Truyện Ngắn & Phóng Sự
Kiếp sau - Minh Văn
Thức và Thùy Dung là đôi vợ chồng trẻ mới cưới, cuộc sống gắn bó rất mực yêu thương. Hàng xóm láng giềng ai cũng vui mừng cho hạnh phúc ấm êm của họ.
Một sự trùng hợp thật kỳ lạ. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, họ như cảm nhận được cái không khí huyền bí linh thiêng đang hiện hữu trong lúc này.
Minh Văn
( Tác giả gửi đến HNPD )
Kiếp sau
Thức và Thùy Dung là đôi vợ chồng trẻ mới cưới, cuộc sống gắn bó rất mực
yêu thương. Hàng xóm láng giềng ai cũng vui mừng cho hạnh phúc ấm êm
của họ. Thức là giáo viên cấp hai xã Thanh Hoa, anh về xã nhà dạy học
cũng bởi mối duyên nợ với quê hương. Vì ở đó có Dung, người con gái
xinh đẹp, nết na đang chờ đợi. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông, đến
khi Thức tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm tỉnh thì mới chính thức kết
hôn. Từ đó Dung buôn bán ở chợ, sớm hôm tảo tần. Hai người như đôi chim
câu đẹp lứa, tháng ngày ríu rít bên nhau.
Ngôi nhà của họ xinh xinh, bao quanh bởi vườn rau và cây ăn trái. Không
chỉ bán hàng giỏi giang, mỗi khi rảnh rỗi Dung còn để công chăm sóc cho
mảnh vườn nhỏ. Nó như một khu vườn địa đàng, nơi chứng kiến những tháng
ngày hạnh phúc của chủ nhân. Bên vườn cây trái trĩu cành, khung cảnh
ngôi nhà cũng luôn tràn ngập sắc hoa. Dung rất yêu thích hai cây Mẫu Đơn
trồng trong bồn trước nhà. Cô thường xuyên chăm sóc để nó nở hoa sặc
sỡ.
Bữa nay chủ nhật nên Thức không đi trường, Dung cũng nghỉ chợ một buổi
để làm việc nhà. Khi công việc đã vãn, hai vợ chồng cùng ngồi bên cây
hoa mẫu đơn trước thềm để trò chuyện và ngắm nhìn cảnh vật. Ngoài vườn,
những luống cà trổ hoa tím biếc, giàn bí xanh đã ra những chùm trái dài
buông thỏng. Trái cây lủng lẳng trên cành, đung đưa trong gió sớm. Họ
cảm nhận khung cảnh giản dị và bình yên đó với tất cả niềm yêu thương.
Bấy giờ hoa mẫu đơn đang nở những đóa đỏ chói, căng tràn nhựa sống. Dung
đưa tay hái một bông hoa, âu yếm nhìn chồng rồi khẽ đọc hai câu thơ:
Tặng chàng một đoá mẫu đơn
Như tình em đó suối nguồn yêu thương
Bất ngờ và cảm động, Thức đón nhận bông hoa rồi ôm vợ vào lòng mà rằng:
- Anh hứa sẽ suốt đời ở bên em!
Hai người siết chặt tay nhau, khuôn mặt Dung lúc này đỏ lên vì hạnh
phúc. Nắng đã bắt đầu lên cao, ngoài vườn lũ chim sâu đang chuyền cành
ríu rít gọi bầy.
Bao kỷ niệm buồn vui đong đầy tâm hồn đôi vợ chồng trẻ. Cuộc sống êm đềm
của họ cứ thế trôi đi, lúc vui sum họp, khi buồn chia xa. Mới đó mà
thấm thoắt đã nửa năm trời.
o0o
Một ngày đầu tháng 9, buổi tối hôm đó Dung thủ thỉ với chồng:
- Mai là ngày giỗ bố em, từ sáng sớm em phải về bên ngoại để chuẩn bị mọi thứ.
Thức cầm tay vợ nói:
- Anh xin nghỉ dạy một bữa để đưa em về ngoại nhé.
