Truyện Ngắn & Phóng Sự

Ký ức về Ông Ngoại

Ngay sau khi miền nam Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, cuộc sống cá nhân cũng như gia đình của tất cả mọi tầng lớp xã hội bị xáo trộn và hoảng loạn, không chỉ miền Nam Việt Nam mà các nước lân cận như

Minh Tuyết - 

Nhân ngày Grandparent’s Day

ong

Ngay sau khi miền nam Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, cuộc sống cá nhân cũng như gia đình của tất cả mọi tầng lớp xã hội bị xáo trộn và hoảng loạn, không chỉ miền Nam Việt Nam mà các nước lân cận như Campuchia và Lào đều bị ảnh hưởng ngay sau đó.
Gia đình chúng tôi là người Việt Nam sống ở Vientiane, Lào. Cả Ba và Má tôi đều là doanh nhân đang làm ăn phát đạt; tuy nhiên mùa hè ’75 Ba Má tôi quyết định ra đi, rời khỏi nơi đang sinh sống đồng nghĩa với vô gia cư và tương lai mờ mịt nhưng Ba Má tôi cương quyết bỏ hết những gì đang có vì ông bà đã kinh nghiệm chủ nghĩa Cộng sản và chính sách của họ từ thời truớc di cư ’54. Ông ngoại tôi nói rằng ông với bà ở lại quán xuyến công việc của ba má tôi để cho chúng tôi đi, khi đến vùng đất mới nếu cuộc sống của chúng tôi gặp khó khăn thì cho ông biết, ông sẽ gởi tiền cho, còn nếu như sống không được thì quay về với ông. Chúng tôi không thuyết phục được ông cùng đi. Bà ngoại của tôi mất khi tôi còn nhỏ và ông tôi sống một mình hơn một thập niên mới tục huyền.
Bắt đầu cuộc hành trình vô gia cư làm người tị nạn, chặng đường của chúng tôi nhiều gian nan, cuối năm ’75 chúng tôi được định cư ở Mỹ. Ba năm sau đó tôi lập gia đình – từ khi ra đi, ngoại trừ những lúc bận rộn với cuộc sống, tôi cứ nghĩ về ông và khóc. Sau khi đứa con đầu lòng ra đời – ban ngày đi làm, tan sở chăm sóc baby và lo việc nhà. Buổi sáng đưa baby đến daycare, từ đó lái xe đến sở là lúc tôi nghĩ về ông và lại khóc. Ông là thầy giáo đầu tiên dạy tôi toán, dạy tôi xử dụng bàn tính bằng gỗ (abacus) và chơi cờ tướng.
Ông ngoại tôi và ba tôi đều là thầu xây cất nhưng ông tôi thiên về xây hơn là mộc, ba tôi thì cả xây và mộc. Đầu thập niên 70, ông tôi trúng thầu đồ án đổi mới tất cả cột đèn đường sá trong đô thành. Vientiane là thủ đô của Lào, lễ hội lớn nhất trong năm gọi là “Boun That Luang,” thường vào tháng 12, ngày thì không nhất định vì tính theo Phật lịch của Lào, thường từ 7-10 ngày, có năm kéo dài đến 2 tuần. Năm đó, buổi chiều ngày hội khai mạc Ông cho chị em chúng tôi, mỗi đứa một số tiền lớn, đến nỗi mọi người đều ngạc nhiên. Ông nói, “Ông cho tụi con để đi ‘Boun’ chơi cho vui, cứ xài đi, mai Ông cho nữa.” Suốt mùa lễ hội, chiều nào ông cũng ghé cho chị em tôi mỗi đứa số tiền như ngày đầu.

