điều, khi nằm trong tù như thế này, anh vẫn cứ nuối tiếc là, trong những ngày trận mạc của anh, anh không chăm sóc được gì cho em và con, thậm chí anh vẫn còn ân hận, ngay cả khi bé Hạnh ra đời, rồi ngày đầy tháng, sinh nhật của bé, chẳng bao giờ có mặt của anh. Em hôn con như một lời tạ lỗi của bố nó cho anh nghe em!
Tây Bắc đang vào tiết lập đông, những cơn gió mùa đông bắc thổi cắt da, lùa vào tận trái tim anh, nó như muốn nhắc bảo anh rằng trên đời này, với anh, nếu không có em, không có hạnh phúc tuyệt vời của chúng mình thì thế gian chỉ là một khối giá băng lạnh lẻo. . .
Anh đã nhận được quần áo ấm em gửi. Có điều ngạc nhiên lý thú là, chiếc áo len em đan rất đẹp, đều đặn và tinh xảo, ngạc nhiên là vìợ ngày xưa, cả nhà đều biết, trong ba chị em gái, em là người không biết may vá thêu thùa. Sao bây giờ em đan khéo quá như vậy? Nhìn những đường len đan kết, ôm quyện lấy nhau, đây đó, nổi lên những đóa hoa hồng xinh xinh. . . Tất cả như hơi ấm của em, như da thịt của đất trời đang ban phát và ấp ủ lấy thân thể lạnh đói của anh. . .

Thư thứ Tư của Hải .

Vĩnh Phú 2. . . ngày. . . tháng. . . năm. . .
Thu và con thương nhớ.
Anh đang học tập cải tạo tại trại Vĩnh Quang, thuộc huyện Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Phú, anh vẫn mạnh khỏe, học tập tốt, lao động tốt.
Em và con có khỏe không? Thu ơi! Từ trước đến nay, anh không bao giờ tin vào những giấc mơ, nhưng thật là lạ kỳ, mấy đêm nay, hễ chợp mắt là anh mơ thấy em, em và con đang chìm đắm trong dông bão, trong biển cả đầy sóng, những đám mây đen, những tia chớp xé màn đêm, giáng xuống hai sinh linh bé nhỏ, hai cội nguồn hạnh phúc của anh.
Rồi mới hồi đêm thôi, trong khi bạn bè đang chìm đắm trong giấc ngủ mệt mỏi, thì anh lại mơ thấy em, khắp mình đầy máu, quần áo tả tơi, anh còn nghe thấy tiếng em khóc, tiếng con Hạnh gọi mẹ tuyệt vọng, tiếng cười man rợ thỏa mãn của bọn hải tặc.
Thu ơi, Em viết thư cho anh ngay đi, em viết cho anh biết em và con đang làm gì, có mẹ con có an lành không nghe em!
Anh còn nghe được tin trại cho biết, từ đầu tháng sau, nhà nước sẽ cho thân nhân trong miền Nam ra để thăm tù, anh biết chắc rằng, anh sẽ là một trong những người đầu tiên được găầp lại người thân của mình sau bao nhiêu năm trời xa cách. . .
Trời ơi, chỉ nghĩ thấy được gặp lại em, được hôn con, anh đã cảm thấy như mình được tái sinh vậy!

Thư thứ năm của Hải.

Thu và Con thương nhớ.
Anh đã nhận được quà và thư của em. Biết là em và con an lành, là anh hết lo sợ nữa rồi. Em còn nhớ anh Lâm cùng đơn vị với anh không? Thư nhà anh ấy cho biết, chị Lâm và hai đứa con gái vượt biên, gặp hải tặc. Cả ba mẹ con đều bị hãm hiếp hết sức thê thảm. Sau đó, chúng ném chị Lâm xuống biển. Hai đứa con gái bị chúng đem đi mất. . .
Vừa rồi là đợt thăm nuôi thứ 2 rồi, anh cứ ngóng trông mãi, nhưng vẫn không thấy em và con ra thăm anh, tuy nhiên, nếu sức khỏe của em không cho phép như em nói thì anh cũng an tâm. Những lá thư nồng nàn, chan chứa tình yêu em gửi anh đều đặn như hiện nay, cũng đủ nuôi sống anh rồi!. Những dòng chữ của em, như những dòng máu đang từ từ, hàng tháng, hàng ngày thấm vào huyết quản, nuôi sống thân anh.
Người ta vẫn bảo, trong những lúc nguy nan, trong những lúc tuyệt vọng thì mới biết thế nào là tình yêu, là niềm tin, là son sắt, Thu ạ. . .
Tội nghiệp thay nhiều đồng đội của anh, một con số không phải là nhỏ, không rõ lý do, đã không nhận được quà gia đình gửi cho, không có đến một lá thư nữa. Tội nghiệp cho nỗi tủi thân đầy nước mắt của họ là chừng nào: Trong lúc, những người khác, trong đó có anh, đang ngấu nghiến đọc những tâm tư, tình cảm của người thân, của vợ hiền, của con dại. Trong khi anh đang ướm thử chiếc áo ấm, hay đang mặc nó, thì họ ngồi ủ rũ như những pho tượng trên những tảng đá vắng vẻ. .
Chúa lòng lành đã bỏ quên họ, hay chính những người thân họ đã dứt tình?
Có nhiều người đau xót biết tin: Người vợ của họ, đã đi lấy chồng khác, đã mất tích trên đường vượt biên. . . Than ôi, có nhìn thấy những đớn đau , tủi phận của những người ấy, anh càng thấy anh còn nhiều hạnh phúc, cám ơn em! Cám ơn Thu, em là nguồn sống, là tia sáng đang chiếu rọi, đang dẫn dắt cho anh trên con đường vạn lý để tìm về một nẻo thiên đường, có hạnh phúc của em và của con vẫy gọi.

