Cà Kê Dê Ngỗng
Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam: Hung hãn và không biết tôn trọng là gì
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của m
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
Theo số liệu chính thức thì mỗi năm có khoảng 120 triệu người Trung quốc
đi du lịch nước ngoài. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung quốc đang có tranh
chấp đảo tại Biển Đông, số lượng người Trung quốc du lịch ở Việt Nam
mỗi năm khoảng 5 triệu người, đứng hàng thứ nhất, kế tiếp là người Nga.
Hiển nhiên đa số những người đi theo tour du lịch trọn gói từ Trung quốc
đến các phi trường quốc tế Việt Nam không thuộc thành phần đại gia. Dầu
sao ở nước cộng sản này so ra vẫn rẻ.
Du khách Trung quốc tại Hội An (ảnh RFA) (*) |
Mặc dù vậy người Trung quốc mặc cả đến từng xu. Một thành viên của Hội
Đức-Việt ở Nha Trang là ông Lothar Hüpner, người sống từ 10 năm nay ở
ngoại ô của một khu du lịch nổi tiếng cho biết „người bán hàng than
phiền về những khách du lịch này, khi thương lượng giá cả họ tỏ ra quá
khích, khiến thể diện người Trung quốc bị liệt vào hạng thấp nhất“. Hình
ảnh khách du lịch Trung quốc ăn cắp chuối của một bà bán hàng (vì giá
cả đối với họ quá đắt) đã lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Theo ông Hübner, mỗi du khách Trung quốc thường chi cho chuyến du lịch
Việt Nam tổng cộng khoảng 400 USD. Ông Đức 67 tuổi này, trước làm nghề
kim hoàn ở Hamburg, còn trích dẫn tường thuật của báo chí địa phương:
„vậy mà còn có những chào mời cho chuyến du lịch trọn gói chỉ có 200
USD, bởi vậy ở đây bị bóc lột lừa đảo không thương tiếc“. Từ tháng 5 năm
nay, báo chí luôn than phiền lối hành xử mất dạy của những hãng du lịch
Trung quốc tại các thành phố du lịch Nha Trang, Hội An và Đà Nẵng.
Con số người Trung quốc đi du lịch đã tăng lên gấp 5 lần
Trong vòng một năm nay, số khách Trung quốc du lịch ở Nha Trang đã tăng
lên gấp 5 lần nhưng các hãng du lịch tại địa phương chẳng cơm cháo gì
được. Hồi tháng 5 năm nay các xe buýt của hãng Trung quốc có tên „Silent
Beach“ đã tràn ngập thành phố. Thì ra với sự giúp đỡ tận tình của một
cựu quan chức của sở du lịch hãng xe buýt này đã sử dụng giấy tờ giả để
chạy xe. Quan chức này và gia đình ông ta đã tận tình bao che cho hãng
đó. Sau đó họ đã bị phạt tiền nặng và trên 20 xe buýt đồng loạt biến mất
khỏi thành phố.
Trung quốc bành trướng
Người Trung quốc không ngần ngại lộng hành ở các nơi khác. „Họ lợi dụng
sự hiếu khách của nơi đây và tạo cho mình một hệ thống riêng biệt trong
vùng“, ông Hübner dẫn lời tường thuật của báo chí địa phương. Theo đó
các hướng dẫn viên du lịch Trung quốc hành nghề không cần giấy phép lao
động. Tại những di tích thắng cảnh quan trọng các hướng dẫn viên này còn
xấc xược xuyên tạc lịch sử Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Trung
quốc vì Việt Nam đã bị Trung quốc đô hộ một ngàn năm. „Danh sách liệt kê
những hành vi láo xược và thủ đoạn làm ăn phạm pháp của những người
Trung quốc tổ chức du lịch còn dài hơn nữa, nhưng tôi nghĩ rằng, mọi
người ở đây đều hiểu là người Trung quốc chẳng kiêng nể quốc gia nào
cả“, ông Hübner nói.