Ông tôi giỏi võ thuật, thổi sáo, xử dụng đàn một dây, nhị, các dụng cụ âm nhạc Việt Nam, biết thổi cả khẩu cầm (harmonica), trumpet, và saxophone. Ông còn biết cả đi kheo nữa. Theo lời Ông và Má tôi kể về chức vụ của Ông hồi xưa thì: ban ngày Ông huấn luyện võ thuật cho thanh niên, tối đến cắt phiên cho họ đi tuần để giữ yên làng xóm. Tôi nghĩ chức vụ của Ông tương đương một sheriff thời hiện đại. Vào cuối thập niên ’60 – đầu ’70, tại Vientiane, không có nhiều người biết xử dụng các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Thỉnh thoảng Đại sứ quán VNCH có tiệc thiết đãi Đại sứ và chức sắc các nước khác. Những dịp như thế Ông Đại sứ cho tài xế đến gặp Ông tôi trước, mời Ông và hẹn ngày giờ, đến hẹn thì lại đón Ông đến biểu diễn nhạc với những nhạc cụ Việt Nam cho quan khách thưởng thức. Lúc tài xế đưa Ông về, lần nào ông Đại sứ cũng biếu Ông mấy chai rượu hảo hạng. Tánh Ông tôi lúc nào cũng thân thiện, quý bạn bè và hiếu khách, và một phần (tôi nghĩ) vì nhà Ông lúc nào cũng có rượu quý, lại thêm Ông có tài làm các món nhậu ngon tuyệt nên cuối tuần Ông thường có bạn bè ghé thăm, nhiều khi luôn cả ngày thường.
Tài gói bánh chưng của Ông ngoại tôi quả là thiện nghệ. Ba và Má tôi gói đều cần khuôn, Ông gói buông và gói rất nhanh mà bánh của Ông đều răm rắp, *nhất là mức độ chặt cũng đều (Mức độ chặt khi gói bánh chưng là thiết yếu, chặt quá bánh sẽ không chín đều, nếp sẽ bị sống, lỏng quá thì khi luộc nước sẽ ngấm vào làm bánh nhão). Ông gói bánh chưng giỏi đến độ gần đến Tết, nhiều người quen đến nhờ Ông tới gói giùm và họ phải sắp xếp lịch trình để Ông gói giùm nhà nào trước nhà nào sau, và tôi phải ghi chú biểu thời gian để nhắc Ông.
Gia đình chúng tôi Công giáo và có thói quen đọc kinh chung mỗi tối, những khi đọc kinh cầu (giỗ) hoặc là mùa chay ông ngoại tôi sang đọc kinh cùng gia đình. Ông tôi đọc kinh bằng tiếng Hán, tôi chỉ thuộc mấy kinh ngắn, còn thì phải mở sách kinh. Ông cũng biết làm thơ bằng tiếng Hán nữa. Một thói quen đặc biệt của Ông tôi là khi đến bữa, toàn gia đình phải có mặt ở bàn ăn để dùng cơm chung. Trước giờ cơm Má tôi phải ráng nhớ kiểm lại tình hình giữa chị em tôi, xem có điều gì xích mích không, có thì Bà phải giảng hoà và dặn tất cả mọi đứa phải có mặt ở bàn ăn không thôi ông ngoại sẽ không dùng bữa. Một đôi khi Má tôi lỡ quên kiểm soát tình hình trước, đến lúc ngồi vào bàn thấy vắng đứa cháu nào, Ông đến phòng gọi mà nghe trả lời “Con không đói” là Ông nói “Vậy Ông cũng không đói” và Ông bỏ bữa đó thật. Ông luôn dậy sớm và tập thể dục theo phương pháp khí công. Đứa cháu nào hay ngủ dậy muộn, Ông thường khuyến khích nên dậy sớm và cố gắng tập thể dục như ông. Ông bảo rằng “Bằng cách đó, chúng ta có thể duy trì sức khỏe tốt và không phải tốn phí để thăm bác sĩ.” Tánh Ông hồn nhiên và thích chơi diều lắm. Ông làm diều rất công phu và tỉ mỉ, những cái diều của Ông có kèm mấy ống sáo ngắn bằng tre nữa, khi lên cao tiếng sáo kêu nghe rất hay và đặc biệt. Không ít lần diều của Ông bị gió mạnh kéo đi và vướng vào cây mà Ông thì quyết theo diều chứ không bỏ nên bị cành cây cào xước người và áo quần bị rách.
Ông đến Mỹ thăm chúng tôi năm ’85. Tôi đưa ông đến Sở Y Tế nơi tôi làm việc và giới thiệu ông với các đồng nghiệp Mỹ, vừa nhìn thấy Ông tôi, có vài bà nói “Tôi thấy sao lấp lánh trong đôi mắt của ông cô. Người nào có sao lấp lánh trong mắt như vậy, người Mỹ chúng tôi nói rằng người đó có khiếu về nhạc và nghệ thuật.” Tôi thật ngạc nhiên vì mấy bà Mỹ nói như vậy trước khi tôi nói cho họ biết là Ông tôi giỏi về nhạc và biết xử dụng nhiều nhạc cụ. Ông ở lại với chúng tôi mấy tháng. Chúng tôi yêu cầu ông đừng về và chúng tôi sẽ bảo lãnh Bà sang đoàn tụ với Ông, nhưng Ông vẫn giữ nguyên ý định quay về.