III. HÀ.

Thư của Hà gửi cho cháu Hạnh:

Hạnh tội nhiệp của cô Hà.
Cô viết thư này cho Hạnh, đúng vào ngày 49 của mẹ, đúng vào ngày sinh nhật thứ 12 của con.
Cô đã nhận được thư của con, ảnh chụp đám tang của mẹ. Cô đã ôm những vật đó vào lòng để khóc thương cho người chị xấu số của mình, khóc thương cho đứa cháu côi cút của mình, khóc cho ba cháu, người chồng chung tình, đang ôm ấp hình ảnh vợ hiền, con ngoan để sống trong một thời gian tủi nhục đớn đau.
Hạnh ơi, những ước nguyện của mẹ, những ý muốn của con, những điều chỉ bảo của bác Thanh về những việc cô phải làm đối với ba của cháu. Cô đang làm. Cho đến giờ, ba con vẫn còn tin, tin mãnh liệt là mẹ con vẫn còn sống. Còn đang ở Việt Nam. Còn đang cận kề với định mệnh xót xa của ba. Còn đang cặm cụi ngồi đan hết chiếc áo len này đến tấm áo len khác, cho mùa rét này, cho mùa đông khác. . .
Tất cả thư của ba con, cô đều đọc rất kỹ. Sau đó, cô để ngay trên bàn thờ có bài vị của mẹ, khi nào nhận được thư mới, cô cất thư cũ trong một cái hộp. Cô coi như đó là bảo vật của chính cô.
Hạnh ơi, mỗi lần thắp nhang cho mẹ, nhìn lá thư của ba con, phủ đầy những tàn nhang, lòng cô quặn đau. Dòng nước mắt của cô như đang chia ra làm ba ấy, một cho mẹ, một cho con, một cho người tù khổ sai ở tận cuối trời. . .
Cô gởi kèm theo đây, những tờ giấy trắng học trò, để con viết thư cho ba con, nhiều thư ba nhắc, ba muốn được đọc thư của con. Cô còn một điều này nữa, rất khó khăn cho mình, là ba con luôn luôn mong mỏi, thậm chí nài nỉ là được mẹ con dẫn con ra ngoài Bắc thăm ba. Trong thư vừa rồi gửi cho ba, cô có nói là mẹ con không được khỏe, còn con thì đang phải học. Thôi cứ lần lữa như thế đi, Hạnh nhé, nhớ viết thư cho ba, gửi về ngay cho cô.
Cho cô gửi lời thăm bác Thanh, chú Hoàng.
Hôn con tội nghiệp.

Thư của Hà gửi chị Thanh.

