Truyện Ngắn & Phóng Sự
Ký ức về một thời chưa sống
2015-01-06
Xin đừng cười! Nếu ai đó kể ký ức của họ, về một giai đoạn lịch sử mà họ chưa từng sống qua.
Tôi sinh ra cả thập kỷ sau ngày thống nhất, và mãi một thập kỷ sau đó nữa, mới lờ mờ có những nhận thức đầu tiên về cuộc đời. Chuyện tưởng chừng như nực cười mà có thật là tôi, à không, cả thế hệ chúng tôi, đều ít nhiều có “ký ức” về cái ngày định mệnh ấy, và cả bốn mươi năm sau đó nữa.
Sài Gòn, trong ký ức tôi là những ngày mưa, có lúc dẳng dai, có khi bất chợt. Nhà tôi nghèo lắm, nên mỗi khi trời trở gió là mẹ tôi hay cuống cuồng gom quần áo, giày dép của mấy anh em vào “kẻo mưa trôi mất”. Mỗi lần như vậy, mẹ lại nhìn đôi dép của anh Hai thật lâu. Rồi một ngày, mẹ bất chợt: “ngày ba con đi cải tạo, ba chỉ mang theo có mỗi một đôi dép với mấy bộ đồ …” Người ta bảo chỉ dăm bữa thôi, rồi sẽ về ngay ấy mà. Và mẹ tôi đã đợi. Đợi. Đợi …
Và đợi!
“Hồi đó khổ lắm, chẳng biết xoay đâu ra tiền để thăm tù, con ạ!” Giọng mẹ tôi lạc đi, và khoé mắt chưa một lần thôi đỏ, đù đã kể đi kể lại câu chuyện ấy đến … quá nhiều lần: “Những ngần ấy năm! Chẳng biết xoay đâu ra tiền …"
Rồi cha tôi cũng mãn hạn, trở về mái ấm xưa, để cay đắng nhận ra, trong ngần ấy năm đầy biến cố của cuộc đời, con người ta đã thay đổi, và chính cha tôi cũng đã đổi thay. Mẹ tôi trở thành người phụ nữ dày dạn, đảm đang, còn cha tôi, ông trở thành một người đầy mặc cảm thua sút, mặc cảm núp váy vợ. Dần già, ông trở nên cọc cằn, độc đoán. Dần già, ông trở thành một người lạ, ngay trong chính mái ấm của bản thân mình.
Tuổi thơ tôi đó, những cơn cãi vã, những trận đòn roi. Tuổi thơ tôi đó những ngày lang thang chỉ mong không bao giờ phải trở về nhà. Tuổi thơ tôi đó, một mái gia đình xiêu vẹo, nứt lở, chỉ chờ ngày sụp đổ.
Tại sao những gì buồn bã, và đau thương nhất, lại thường sảy ra vào những ngày mưa? Một ngày mưa trút nước của năm 1988, có một bà mẹ trẻ, một tay ẵm con, một tay dắt thêm hai đứa nữa, lủi thủi đi. Nước mắt, lẫn vào trong mưa, bé nhỏ, đớn đau, cùng quẫn... “Không phải tại ba con, tại nhà tù nó thế!” Tôi không biết đó là sự thật, hay mẹ tôi chỉ đang tự huyễn hoặc mình. Nhưng có một điều rất thật, là có một người vợ mất chồng, và ba đứa trẻ mất cha... Vâng, giữa những cái giả dối tởm lợm của một chế độ tự xưng là "Giải phóng" ấy, có những điều rất thật, đó là vô vàn những nỗi đau. Rất thật.
30 tháng Tư, đối với tôi, chỉ mơ hồ, như một màn sương, và lẩn khuất trong màn sương ấy, là những trại tù, và những số phận bị cầm tù, từ ngày ấy đến mười bốn ngàn sáu trăm ngày sau đó, có khi là mãi mãi … Như mẹ tôi, một người tù!
“Tánh ba con suồng sã, nên chỉ mang theo có vài bộ đồ, và mỗi một đôi dép. Họ bảo chỉ dăm bữa, rồi lại về ngay ấy mà!" Câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần, mà lần nào giọng mẹ tôi cũng nghẹn lại, cũng lạc đi. Đâu đó sâu trong khoẻ mắt Người, dường hằn lên dung hình một kẻ lữ thứ cô độc, xiêu vẹo trong cơn bão giông.
Trong khoảnh khắc định mệnh ấy của dân tộc, cái lũ chúng tôi còn chưa mở mắt chào đời, nhưng ai dám bảo chúng tôi không có ký ức về 30 tháng Tư? Xin đừng cười! Nếu ai đó kể ký ức của họ, về một quãng đời chưa từng sống. Có khi, đó lại là những ký ức ám ảnh nhất của một đời người.
Như ký ức về những giọt nước mắt được giấu kỹ trong mưa...
RFA
Ký ức về một thời chưa sống
2015-01-06
Xin đừng cười! Nếu ai đó kể ký ức của họ, về một giai đoạn lịch sử mà họ chưa từng sống qua.
Tôi sinh ra cả thập kỷ sau ngày thống nhất, và mãi một thập kỷ sau đó nữa, mới lờ mờ có những nhận thức đầu tiên về cuộc đời. Chuyện tưởng chừng như nực cười mà có thật là tôi, à không, cả thế hệ chúng tôi, đều ít nhiều có “ký ức” về cái ngày định mệnh ấy, và cả bốn mươi năm sau đó nữa.
Sài Gòn, trong ký ức tôi là những ngày mưa, có lúc dẳng dai, có khi bất chợt. Nhà tôi nghèo lắm, nên mỗi khi trời trở gió là mẹ tôi hay cuống cuồng gom quần áo, giày dép của mấy anh em vào “kẻo mưa trôi mất”. Mỗi lần như vậy, mẹ lại nhìn đôi dép của anh Hai thật lâu. Rồi một ngày, mẹ bất chợt: “ngày ba con đi cải tạo, ba chỉ mang theo có mỗi một đôi dép với mấy bộ đồ …” Người ta bảo chỉ dăm bữa thôi, rồi sẽ về ngay ấy mà. Và mẹ tôi đã đợi. Đợi. Đợi …
Và đợi!
“Hồi đó khổ lắm, chẳng biết xoay đâu ra tiền để thăm tù, con ạ!” Giọng mẹ tôi lạc đi, và khoé mắt chưa một lần thôi đỏ, đù đã kể đi kể lại câu chuyện ấy đến … quá nhiều lần: “Những ngần ấy năm! Chẳng biết xoay đâu ra tiền …"
Rồi cha tôi cũng mãn hạn, trở về mái ấm xưa, để cay đắng nhận ra, trong ngần ấy năm đầy biến cố của cuộc đời, con người ta đã thay đổi, và chính cha tôi cũng đã đổi thay. Mẹ tôi trở thành người phụ nữ dày dạn, đảm đang, còn cha tôi, ông trở thành một người đầy mặc cảm thua sút, mặc cảm núp váy vợ. Dần già, ông trở nên cọc cằn, độc đoán. Dần già, ông trở thành một người lạ, ngay trong chính mái ấm của bản thân mình.
Tuổi thơ tôi đó, những cơn cãi vã, những trận đòn roi. Tuổi thơ tôi đó những ngày lang thang chỉ mong không bao giờ phải trở về nhà. Tuổi thơ tôi đó, một mái gia đình xiêu vẹo, nứt lở, chỉ chờ ngày sụp đổ.
Tại sao những gì buồn bã, và đau thương nhất, lại thường sảy ra vào những ngày mưa? Một ngày mưa trút nước của năm 1988, có một bà mẹ trẻ, một tay ẵm con, một tay dắt thêm hai đứa nữa, lủi thủi đi. Nước mắt, lẫn vào trong mưa, bé nhỏ, đớn đau, cùng quẫn... “Không phải tại ba con, tại nhà tù nó thế!” Tôi không biết đó là sự thật, hay mẹ tôi chỉ đang tự huyễn hoặc mình. Nhưng có một điều rất thật, là có một người vợ mất chồng, và ba đứa trẻ mất cha... Vâng, giữa những cái giả dối tởm lợm của một chế độ tự xưng là "Giải phóng" ấy, có những điều rất thật, đó là vô vàn những nỗi đau. Rất thật.
30 tháng Tư, đối với tôi, chỉ mơ hồ, như một màn sương, và lẩn khuất trong màn sương ấy, là những trại tù, và những số phận bị cầm tù, từ ngày ấy đến mười bốn ngàn sáu trăm ngày sau đó, có khi là mãi mãi … Như mẹ tôi, một người tù!
“Tánh ba con suồng sã, nên chỉ mang theo có vài bộ đồ, và mỗi một đôi dép. Họ bảo chỉ dăm bữa, rồi lại về ngay ấy mà!" Câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần, mà lần nào giọng mẹ tôi cũng nghẹn lại, cũng lạc đi. Đâu đó sâu trong khoẻ mắt Người, dường hằn lên dung hình một kẻ lữ thứ cô độc, xiêu vẹo trong cơn bão giông.
Trong khoảnh khắc định mệnh ấy của dân tộc, cái lũ chúng tôi còn chưa mở mắt chào đời, nhưng ai dám bảo chúng tôi không có ký ức về 30 tháng Tư? Xin đừng cười! Nếu ai đó kể ký ức của họ, về một quãng đời chưa từng sống. Có khi, đó lại là những ký ức ám ảnh nhất của một đời người.
Như ký ức về những giọt nước mắt được giấu kỹ trong mưa...
RFA