Vài năm sau khi trở về Vientiane, Ông bị đột quỵ và một thời gian sau thì Ông mất, để lại trong tôi một sự tiếc thương vô vàn và ân hận vì không có đứa cháu nào ở gần Ông những ngày cuối đời. Điều tôi chiêm ngưỡng nhất ở Ông Ngoại tôi là Ông luôn dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tế nhị, chưa bao giờ tôi thấy Ông dùng các từ ngữ xúc phạm, thô tục, hoặc thậm chí gắt gỏng. Tôi nghĩ rằng Ông ngoại tôi là một người văn võ song toàn vào thời điểm của Ông.

 

Bản Anh ngữ:

Memory of Grandfather

Minh Tuyết

Immediately after the fall of the Republic of Vietnam, all walks of life were disturbed in families of all levels, not only South Vietnam but in neighboring countries such as Cambodia and Laos were affected right then.

Our family is Vietnamese but lived in Vientiane, Laos. Both my parents were entrepreneurs and their businesses were going very well. The summer of ’75, my parents had decided to leave that area and walked out since they had experienced the communism earlier in their lives. Leaving meant that we would become homeless but we did not lose heart knowing the difficulties we had to face ahead. Grandpa was telling us that he stayed behind and kept my parents’ businesses going in case we had difficulties with our journeys or living in a new land, then he would able to help us. No matter how we were encouraging him, he kept his mind firm and stayed behind with our step-grandmother. My grandmother passed away when I was a child and my grandfather re-married more than a decade later.

Beginning our journeys as refugees, I missed my grandfather and thought about him all the time. Our family resettled in the United States and I got married few years later. All those years and after my first child was born, I couldn’t stop thinking about and felt sorry for my grandfather. During the day I was busy working, taking care of my baby and doing house chores. The morning time, after I left my baby at the daycare, driving alone to work was moment I cried thinking of my grandpa. He was my first teacher who taught me math, how to use the Chinese Abacus (wooden marbles calculator), and also taught me how to play Chinese chess.

My grandfather was a contractor builder like my father but more in masonry than wood building. In early ’70, Grandpa won a bid to replace (update) all the lamp posts in the city. Where I grew up is the capital of Laos. There, the biggest festival of the year called “Boun That Luang” normally fell in December but on different dates due to the Buddhist calendar and ran from 7-10 days, some years were up to 2 weeks. During the season of Boun That Luang that year, every afternoon Grandpa came and gave me and each of my siblings a big sum of cash, telling us to go to the “Boun” and have good time. Grandpa was good with martial arts, Old-Vietnamese language, skilled with using Vietnamese musical instruments and flute, trumpet, and saxophone. He also was a stilt walker (walking on poles). According to Grandpa’s description in his earlier career: instructed young men on practicing martial arts and supervised them patrolling at night to keep the town safe. I think his position is comparable to a present-day sheriff. He was very friendly and treated people nice. In the late sixties – early seventies, in Vientiane, not many people can perform music with the Vietnamese traditional instruments. Occasionally, the Vietnamese embassy had banqueted the other country’s dignitaries. The Ambassador normally sent his chauffeur ahead of time to invite my grandfather, arrange the date and time, and later, came picked up Grandpa to go performing the music for the ambassadors of other countries. The Ambassador always offered quite a few bottles of famous liquor to Grandpa for the performing. Very rarely did Grandpa not have friends come by to enjoy those delicious bottles with him on the weekend.