Em có một thói quen, mỗi khi viết thư cho anh Hải là em lại viết thư cho chị, sau khi viết xong hai lá thư, em đem thư em viết cho anh Hải, đặt trên bàn thờ, em thắp nhang cho chị Thu, em có nói với chị:
- “ Chị ơi, chị đọc lại lá thư này đi xem em viết có đúng ý chị không, những lời, ý trong thư này, thực ra không phải của em, em đã chép lại những ý chính của chị trong cuốn nhật ký, chị đã cẩn thận gửi em cất giữ. Em tin rằng, ở nơi suối vàng cô quạnh kia, chị có thể mãn nguyện là tấm lòng của chị đối với anh đã được em gửi đến tận trái tim của anh rồi.”
Chị Thanh ơi, mỗi lần như thế, mỗi lần cầm lá thư em viết cho anh Hải như thế, bỏ vào thùng thư, em có cảm tưởng, một người đang ở trần gian, chuyển thư của một người vợ dưới cõi âm cho người chồng, cũng ở dưới âm phủ.
Rồi em còn có cảm tưởng em như một ông Tề Thiên Ðại Thánh, đang hóa thân của mình, thổi phù một cái để trở thành hàng trăm hàng ngàn ông Tề thiên khác.
Trong những thư anh Hải viết về nhà, ngoài những thư anh nhờ dân gửi giùm như trước đây ở Yên Bái, anh đều không nói đến những sinh hoạt của trại nhưng những người đi thăm nuôi về họ kể lại, là ở ngoài ấy, các anh khổ sở trăm bề. Có người còn đoan quyết rằng: Nếu chuyện địa ngục là có thật, thì các anh ấy, những người con yêu dấu của tổ quốc, đang sống trong một địa ngục, được thiết lập ngay tại trần gian này. Họ đã bị đối xử còn quá hơn con vật: Mỗi tuần chỉ có một ngày, một bữa với hai chén cơm lưng, những ngày còn lại phải ăn toàn ngô sắn, lại không được no. Các bà ấy kể rằng, nhìn những người chồng ăn ngấu nghiến những lát cơm nóng bà ấy nấu nhờ trong nhà “ Hạnh phúc” của trại, mà các bà ấy phải khóc òa lên. . .