- Không cần đâu. Anh cứ đi dạy, để em về một mình được rồi. Chiều em lại về thôi.
Thấy vậy Thức yên tâm mà không nói gì nữa, anh đi chuẩn bị đồ đoàn để
sớm mai cho vợ khởi hành. Đường về bên ngoại không xa lắm, cũng chỉ độ
chục cây số, nhưng phải qua bến đò nên có phần hơi cách lế.
Hôm sau, tiễn vợ xong Thức lại đi trường như mọi khi. Đến chiều mà vẫn
chưa thấy Dung về, anh đã có ý ngóng đợi. Nghĩ rằng vợ mình lâu ngày về
ngoại, bữa nay gặp gỡ mọi người nên có dịp trò chuyện, vả lại còn phải
dọn dẹp mọi thứ nên về muộn. Trời đã xẩm tối, lúc này trống ngực anh đã
bắt đầu đập liên hồi, linh cảm như có chuyện gì đó chẳng lành.
Có tiếng chó sủa gấp gáp ngoài cổng. Tưởng vợ về nên Thức vui mừng ra
đón, chợt thấy cô cháu họ đang hốt hoảng từ ngoài cổng đi vào. Vừa nhìn
thấy Thức cô đã mếu máo:
- Chú Thức ơi! Cô Dung bị nước cuốn trôi mất rồi!...
Rồi cô òa lên mà khóc nức nở. Qua tiếng kể ngắt quãng của cô, anh biết
là Dung đã gặp tai nạn đắm đò. Nguyên nhân là thuyền chở đông người,
chòng chành ra đến giữa dòng thì bị lật. Trên thuyền lúc ấy có mười mấy
người, nhưng người ta chỉ cứu được có 5 người thôi, còn lại đều bị nước
cuốn trôi. Bây giờ đang mùa mưa, nước sông cuồn cuộn nên việc tìm kiếm
thi thể rất khó khăn. Cô nghe mọi người nói, trong số những người bị
nước cuốn có Dung. Thức không còn tin vào tai mình nữa, anh lấy xe máy
rồi lao thẳng ra bến đò như một người mất hồn.
Cả ngày hôm sau, Thức cùng mấy người nữa chia nhau tìm kiếm thi thể vợ
trong vô vọng. Đến ngày thứ hai thì hay tin người ta vớt được xác Dung
cách chỗ đắm đò độ 7 – 8 cây số xuôi về phía hạ nguồn. Nhận lại xác vợ,
Thức vật vã khóc lóc thảm thiết. Nhìn cảnh tượng đó ai cũng đau lòng mà
không kìm được nước mắt. Người bạn đời bấy lâu chung sống trong hạnh
phúc, giờ đây đã bỏ anh mà ra đi vĩnh viễn, hỏi sao không khỏi đau lòng?
Rồi thời gian vẫn lặng lẽ trôi, cho dù người ta hạnh phúc hay khổ đau.
Thời gian là người hàn gắn mọi vết thương hữu hiệu nhất, là đấng sáng
tạo đầy quyền năng. Bởi vậy mà Thức cũng dần nguôi ngoai nỗi đau mất vợ,
anh chấp nhận điều đó như một thực tế, và tìm lãng quên trong công việc
dạy dỗ học trò.
o0o
Cách xã Thanh Hoa vài cây số theo đường chim bay, có một xã gọi là Phúc
Hậu. Ở đó có đôi vợ chồng hiếm muộn, cưới nhau đã gần mười năm nay mà
vẫn chưa có con. Cô vợ thường xuyên đi chùa, cầu xin trời phật ban cho
đứa con để vui cửa vui nhà. Tuy chưa được như ý muốn, nhưng thành tâm
của họ cũng động đến trời xanh.
Thế rồi ngày kia cô vợ đột nhiên có thai. Đến kỳ thì sinh hạ một bé gái
kháu khỉnh, dễ thương lắm. Hai vợ chồng nâng niu như vàng như ngọc, nhân
đó mới đặt tên con là Hồng Ngọc.
Hồng Ngọc lớn nhanh như thổi, lại xinh xắn lạ thường. Thấm thoắt cô bé
đã được 5 tuổi. Một bữa Hồng Ngọc cứ ngồi khóc hoài, nằng nặc mà đòi về
nhà mình, ai dỗ dành cũng không chịu nín cả.
Bà mẹ dỗ:
- Hồng Ngọc ngoan nào! Rồi mẹ cho kẹo và đưa đi chơi nha...
Cô bé càng khóc to hơn và lắc đầu quầy quậy:
- Con không phải là Hồng Ngọc. Tên con là Thùy Dung cơ. Đây không phải là nhà của con, nhà con khác kia...
Mọi người cho đó là lời trẻ con nên cũng không nghĩ ngợi gì. Nhưng cô bé
cứ liên tục khóc và đòi về nhà. Bí quá, bà mẹ đành phải hỏi:
- Vậy chứ nhà con ở đâu?...
- Nhà con ở xã Thanh Hoa, trước thềm có hai cây mẫu đơn đẹp lắm. Chồng con tên là Thức...
Ai nấy cùng nhìn nhau cười, đoán rằng cô bé vì bắt chước người lớn nên mới nói như vậy.
Không ngờ mấy hôm sau nữa Hồng Ngọc vẫn quấy khóc. Dỗ dành mãi không
được, mọi người mới bàn nhau chiều theo ý cô bé xem sao. Chứ nhìn thấy
Hồng Ngọc khóc nằng nặc thế này thì xót ruột lắm. Nghĩ vậy, mẹ cô bé mới
hỏi:
- Bây giờ mẹ đưa con về nhà nhé. Con có biết đường không?
Cô bé liền nín khóc và gật đầu đồng ý. Thế rồi mẹ Hồng Ngọc bế cô trên
tay, cùng mấy người nữa mà đi về phía xã Thanh Hoa. Mỗi khi đến ngã rẽ,
mọi người đang chưa biết đi hướng nào, thì Hồng Ngọc lại chỉ tay: -
“Đường này”.
Đi chừng được vài cây số thì Hồng Ngọc tụt xuống đất mà nói:
- Gần đến nhà con rồi...
Rồi cô bé lon ton chạy trước, mọi người vội tất tả đi theo. Hồng Ngọc
chạy một mạch vào nhà Thức như là đã quen từ hồi nào vậy. Bà mẹ rất ngạc
nhiên, vì chưa đưa bé đến đây chơi bao giờ cả.
Lúc này Thức đang ở nhà, nhìn thấy những người khách lạ thì ngỡ ngàng lắm. Mẹ cô bé chào Thức, ngượng ngùng nói:
- Xin lỗi anh! Bé con nhà tôi cứ đòi về nhà. Cháu nằng nặc cho rằng đây là nhà của nó trước đây...
Thức đang ngập ngừng thì một người khác tiến lên hỏi:
- Xin cho hỏi, có phải anh là Thức?...
Thức đáp:
- Vâng, đúng rồi. Tôi là Thức, dạy học ở trường gần đây.
Mẹ cô bé và mấy người nhìn nhau xác nhận, còn Thức thì không hiểu gì cả, nhưng anh cũng vui vẻ mà mời họ vào nhà.
Mọi người vào nhà ngồi chơi, họ kể cho Thức nghe câu chuyện của Hồng
Ngọc. Anh cười ra chiều cảm thông, cho rằng tính trẻ con là vậy, rồi
khen mẹ cô bé cũng chịu khó chiều con. Từ nãy đến giờ Hồng Ngọc rất vui,
cô bé tự nhiên như đang ở nhà mình vậy. Bé đi lại trong nhà như đã quen
thuộc từ lâu, đến chỗ nào cũng dừng lại ngắm nghía một lúc như để nhớ
về kỷ niệm xa xăm nào đó.
Chợt cô bé chạy thẳng vào buồng trong. Mọi người hốt hoảng vì không kịp
ngăn cản, bất đắc dĩ mà đành phải theo vào. Họ thấy cô bé đứng nhìn lên
cái gác xép, chỉ tay lên đó và nói:
- Váy cưới của con để trên này.
Ai nấy đều ngạc nhiên. Thấy vậy Thức hỏi cô bé:
- Vậy chứ váy cưới của con để ở đâu? Nó như thế nào?...
Không chút suy nghĩ, bé trả lời ngay:
- Váy cưới của con để trong cái rương, được gói lại bằng tấm vải xanh.
Váy màu trắng, có thêu hình hai con chim Phượng trước ngực.
Lúc này khuôn mặt Thức tái nhợt. Anh nói với mọi người:
- Chỗ để váy cưới này chỉ có hai vợ chồng tôi biết. Nhưng cô ấy đã mất
cách đây mấy năm rồi. Nay cô bé nhắc đến khiến tôi thấy xúc động. Cái
rương ấy vẫn được khóa lâu nay. Bây giờ tôi sẽ mang xuống để mọi người
cùng xem.
Rồi anh leo lên gác xép mà bê cái rương xuống. Đã lâu rồi không mở, bên
trên phủ đầy những bụi, ổ khóa thì vẫn còn nằm nguyên vẹn. Thức đi tìm
chìa khóa, vì đang xúc động nên một lúc sau anh mới tìm thấy trong một
ngăn kéo. Mọi người cùng chú mục vào cái rương như bị thôi miên. Khi nó
được mở ra, bên trong thấy để đầy những quần áo. Thức thò tay vào trong,
lấy ra một bọc vải màu xanh và nói, giọng run run:
- Đây là váy cưới của vợ tôi ngày trước...
Rồi anh lần mở tấm vải. Bên trong là một chiếc váy cưới màu trắng. Thức
cầm lên cho mọi người cùng xem, thì thấy phía trước ngực áo có thêu hình
đôi chim Phượng rất đẹp. Bé Hồng Ngọc thấy chiếc váy thì reo lên:
- A! Váy của con đây rồi...
Rồi cô bé áp cái váy vào người mà rơm rớm nước mắt, trước ánh mắt dường
như hoảng loạn của mọi người. Trong khi người lớn đang ngơ ngác như mất
hồn, bé lại chạy lon ton ra thềm và nói:
- Con ra thăm cây hoa mẫu đơn...
Hồng Ngọc đứng lặng ngắm nhìn cây hoa Mẫu Đơn thật lâu. Thức và mọi
người cũng đứng bên mà xem cô bé sẽ làm gì. Chợt Hồng Ngọc giơ tay hái
một bông mẫu đơn đưa cho Thức, rồi đọc hai câu thơ:
Tặng chàng một đóa mẫu đơn
Như tình em đó suối nguồn yêu thương
Lần này thì Thức thực sự xúc động. Anh cúi xuống ôm chầm lấy bé Hồng
Ngọc vào lòng mà khóc nức nở. Ai nấy lại được thêm một phen kinh ngạc.
Thức nói trong nước mắt:
- Cô bé này chính là linh hồn của vợ tôi. Những gì bé nói chỉ có hai vợ
chồng tôi biết được. Không ngờ cô ấy lại đầu thai vào Hồng Ngọc. Chắc là
linh hồn còn vướng vất, không nỡ rời xa tôi đó mà...
Nói rồi anh lại òa lên khóc, khiến cho mọi người phải xúm vào mà khuyên giải. Tuy vậy ai cũng cảm thấy kinh sợ trong lòng.
Vẫn bế Hồng Ngọc trên tay, Thức hỏi mẹ cô bé:
- Vậy năm nay cháu mấy tuổi rồi chị?
Bà mẹ trả lời, nước mắt rơm rớm vì xúc động:
- Đến đầu tháng 9 này là cháu tròn 5 tuổi rồi đó.
Thức cúi đầu buồn bã:
- Đầu tháng 9 này, cũng đúng 5 năm kể từ ngày vợ tôi mất vì bị nước lũ cuốn trôi...
Một sự trùng hợp thật kỳ lạ. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, họ như cảm nhận được cái không khí huyền bí linh thiêng đang hiện hữu trong lúc này.
Minh Văn
( Tác giả gửi đến HNPD )
Kiếp sau - Minh Văn
Thức và Thùy Dung là đôi vợ chồng trẻ mới cưới, cuộc sống gắn bó rất mực yêu thương. Hàng xóm láng giềng ai cũng vui mừng cho hạnh phúc ấm êm của họ.
Kiếp sau
Thức và Thùy Dung là đôi vợ chồng trẻ mới cưới, cuộc sống gắn bó rất mực
yêu thương. Hàng xóm láng giềng ai cũng vui mừng cho hạnh phúc ấm êm
của họ. Thức là giáo viên cấp hai xã Thanh Hoa, anh về xã nhà dạy học
cũng bởi mối duyên nợ với quê hương. Vì ở đó có Dung, người con gái
xinh đẹp, nết na đang chờ đợi. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông, đến
khi Thức tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm tỉnh thì mới chính thức kết
hôn. Từ đó Dung buôn bán ở chợ, sớm hôm tảo tần. Hai người như đôi chim
câu đẹp lứa, tháng ngày ríu rít bên nhau.
Ngôi nhà của họ xinh xinh, bao quanh bởi vườn rau và cây ăn trái. Không
chỉ bán hàng giỏi giang, mỗi khi rảnh rỗi Dung còn để công chăm sóc cho
mảnh vườn nhỏ. Nó như một khu vườn địa đàng, nơi chứng kiến những tháng
ngày hạnh phúc của chủ nhân. Bên vườn cây trái trĩu cành, khung cảnh
ngôi nhà cũng luôn tràn ngập sắc hoa. Dung rất yêu thích hai cây Mẫu Đơn
trồng trong bồn trước nhà. Cô thường xuyên chăm sóc để nó nở hoa sặc
sỡ.
Bữa nay chủ nhật nên Thức không đi trường, Dung cũng nghỉ chợ một buổi
để làm việc nhà. Khi công việc đã vãn, hai vợ chồng cùng ngồi bên cây
hoa mẫu đơn trước thềm để trò chuyện và ngắm nhìn cảnh vật. Ngoài vườn,
những luống cà trổ hoa tím biếc, giàn bí xanh đã ra những chùm trái dài
buông thỏng. Trái cây lủng lẳng trên cành, đung đưa trong gió sớm. Họ
cảm nhận khung cảnh giản dị và bình yên đó với tất cả niềm yêu thương.
Bấy giờ hoa mẫu đơn đang nở những đóa đỏ chói, căng tràn nhựa sống. Dung
đưa tay hái một bông hoa, âu yếm nhìn chồng rồi khẽ đọc hai câu thơ:
Tặng chàng một đoá mẫu đơn
Như tình em đó suối nguồn yêu thương
Bất ngờ và cảm động, Thức đón nhận bông hoa rồi ôm vợ vào lòng mà rằng:
- Anh hứa sẽ suốt đời ở bên em!
Hai người siết chặt tay nhau, khuôn mặt Dung lúc này đỏ lên vì hạnh
phúc. Nắng đã bắt đầu lên cao, ngoài vườn lũ chim sâu đang chuyền cành
ríu rít gọi bầy.
Bao kỷ niệm buồn vui đong đầy tâm hồn đôi vợ chồng trẻ. Cuộc sống êm đềm
của họ cứ thế trôi đi, lúc vui sum họp, khi buồn chia xa. Mới đó mà
thấm thoắt đã nửa năm trời.
o0o
Một ngày đầu tháng 9, buổi tối hôm đó Dung thủ thỉ với chồng:
- Mai là ngày giỗ bố em, từ sáng sớm em phải về bên ngoại để chuẩn bị mọi thứ.
Thức cầm tay vợ nói:
- Anh xin nghỉ dạy một bữa để đưa em về ngoại nhé.
- Không cần đâu. Anh cứ đi dạy, để em về một mình được rồi. Chiều em lại về thôi.
Thấy vậy Thức yên tâm mà không nói gì nữa, anh đi chuẩn bị đồ đoàn để
sớm mai cho vợ khởi hành. Đường về bên ngoại không xa lắm, cũng chỉ độ
chục cây số, nhưng phải qua bến đò nên có phần hơi cách lế.
Hôm sau, tiễn vợ xong Thức lại đi trường như mọi khi. Đến chiều mà vẫn
chưa thấy Dung về, anh đã có ý ngóng đợi. Nghĩ rằng vợ mình lâu ngày về
ngoại, bữa nay gặp gỡ mọi người nên có dịp trò chuyện, vả lại còn phải
dọn dẹp mọi thứ nên về muộn. Trời đã xẩm tối, lúc này trống ngực anh đã
bắt đầu đập liên hồi, linh cảm như có chuyện gì đó chẳng lành.
Có tiếng chó sủa gấp gáp ngoài cổng. Tưởng vợ về nên Thức vui mừng ra
đón, chợt thấy cô cháu họ đang hốt hoảng từ ngoài cổng đi vào. Vừa nhìn
thấy Thức cô đã mếu máo:
- Chú Thức ơi! Cô Dung bị nước cuốn trôi mất rồi!...
Rồi cô òa lên mà khóc nức nở. Qua tiếng kể ngắt quãng của cô, anh biết
là Dung đã gặp tai nạn đắm đò. Nguyên nhân là thuyền chở đông người,
chòng chành ra đến giữa dòng thì bị lật. Trên thuyền lúc ấy có mười mấy
người, nhưng người ta chỉ cứu được có 5 người thôi, còn lại đều bị nước
cuốn trôi. Bây giờ đang mùa mưa, nước sông cuồn cuộn nên việc tìm kiếm
thi thể rất khó khăn. Cô nghe mọi người nói, trong số những người bị
nước cuốn có Dung. Thức không còn tin vào tai mình nữa, anh lấy xe máy
rồi lao thẳng ra bến đò như một người mất hồn.
Cả ngày hôm sau, Thức cùng mấy người nữa chia nhau tìm kiếm thi thể vợ
trong vô vọng. Đến ngày thứ hai thì hay tin người ta vớt được xác Dung
cách chỗ đắm đò độ 7 – 8 cây số xuôi về phía hạ nguồn. Nhận lại xác vợ,
Thức vật vã khóc lóc thảm thiết. Nhìn cảnh tượng đó ai cũng đau lòng mà
không kìm được nước mắt. Người bạn đời bấy lâu chung sống trong hạnh
phúc, giờ đây đã bỏ anh mà ra đi vĩnh viễn, hỏi sao không khỏi đau lòng?
Rồi thời gian vẫn lặng lẽ trôi, cho dù người ta hạnh phúc hay khổ đau.
Thời gian là người hàn gắn mọi vết thương hữu hiệu nhất, là đấng sáng
tạo đầy quyền năng. Bởi vậy mà Thức cũng dần nguôi ngoai nỗi đau mất vợ,
anh chấp nhận điều đó như một thực tế, và tìm lãng quên trong công việc
dạy dỗ học trò.
o0o
Cách xã Thanh Hoa vài cây số theo đường chim bay, có một xã gọi là Phúc
Hậu. Ở đó có đôi vợ chồng hiếm muộn, cưới nhau đã gần mười năm nay mà
vẫn chưa có con. Cô vợ thường xuyên đi chùa, cầu xin trời phật ban cho
đứa con để vui cửa vui nhà. Tuy chưa được như ý muốn, nhưng thành tâm
của họ cũng động đến trời xanh.
Thế rồi ngày kia cô vợ đột nhiên có thai. Đến kỳ thì sinh hạ một bé gái
kháu khỉnh, dễ thương lắm. Hai vợ chồng nâng niu như vàng như ngọc, nhân
đó mới đặt tên con là Hồng Ngọc.
Hồng Ngọc lớn nhanh như thổi, lại xinh xắn lạ thường. Thấm thoắt cô bé
đã được 5 tuổi. Một bữa Hồng Ngọc cứ ngồi khóc hoài, nằng nặc mà đòi về
nhà mình, ai dỗ dành cũng không chịu nín cả.
Bà mẹ dỗ:
- Hồng Ngọc ngoan nào! Rồi mẹ cho kẹo và đưa đi chơi nha...
Cô bé càng khóc to hơn và lắc đầu quầy quậy:
- Con không phải là Hồng Ngọc. Tên con là Thùy Dung cơ. Đây không phải là nhà của con, nhà con khác kia...
Mọi người cho đó là lời trẻ con nên cũng không nghĩ ngợi gì. Nhưng cô bé
cứ liên tục khóc và đòi về nhà. Bí quá, bà mẹ đành phải hỏi:
- Vậy chứ nhà con ở đâu?...
- Nhà con ở xã Thanh Hoa, trước thềm có hai cây mẫu đơn đẹp lắm. Chồng con tên là Thức...
Ai nấy cùng nhìn nhau cười, đoán rằng cô bé vì bắt chước người lớn nên mới nói như vậy.
Không ngờ mấy hôm sau nữa Hồng Ngọc vẫn quấy khóc. Dỗ dành mãi không
được, mọi người mới bàn nhau chiều theo ý cô bé xem sao. Chứ nhìn thấy
Hồng Ngọc khóc nằng nặc thế này thì xót ruột lắm. Nghĩ vậy, mẹ cô bé mới
hỏi:
- Bây giờ mẹ đưa con về nhà nhé. Con có biết đường không?
Cô bé liền nín khóc và gật đầu đồng ý. Thế rồi mẹ Hồng Ngọc bế cô trên
tay, cùng mấy người nữa mà đi về phía xã Thanh Hoa. Mỗi khi đến ngã rẽ,
mọi người đang chưa biết đi hướng nào, thì Hồng Ngọc lại chỉ tay: -
“Đường này”.
Đi chừng được vài cây số thì Hồng Ngọc tụt xuống đất mà nói:
- Gần đến nhà con rồi...
Rồi cô bé lon ton chạy trước, mọi người vội tất tả đi theo. Hồng Ngọc
chạy một mạch vào nhà Thức như là đã quen từ hồi nào vậy. Bà mẹ rất ngạc
nhiên, vì chưa đưa bé đến đây chơi bao giờ cả.
Lúc này Thức đang ở nhà, nhìn thấy những người khách lạ thì ngỡ ngàng lắm. Mẹ cô bé chào Thức, ngượng ngùng nói:
- Xin lỗi anh! Bé con nhà tôi cứ đòi về nhà. Cháu nằng nặc cho rằng đây là nhà của nó trước đây...
Thức đang ngập ngừng thì một người khác tiến lên hỏi:
- Xin cho hỏi, có phải anh là Thức?...
Thức đáp:
- Vâng, đúng rồi. Tôi là Thức, dạy học ở trường gần đây.
Mẹ cô bé và mấy người nhìn nhau xác nhận, còn Thức thì không hiểu gì cả, nhưng anh cũng vui vẻ mà mời họ vào nhà.
Mọi người vào nhà ngồi chơi, họ kể cho Thức nghe câu chuyện của Hồng
Ngọc. Anh cười ra chiều cảm thông, cho rằng tính trẻ con là vậy, rồi
khen mẹ cô bé cũng chịu khó chiều con. Từ nãy đến giờ Hồng Ngọc rất vui,
cô bé tự nhiên như đang ở nhà mình vậy. Bé đi lại trong nhà như đã quen
thuộc từ lâu, đến chỗ nào cũng dừng lại ngắm nghía một lúc như để nhớ
về kỷ niệm xa xăm nào đó.
Chợt cô bé chạy thẳng vào buồng trong. Mọi người hốt hoảng vì không kịp
ngăn cản, bất đắc dĩ mà đành phải theo vào. Họ thấy cô bé đứng nhìn lên
cái gác xép, chỉ tay lên đó và nói:
- Váy cưới của con để trên này.
Ai nấy đều ngạc nhiên. Thấy vậy Thức hỏi cô bé:
- Vậy chứ váy cưới của con để ở đâu? Nó như thế nào?...
Không chút suy nghĩ, bé trả lời ngay:
- Váy cưới của con để trong cái rương, được gói lại bằng tấm vải xanh.
Váy màu trắng, có thêu hình hai con chim Phượng trước ngực.
Lúc này khuôn mặt Thức tái nhợt. Anh nói với mọi người:
- Chỗ để váy cưới này chỉ có hai vợ chồng tôi biết. Nhưng cô ấy đã mất
cách đây mấy năm rồi. Nay cô bé nhắc đến khiến tôi thấy xúc động. Cái
rương ấy vẫn được khóa lâu nay. Bây giờ tôi sẽ mang xuống để mọi người
cùng xem.
Rồi anh leo lên gác xép mà bê cái rương xuống. Đã lâu rồi không mở, bên
trên phủ đầy những bụi, ổ khóa thì vẫn còn nằm nguyên vẹn. Thức đi tìm
chìa khóa, vì đang xúc động nên một lúc sau anh mới tìm thấy trong một
ngăn kéo. Mọi người cùng chú mục vào cái rương như bị thôi miên. Khi nó
được mở ra, bên trong thấy để đầy những quần áo. Thức thò tay vào trong,
lấy ra một bọc vải màu xanh và nói, giọng run run:
- Đây là váy cưới của vợ tôi ngày trước...
Rồi anh lần mở tấm vải. Bên trong là một chiếc váy cưới màu trắng. Thức
cầm lên cho mọi người cùng xem, thì thấy phía trước ngực áo có thêu hình
đôi chim Phượng rất đẹp. Bé Hồng Ngọc thấy chiếc váy thì reo lên:
- A! Váy của con đây rồi...
Rồi cô bé áp cái váy vào người mà rơm rớm nước mắt, trước ánh mắt dường
như hoảng loạn của mọi người. Trong khi người lớn đang ngơ ngác như mất
hồn, bé lại chạy lon ton ra thềm và nói:
- Con ra thăm cây hoa mẫu đơn...
Hồng Ngọc đứng lặng ngắm nhìn cây hoa Mẫu Đơn thật lâu. Thức và mọi
người cũng đứng bên mà xem cô bé sẽ làm gì. Chợt Hồng Ngọc giơ tay hái
một bông mẫu đơn đưa cho Thức, rồi đọc hai câu thơ:
Tặng chàng một đóa mẫu đơn
Như tình em đó suối nguồn yêu thương
Lần này thì Thức thực sự xúc động. Anh cúi xuống ôm chầm lấy bé Hồng
Ngọc vào lòng mà khóc nức nở. Ai nấy lại được thêm một phen kinh ngạc.
Thức nói trong nước mắt:
- Cô bé này chính là linh hồn của vợ tôi. Những gì bé nói chỉ có hai vợ
chồng tôi biết được. Không ngờ cô ấy lại đầu thai vào Hồng Ngọc. Chắc là
linh hồn còn vướng vất, không nỡ rời xa tôi đó mà...
Nói rồi anh lại òa lên khóc, khiến cho mọi người phải xúm vào mà khuyên giải. Tuy vậy ai cũng cảm thấy kinh sợ trong lòng.
Vẫn bế Hồng Ngọc trên tay, Thức hỏi mẹ cô bé:
- Vậy năm nay cháu mấy tuổi rồi chị?
Bà mẹ trả lời, nước mắt rơm rớm vì xúc động:
- Đến đầu tháng 9 này là cháu tròn 5 tuổi rồi đó.
Thức cúi đầu buồn bã:
- Đầu tháng 9 này, cũng đúng 5 năm kể từ ngày vợ tôi mất vì bị nước lũ cuốn trôi...
Một sự trùng hợp thật kỳ lạ. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, họ như cảm nhận được cái không khí huyền bí linh thiêng đang hiện hữu trong lúc này.
Minh Văn
( Tác giả gửi đến HNPD )