Di ảnh Chí sỹ Trương Văn Sương |
Nhân Vật
LỜI HỨA CHƯA TRÒN VỚI NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG VĂN SƯƠNG
Nhận được tin người tù bất khuất Trương Văn Sương đã qua đời trong trại giam Ba Sao, chỉ sau 25 ngày bị đưa trở lại nhà tù nhỏ này ở tỉnh Hà Nam.
Nguyễn Thu Trâm - Nhận được tin người tù bất khuất Trương Văn Sương đã qua đời trong trại giam Ba Sao, chỉ sau 25 ngày bị đưa trở lại nhà tù nhỏ này ở tỉnh Hà Nam. Tôi vẫn không tin đó là sự thật, vừa cúp điện thoại, tôi liền gọi ngay cho Trương Tấn Tài, người con trai út của chú Sương. Trong tiếng nức nghẹn ngào, Tài nói: "Ba mất rồi Thu Trâm ơi…". Toàn thân tôi rụng rời khi nghe hung tin đó. Tôi lại gọi cho mục sư Nguyễn Hồng Quang để xác nhận thêm lần nữa. Qua đầu dây, mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng vô cùng đau xót xác nhận tin đó là chính xác.
Sau những phút giây bàng hoàng, tôi tịnh tâm lại chấp nhận nỗi đau này. Tôi bắt đầu suy nghĩ về nguyên nhân gây ra cái chết đến với chú Sương, một Nelson Mandela của Đất Việt, người mà tôi đã có một thời gian dài chăm sóc sức khỏe và giúp Người Tù Bất Khuất hội nhập với xã hội, với cộng đồng trong thời đại Internet sau đúng 33 năm bị giam cầm trong tù ngục. Cái chết của chú Sương có quá nhiều uẩn khúc, khiến tôi phải suy nghĩ quá nhiều: Một liều thuốc độc pha lẫn vào thức ăn? Hoặc là trên đường di chuyển chú về lại nhà tù nhỏ Ba Sao, họ đã tiêm cho chú vài mũi “thần dược” với lý do để đi đường cho an toàn? Những buổi thẩm vấn liên tục căng thẳng để tìm xem khi người tù bất khuất Trương Văn Sương được tạm hoãn thi hành án để trị bệnh ở quê nhà liệu có ai móc nối để tiếp tục hoạt động “lật đổ chính quyền” nữa không? Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam liệu có phải là Hội Ái Hữu Của Các Cựu Tù hay là một âm mưu chống Đảng, chống nhà nước Cộng Sản Việt nam như họ từng quy chụp và cấm đoán Hội hoạt động? Tất cả sự suy diễn đều có thể xảy ra và chúng ta có trách nhiệm không quên lãng mà phải cố tìm cho ra đâu là sự thật về cái chết đầy oan nghiệt và đáng ngờ của Người Tù Bất Khuất, dù cho hiện tại vì nhiều lý do mà chúng ta, những người Việt Quốc Gia chưa thể tiến hành được.
Các thành viên của Hội Ái Hữu đón tiếp chú Sương chuẩn bị đi khám bệnh
Bs Nguyễn Đan Quế cùng TT Thiện Minh đến thăm bệnh của các cựu tù nhân lương tâm
Từ trái qua: Kỷ Sư Trương Minh Nguyệt, Đinh Quang Hải, Trương Văn Sương, Lau Sỹ Phúc,Trần Nam Phương, Ms Nguyễn Hồng Quang.(ảnh chụp lưu niệm ngày Ks Nguyệt vừa rời khỏi nhà tù nhỏ lần thứ 03 ngày 31/8/2010/ Photo/Thu Trâm)
Một thoáng ký ức bỗng nhắc nhớ lại trong tôi về những kỷ niệm với những cựu tù mà qua công việc một được gắn bó một thời: Tháng 7/2010, tôi được Thượng Tọa Thích Thiện Minh và mục sư Nguyễn Hồng Quang là Hội Phó Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam giao phó thành lập một Nhóm thiện nguyện gồm cả các thành viên là sinh viên Thần học của Hội Thánh Tin Lành Mennonite để giúp đỡ các cựu tù trong việc an dưỡng, chăm sóc sức khỏe và tái hội nhập cộng đồng. Cùng với Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương trong thời gian này, anh Nguyễn Bắc Truyển một Doanh nhân tại Sài Gòn cũng vừa ra khỏi nhà tù nhỏ Z30A (Xuân Lộc) sau ba năm sáu tháng bị Việt cộng đọa đày với cựu tù nhân chính trị Đinh Quang Hải, người treo cờ Vàng trên bờ sông Thủ Thiêm, người đã bị giam cầm suốt 11 năm cũng chỉ vì khát vọng tự do dân chủ cho toàn dân Việt và với cựu Đại úy Địa phương quân Nguyễn Anh Hảo, bị giam cầm tổng cộng 23 năm với hai lần tù ngục cũng bởi muốn giành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho 70 triệu đồng bào Việt nam vào những năm của thập kỷ 80 đó, và với cựu Trung úy Thiết giáp Huỳnh Bửu Châu, người bị Việt cộng kết án 15 năm tù cũng vì dám đi tìm tự do dân chủ đúng nghĩa cho dân tộc và cùng với tử tù Trần Nam Phương với 26 năm tù trước khi được phóng thích và cùng với một cựu sỹ quan QLVNCH biệt phái: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, người bị giam cầm tổng cộng 20 năm tù cũng bởi cùng lý tưởng và khát vọng tự do dân chủ cho Việt nam… tất cả các cựu tù này cùng người tù bất khuất Trương Văn Sương đã đến an dưỡng tại Vườn cầu nguyện của Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam để được chữa bệnh, an dưỡng và học ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng computer để thông tin liên lạc. Tất cả đều sống trong tình thương yêu của những người đồng cảnh ngộ, cùng chung một chí hướng, một chiến tuyến: Tranh đấu đòi Tự do - Dân chủ - Nhân quyền cho Việt Nam. Và cũng lần đầu tiên, một nơi mà có rất nhiều Tù nhân Chính trị và Tôn giáo chung sống với nhau như người thân ở bên ngoài nhà tù cộng sản.
Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương trong lễ Baptem
Một buổi họp mặt thường nhật của các cựu tù chính trị và tôn giáo Việt Nam tại vườn Cầu Nguyện Mennonite Việt nam (Photo/Thu Trâm).
Các tù nhân chính trị có bệnh như Nelson Mandela Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo, Trần Nam Phương, Huỳnh Bửu Châu, Trương Minh Nguyệt đều được hướng dẫn đi khám bệnh tổng quát để tìm ra các bệnh lý để có các trị liệu kịp thời. Các chuyên gia y tế ở Trung tâm Medic Hòa Hảo đã phát hiện những căn bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt là với người tù thế kỷ Trương Văn Sương. Sau nhiều giờ xét nghiệm chuẩn đoán bệnh, cầm hồ sơ bệnh án trên tay vị bác sỹ trách tôi sao mãi đến bây giờ mới đưa Nelson Mandela Trương văn Sương đi điều trị? Tôi không biết phải trả lời ra sao. Luật sư Nguyễn Bắc Truyển đỡ lời cho tôi và nói với người bác sỹ quen rằng chú ấy là một người tù nhân chính trị với 33 năm 4 tháng 15 ngày trong nhà tù, gia đình rất nghèo, nay được tạm đình chỉ ở tù một năm để điều trị bệnh. Thông cảm cho hoàn cảnh của Người tù lâu năm, vị bác sỹ hứa với Luật sư Nguyễn Bắc Truyển là sẽ cố gắng hết sức hết tâm lực để điều trị bệnh cho Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương, mặc dù thời gian chữa bệnh phải rất lâu dài và phải thường xuyên tái khám. Với căn bệnh suy tim độ 4, hở van tim 2 lá, vôi hóa động mạch vành chủ, gan nhiễm mỡ nặng, sỏi thận, sỏi túi mật lại thoái hóa cột sống, mạng sống của người tù thế kỷ Trương Văn Sương như chỉ mành treo chuông.
Thu Trâm cùng Nguyễn Bắc Truyển đang hướng dẩn cho các cựu tù học vi tính
Thế nhưng chỉ sau 3 tháng được tận tình điều trị và an dưỡng tại Vườn cầu nguyện Mennonite, được sống trong tình thương yêu của người thân, trong sự đùm bọc và sẻ chia của anh em cựu tù cũng như trong sự cảm thông từ nghĩa đồng bào của Người Việt Tự Do trên khắp Thế giới, sức khỏe của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã hồi phục rất nhanh như một phép lạ. Vị bác sỹ trực tiếp khám, chữa và theo dõi tình trạng sức khỏe cho Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương cũng hết sức ngạc nhiên vì sự hồi phục gần 85% sức khỏe, nằm ngoài mọi mong đợi của các Y Bác Sỹ điều trị. Trong dịp này, dù bị bao vây giám sát, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Thầy Thích Không Tánh cũng thường xuyên đến thăm hỏi Nelson Mandela Trương Văn Sương. Vào những ngày Chúa nhật, nhiều người bạn tù khắp nơi tìm đến Vườn cầu nguyện để thăm gặp và động viên an ủi lẫn nhau, để hàn huyên tâm sự và khích lệ nhau tiếp tục con đường, tiếp tục ý nguyện dấn thân cho tổ quốc cho dân tộc. Đặc biệt là chị Thiên Kim, ái nữ của Tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng, cựu sỹ quan CSĐB và chị Anh Thư ái nữ của tù nhân chính trị xuyên thế kỷ, Đại úy Nguyễn Hữu Cầu cũng tình nguyện đến Vườn cầu nguyện nấu nướng thức ăn để phục vụ cho đại gia đình những nạn nhân của chế độ cộng sản. Không khí ấm cúng gia đình tràn ngập Vườn cầu nguyện này đã giúp Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương Sương hoàn toàn bình phục sức khỏe sau non một năm tạm rời khỏi nhà tù nhỏ.
Tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương, Tử Tù Trần Nam Phương, Thượng Tọa Thíc Thiện Minh, Cựu Tù Đinh Quang Hải.(Photo/Thu Trâm).
Trung thu năm nay, đúng ngày rằm tháng 8 Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã ra đi để lại biết bao tiếc thương của đồng bào Việt nam yêu chuộng tự do trên khắp thế giới. Đã có không biết biết bao nhiêu bài viết ca ngợi tinh thần bất khuất của người tù thế kỷ, đã có biết bao bài viết nói lên sự kiên cường, bất khuất trước mọi cực hình trong nhà tù cộng sản của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương, đã biết bao bài thơ tôn vinh cũng như khóc thương khi nghe tin trái tim của ông đã ngừng đập: Triệu triệu người Việt nam trong Nam ngoài Bắc đã không còn quá úy kỵ trước sự gian ác, bạo tàn đến man rợ của cộng sản Việt nam khi được nghe lời kể của các bạn tù của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương về tiếng hô vang của ông trước các tên cán bộ quản giáo mỗi khi chúng ra tay đàn áp các tù chính trị phạm:
“Đả đảo CSVN đàn áp tù nhân chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,... Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do...”
Tôi nhớ… nhớ thật nhiều đến lời tâm sự của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương vào rằm tháng 8 Trung thu năm ngoái cách đây đúng một năm khi còn được bên cạnh ông. Đêm ấy trăng tròn những người bạn tù của ông cùng chúng tôi ngồi bên tách trà và hộp bánh Trung thu do cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển gởi tặng, Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời gian lao mà đầy kiêu hãnh của ông trong các nhà tù của cộng sản. Có lúc vì đi bắt thêm cá cho anh em tù cải thiện sức khỏe sau những ngày bị biệt giam sức khỏe trở nên kiệt quệ, Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã bị những tên quản giáo hô hoán lên là vượt ngục rồi bị bắn trọng thương, mãnh đạn ghim trên vai của ông vẫn còn nằm lại trên da thịt của ông cho đến ngày ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày rằm tháng Tám vừa qua, Ông bị đưa vào biệt giam, bị đánh đập tra tấn nhục hình đến tàn nhẫn, cùm chân, bỏ đói, mặc cho máu chảy khắp người ông. Đói quá, nhưng cần phải sống để tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương cũng như những bạn tù trong hầm kiên giam khác phải ăn cả chuột sống, ếch nhái, thằng lằn sống! Lạy Chúa! Tôi không thể nào tưởng tượng nỗi sức chịu đựng của những người tù chính trị và cũng chưa thể nào hình dung nỗi sự bạo ác của những người đồng loại mang trong mình dòng máu và trái tim cộng sản! Cựu tử tù Trần Nam Phương cũng kể thêm cho chúng tôi những sự chịu đựng tưởng như quá sức của những tù nhân chính trị trong ngục tù cộng sản. Tôi đã từng đọc tác phẩm HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY của Thầy Thích Thiện Minh mà trong lòng tôi hằng tôn kính như một người cha, nay được nghe thêm ký ức của 33 năm lưu đày của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương lúc bấy giờ tôi có hứa sẽ giúp ông viết hồi ký về những năm tháng tù đày của ông nhưng tôi chưa tròn lời hứa của mình thì ông đã ra người thiên cổ.
Những câu chuyện về người tù chính trị là như thế đó… Tôi thương kính và vô cùng cảm phục các ông, các anh, các chị bởi sự hy sinh hết sức lớn lao của họ để phục vụ cho ý tưởng cao đẹp của toàn dân tộc Việt nam, cũng là người Việt nam, chỉ vì yêu nước thương nòi, chỉ vì muốn Việt Tộc không bị diệt vong bởi chế độ công sản họ đã bị quy kết tội phản quốc là thành phần “phản động” trong khi đó, những tên cộng nô đang cai trị cả Việt Tộc này thì lại ngang nhiên cho mình được quyền chà đạp lên mọi quyền tự do của cả dân tộc, được quyền bắt bớ giam cầm tra tấn, nhục hình những người yêu nước, được quyền đè đầu cởi cổ cả dân tộc Việt nam. Có những lần bị câu lưu điều tra tôi đã từng bị thẩm vấn về sự tụ tập đông người tại Hội Thánh Tin Lành Mennonite, bởi ngành an ninh của cộng sản Việt nam muốn biết chúng tôi làm gì khi ở Hội Thánh. Thực ra những người cộng sản họ không biết hay cố tình không biết thế nào là Tin Lành, thế nào là lòng nhân ái thế nào là sự bình an và tha thứ. Tôi đành phải giải thích cho họ biết rằng chúng tôi không tụ tập đông người để lật đổ chính quyền, bởi cái chính quyền cộng sản hiện nay không phải chỉ đơn thuần như mâm xôi, nãi chuối để có thể dễ dàng “lật đổ” bởi những người trong tay không một tấc sắt như chúng tôi, mà chúng tôi đến với nhau bằng tình đồng loại, chúng tôi tình nguyện chăm sóc cho các cựu tù nhân, là nạn nhân của một chế độ bạo tàn, những người sau bao nhiêu năm bị giam cầm trong các tù ngục rồi lúc trở lại quê nhà thì gia đình hầu như tan nát, nhà cửa ruộng vườn bị tịch biên, vợ con lưu lạc không nơi nương tựa, nếu một ngày nào đó các vị công an không có nơi ăn chốn ở chúng tôi cũng sẽ mang các ông đến Hội Thánh để chăm sóc cầu nguyện để Chúa chữa lành nỗi đau bệnh tật trên thân thể cũng như trên tinh thần mà các vị đã mắc phải xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt nam đầy bi thương mà phần lớn là do đảng của các vị mang lại. Con người cộng sản họ không tin Hội thánh là nơi hội tụ của tình yêu thương, lòng tha thứ và sự tận hiến để chăm sóc, chữa tâm bệnh và thân bệnh cho những người đã chịu đựng quá nhiều khổ đau, họ nghi ngờ tôn chỉ và mục đích cao cả của chúng tôi khi quy tụ những người tù chính trị thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân theo ý tưởng của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tôi một lần nữa phải giải thích cho họ hiểu rằng “Hội ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam là Hội của những người cựu tù yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, chúng tôi có ghét bỏ nhau có gây lòng hận thù lẫn nhau đâu mà các ông lo sợ”. Nhà cầm quyền cũng không buông tha, họ lại tiếp tục thắc mắc họ nói “các người lợi dụng vào lòng thương hại của người Việt hải ngoại, lợi dụng những người tù để vận động tiền bạc gây mất ổn định trật tự trị an cho xã hội” tôi lại một lần nữa hao nước bọt để giải thích cho họ hiểu về Hội Ái Hữu hơn, rằng chúng tôi không vận động tiền bạc của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để mưu lợi cho cá nhân, mà chỉ cốt gây quỹ để có tiền chữa bệnh cho các cựu tù, ngoài ra chúng tôi còn đóng góp bằng sự tận tình của mình, mà dù cho chúng tôi có vận động thì cũng chăm lo cho các anh em tù nhân để bớt đi một phần gánh nặng của xã hội bởi cái nhà nước này đã đủ sức lo cho thảo dân đâu huống chi là lo cho những người mà các ông đã bắt bớ, đã giam cầm, đã hành hạ, bởi các ông đã gán cho họ là kẻ thù của giai cấp, của chế độ”. Có lẽ không thể đấu lý được, bởi họ thừa hiểu được sự dối gian man trá không bao giờ thắng được chân lý và sự thật nên họ đã ra tay san bằng Hội Thánh Mennonite Việt Nam của chúng tôi, của những cựu tù chính trị vào ngày 14/12/2010 gây ra cái chết cho bà cụ Trần Thị Chuốt và biến hơn 70 con người trong Hội Thánh không nơi nương tựa, tà quyền cộng sản Việt nam đã buộc Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương cùng các anh em cựu tù phải rời khỏi Hội Thánh, rời khỏi Vườn Cầu Nguyện Mennonite để trở về địa phương, hầu cho công an các địa phương dễ bề quản lý, theo dõi và không cho phép bất cứ cựu tù nào được tiếp tục khám chữa bệnh nữa.
Ngày cuối cùng ở Việt Nam, tôi gặp Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương tại Sóc Trăng, ông hẹn tôi xuống ngôi nhà mới xây của người con trai lớn của chú Trương Văn Dũng, ông đã trao cho tôi thư cảm ơn của ông và gia đình đến với đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại đã yêu mến ông, đã trợ giúp cho ông và gia đình kể từ khi ông được tạm rời khỏi nhà tù nhỏ vào ngày 14 tháng 7 năm 2010. Nhờ sự trợ giúp của đồng bào mà ngày hôm nay con cái ông cũng có được một ngôi nhà khá khang trang để sau này hương khói và phụng thờ Cha Mẹ. Tôi hứa với ông là sẽ post lên các trang mạng khi cộng sản buộc ông quay trở lại nhà tù nhỏ.
Không trốn chạy, không buông xuôi thua cuộc, Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương đã làm tròn bổn phận của người chiến sỹ của QLVNCH trên tinh thần TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM, ông đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho quê hương, và ông đã hiến trọn đời mình cho nền tự do cho quê mẹ, cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Tộc.
Tiếc thay ước nguyện của ông chưa tròn thì ông đã trở về với cát bụi!
Xin nghiêng mình kính phục và tiếc thương ông, Người Tù Bất Khuất Trương Văn Sương, người anh hùng của đất Mẹ Việt Nam, và xin ngàn lần tạ tội cùng ông bởi lời hứa chưa tròn.
Ngày cuối thu nơi đất khách, 2011
Chân dung người tù bất khuất Trương Văn Sương
(Họa sĩ TTLan; Nguồn: QTNLT)
Nguyện xin hương hồn chú đời đời an nghỉ
( Bài tác giả gửi HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
LỜI HỨA CHƯA TRÒN VỚI NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG VĂN SƯƠNG
Nhận được tin người tù bất khuất Trương Văn Sương đã qua đời trong trại giam Ba Sao, chỉ sau 25 ngày bị đưa trở lại nhà tù nhỏ này ở tỉnh Hà Nam.
Di ảnh Chí sỹ Trương Văn Sương |
Nguyễn Thu Trâm - Nhận được tin người tù bất khuất Trương Văn Sương đã qua đời trong trại giam Ba Sao, chỉ sau 25 ngày bị đưa trở lại nhà tù nhỏ này ở tỉnh Hà Nam. Tôi vẫn không tin đó là sự thật, vừa cúp điện thoại, tôi liền gọi ngay cho Trương Tấn Tài, người con trai út của chú Sương. Trong tiếng nức nghẹn ngào, Tài nói: "Ba mất rồi Thu Trâm ơi…". Toàn thân tôi rụng rời khi nghe hung tin đó. Tôi lại gọi cho mục sư Nguyễn Hồng Quang để xác nhận thêm lần nữa. Qua đầu dây, mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng vô cùng đau xót xác nhận tin đó là chính xác.
Sau những phút giây bàng hoàng, tôi tịnh tâm lại chấp nhận nỗi đau này. Tôi bắt đầu suy nghĩ về nguyên nhân gây ra cái chết đến với chú Sương, một Nelson Mandela của Đất Việt, người mà tôi đã có một thời gian dài chăm sóc sức khỏe và giúp Người Tù Bất Khuất hội nhập với xã hội, với cộng đồng trong thời đại Internet sau đúng 33 năm bị giam cầm trong tù ngục. Cái chết của chú Sương có quá nhiều uẩn khúc, khiến tôi phải suy nghĩ quá nhiều: Một liều thuốc độc pha lẫn vào thức ăn? Hoặc là trên đường di chuyển chú về lại nhà tù nhỏ Ba Sao, họ đã tiêm cho chú vài mũi “thần dược” với lý do để đi đường cho an toàn? Những buổi thẩm vấn liên tục căng thẳng để tìm xem khi người tù bất khuất Trương Văn Sương được tạm hoãn thi hành án để trị bệnh ở quê nhà liệu có ai móc nối để tiếp tục hoạt động “lật đổ chính quyền” nữa không? Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam liệu có phải là Hội Ái Hữu Của Các Cựu Tù hay là một âm mưu chống Đảng, chống nhà nước Cộng Sản Việt nam như họ từng quy chụp và cấm đoán Hội hoạt động? Tất cả sự suy diễn đều có thể xảy ra và chúng ta có trách nhiệm không quên lãng mà phải cố tìm cho ra đâu là sự thật về cái chết đầy oan nghiệt và đáng ngờ của Người Tù Bất Khuất, dù cho hiện tại vì nhiều lý do mà chúng ta, những người Việt Quốc Gia chưa thể tiến hành được.
Các thành viên của Hội Ái Hữu đón tiếp chú Sương chuẩn bị đi khám bệnh
Bs Nguyễn Đan Quế cùng TT Thiện Minh đến thăm bệnh của các cựu tù nhân lương tâm
Từ trái qua: Kỷ Sư Trương Minh Nguyệt, Đinh Quang Hải, Trương Văn Sương, Lau Sỹ Phúc,Trần Nam Phương, Ms Nguyễn Hồng Quang.(ảnh chụp lưu niệm ngày Ks Nguyệt vừa rời khỏi nhà tù nhỏ lần thứ 03 ngày 31/8/2010/ Photo/Thu Trâm)
Một thoáng ký ức bỗng nhắc nhớ lại trong tôi về những kỷ niệm với những cựu tù mà qua công việc một được gắn bó một thời: Tháng 7/2010, tôi được Thượng Tọa Thích Thiện Minh và mục sư Nguyễn Hồng Quang là Hội Phó Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam giao phó thành lập một Nhóm thiện nguyện gồm cả các thành viên là sinh viên Thần học của Hội Thánh Tin Lành Mennonite để giúp đỡ các cựu tù trong việc an dưỡng, chăm sóc sức khỏe và tái hội nhập cộng đồng. Cùng với Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương trong thời gian này, anh Nguyễn Bắc Truyển một Doanh nhân tại Sài Gòn cũng vừa ra khỏi nhà tù nhỏ Z30A (Xuân Lộc) sau ba năm sáu tháng bị Việt cộng đọa đày với cựu tù nhân chính trị Đinh Quang Hải, người treo cờ Vàng trên bờ sông Thủ Thiêm, người đã bị giam cầm suốt 11 năm cũng chỉ vì khát vọng tự do dân chủ cho toàn dân Việt và với cựu Đại úy Địa phương quân Nguyễn Anh Hảo, bị giam cầm tổng cộng 23 năm với hai lần tù ngục cũng bởi muốn giành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho 70 triệu đồng bào Việt nam vào những năm của thập kỷ 80 đó, và với cựu Trung úy Thiết giáp Huỳnh Bửu Châu, người bị Việt cộng kết án 15 năm tù cũng vì dám đi tìm tự do dân chủ đúng nghĩa cho dân tộc và cùng với tử tù Trần Nam Phương với 26 năm tù trước khi được phóng thích và cùng với một cựu sỹ quan QLVNCH biệt phái: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, người bị giam cầm tổng cộng 20 năm tù cũng bởi cùng lý tưởng và khát vọng tự do dân chủ cho Việt nam… tất cả các cựu tù này cùng người tù bất khuất Trương Văn Sương đã đến an dưỡng tại Vườn cầu nguyện của Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam để được chữa bệnh, an dưỡng và học ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng computer để thông tin liên lạc. Tất cả đều sống trong tình thương yêu của những người đồng cảnh ngộ, cùng chung một chí hướng, một chiến tuyến: Tranh đấu đòi Tự do - Dân chủ - Nhân quyền cho Việt Nam. Và cũng lần đầu tiên, một nơi mà có rất nhiều Tù nhân Chính trị và Tôn giáo chung sống với nhau như người thân ở bên ngoài nhà tù cộng sản.
Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương trong lễ Baptem
Một buổi họp mặt thường nhật của các cựu tù chính trị và tôn giáo Việt Nam tại vườn Cầu Nguyện Mennonite Việt nam (Photo/Thu Trâm).
Các tù nhân chính trị có bệnh như Nelson Mandela Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo, Trần Nam Phương, Huỳnh Bửu Châu, Trương Minh Nguyệt đều được hướng dẫn đi khám bệnh tổng quát để tìm ra các bệnh lý để có các trị liệu kịp thời. Các chuyên gia y tế ở Trung tâm Medic Hòa Hảo đã phát hiện những căn bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt là với người tù thế kỷ Trương Văn Sương. Sau nhiều giờ xét nghiệm chuẩn đoán bệnh, cầm hồ sơ bệnh án trên tay vị bác sỹ trách tôi sao mãi đến bây giờ mới đưa Nelson Mandela Trương văn Sương đi điều trị? Tôi không biết phải trả lời ra sao. Luật sư Nguyễn Bắc Truyển đỡ lời cho tôi và nói với người bác sỹ quen rằng chú ấy là một người tù nhân chính trị với 33 năm 4 tháng 15 ngày trong nhà tù, gia đình rất nghèo, nay được tạm đình chỉ ở tù một năm để điều trị bệnh. Thông cảm cho hoàn cảnh của Người tù lâu năm, vị bác sỹ hứa với Luật sư Nguyễn Bắc Truyển là sẽ cố gắng hết sức hết tâm lực để điều trị bệnh cho Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương, mặc dù thời gian chữa bệnh phải rất lâu dài và phải thường xuyên tái khám. Với căn bệnh suy tim độ 4, hở van tim 2 lá, vôi hóa động mạch vành chủ, gan nhiễm mỡ nặng, sỏi thận, sỏi túi mật lại thoái hóa cột sống, mạng sống của người tù thế kỷ Trương Văn Sương như chỉ mành treo chuông.
Thu Trâm cùng Nguyễn Bắc Truyển đang hướng dẩn cho các cựu tù học vi tính
Thế nhưng chỉ sau 3 tháng được tận tình điều trị và an dưỡng tại Vườn cầu nguyện Mennonite, được sống trong tình thương yêu của người thân, trong sự đùm bọc và sẻ chia của anh em cựu tù cũng như trong sự cảm thông từ nghĩa đồng bào của Người Việt Tự Do trên khắp Thế giới, sức khỏe của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã hồi phục rất nhanh như một phép lạ. Vị bác sỹ trực tiếp khám, chữa và theo dõi tình trạng sức khỏe cho Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương cũng hết sức ngạc nhiên vì sự hồi phục gần 85% sức khỏe, nằm ngoài mọi mong đợi của các Y Bác Sỹ điều trị. Trong dịp này, dù bị bao vây giám sát, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Thầy Thích Không Tánh cũng thường xuyên đến thăm hỏi Nelson Mandela Trương Văn Sương. Vào những ngày Chúa nhật, nhiều người bạn tù khắp nơi tìm đến Vườn cầu nguyện để thăm gặp và động viên an ủi lẫn nhau, để hàn huyên tâm sự và khích lệ nhau tiếp tục con đường, tiếp tục ý nguyện dấn thân cho tổ quốc cho dân tộc. Đặc biệt là chị Thiên Kim, ái nữ của Tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng, cựu sỹ quan CSĐB và chị Anh Thư ái nữ của tù nhân chính trị xuyên thế kỷ, Đại úy Nguyễn Hữu Cầu cũng tình nguyện đến Vườn cầu nguyện nấu nướng thức ăn để phục vụ cho đại gia đình những nạn nhân của chế độ cộng sản. Không khí ấm cúng gia đình tràn ngập Vườn cầu nguyện này đã giúp Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương Sương hoàn toàn bình phục sức khỏe sau non một năm tạm rời khỏi nhà tù nhỏ.
Tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương, Tử Tù Trần Nam Phương, Thượng Tọa Thíc Thiện Minh, Cựu Tù Đinh Quang Hải.(Photo/Thu Trâm).
Trung thu năm nay, đúng ngày rằm tháng 8 Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã ra đi để lại biết bao tiếc thương của đồng bào Việt nam yêu chuộng tự do trên khắp thế giới. Đã có không biết biết bao nhiêu bài viết ca ngợi tinh thần bất khuất của người tù thế kỷ, đã có biết bao bài viết nói lên sự kiên cường, bất khuất trước mọi cực hình trong nhà tù cộng sản của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương, đã biết bao bài thơ tôn vinh cũng như khóc thương khi nghe tin trái tim của ông đã ngừng đập: Triệu triệu người Việt nam trong Nam ngoài Bắc đã không còn quá úy kỵ trước sự gian ác, bạo tàn đến man rợ của cộng sản Việt nam khi được nghe lời kể của các bạn tù của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương về tiếng hô vang của ông trước các tên cán bộ quản giáo mỗi khi chúng ra tay đàn áp các tù chính trị phạm:
“Đả đảo CSVN đàn áp tù nhân chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,... Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do...”
Tôi nhớ… nhớ thật nhiều đến lời tâm sự của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương vào rằm tháng 8 Trung thu năm ngoái cách đây đúng một năm khi còn được bên cạnh ông. Đêm ấy trăng tròn những người bạn tù của ông cùng chúng tôi ngồi bên tách trà và hộp bánh Trung thu do cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển gởi tặng, Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời gian lao mà đầy kiêu hãnh của ông trong các nhà tù của cộng sản. Có lúc vì đi bắt thêm cá cho anh em tù cải thiện sức khỏe sau những ngày bị biệt giam sức khỏe trở nên kiệt quệ, Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương đã bị những tên quản giáo hô hoán lên là vượt ngục rồi bị bắn trọng thương, mãnh đạn ghim trên vai của ông vẫn còn nằm lại trên da thịt của ông cho đến ngày ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày rằm tháng Tám vừa qua, Ông bị đưa vào biệt giam, bị đánh đập tra tấn nhục hình đến tàn nhẫn, cùm chân, bỏ đói, mặc cho máu chảy khắp người ông. Đói quá, nhưng cần phải sống để tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương cũng như những bạn tù trong hầm kiên giam khác phải ăn cả chuột sống, ếch nhái, thằng lằn sống! Lạy Chúa! Tôi không thể nào tưởng tượng nỗi sức chịu đựng của những người tù chính trị và cũng chưa thể nào hình dung nỗi sự bạo ác của những người đồng loại mang trong mình dòng máu và trái tim cộng sản! Cựu tử tù Trần Nam Phương cũng kể thêm cho chúng tôi những sự chịu đựng tưởng như quá sức của những tù nhân chính trị trong ngục tù cộng sản. Tôi đã từng đọc tác phẩm HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY của Thầy Thích Thiện Minh mà trong lòng tôi hằng tôn kính như một người cha, nay được nghe thêm ký ức của 33 năm lưu đày của Người Tù thế kỷ Trương Văn Sương lúc bấy giờ tôi có hứa sẽ giúp ông viết hồi ký về những năm tháng tù đày của ông nhưng tôi chưa tròn lời hứa của mình thì ông đã ra người thiên cổ.
Những câu chuyện về người tù chính trị là như thế đó… Tôi thương kính và vô cùng cảm phục các ông, các anh, các chị bởi sự hy sinh hết sức lớn lao của họ để phục vụ cho ý tưởng cao đẹp của toàn dân tộc Việt nam, cũng là người Việt nam, chỉ vì yêu nước thương nòi, chỉ vì muốn Việt Tộc không bị diệt vong bởi chế độ công sản họ đã bị quy kết tội phản quốc là thành phần “phản động” trong khi đó, những tên cộng nô đang cai trị cả Việt Tộc này thì lại ngang nhiên cho mình được quyền chà đạp lên mọi quyền tự do của cả dân tộc, được quyền bắt bớ giam cầm tra tấn, nhục hình những người yêu nước, được quyền đè đầu cởi cổ cả dân tộc Việt nam. Có những lần bị câu lưu điều tra tôi đã từng bị thẩm vấn về sự tụ tập đông người tại Hội Thánh Tin Lành Mennonite, bởi ngành an ninh của cộng sản Việt nam muốn biết chúng tôi làm gì khi ở Hội Thánh. Thực ra những người cộng sản họ không biết hay cố tình không biết thế nào là Tin Lành, thế nào là lòng nhân ái thế nào là sự bình an và tha thứ. Tôi đành phải giải thích cho họ biết rằng chúng tôi không tụ tập đông người để lật đổ chính quyền, bởi cái chính quyền cộng sản hiện nay không phải chỉ đơn thuần như mâm xôi, nãi chuối để có thể dễ dàng “lật đổ” bởi những người trong tay không một tấc sắt như chúng tôi, mà chúng tôi đến với nhau bằng tình đồng loại, chúng tôi tình nguyện chăm sóc cho các cựu tù nhân, là nạn nhân của một chế độ bạo tàn, những người sau bao nhiêu năm bị giam cầm trong các tù ngục rồi lúc trở lại quê nhà thì gia đình hầu như tan nát, nhà cửa ruộng vườn bị tịch biên, vợ con lưu lạc không nơi nương tựa, nếu một ngày nào đó các vị công an không có nơi ăn chốn ở chúng tôi cũng sẽ mang các ông đến Hội Thánh để chăm sóc cầu nguyện để Chúa chữa lành nỗi đau bệnh tật trên thân thể cũng như trên tinh thần mà các vị đã mắc phải xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt nam đầy bi thương mà phần lớn là do đảng của các vị mang lại. Con người cộng sản họ không tin Hội thánh là nơi hội tụ của tình yêu thương, lòng tha thứ và sự tận hiến để chăm sóc, chữa tâm bệnh và thân bệnh cho những người đã chịu đựng quá nhiều khổ đau, họ nghi ngờ tôn chỉ và mục đích cao cả của chúng tôi khi quy tụ những người tù chính trị thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân theo ý tưởng của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tôi một lần nữa phải giải thích cho họ hiểu rằng “Hội ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam là Hội của những người cựu tù yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, chúng tôi có ghét bỏ nhau có gây lòng hận thù lẫn nhau đâu mà các ông lo sợ”. Nhà cầm quyền cũng không buông tha, họ lại tiếp tục thắc mắc họ nói “các người lợi dụng vào lòng thương hại của người Việt hải ngoại, lợi dụng những người tù để vận động tiền bạc gây mất ổn định trật tự trị an cho xã hội” tôi lại một lần nữa hao nước bọt để giải thích cho họ hiểu về Hội Ái Hữu hơn, rằng chúng tôi không vận động tiền bạc của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để mưu lợi cho cá nhân, mà chỉ cốt gây quỹ để có tiền chữa bệnh cho các cựu tù, ngoài ra chúng tôi còn đóng góp bằng sự tận tình của mình, mà dù cho chúng tôi có vận động thì cũng chăm lo cho các anh em tù nhân để bớt đi một phần gánh nặng của xã hội bởi cái nhà nước này đã đủ sức lo cho thảo dân đâu huống chi là lo cho những người mà các ông đã bắt bớ, đã giam cầm, đã hành hạ, bởi các ông đã gán cho họ là kẻ thù của giai cấp, của chế độ”. Có lẽ không thể đấu lý được, bởi họ thừa hiểu được sự dối gian man trá không bao giờ thắng được chân lý và sự thật nên họ đã ra tay san bằng Hội Thánh Mennonite Việt Nam của chúng tôi, của những cựu tù chính trị vào ngày 14/12/2010 gây ra cái chết cho bà cụ Trần Thị Chuốt và biến hơn 70 con người trong Hội Thánh không nơi nương tựa, tà quyền cộng sản Việt nam đã buộc Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương cùng các anh em cựu tù phải rời khỏi Hội Thánh, rời khỏi Vườn Cầu Nguyện Mennonite để trở về địa phương, hầu cho công an các địa phương dễ bề quản lý, theo dõi và không cho phép bất cứ cựu tù nào được tiếp tục khám chữa bệnh nữa.
Ngày cuối cùng ở Việt Nam, tôi gặp Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương tại Sóc Trăng, ông hẹn tôi xuống ngôi nhà mới xây của người con trai lớn của chú Trương Văn Dũng, ông đã trao cho tôi thư cảm ơn của ông và gia đình đến với đồng bào Việt nam tự do tại hải ngoại đã yêu mến ông, đã trợ giúp cho ông và gia đình kể từ khi ông được tạm rời khỏi nhà tù nhỏ vào ngày 14 tháng 7 năm 2010. Nhờ sự trợ giúp của đồng bào mà ngày hôm nay con cái ông cũng có được một ngôi nhà khá khang trang để sau này hương khói và phụng thờ Cha Mẹ. Tôi hứa với ông là sẽ post lên các trang mạng khi cộng sản buộc ông quay trở lại nhà tù nhỏ.
Không trốn chạy, không buông xuôi thua cuộc, Người Tù Thế Kỷ Trương Văn Sương đã làm tròn bổn phận của người chiến sỹ của QLVNCH trên tinh thần TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM, ông đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho quê hương, và ông đã hiến trọn đời mình cho nền tự do cho quê mẹ, cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Tộc.
Tiếc thay ước nguyện của ông chưa tròn thì ông đã trở về với cát bụi!
Xin nghiêng mình kính phục và tiếc thương ông, Người Tù Bất Khuất Trương Văn Sương, người anh hùng của đất Mẹ Việt Nam, và xin ngàn lần tạ tội cùng ông bởi lời hứa chưa tròn.
Ngày cuối thu nơi đất khách, 2011
Chân dung người tù bất khuất Trương Văn Sương
(Họa sĩ TTLan; Nguồn: QTNLT)
Nguyện xin hương hồn chú đời đời an nghỉ
( Bài tác giả gửi HNPD)