Thư của Hà

Chị Thanh yêu quý.
Thư này, em viết cho chị ngay vào giờ phút giao thừa. Trong một năm, giờ phút này, nó bắt ta phải tìm về ký ức nhiều nhất. Em lại vốn ghét ký ức, vì nó là nguồn cội của mọi khổ đau. . .
Căn nhà của chúng mình, thời trước đầm ấm quây quần là dường nào, thì nay vô cùng đơn lẻ . Nửa tháng trước em đã đem quần áo và đồ dùng gửi cho anh Hải, lần này, không phải bằng bưu điện mà gửi theo một chị ra thăm chồng ở cùng trại với ảnh.
Anh Hải luôn luôn nhắn chị Thu ra thăm cho anh gặp mặt, thư nào cũng vậy. Tội nghiệp anh ấy, vào những ngày giáp tết như thế này, nhìn thấy người ta lũ lượt thăm chồng, không biết là nỗi tủi thân của anh ấy chua xót là chừng nào?
Càng nghĩ như thế, em càng khổ tâm, em càng băn khoăn đến câu chị viết cho em trong lá thư mới nhất:
. . . “ Gia đình mình, có ba chị em gái, thì mất hai người , chị và Thu đều mắc nợ của Hải, tuy rằng vận nước đã kéo theo biết bao nhiêu khắc nghiệt cho biết bao nhiêu con người, nhưng những liên hệ tình cảm ấy, làm cho chị vẫn mang một nỗi khắc khoải không nguôi.”
Chẳng lẽ, chị và chị Thu, nợ ảnh, còn em cũng nợ ảnh luôn hay sao?
Em đang bị hóa thân thành nhiều người. Lúc thì là chị, lúc thì là Hạnh, nhiều nhất là chị Thu. Có những lúc, đang thay chị Thu viết thư cho anh Hải, em đã khóc, em đã tự hỏi:
. . . “ Mình là ai kia kìa?”
Trước kia, mỗi khi viết thư cho anh ấy, em phải tự đặt mình vào tâm trạng của chị Thu, tìm những tâm tư tình cảm của chị trong cuốn nhật ký, rồi khó khăn lắm em mới giàn trải lên trên trang giấy được, nhưng bây giờ em đã không có những khó khăn ấy nữa! Em viết cho anh Hải bằng chính cái tâm của em, bằng chính những nhịp đập trong trái tim em. Và hình như có một chất men gì đã thấm lịm, đang đưa đẩy em vào một cõi thiêng liêng. . .
Còn một điều ngở ngàng này nữa đang xẩy ra cho em, em đã bồn chồn khi chậm nhận được thư của ảnh, em đã khóc vùi khi đọc thư của ảnh, em đã xót xa khi những cơn gió giao mùa thổi đến với câu hỏi chứa đầy nỗi băn khoăn:
. . . “ Bây giờ anh ấy ra sao?”
Chị Thanh ơi, chị đã từng yêu, tâm trạng của người con gái khi bắt đầu yêu nó như thế nào hả chị? Con tim của người đang yêu và hành trình của nó, bắt đầu từ đâu, rồi nó dẫn dắt mình đi đến đâu hả chị? Rồi em lại nghĩ, tên anh là Hải, hải là biển cả, nước sông cứ trôi, trôi trăm năm ra biển cả mênh mông!
Trời ơi! Cứ nghĩ đến việc em yêu anh ấy, em không biết, hạnh phúc hay bất hạnh đang đến với em đây? Nếu em yêu anh Hải, thì thật là cay nghiệt, thật là xót xa, thật là sự an bài trớ trêu của định mệnh, mà không có một nhà văn nào, không có một ông đạo diễn nào có thể làm nổi, ngoài ông trời: Có nhà nào, có hai cô con gái, cả hai cô đều yêu một người?
Một câu hỏi nữa lại đến với em: “ Em yêu anh Hải, em có lỗi với chị không? Có lỗi với chi Thu không? Có lỗi với cháu Hạnh không? Hay có lúc em còn lẩn thẩn, em có lỗi với anh Hoàng không? Với chị và anh Hoàng, em nghĩ rằng không! Nhưng với chị Thu và cháu Hạnh thì sao? Có lần em đã đem câu hỏi này, hỏi chị ấy. Trong làn khói lung linh, em nhìn chị để tìm câu trả lời. Có lần em thấy chị cười, có lần em thấy chị như muốn khóc, như vậy là làm sao hả chị Thanh?
Người ta bảo cõi âm, hay nước Chúa là cõi vĩnh hằng nhưng đối với những linh hồn đã được siêu thoát, đã trang trải xong nợ nần thế sự kia kìa, với những người còn mắc nỗi oan tình, thì vẫn còn vấn vương, vẫn còn lẩn quất. Em đã nhiều lần khấn chi Thu như thế này:
. . . “ Chị ơi! Nếu chị có linh thiêng, xin về báo mộng cho em, xin trả lời em một câu hỏi duy nhất: Em phải làm gì cho chị, cho anh ấy?”
Nhưng tuyệt nhiên không thấy chị ấy hiện về. Như thế có phải là không có cõi khác ư? Con người khi dời dương thế,là đã siêu linh tịnh độ, là đã bắt đầu đi vào đoạn cuối của một con đường, đã vào hẳn nơi gió bụi để biến thành những hạt cát vô hồn không hả chị? Hay chị ấy không muốn về, không muốn trả lời những câu hỏi mà không một ai, có thể trả lời em được, phải vậy không hả chị Thanh?
Nhưng, . . . Em biết chắc một điều, trước mặt em bây giờ, tạo vật và đất trời, đều đổi khác cả, đều đáng yêu cả. Ánh sáng chiếu vào phòng dậy muộn, tiếng chim gọi nhau về tổ, tiếng lá cây rơi chạm đất, em cứ ngỡ như tiếng con tim em đang rạt rào, đang chờ đợi. Con bạn em nó bảo: “ Chờ đợi là hạnh phúc. Còn cái gì đã nắm bắt được thì càng lâu càng chán. . .” Phải vậy không chị?
Em xin ngừng viết, với câu hỏi chị phải trả lời cho em càng sớm càng tốt: “ Em có nên đi thăm anh Hải không, và em sẽ nói với anh Hải như thế nào?” Chị trả lời em ngay, chị Thanh nhé!”

Thư của Hà gửi chị Thanh.