Grandpa was skilled when he wrapped Bánh Chưng (rice cake) for Vietnamese New Year. Most people wrap them using a wood-frame, but Grandpa wrapped it very fast with bare hands. All the ones that he wrapped turned out to be even (equal in size) and tight (the degree of tightness is very important in making Bánh Chưng). He was skilled to the point where numerous families wanted him to come wrap their Bánh Chưng for them and they had to arrange a schedule among them, and I had to keep notes for Grandpa to remember those arrangements. He was also good with making traditional dishes.

Our family is Catholic, my parents used to led a prayer in the evening and Grandpa joined us occasionally. If Grandpa led the prayer, he used the Old-Vietnamese (Hán Việt) language, which I can say only with the short prayers, for the long ones I had to use the prayer book. He could create poems in Old-Vietnamese language too. One particular habit of my grandfather’s was that when it came to meal time, every member of the family had to be at the table dining together. Any tiff between family members in which a person was absent, Grandpa would refuse to come to the table. Sometimes Grandpa was the one who called on us at mealtime. If anyone said “I am not hungry;” then Grandpa said “I am not hungry either.” Mom had to pay attention when it came closer to meal time and solved any conflict among my siblings. Grandpa always got up early and exercised with Qigong method. If he caught any of us getting up late, he encouraged us to get up early and try exercising like him; he would say “That way, we could remain in good health and it doesn’t cost for visiting the doctor.” Part of Grandpa’s characteristic was that his mind was innocent and liked to play with kites. He meticulously made his kites beautiful with a few short-flutes made of sections of bamboo. Sometimes strong winds caused his kites to get caught in high trees, but he still tried not to let go of them and his clothes would get torn.

Grandpa came to America visiting us 1985. I took him to where I worked and introduced him to my associates, and some of them were saying “I saw sparkling stars in your grandpa’s eyes. A person with sparkling stars in his/her eyes like him; our people were saying that he must good at art or music.” They were saying that before I ever told them about him using numerous musical instruments. Grandpa stayed with us for a few months. We asked him to stay over, and offered to sponsor our step-grandmother to come but he refused it.

A couple of years after my grandfather went back to Laos, he suffered a stroke and passed away, leaving me a boundless regret for letting him go back and none of us were by him during his final days. What I admire the most from my grandfather was: He had always used delicate language when he spoke. I’ve never seen him use a word that was vulgar, profane, or even grumpy.

Thơ:

Verse Tribute to Grandpa

Minh Tuyết

We were accidentally in younger age 
Giddy with peers for adventures
And plying with many other things
Not being aware spending our time 
To learn from your wisdom more
For then we did not realize 
That time passes by without waiting
Only when you no longer existed 
That we realized (we) had lost a treasure
No longer could we admire your “saxophone” performing
Or having you defend us from Mom’s scolding
Nobody encouraging us to get up early
Exercising with Qigong method
Helping us maintain traditional customs 
Could not see your kites flying high 
With sound of flute in windy days anymore
Grandpa, we know you love us all through those years
We wish that you were here 
To see your grandchildren getting mature
One thing this poem just could not do
Is rightly show our love for you
So know we’re truthful when we say
“Forever, our love to you!”

http://www.thegioimoionline.com/?p=365

 GFT-1010GPD-2T

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ký ức về Ông Ngoại

Ngay sau khi miền nam Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, cuộc sống cá nhân cũng như gia đình của tất cả mọi tầng lớp xã hội bị xáo trộn và hoảng loạn, không chỉ miền Nam Việt Nam mà các nước lân cận như

Minh Tuyết - 

Nhân ngày Grandparent’s Day

ong

Ngay sau khi miền nam Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, cuộc sống cá nhân cũng như gia đình của tất cả mọi tầng lớp xã hội bị xáo trộn và hoảng loạn, không chỉ miền Nam Việt Nam mà các nước lân cận như Campuchia và Lào đều bị ảnh hưởng ngay sau đó.
Gia đình chúng tôi là người Việt Nam sống ở Vientiane, Lào. Cả Ba và Má tôi đều là doanh nhân đang làm ăn phát đạt; tuy nhiên mùa hè ’75 Ba Má tôi quyết định ra đi, rời khỏi nơi đang sinh sống đồng nghĩa với vô gia cư và tương lai mờ mịt nhưng Ba Má tôi cương quyết bỏ hết những gì đang có vì ông bà đã kinh nghiệm chủ nghĩa Cộng sản và chính sách của họ từ thời truớc di cư ’54. Ông ngoại tôi nói rằng ông với bà ở lại quán xuyến công việc của ba má tôi để cho chúng tôi đi, khi đến vùng đất mới nếu cuộc sống của chúng tôi gặp khó khăn thì cho ông biết, ông sẽ gởi tiền cho, còn nếu như sống không được thì quay về với ông. Chúng tôi không thuyết phục được ông cùng đi. Bà ngoại của tôi mất khi tôi còn nhỏ và ông tôi sống một mình hơn một thập niên mới tục huyền.
Bắt đầu cuộc hành trình vô gia cư làm người tị nạn, chặng đường của chúng tôi nhiều gian nan, cuối năm ’75 chúng tôi được định cư ở Mỹ. Ba năm sau đó tôi lập gia đình – từ khi ra đi, ngoại trừ những lúc bận rộn với cuộc sống, tôi cứ nghĩ về ông và khóc. Sau khi đứa con đầu lòng ra đời – ban ngày đi làm, tan sở chăm sóc baby và lo việc nhà. Buổi sáng đưa baby đến daycare, từ đó lái xe đến sở là lúc tôi nghĩ về ông và lại khóc. Ông là thầy giáo đầu tiên dạy tôi toán, dạy tôi xử dụng bàn tính bằng gỗ (abacus) và chơi cờ tướng.
Ông ngoại tôi và ba tôi đều là thầu xây cất nhưng ông tôi thiên về xây hơn là mộc, ba tôi thì cả xây và mộc. Đầu thập niên 70, ông tôi trúng thầu đồ án đổi mới tất cả cột đèn đường sá trong đô thành. Vientiane là thủ đô của Lào, lễ hội lớn nhất trong năm gọi là “Boun That Luang,” thường vào tháng 12, ngày thì không nhất định vì tính theo Phật lịch của Lào, thường từ 7-10 ngày, có năm kéo dài đến 2 tuần. Năm đó, buổi chiều ngày hội khai mạc Ông cho chị em chúng tôi, mỗi đứa một số tiền lớn, đến nỗi mọi người đều ngạc nhiên. Ông nói, “Ông cho tụi con để đi ‘Boun’ chơi cho vui, cứ xài đi, mai Ông cho nữa.” Suốt mùa lễ hội, chiều nào ông cũng ghé cho chị em tôi mỗi đứa số tiền như ngày đầu.

Ông tôi giỏi võ thuật, thổi sáo, xử dụng đàn một dây, nhị, các dụng cụ âm nhạc Việt Nam, biết thổi cả khẩu cầm (harmonica), trumpet, và saxophone. Ông còn biết cả đi kheo nữa. Theo lời Ông và Má tôi kể về chức vụ của Ông hồi xưa thì: ban ngày Ông huấn luyện võ thuật cho thanh niên, tối đến cắt phiên cho họ đi tuần để giữ yên làng xóm. Tôi nghĩ chức vụ của Ông tương đương một sheriff thời hiện đại. Vào cuối thập niên ’60 – đầu ’70, tại Vientiane, không có nhiều người biết xử dụng các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Thỉnh thoảng Đại sứ quán VNCH có tiệc thiết đãi Đại sứ và chức sắc các nước khác. Những dịp như thế Ông Đại sứ cho tài xế đến gặp Ông tôi trước, mời Ông và hẹn ngày giờ, đến hẹn thì lại đón Ông đến biểu diễn nhạc với những nhạc cụ Việt Nam cho quan khách thưởng thức. Lúc tài xế đưa Ông về, lần nào ông Đại sứ cũng biếu Ông mấy chai rượu hảo hạng. Tánh Ông tôi lúc nào cũng thân thiện, quý bạn bè và hiếu khách, và một phần (tôi nghĩ) vì nhà Ông lúc nào cũng có rượu quý, lại thêm Ông có tài làm các món nhậu ngon tuyệt nên cuối tuần Ông thường có bạn bè ghé thăm, nhiều khi luôn cả ngày thường.
Tài gói bánh chưng của Ông ngoại tôi quả là thiện nghệ. Ba và Má tôi gói đều cần khuôn, Ông gói buông và gói rất nhanh mà bánh của Ông đều răm rắp, *nhất là mức độ chặt cũng đều (Mức độ chặt khi gói bánh chưng là thiết yếu, chặt quá bánh sẽ không chín đều, nếp sẽ bị sống, lỏng quá thì khi luộc nước sẽ ngấm vào làm bánh nhão). Ông gói bánh chưng giỏi đến độ gần đến Tết, nhiều người quen đến nhờ Ông tới gói giùm và họ phải sắp xếp lịch trình để Ông gói giùm nhà nào trước nhà nào sau, và tôi phải ghi chú biểu thời gian để nhắc Ông.
Gia đình chúng tôi Công giáo và có thói quen đọc kinh chung mỗi tối, những khi đọc kinh cầu (giỗ) hoặc là mùa chay ông ngoại tôi sang đọc kinh cùng gia đình. Ông tôi đọc kinh bằng tiếng Hán, tôi chỉ thuộc mấy kinh ngắn, còn thì phải mở sách kinh. Ông cũng biết làm thơ bằng tiếng Hán nữa. Một thói quen đặc biệt của Ông tôi là khi đến bữa, toàn gia đình phải có mặt ở bàn ăn để dùng cơm chung. Trước giờ cơm Má tôi phải ráng nhớ kiểm lại tình hình giữa chị em tôi, xem có điều gì xích mích không, có thì Bà phải giảng hoà và dặn tất cả mọi đứa phải có mặt ở bàn ăn không thôi ông ngoại sẽ không dùng bữa. Một đôi khi Má tôi lỡ quên kiểm soát tình hình trước, đến lúc ngồi vào bàn thấy vắng đứa cháu nào, Ông đến phòng gọi mà nghe trả lời “Con không đói” là Ông nói “Vậy Ông cũng không đói” và Ông bỏ bữa đó thật. Ông luôn dậy sớm và tập thể dục theo phương pháp khí công. Đứa cháu nào hay ngủ dậy muộn, Ông thường khuyến khích nên dậy sớm và cố gắng tập thể dục như ông. Ông bảo rằng “Bằng cách đó, chúng ta có thể duy trì sức khỏe tốt và không phải tốn phí để thăm bác sĩ.” Tánh Ông hồn nhiên và thích chơi diều lắm. Ông làm diều rất công phu và tỉ mỉ, những cái diều của Ông có kèm mấy ống sáo ngắn bằng tre nữa, khi lên cao tiếng sáo kêu nghe rất hay và đặc biệt. Không ít lần diều của Ông bị gió mạnh kéo đi và vướng vào cây mà Ông thì quyết theo diều chứ không bỏ nên bị cành cây cào xước người và áo quần bị rách.
Ông đến Mỹ thăm chúng tôi năm ’85. Tôi đưa ông đến Sở Y Tế nơi tôi làm việc và giới thiệu ông với các đồng nghiệp Mỹ, vừa nhìn thấy Ông tôi, có vài bà nói “Tôi thấy sao lấp lánh trong đôi mắt của ông cô. Người nào có sao lấp lánh trong mắt như vậy, người Mỹ chúng tôi nói rằng người đó có khiếu về nhạc và nghệ thuật.” Tôi thật ngạc nhiên vì mấy bà Mỹ nói như vậy trước khi tôi nói cho họ biết là Ông tôi giỏi về nhạc và biết xử dụng nhiều nhạc cụ. Ông ở lại với chúng tôi mấy tháng. Chúng tôi yêu cầu ông đừng về và chúng tôi sẽ bảo lãnh Bà sang đoàn tụ với Ông, nhưng Ông vẫn giữ nguyên ý định quay về.

Vài năm sau khi trở về Vientiane, Ông bị đột quỵ và một thời gian sau thì Ông mất, để lại trong tôi một sự tiếc thương vô vàn và ân hận vì không có đứa cháu nào ở gần Ông những ngày cuối đời. Điều tôi chiêm ngưỡng nhất ở Ông Ngoại tôi là Ông luôn dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tế nhị, chưa bao giờ tôi thấy Ông dùng các từ ngữ xúc phạm, thô tục, hoặc thậm chí gắt gỏng. Tôi nghĩ rằng Ông ngoại tôi là một người văn võ song toàn vào thời điểm của Ông.

 

Bản Anh ngữ:

Memory of Grandfather

Minh Tuyết

Immediately after the fall of the Republic of Vietnam, all walks of life were disturbed in families of all levels, not only South Vietnam but in neighboring countries such as Cambodia and Laos were affected right then.

Our family is Vietnamese but lived in Vientiane, Laos. Both my parents were entrepreneurs and their businesses were going very well. The summer of ’75, my parents had decided to leave that area and walked out since they had experienced the communism earlier in their lives. Leaving meant that we would become homeless but we did not lose heart knowing the difficulties we had to face ahead. Grandpa was telling us that he stayed behind and kept my parents’ businesses going in case we had difficulties with our journeys or living in a new land, then he would able to help us. No matter how we were encouraging him, he kept his mind firm and stayed behind with our step-grandmother. My grandmother passed away when I was a child and my grandfather re-married more than a decade later.

Beginning our journeys as refugees, I missed my grandfather and thought about him all the time. Our family resettled in the United States and I got married few years later. All those years and after my first child was born, I couldn’t stop thinking about and felt sorry for my grandfather. During the day I was busy working, taking care of my baby and doing house chores. The morning time, after I left my baby at the daycare, driving alone to work was moment I cried thinking of my grandpa. He was my first teacher who taught me math, how to use the Chinese Abacus (wooden marbles calculator), and also taught me how to play Chinese chess.

My grandfather was a contractor builder like my father but more in masonry than wood building. In early ’70, Grandpa won a bid to replace (update) all the lamp posts in the city. Where I grew up is the capital of Laos. There, the biggest festival of the year called “Boun That Luang” normally fell in December but on different dates due to the Buddhist calendar and ran from 7-10 days, some years were up to 2 weeks. During the season of Boun That Luang that year, every afternoon Grandpa came and gave me and each of my siblings a big sum of cash, telling us to go to the “Boun” and have good time. Grandpa was good with martial arts, Old-Vietnamese language, skilled with using Vietnamese musical instruments and flute, trumpet, and saxophone. He also was a stilt walker (walking on poles). According to Grandpa’s description in his earlier career: instructed young men on practicing martial arts and supervised them patrolling at night to keep the town safe. I think his position is comparable to a present-day sheriff. He was very friendly and treated people nice. In the late sixties – early seventies, in Vientiane, not many people can perform music with the Vietnamese traditional instruments. Occasionally, the Vietnamese embassy had banqueted the other country’s dignitaries. The Ambassador normally sent his chauffeur ahead of time to invite my grandfather, arrange the date and time, and later, came picked up Grandpa to go performing the music for the ambassadors of other countries. The Ambassador always offered quite a few bottles of famous liquor to Grandpa for the performing. Very rarely did Grandpa not have friends come by to enjoy those delicious bottles with him on the weekend.

Grandpa was skilled when he wrapped Bánh Chưng (rice cake) for Vietnamese New Year. Most people wrap them using a wood-frame, but Grandpa wrapped it very fast with bare hands. All the ones that he wrapped turned out to be even (equal in size) and tight (the degree of tightness is very important in making Bánh Chưng). He was skilled to the point where numerous families wanted him to come wrap their Bánh Chưng for them and they had to arrange a schedule among them, and I had to keep notes for Grandpa to remember those arrangements. He was also good with making traditional dishes.

Our family is Catholic, my parents used to led a prayer in the evening and Grandpa joined us occasionally. If Grandpa led the prayer, he used the Old-Vietnamese (Hán Việt) language, which I can say only with the short prayers, for the long ones I had to use the prayer book. He could create poems in Old-Vietnamese language too. One particular habit of my grandfather’s was that when it came to meal time, every member of the family had to be at the table dining together. Any tiff between family members in which a person was absent, Grandpa would refuse to come to the table. Sometimes Grandpa was the one who called on us at mealtime. If anyone said “I am not hungry;” then Grandpa said “I am not hungry either.” Mom had to pay attention when it came closer to meal time and solved any conflict among my siblings. Grandpa always got up early and exercised with Qigong method. If he caught any of us getting up late, he encouraged us to get up early and try exercising like him; he would say “That way, we could remain in good health and it doesn’t cost for visiting the doctor.” Part of Grandpa’s characteristic was that his mind was innocent and liked to play with kites. He meticulously made his kites beautiful with a few short-flutes made of sections of bamboo. Sometimes strong winds caused his kites to get caught in high trees, but he still tried not to let go of them and his clothes would get torn.

Grandpa came to America visiting us 1985. I took him to where I worked and introduced him to my associates, and some of them were saying “I saw sparkling stars in your grandpa’s eyes. A person with sparkling stars in his/her eyes like him; our people were saying that he must good at art or music.” They were saying that before I ever told them about him using numerous musical instruments. Grandpa stayed with us for a few months. We asked him to stay over, and offered to sponsor our step-grandmother to come but he refused it.

A couple of years after my grandfather went back to Laos, he suffered a stroke and passed away, leaving me a boundless regret for letting him go back and none of us were by him during his final days. What I admire the most from my grandfather was: He had always used delicate language when he spoke. I’ve never seen him use a word that was vulgar, profane, or even grumpy.

Thơ:

Verse Tribute to Grandpa

Minh Tuyết

We were accidentally in younger age 
Giddy with peers for adventures
And plying with many other things
Not being aware spending our time 
To learn from your wisdom more
For then we did not realize 
That time passes by without waiting
Only when you no longer existed 
That we realized (we) had lost a treasure
No longer could we admire your “saxophone” performing
Or having you defend us from Mom’s scolding
Nobody encouraging us to get up early
Exercising with Qigong method
Helping us maintain traditional customs 
Could not see your kites flying high 
With sound of flute in windy days anymore
Grandpa, we know you love us all through those years
We wish that you were here 
To see your grandchildren getting mature
One thing this poem just could not do
Is rightly show our love for you
So know we’re truthful when we say
“Forever, our love to you!”

http://www.thegioimoionline.com/?p=365

 GFT-1010GPD-2T

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm