Tham Khảo
Kinh tế gia Việt bình luận về quyết định của Trump bỏ TPP
Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.
Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.
Hôm 22/11, ông Trump đưa ra tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết.
Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ.
Hôm 22/11, trả lời BBC từ Hà Nội, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói: "Tôi không bất ngờ trước động thái này của ông Trump vì ông đã tuyên bố từ lúc tranh cử."
"Tuy vậy, tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem liệu chính phủ Mỹ có rút lui thật sự khỏi TPP hay ý của ông Trump là muốn thương lượng lại những điều khoản mà ông ấy cho rằng không có lợi cho Mỹ."
"Tôi cho rằng giới chức Việt Nam chưa vội đưa ra phản ứng về động thái này do họ còn chờ phản hồi của các quốc gia khác."
Ông cũng nói thêm rằng "Về vấn đề tham gia TPP, Bộ Công Thương có trách nhiệm trực tiếp nhưng Bộ Chính trị mới là cơ quan đưa ra quyết định sau cùng."
Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, Đại học Strassbourg, Pháp
'Việt vị'
Cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nói với BBC: "Khi hay tin thông báo của ông Trump thì tôi nghĩ Việt Nam có cảm giác như 'bị việt vị' vậy."
"Vì thời gian qua, Hà Nội đã ra nghị quyết, chứng tỏ quyết tâm vào TPP với mong muốn Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế."
"Tuy vậy, nếu không có TPP thì Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, nhất là với châu Âu."
Trump: Mỹ bỏ TPP ngày đầu ông vào Nhà Trắng
"Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ."
Chuyên gia nói thêm: "Nhưng cũng phải nói rằng việc không có TPP là một thất vọng cho Việt Nam."
"Vì ngoài tác động đến kinh tế, TPP có những yêu cầu cao về các khía cạnh khác như về tiêu chuẩn lao động, việc hình thành công đoàn độc lập, thị trường công…"
"Tuy nhiên, nếu Hà Nội thật sự muốn cải cách thì họ vẫn có thể tự cải cách để xây dựng các tiêu chuẩn đó."
"Ngoài ra, cũng cần lưu ý là việc tham gia các các hiệp định thương mại tự do cũng có thể có những hệ lụy lên kinh tế, nhất là khi giá thành sản phẩm từ các nước khác rẻ hơn trước thì sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng nội địa".
"Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, luật pháp nghiêm minh trước đó thì mới có thể tận dụng được hết các ưu điểm của các hiệp định thương mại tự do này."
"Chúng ta nên rút bài học từ việc tham gia vào WTO để vạch ra lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Có như vậy thì sau này chúng ta mới sẵn sàng cho một hiệp định như TPP," ông Phú nói với BBC.
( BBC )
Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.
Hôm 22/11, ông Trump đưa ra tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết.
Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ.
Hôm 22/11, trả lời BBC từ Hà Nội, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói: "Tôi không bất ngờ trước động thái này của ông Trump vì ông đã tuyên bố từ lúc tranh cử."
"Tuy vậy, tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem liệu chính phủ Mỹ có rút lui thật sự khỏi TPP hay ý của ông Trump là muốn thương lượng lại những điều khoản mà ông ấy cho rằng không có lợi cho Mỹ."
"Tôi cho rằng giới chức Việt Nam chưa vội đưa ra phản ứng về động thái này do họ còn chờ phản hồi của các quốc gia khác."
Ông cũng nói thêm rằng "Về vấn đề tham gia TPP, Bộ Công Thương có trách nhiệm trực tiếp nhưng Bộ Chính trị mới là cơ quan đưa ra quyết định sau cùng."
Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, Đại học Strassbourg, Pháp
'Việt vị'
Cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nói với BBC: "Khi hay tin thông báo của ông Trump thì tôi nghĩ Việt Nam có cảm giác như 'bị việt vị' vậy."
"Vì thời gian qua, Hà Nội đã ra nghị quyết, chứng tỏ quyết tâm vào TPP với mong muốn Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế."
"Tuy vậy, nếu không có TPP thì Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, nhất là với châu Âu."
Trump: Mỹ bỏ TPP ngày đầu ông vào Nhà Trắng
"Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ."
Chuyên gia nói thêm: "Nhưng cũng phải nói rằng việc không có TPP là một thất vọng cho Việt Nam."
"Vì ngoài tác động đến kinh tế, TPP có những yêu cầu cao về các khía cạnh khác như về tiêu chuẩn lao động, việc hình thành công đoàn độc lập, thị trường công…"
"Tuy nhiên, nếu Hà Nội thật sự muốn cải cách thì họ vẫn có thể tự cải cách để xây dựng các tiêu chuẩn đó."
"Ngoài ra, cũng cần lưu ý là việc tham gia các các hiệp định thương mại tự do cũng có thể có những hệ lụy lên kinh tế, nhất là khi giá thành sản phẩm từ các nước khác rẻ hơn trước thì sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng nội địa".
"Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, luật pháp nghiêm minh trước đó thì mới có thể tận dụng được hết các ưu điểm của các hiệp định thương mại tự do này."
"Chúng ta nên rút bài học từ việc tham gia vào WTO để vạch ra lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Có như vậy thì sau này chúng ta mới sẵn sàng cho một hiệp định như TPP," ông Phú nói với BBC.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kinh tế gia Việt bình luận về quyết định của Trump bỏ TPP
Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.
Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.
Hôm 22/11, ông Trump đưa ra tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết.
Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ.
Hôm 22/11, trả lời BBC từ Hà Nội, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói: "Tôi không bất ngờ trước động thái này của ông Trump vì ông đã tuyên bố từ lúc tranh cử."
"Tuy vậy, tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem liệu chính phủ Mỹ có rút lui thật sự khỏi TPP hay ý của ông Trump là muốn thương lượng lại những điều khoản mà ông ấy cho rằng không có lợi cho Mỹ."
"Tôi cho rằng giới chức Việt Nam chưa vội đưa ra phản ứng về động thái này do họ còn chờ phản hồi của các quốc gia khác."
Ông cũng nói thêm rằng "Về vấn đề tham gia TPP, Bộ Công Thương có trách nhiệm trực tiếp nhưng Bộ Chính trị mới là cơ quan đưa ra quyết định sau cùng."
Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, Đại học Strassbourg, Pháp
'Việt vị'
Cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nói với BBC: "Khi hay tin thông báo của ông Trump thì tôi nghĩ Việt Nam có cảm giác như 'bị việt vị' vậy."
"Vì thời gian qua, Hà Nội đã ra nghị quyết, chứng tỏ quyết tâm vào TPP với mong muốn Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế."
"Tuy vậy, nếu không có TPP thì Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, nhất là với châu Âu."
Trump: Mỹ bỏ TPP ngày đầu ông vào Nhà Trắng
"Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ."
Chuyên gia nói thêm: "Nhưng cũng phải nói rằng việc không có TPP là một thất vọng cho Việt Nam."
"Vì ngoài tác động đến kinh tế, TPP có những yêu cầu cao về các khía cạnh khác như về tiêu chuẩn lao động, việc hình thành công đoàn độc lập, thị trường công…"
"Tuy nhiên, nếu Hà Nội thật sự muốn cải cách thì họ vẫn có thể tự cải cách để xây dựng các tiêu chuẩn đó."
"Ngoài ra, cũng cần lưu ý là việc tham gia các các hiệp định thương mại tự do cũng có thể có những hệ lụy lên kinh tế, nhất là khi giá thành sản phẩm từ các nước khác rẻ hơn trước thì sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng nội địa".
"Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, luật pháp nghiêm minh trước đó thì mới có thể tận dụng được hết các ưu điểm của các hiệp định thương mại tự do này."
"Chúng ta nên rút bài học từ việc tham gia vào WTO để vạch ra lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Có như vậy thì sau này chúng ta mới sẵn sàng cho một hiệp định như TPP," ông Phú nói với BBC.
( BBC )