Em đã nhận được thư của chị, và bây giờ, Em đang ngồi trên chuyến tầu xuyên Việt! Chị biết không: Ngay khi nhận được thư của chị thì em đã có tất cả những câu trả lời cho em rồi. Em đã chờ chị sẽ viết “ Cứ ra thăm Hải đi, cứ nói là chị Thu đã qua đời rồi đi, cứ nói luôn nỗi lòng của em đi?” . . . Em bồn chồn chờ chị trả lời như thế, và chị đã viết như thế thật!
Chuyến đi này, khởi đầu bằng tất cả sự náo nức bồn chồn của em, khởi đầu bằng những câu hỏi không có ác ý của những bà đi thăm chồng, cùng đi một chuyến tầu:
- Ra thăm bố con hả?
- Bố cháu ở trại nào?
Em đã không trả lời, rồi nhắm mắt, ngồi nghe tiếng bánh xe nghiến trên con đường sắt, em đắm mình trong một cảm giác: Có ông bụt đang quay cuộn chỉ thời gian, đang chở cả một mùa xuân trên chiếc xe hỏa cũ kỹ, cho kì ngộ đến gần. . .
Em sẽ không kể cho chị nghe, em phải trèo đèo lội suối như thế nào, mới tới được một khu trại, trại Vĩnh Quang 2 vào lúc trời nhờ nhờ tối, những vòm tre nghiêng nghiêng đã ngả sang mầu nâu thẫm rì rào theo gió đẩy đưa, mắc lên trên ấy một mảnh trăng liềm . . . Ðứng trên con dốc nhìn xuống, chỉ thấy những mái nhà lờ mờ, âm u rờn rợn. Em có cảm tưởng như em đang đứng trước một hang động có con quái vật đang giam giữ người thân của mình.
Người ta đã dẫn em đến căn nhà “ Hạnh phúc”. Ðó là một dẫy nhà tranh vách đất, được chia ra nhiều gian, được phân ra làm nhiều ngăn thành những “ phòng” nhỏ, bằng những tấm màn hoa sặc sở. . .”
Người cán bộ nói giọng lơ lớ:
- Các anh ấy đang đi lao động ở trên Tam Ðảo, tối mai mới về. Chúng tôi sẽ chiếu cố cho các chị, ngay tối mai. . . A! Các anh này, trong quá trình học tập đều không có vấn đề gì. Trại sẽ chiếu cố cho các anh ấy, được ngủ lại đêm với các chị tại đây”
. . “ Chiếu cố cho ngủ với nhau một đêm!” Các bà vợ nghe đến đây thảng thốt nổi sung sướng. Còn em, nhìn những chiếc giường đơn trong những ô có kéo vải kia, em không biết phải tả cho chị nghe như thế nào nữa, cái cảm giác lúc đó nó lạ lùng như thế nào nữa. Chỉ biết lúc đầu, mặt em lạnh toát. Rồi bừng đỏ. Rồi như người đang lên cơn sốt. Rồi như có một cục than hồng đang di chuyển sát tận mặt em, đang từ từ tiến vào các mạch máu, rồi chạy rần rật khắp cả châu thân em.
Sáng hôm sau em dạy sớm, nhìn qua cửa sổ, sương lạnh còn là đà mặt đất, em đã thấy các tù nhân làm việc từ hồi nào. Vườn rau xanh với những vuông luống thẳng tắp như những lằn kẻ. Những người tù, kẻ thì gánh nước, kẻ đang cuốc đất, người đang nhổ rau. Tất cả như những hình nhân, chập chờn, chới với trong một màn sương mù ảm đạm.
Khi nắng đã bắt đầu lên, khi sương đã tan, các người tù vẫn cặm cụi làm việc. Bốn góc vườn có bốn người cảnh vệ, đang chĩa những họng súng về phía họ. Các anh ấy, những người tù, thỉnh thỏang lại liếc nhìn về chúng em. Có anh làm bộ đi lấy một cái gì đó để tiến gần hàng rào tre, hỏi một câu bâng quơ, nhưng chan chứa nỗi khao khát:
- Ở trong Nam ra đó hả?
- Anh ấy ở đội mấy, tên là gì?.
Trời ơi, không thể tưởng tượng được rằng, đó là những sĩ quan đã một thời làm thổn thức trái tim của biết bao nhiêu thiếu nữ ở hậu phương, đã chiến thắng biết bao cuộc hành quân, làm tan vỡ biết bao nhiêu chiến dịch công kích của địch quân. Bây giờ trông kìa! Những bộ quần áo tù, màu lam, rách rưới, hờ hững ôm lấy những mảnh thân gầy! Chúa, Phật quả đã bỏ quên họ mất rồi!
Trời chập choạng tối. Người cán bộ tập họp các thân nhân vào gian nhà chính. Hắn nói:
- . . . “ Chúng tôi có buổi họp này để đả thông tư tưởng cho các chị, trước khi các chị gặp chồng. Việc các chị được gần gũi các anh ấy là một ân huệ hết sức to lớn của Ðảng, vì thế các anh các chị có vui vầy, cũng không được quên động viên nhau học tập tốt, lao động tốt để sớm trở thành công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hắn nói huyên thiên, sau đó hắn nói:
- Các chị đã được chỉ định “ Làm chủ” cái giường của mình, chị nào ngồi ngay vào những cái giường ấy. Các anh ấy sẽ đến ngay.
Em ngồi khép nép bên mép giường, một cảm giác vừa xấu hổ, vừa tê tái: Em giống như giai nhân chờ đợi tân lang trong một đêm động phòng hoa chúc. . .
Khi em nghe những tiếng ồn ào ào ập tới thì anh ấy đã đứng ngay trước cửa phòng. Ðúng anh Hải rồi! Như một cục nam châm, chúng em chạy đến ôm nhau, nhưng khi hai đôi môi đang run rẩy tìm đến nhau, chỉ một tích tắc ấy, em đã nhớ ngay đến chị Thu, em đã đẩy Hải ra:
- Hà đây, Hà đây mà!
Anh bật người ra phía sau, hai tay buông thõng. Trong bóng tối nhờ nhờ của ô phòng hẹp, anh như một pho tượng, lạnh băng. Em nhòa nước mắt. . .
Giọng anh đứt quãng:
- Chị đã. . . làm sao rồi phải không? Hà ơi!
- . . .
- Trời ơi! Thu ơi!
Ðêm hôm ấy, trên chiếc giường chỉ đủ cho một đôi vợ chồng lâu ngày mới gặp. Trời lại mưa, một cơn mưa trái mùa. Gió lùa hun hút. Ðêm dài mưa rơi, em có cảm tưởng đếm được từng giọt buồn se sắt thấm vào tận ruột gan của cả em lẫn Hải.Trong tiếng rì rầm, tiếng áo quần sột soạt, tiếng khóc rấm rứt. Tiếng kẻng cầm canh rời rạc. Tiếng con chim cú lạnh lùng trên chái nhà. Tiếng con vạc sành khắc khoải kêu sương. . . Em cứ tê cứng, cứ như lịm đi. . .
Rồi lại cứ khoảng vài giờ, một giọng nói cùng với ánh đèn pin loang loáng vang lên:
- Các anh nằm tại chỗ điểm danh cho tôi.
“ Nằm tại chỗ điểm danh”! Người trả lời, từ những cửa miệng đang thì thầm, từ những hơi thở đứt đoạn, như từ những dấu chấm của một đoạn văn bi ai.
Chị Thanh ơi! Chị có biết cái cảm giác vừa ngây ngất, vừa rạo rực, vừa khó chịu của em khó diễn tả như thế nào không? Hình như em không còn có thể kiểm soát được hơi thở của em nữa! Tai em lùng bùng, mắt em nhạt nhòa. Cảm giác ấy, cứ như ngọn hải triều dấy lên từng đợt, từng đợt! Có nhiều lúc em muốn lấy hết can đảm, muốn nghiêng người, ôm chặt lấy anh, hôn lên đôi mắt của anh, mà em biết chắc, anh ấy cũng đang khóc. . .
Còn Hải như một vách đá dựng thẳng đứng, nhô lên trên mặt nước giá băng. . .
Cả hai đã không chợp mắt, cho đến khi trời sáng, hai người vẫn như còn nhiều ấm ức. . .
Những người tù đã có lệnh về trại, em và Hải đứng chôn chân nhìn nhau, em thấy rõ hơn khuôn mặt thanh tú của Hải, những nét phong trần đã hằn ra trên trán, bên khóe mắt đẫm buồn . . Và trong cái nét khắc khổ như một nhà tu khổ hạnh ấy, em có cảm tưởng, anh như một cây tùng, đứng trơ vơ trong tuyết lạnh.
Tránh cho mình khỏi khóc, em ngước nhìn lên bầu trời có ngôi sao mai đang ngân ngấn lệ . Xa xa, những đám mây trắng xóa đang ôm ấp lấy ngọn Tam Ðảo. Dưới thung lũng, có hai cánh cò trắng dìu nhau là đà. . .
Hải nói nhỏ đủ cho em nghe:
- Em phải đi đi. Nghe anh, anh có thể tự lo liệu được.
Nắm chặt hai cánh tay khô khốc của Hải, em bật khóc:
- Không bao giờ, em sẽ thay cho chị, mãi mãi chờ anh về. . .
Em ôm lấy Hải, say đắm như ôm một người tình, còn Hải hôn lên trán em, nhẹ nhàng như hôn một đứa bé.

KẾT.
Hoàng đứng tựa lưng vào một gốc cây. Nhìn hai chiếc bóng trơ vơ của Hà và Hạnh, cùng một màu áo đen tuyền, đang đứng chắp tay trước ngôi mộ phẳng lì, xanh sẫm của cỏ, sương chiều lãng đãng. Tiếng côn trùng rên rỉ như một khúc nhạc buồn, như một nỗi sầu thảm ngấn đọng khắp không gian.
Giống như người vừa qua thời kỳ mất trí nhớ, anh lần ngược lên tận những nơi xa xăm của ký ức để tìm đến một vùng trận mạc. . .
. . . Ðó là vào năm 1972, vào mùa hè nóng bỏng của đất trời và chiến trận. Ðơn vị Hoàng vừa tái chiếm xong Cổ thành Quảng Trị. Tất cả những vật trên mặt đất dù hoang tàn đổ nát nhưng như đang được hồi sinh sau một cơn ác mộng khủng khiếp.
Những tà áo mầu tung bay trong gió, những khuôn mặt tươi cười diễm lệ bên cạnh những khuôn mặt khô khốc vì khói súng, vì mất ngủ.
Trung tá Hải gọi máy cho Thiếu úy Hoàng:
- Qua đây, qua đây Hoàng ơi, bắt giùm cho tớ con kỳ đà này với. . .
Con kỳ đà này là một cô gái, đẹp như một đóa hoa hồng ướt đẫm sương mai, Ðôi mắt ươn ướt, lúc nào cũng như đang sắp khóc. Có lúc lại nhí nhảnh như một con chim sơn ca, như một dòng suối hồn nhiên mê đắm. . .
Hoàng đứng như trời trồng trước hai giai nhân, anh ngơ ngẩn đến độ, anh lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu có một ông bụt đến thưởng công cho Hoàng, cho phép anh chọn một, anh phải có một thời gian dài đắn đo, mà vẫn không biết chọn ai. . . Hai cánh tay tiên chìa ra:
- Tôi là Thu
- Em là Hà.
Hoàng giả bộ sửa lại quân phục cho ngay ngắn, rồi đứng nghiêm như đang trình diện thượng cấp:
- Còn tôi, trước hai mỹ nhân, như những tiên cô hiện ra trong làn khói súng chiến trường này. Bàng hoàng quá, nên đã quên mất tên của mình rồi!
Có tiếng khóc nức nở từ trong lều vải. Hoàng im bặt vì biết mình đang đùa cợt không đúng lúc. Ngay sau đấy anh biết, người đó là chị Thanh, chị của Hà và Thu
Chị Thanh nhờ một anh quân nhân dẫn đến thăm căn hầm chỉ huy, nơi Thái đã gục ngã. Thu và Hải cứ quấn lấy nhau. Hà cười:
- Nhờ anh đưa con kỳ đà cái này đi chơi đi, anh vô danh ơi!
Hoàng dẫn Hà đi một vòng, tất cả chỉ thấy tang thương và đổ nát. Hai người đến ngồi cạnh bờ sông. Con sông Thạch Hãn, mới tháng trước đây thôi, cuồn cuộn đạn bom. Hôm nay, y như một bà mẹ hiền từ, lặng lờ chảy. Nước sông như làm dịu hẳn đi không khí quay quắt của mặt trận. Tại triền sông bên kia, đám chim tản mạn tìm mồi. Ánh sáng loa lóa từ mặt sông. . . Một làn sương mỏng lang thang trên mặt nước, đang lững lờ trôi về phía hạ du.
Hoàng lấy một cục đá ném ra giữa dòng: “ Quân bất kiến Hoàng-Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi”. Bất phục hồi! Ðừng trở về nữa! Ðừng trở về nữa!
Hà ngạc nhiên, Hoàng muốn nói ai không trở về nữa cơ chứ?
Có tiếng cười to của Hoàng. . .
Hà nói:
- Các anh cực khổ quá mà cũng cười đùa được, kể cũng hay thật.
Hoàng lại cười:
- Chẳng lẽ lại khóc hay sao?.
Rồi giọng anh trầm hẳn xuống:
- Cô biết không, những người lính chúng tôi đang đếm sự sống bằng tiếng tích tắc của thời khắc, chúng tôi lúc nào cũng như đứng giữa đường biên của cuộc sống trần thế và thế giới của cái chết. Sống chết quân bằng! Phù du lắm, mong manh lắm cô ạ! Cái gì cũng thích làm ngay, cứ như thể, nếu để một lát nữa thôi, một viên đạn địch sẽ cắt đứt mọi hoài bão, mọi toan tính, mọi lời thề thốt . . Nên tôi thích ngồi nhìn những dòng sông là như thế. Ở quê tôi cũng có một dòng sông, con sông Thu Bồn ấy mà, nó đã ôm mát cả tuoiẩ thơ của tôi. . . Ôi ! Cô Hà biết không, Có những đêm trăng, đêm trăng biếc, có cả ngàn vì sao xuống đấy gội đầu, có những đợt sóng chao lên tiếng nấc. . . Còn cô, Cô lại mang tên là Hà, thích thật!
Hà nói: Tôi tên là Hà, tôi cũng thích những dòng sông chảy trôi. dòng sông thì cứ trôi, trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm. . .
Hà bước xuống bờ sông, rồi quay lại cười:
- Sao ngồi đờ đẫn ra như thế hả ông phỗng, nhớ người yêu à! Gửi thư tôi mang về cho, nhân tiện xem mặt cô bé nào đang làm chủ trái tim của viên “ Sĩ quan đào mỏ” này!
- Sao cô biết biệt danh của tôi?
- Mới đặt chân đến đây, anh Hải đã kể chuyện ấy rồi, ảnh còn nói, không có anh, chưa thể nào diệt xong cái chốt lì lợm ấy đâu. . .
Cái chốt ấy, nằm ngay phía tây của Thành cổ đã tan nát vì bom pháo của cả hai phía. Cứ mỗi một đợt xung phong, là từ đó, những tên bắn sẻ của địch đốn ngã một người. Hoàng nhẩm tính không biết đến bao nhiêu đồng đội của anh đã ngã gục tại đây. Phải chiếm nó với bất cứ giá nào! Anh đem dự định ấy nói với Tiểu đoàn trưởng Hải. Trung tá đắn đo: “ Liều quá, mình không muốn. . .” Nhưng Hoàng cố gắng nài nỉ mãi. . .
Thế là cứ đến chập tối. Ðại đội của Hoàng thay phiên, cứ ba người một, một người đào, một người xúc cát đá vào bao cát, và một người mang ra đổ phía sau. Ban ngày, công việc tạm ngưng, nhường lại cho không và pháo yểm.
Khi đường hầm chỉ còn cách cái chốt quái ác ấy không xa, khi các binh sĩ ta đã bắt đầu nghe được tiếng rì rầm của bọn cán binh. Anh chọn khoảng một tiểu đội, nai nịt gọn gàng. Những tràng pháo binh bắn cận điểm đã ngừng. Anh cùng đồng đội bò gần đến những miệng hầm. . .
. . . Một tia chớp cùng với tiếng nổ trầm trầm vững chải. Mật hầm tung lên, Ðất cát bay rào rào cùng với những tiếng la thất thanh của quân địch. Hoàng và đồng đội vùng dậy, lao lên, siết cò. Tiếng súng nổ giòn giã như tiếng gõ nhịp của một khúc quân hành hùng tráng, thôi thúc anh và đồng đội tiến lên. . .
Hoàng ngước nhìn trời đêm thăm thẳm. Anh thật không ngờ sự việc lại dễ dàng chóng vánh đến như thế. . .
Hải ngồi ngay bên máy truyền tin. Anh nghe rõ những tiếng lựu đạn nổ rời rạc, âm u. Những tràng súng sắc lạnh, hối hả. Rồi tiếng của Hoàng nổi lên:
- Nhân vị đây 1, chúng tôi đã làm chủ cái chốt Alfa rồi.
Ðêm ấy, thật yên tĩnh! Hóa ra cả một Cổ thành đổ nát như thế này, đại đơn vị của Cộng quân, lớp đã rút lui, lớp bị tiêu diệt, chỉ còn lại cái chốt quái ác này. . .
Ðến sáng, Hoàng cho bung ra lục soát, trong mùi tử thi xông lên nồng nặc. Anh đã tìm thấy thân xác đã rữa ra của Thái. .