Dân chúng hết sức bức xúc, ngay cả những nhân viên biên phòng Việt Nam
cũng khó mà giữ được sự điềm tĩnh. Họ rất khó chịu với nhiều hộ chiếu
của người Trung quốc và không chịu đóng dấu nhập cảnh. Theo báo Tin Tức
Tuổi Trẻ, lý do dễ hiểu là trên hộ chiếu của người Trung quốc có in hình
chìm „biên giới chín đoạn“ yêu sách 80% Biển Đông là của họ. Tờ báo
trên cho biết là thiết kế mới này bắt đầu được in trên các hộ chiếu
Trung quốc từ năm 2012. Người cầm hộ chiếu kiểu này không được đóng dấu
nhập cảnh Việt Nam trên hộ chiếu mà thay vào đó chỉ nhận được một tờ
giấy rời. Một quan chức nói với tờ báo rằng việc cấp chiếu khán rời nhấn
mạnh quan điểm của Việt Nam không công nhận „biên giới chín đoạn“ này
dưới bất cứ hình thức nào.
Hồi cuối tháng bảy một nhân viên hải quan tại phi trường quốc tế Tân Sơn
Nhất đã gây căng thẳng khi ông ta không những không đóng dấu vào hộ
chiếu cho một phụ nữ đến từ Thượng Hải mà còn viết một lời nhắn rất
không thân thiện „Fuck you“ vào đó! Vụ này đã gây một cơn bão phẫn nộ ở
Trung quốc và Tòa Lãnh sự Trung quốc ở Việt Nam đòi hỏi phải phạt nặng
nhân viên đó để tương lai chắc chắn không xảy ra chuyện tương tự nữa.
Các tòa án quốc tế không có ý nghĩa gì đối với Trung quốc
Trung quốc tỏ ra hoàn toàn không có ấn tượng gì về phán quyết của tòa án
trọng tài Den Haag (The Hague) rằng sự tranh chấp lãnh thổ của Trung
quốc ở Biển Đông là vô căn cứ. Nhân dịp này Việt Nam một lần nữa khẳng
định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.
Người Trung quốc coi thường bản án này, tuyên bố phán quyết của Den Haag
không có giá trị và thản nhiên tiếp tục công việc xây dựng ở Biển Đông.
Tờ báo New York Times gần đây cho phổ biến nhiều hình ảnh chụp từ vệ
tinh làm cho cuộc tranh chấp tiếp tục nóng lên. Các hình ảnh cho thấy sự
lấp đầy các rặng san hô ở Biển Đông. Khoan nói tới sự hư hại về môi
trường: Trên những đảo nhân tạo này người ta thấy những phi đạo cất/hạ
cánh mới toanh cũng như những tháp và hăng ga chứa máy bay. Tờ New York
Times cho rằng những cơ sở xây chắc chắn này dùng cho việc quân sự. Tuy
những hình ảnh không cho thấy những phi cơ quân sự trên phi đạo nhưng
trong những hăng ga có thể chứa bất cứ phi cơ quân sự nào của quân đội
Trung quốc. Dĩ nhiên Trung quốc phủ nhận những điều này. Cho đến hôm nay
Bắc Kinh vẫn tránh nói đến từ „quân sự hóa“ Biển Đông.
Jörg von Rohland (Bayernkurier)
Quang Trung (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển dịch
(*) Hình ảnh do DĐVN21 thêm vào
(Diễn Đàn Việt Nam 21)
Bàn ra tán vào (1)
Lynda
Một giống dân "TAM NHẬT SỰC CHÚC,NHẤT NHẬT SỰC PHÀN " (cứ ba ngày ăn cháo mới có MỘT ngày ăn cơm )Đói triền miên như thế, cho nên không lạ gì khi thấy họ bần tiện ,hẹp hòi.v.v....
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Ký giả Đức viết về người Trung quốc tại Việt Nam: Hung hãn và không biết tôn trọng là gì
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của m
27/08/2016 (DĐVN21) - Đối với chính quyền và nhiều người Trung quốc từ ngữ „tôn trọng“ là một từ ngữ xa lạ. Trong khi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của mình thì người dân mải mê đi du lịch. Đặc biệt là ở nước láng giềng Việt Nam, nhiều người Trung quốc có những hành xử rất khiếm nhã.
Theo số liệu chính thức thì mỗi năm có khoảng 120 triệu người Trung quốc
đi du lịch nước ngoài. Mặc dù giữa Việt Nam và Trung quốc đang có tranh
chấp đảo tại Biển Đông, số lượng người Trung quốc du lịch ở Việt Nam
mỗi năm khoảng 5 triệu người, đứng hàng thứ nhất, kế tiếp là người Nga.
Hiển nhiên đa số những người đi theo tour du lịch trọn gói từ Trung quốc
đến các phi trường quốc tế Việt Nam không thuộc thành phần đại gia. Dầu
sao ở nước cộng sản này so ra vẫn rẻ.
Du khách Trung quốc tại Hội An (ảnh RFA) (*) |
Mặc dù vậy người Trung quốc mặc cả đến từng xu. Một thành viên của Hội
Đức-Việt ở Nha Trang là ông Lothar Hüpner, người sống từ 10 năm nay ở
ngoại ô của một khu du lịch nổi tiếng cho biết „người bán hàng than
phiền về những khách du lịch này, khi thương lượng giá cả họ tỏ ra quá
khích, khiến thể diện người Trung quốc bị liệt vào hạng thấp nhất“. Hình
ảnh khách du lịch Trung quốc ăn cắp chuối của một bà bán hàng (vì giá
cả đối với họ quá đắt) đã lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Theo ông Hübner, mỗi du khách Trung quốc thường chi cho chuyến du lịch
Việt Nam tổng cộng khoảng 400 USD. Ông Đức 67 tuổi này, trước làm nghề
kim hoàn ở Hamburg, còn trích dẫn tường thuật của báo chí địa phương:
„vậy mà còn có những chào mời cho chuyến du lịch trọn gói chỉ có 200
USD, bởi vậy ở đây bị bóc lột lừa đảo không thương tiếc“. Từ tháng 5 năm
nay, báo chí luôn than phiền lối hành xử mất dạy của những hãng du lịch
Trung quốc tại các thành phố du lịch Nha Trang, Hội An và Đà Nẵng.
Con số người Trung quốc đi du lịch đã tăng lên gấp 5 lần
Trong vòng một năm nay, số khách Trung quốc du lịch ở Nha Trang đã tăng
lên gấp 5 lần nhưng các hãng du lịch tại địa phương chẳng cơm cháo gì
được. Hồi tháng 5 năm nay các xe buýt của hãng Trung quốc có tên „Silent
Beach“ đã tràn ngập thành phố. Thì ra với sự giúp đỡ tận tình của một
cựu quan chức của sở du lịch hãng xe buýt này đã sử dụng giấy tờ giả để
chạy xe. Quan chức này và gia đình ông ta đã tận tình bao che cho hãng
đó. Sau đó họ đã bị phạt tiền nặng và trên 20 xe buýt đồng loạt biến mất
khỏi thành phố.
Trung quốc bành trướng
Người Trung quốc không ngần ngại lộng hành ở các nơi khác. „Họ lợi dụng
sự hiếu khách của nơi đây và tạo cho mình một hệ thống riêng biệt trong
vùng“, ông Hübner dẫn lời tường thuật của báo chí địa phương. Theo đó
các hướng dẫn viên du lịch Trung quốc hành nghề không cần giấy phép lao
động. Tại những di tích thắng cảnh quan trọng các hướng dẫn viên này còn
xấc xược xuyên tạc lịch sử Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Trung
quốc vì Việt Nam đã bị Trung quốc đô hộ một ngàn năm. „Danh sách liệt kê
những hành vi láo xược và thủ đoạn làm ăn phạm pháp của những người
Trung quốc tổ chức du lịch còn dài hơn nữa, nhưng tôi nghĩ rằng, mọi
người ở đây đều hiểu là người Trung quốc chẳng kiêng nể quốc gia nào
cả“, ông Hübner nói.
Dân chúng hết sức bức xúc, ngay cả những nhân viên biên phòng Việt Nam
cũng khó mà giữ được sự điềm tĩnh. Họ rất khó chịu với nhiều hộ chiếu
của người Trung quốc và không chịu đóng dấu nhập cảnh. Theo báo Tin Tức
Tuổi Trẻ, lý do dễ hiểu là trên hộ chiếu của người Trung quốc có in hình
chìm „biên giới chín đoạn“ yêu sách 80% Biển Đông là của họ. Tờ báo
trên cho biết là thiết kế mới này bắt đầu được in trên các hộ chiếu
Trung quốc từ năm 2012. Người cầm hộ chiếu kiểu này không được đóng dấu
nhập cảnh Việt Nam trên hộ chiếu mà thay vào đó chỉ nhận được một tờ
giấy rời. Một quan chức nói với tờ báo rằng việc cấp chiếu khán rời nhấn
mạnh quan điểm của Việt Nam không công nhận „biên giới chín đoạn“ này
dưới bất cứ hình thức nào.
Hồi cuối tháng bảy một nhân viên hải quan tại phi trường quốc tế Tân Sơn
Nhất đã gây căng thẳng khi ông ta không những không đóng dấu vào hộ
chiếu cho một phụ nữ đến từ Thượng Hải mà còn viết một lời nhắn rất
không thân thiện „Fuck you“ vào đó! Vụ này đã gây một cơn bão phẫn nộ ở
Trung quốc và Tòa Lãnh sự Trung quốc ở Việt Nam đòi hỏi phải phạt nặng
nhân viên đó để tương lai chắc chắn không xảy ra chuyện tương tự nữa.
Các tòa án quốc tế không có ý nghĩa gì đối với Trung quốc
Trung quốc tỏ ra hoàn toàn không có ấn tượng gì về phán quyết của tòa án
trọng tài Den Haag (The Hague) rằng sự tranh chấp lãnh thổ của Trung
quốc ở Biển Đông là vô căn cứ. Nhân dịp này Việt Nam một lần nữa khẳng
định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.
Người Trung quốc coi thường bản án này, tuyên bố phán quyết của Den Haag
không có giá trị và thản nhiên tiếp tục công việc xây dựng ở Biển Đông.
Tờ báo New York Times gần đây cho phổ biến nhiều hình ảnh chụp từ vệ
tinh làm cho cuộc tranh chấp tiếp tục nóng lên. Các hình ảnh cho thấy sự
lấp đầy các rặng san hô ở Biển Đông. Khoan nói tới sự hư hại về môi
trường: Trên những đảo nhân tạo này người ta thấy những phi đạo cất/hạ
cánh mới toanh cũng như những tháp và hăng ga chứa máy bay. Tờ New York
Times cho rằng những cơ sở xây chắc chắn này dùng cho việc quân sự. Tuy
những hình ảnh không cho thấy những phi cơ quân sự trên phi đạo nhưng
trong những hăng ga có thể chứa bất cứ phi cơ quân sự nào của quân đội
Trung quốc. Dĩ nhiên Trung quốc phủ nhận những điều này. Cho đến hôm nay
Bắc Kinh vẫn tránh nói đến từ „quân sự hóa“ Biển Đông.
Jörg von Rohland (Bayernkurier)
Quang Trung (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển dịch
(*) Hình ảnh do DĐVN21 thêm vào
(Diễn Đàn Việt Nam 21)