Có tiếng Hà:
- Thi sĩ đang làm thơ đấy à? Ở đây, sông nước đâu mà ca bài Tương tiến tửu?
- Chị thấy không? Dòng sông và dòng đời đang là một tiền định “ Trôi trăm năm và trôi cả ngàn năm!”
Hà đùa:
- Này! Không được phép gọi “tui” là chị nghe không? Phải gọi bằng dì. Thưa dì Hà, cháu là Hoàng, có điều bẩm báo. . .
- Vâng cháu xin bẩm báo với nãi nãi rằng: Nãi nãi ới! Nải nải có thấy không, nước sông đã trôi?. . . Sông đã trôi ra biển!
Hà cười buồn, cô nhìn về phía mộ Thu, như phân bua với một nẻo hư không:
- Ðâu có còn nồng nàn như chú với con Hạnh đâu, nhưng tôi với anh Hải bây giờ không còn phải chờ đợi nữa, chúng tôi đã ăn chung bữa, ngủ chung giường , Có chung những cảm giác ân ái nóng bỏng, và đã có hai đứa con chung. Chúng tôi đang đi chung một con đường, nhưng thật chua xót, tôi và Hải vẫn có một cái không chung: Cuộc đời riêng!
Anh nhìn xuống mặt nước hồ xanh sẫm. Gió thổi làm những chiếc lá úa tàn cứ như xoắn lại với nhau

Nguyễn Trọng Hoàn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm