Mỗi Ngày Một Chuyện
LỜI KHÁCH MỘ ĐIỆU - CAO MỴ NHÂN
LỜI KHÁCH MỘ ĐIỆU - CAO MỴ NHÂN
Đang
viết thư cho anh, định than thở, mè nheo người hùng chuyên chăm sóc vườn thơ cho Cao Mỵ Nhân
tôi, thì nhận được một tin
không vui từ
"
cộng đồng thơ Little Saigon " chuyển đến:
Nhà
thơ Huy Trâm đã ra đi ngày 20-12- 2017.
Trong
đầu mình bỗng rỗng chưa từng thấy, thế là ông ấy, Huy Trâm, đã gặp bà ấy, Hoài
Anh, hình ảnh ông bà mà tôi thân quen, coi nhau như anh chị một thời ở Saigon
khi tất cả bạn thơ, bạn tù csvn, qua Mỹ theo diện HO, đầu thập niên 90 thế kỷ trước
.
Thì
ai già rồi cũng phải chết, nhưng kể thì cũng hơi ngạc nhiên với số tuổi của nhà
thơ Huy Trâm mới chẵn 80 ở thời đại này, bởi vì sự sống hiện nay hình như 80
còn có thể sinh hoạt rất bình thường.
Nhà
thơ Huy Trâm là bút hiệu của nguyên biện lý Nguyễn Hồng Nhuận Tam, không phải
Nhuận Tâm, vì trên ông là luật sư Nguyễn Hồng Nhuận, và dưới ông, còn quý cô
Trang Năm, Trang Sáu ...hình như cả đại gia đình đều theo ngành luật.
Biết
ông làm thơ từ lâu rồi. Nhưng thực sự quen thân ông bà thì sau cuộc đổi đời bi
thảm 30-4-1975, khi ông đi tù tập trung cải tạo lần thứ nhất trở về.
Thi
sĩ Huy Trâm đã cùng quý thi sĩ Hải Phương, Dương quốc Thỉnh vv...đến tìm tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông
Saigon.
Sau
đó chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ nhiều hơn, cũng trong khuôn khổ mới đi tù cải tạo
về .
Thời
gian sau, Huy Trâm không sinh hoạt thuần văn nghệ nữa, mà bước thử vào sinh kế,
đi buôn hàng chuyến từ Saigon lên tận chợ Phước Long, như những tay buôn đường
trường thành thạo .
Có
lẽ hiếm ai biết công việc này của nhà thơ Huy Trâm .
Bởi
vì vài trong số bạn hàng của ông hồi đó, lại là bạn nữ quân nhân của tôi xưa.
Một
buổi tối trời rất gió mưa, 2 chiếc xe đạp chở 2 người ướt như chuột lột đậu
trước cửa nhà tôi , hoá ra Huy Trâm và Ngọc trước 1975 là thiếu uý trưởng ban
xã hội trường Võ bị Đalat, vừa từ xe đò Phước Long về Saigon.
Nhà
thơ Huy Trâm nói có quen tôi, nên đưa Ngọc tới thăm tôi và trú mưa luôn .
Chuyến
đó Huy Trâm cùng Ngọc buôn bán vỏ xe đạp như lốp xe, yên xe vv...
Tôi
quả là ngạc nhiên vì một quan biện lý Toà Thượng Thẩm Saigon trước1975, lại có
thể vất vả đường trường với những hàng họ kềnh càng, nặng nhọc .
Song
lần khác ông còn lam lũ hết xẩy hơn, là vẫn chạy xe đạp nhưng chở 2 xách đồ
quần áo mỹ phẩm, cũng ra bến xe đò đi Phước Long bỏ hàng, rồi trở về Saigon
trong ngày .
Tuy
vậy nhà thơ Huy Trâm, hay Ngọc thiếu uý xã hội bạn tôi, vẫn có những lúc gọi là
rảnh rang để thư giãn theo cách riêng của mỗi người .
Riêng
Ngọc đã cùng tôi đến nhà văn hoá quận Phú Nhuận để nghe đêm thơ Hàn Mặc Tử, có
sự hiện diện của " nữ sĩ Mai Đình " mà trong tiểu sử nhà thơ bất hạnh
họ Hàn này, là hình ảnh người phụ nữ bí mật chợt đến chợt đi bất thường...
Sau
nhà thơ Huy Trâm không lang thang theo những chuyến xe đò đường trường gió bụi
nữa .
Bởi
vì đi buôn bán như thế, là tại thích phiêu du thôi, chứ Ông bà Huy Trâm - Hoài
Anh, chủ nhân một tư gia lớn thuộc cư xá Lê Đại Hành Quận 11 đô thành Saigon
Chợ Lớn xưa, nào có thiếu thốn gì.
Và
phu nhân Hoài Anh của nhà thơ Huy Trâm vốn là ái nữ cụ cố Thi sĩ cổ điển Đông
Xuyên, bạn chí cốt của Thi sĩ tiền chiến Bàng Bá Lân .
Chị
Hoài Anh cũng có một nghề buôn bán nhỏ là sản xuất ô mai cam thảo tuyệt ngon,
do chị và 2 cháu Học Đức, Học Đường điều hành phân phối liên tục .
Tôi
có mấy dịp ghé thăm tư thất của nhà thơ Huy Trâm, nhưng là theo một sinh hoạt
khác , tôi phải cùng nữ sĩ Mộng Tuyết tới thăm thi lão Đông Xuyên, nhạc phụ của
nhà thơ Huy Trâm, vì số bạn thơ cổ điển đã mỗi lúc một thưa vắng trên hành
trình xướng hoạ thơ Đường Luật .
Có
lẽ vỉ tham công tiếc việc, phu nhân nhà thơ Huy Trâm đã bị đau đôi bàn tay
trước khi qua Mỹ, Huy Trâm có chở phu nhân Hoài Anh đến tệ xá, để tôi hướng dẫn
chị tập một số động tác Dưỡng Sinh chuyên về tay chân đau nhức.
Sau
đó mỗi gia đình một lo sinh kế khác nhau ...
Có một " pan " nhỏ trong việc
trao đổi thơ ca giữa nhà thơ Huy Trâm và tôi, mà suýt nữa tôi cũng bị đi tù đợt
2 như nhà thơ biện lý Huy Trâm.
Nguyên
thời gian tôi đi lao động Nông trường Rạch Bắp trồng cây điều, tôi có sáng tác
được một tập thơ, loại thơ mới như thi sĩ Huy Trâm, một số bài đã được tôi đưa
vào thi phẩm "Sau Cuộc Chiến " xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2003.
Bấy
giờ nhà thơ Huy Trám mượn tập bản thảo của tôi về đọc, nhưng nhà thơ lại ghé
chơi thi sĩ nhà văn Võ Long Tê và ở lại đêm, vùng chợ Vườn Xoài .
Rủi
đêm đó, công an csvn xét nhà ông Võ Long Tê.chúng đã bắt cả chủ nhà Võ Long Tê
lẫn khách Huy Trâm .
Chiếc
cặp da của Huy Trâm có tập thơ Cao Mỵ Nhân mà tôi đặt là " Đồi hoang gió
hú " tả cảnh lao động ở nông trường nêu trên .
Sau
3 năm tù đợt 2, Huy Trâm đã về, ông vội phi báo cho tôi là chớ dại dột vô trại
giam Phan Đăng Lưu đòi lại bản thảo tập thơ đó .
Tôi
cười: " Cho họ đọc, đòi về làm gì, tuy Cao Mỵ Nhân không thuộc hết gần 100
bài thơ, nhưng không muốn vô tù nữa " .
Tất
cả chúng tôi đã qua Mỹ theo diện tị nạn, đã gặp lại nhau bên trời lưu vong này,
ai nấy tiếp tục làm thơ ...
Song
hôm nay, nghe tin nhà
thơ Huy Trâm đã về cõi vĩnh hằng, nơi phu nhân Hoài Anh của ông cũng đã yên
nghỉ ít năm trước
đây.
Như
trên tôi đã thưa, rằng ai cũng một lần chết, nhưng nhà thơ Huy Trâm chết hơi
sớm, 80 tuổi, trong lúc ông còn ra sức viết lách, 28 tác phẩm gồm thơ, văn
vv...
Huy
Trâm có nhiều biệt tài , nhưng tôi chỉ đề cập tới những gì tôi biết được về thơ
văn và đôi chút phiêu lưu lãng tử của ông , còn ông chuyên chơi và dạy dương
cầm lại thuộc lãnh vực khác.
Nhà
thơ Huy Trâm sinh thời giao thiệp rộng, năng tới lui ra mắt sách, nay chúng tôi
thật buồn trước một vì sao mới tắt ...
Nhà
thơ xuất thân từ gia thế khoa bảng, quan quyền, đã trở về cát bụi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LỜI KHÁCH MỘ ĐIỆU - CAO MỴ NHÂN
LỜI KHÁCH MỘ ĐIỆU - CAO MỴ NHÂN
Đang
viết thư cho anh, định than thở, mè nheo người hùng chuyên chăm sóc vườn thơ cho Cao Mỵ Nhân
tôi, thì nhận được một tin
không vui từ
"
cộng đồng thơ Little Saigon " chuyển đến:
Nhà
thơ Huy Trâm đã ra đi ngày 20-12- 2017.
Trong
đầu mình bỗng rỗng chưa từng thấy, thế là ông ấy, Huy Trâm, đã gặp bà ấy, Hoài
Anh, hình ảnh ông bà mà tôi thân quen, coi nhau như anh chị một thời ở Saigon
khi tất cả bạn thơ, bạn tù csvn, qua Mỹ theo diện HO, đầu thập niên 90 thế kỷ trước
.
Thì
ai già rồi cũng phải chết, nhưng kể thì cũng hơi ngạc nhiên với số tuổi của nhà
thơ Huy Trâm mới chẵn 80 ở thời đại này, bởi vì sự sống hiện nay hình như 80
còn có thể sinh hoạt rất bình thường.
Nhà
thơ Huy Trâm là bút hiệu của nguyên biện lý Nguyễn Hồng Nhuận Tam, không phải
Nhuận Tâm, vì trên ông là luật sư Nguyễn Hồng Nhuận, và dưới ông, còn quý cô
Trang Năm, Trang Sáu ...hình như cả đại gia đình đều theo ngành luật.
Biết
ông làm thơ từ lâu rồi. Nhưng thực sự quen thân ông bà thì sau cuộc đổi đời bi
thảm 30-4-1975, khi ông đi tù tập trung cải tạo lần thứ nhất trở về.
Thi
sĩ Huy Trâm đã cùng quý thi sĩ Hải Phương, Dương quốc Thỉnh vv...đến tìm tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông
Saigon.
Sau
đó chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ nhiều hơn, cũng trong khuôn khổ mới đi tù cải tạo
về .
Thời
gian sau, Huy Trâm không sinh hoạt thuần văn nghệ nữa, mà bước thử vào sinh kế,
đi buôn hàng chuyến từ Saigon lên tận chợ Phước Long, như những tay buôn đường
trường thành thạo .
Có
lẽ hiếm ai biết công việc này của nhà thơ Huy Trâm .
Bởi
vì vài trong số bạn hàng của ông hồi đó, lại là bạn nữ quân nhân của tôi xưa.
Một
buổi tối trời rất gió mưa, 2 chiếc xe đạp chở 2 người ướt như chuột lột đậu
trước cửa nhà tôi , hoá ra Huy Trâm và Ngọc trước 1975 là thiếu uý trưởng ban
xã hội trường Võ bị Đalat, vừa từ xe đò Phước Long về Saigon.
Nhà
thơ Huy Trâm nói có quen tôi, nên đưa Ngọc tới thăm tôi và trú mưa luôn .
Chuyến
đó Huy Trâm cùng Ngọc buôn bán vỏ xe đạp như lốp xe, yên xe vv...
Tôi
quả là ngạc nhiên vì một quan biện lý Toà Thượng Thẩm Saigon trước1975, lại có
thể vất vả đường trường với những hàng họ kềnh càng, nặng nhọc .
Song
lần khác ông còn lam lũ hết xẩy hơn, là vẫn chạy xe đạp nhưng chở 2 xách đồ
quần áo mỹ phẩm, cũng ra bến xe đò đi Phước Long bỏ hàng, rồi trở về Saigon
trong ngày .
Tuy
vậy nhà thơ Huy Trâm, hay Ngọc thiếu uý xã hội bạn tôi, vẫn có những lúc gọi là
rảnh rang để thư giãn theo cách riêng của mỗi người .
Riêng
Ngọc đã cùng tôi đến nhà văn hoá quận Phú Nhuận để nghe đêm thơ Hàn Mặc Tử, có
sự hiện diện của " nữ sĩ Mai Đình " mà trong tiểu sử nhà thơ bất hạnh
họ Hàn này, là hình ảnh người phụ nữ bí mật chợt đến chợt đi bất thường...
Sau
nhà thơ Huy Trâm không lang thang theo những chuyến xe đò đường trường gió bụi
nữa .
Bởi
vì đi buôn bán như thế, là tại thích phiêu du thôi, chứ Ông bà Huy Trâm - Hoài
Anh, chủ nhân một tư gia lớn thuộc cư xá Lê Đại Hành Quận 11 đô thành Saigon
Chợ Lớn xưa, nào có thiếu thốn gì.
Và
phu nhân Hoài Anh của nhà thơ Huy Trâm vốn là ái nữ cụ cố Thi sĩ cổ điển Đông
Xuyên, bạn chí cốt của Thi sĩ tiền chiến Bàng Bá Lân .
Chị
Hoài Anh cũng có một nghề buôn bán nhỏ là sản xuất ô mai cam thảo tuyệt ngon,
do chị và 2 cháu Học Đức, Học Đường điều hành phân phối liên tục .
Tôi
có mấy dịp ghé thăm tư thất của nhà thơ Huy Trâm, nhưng là theo một sinh hoạt
khác , tôi phải cùng nữ sĩ Mộng Tuyết tới thăm thi lão Đông Xuyên, nhạc phụ của
nhà thơ Huy Trâm, vì số bạn thơ cổ điển đã mỗi lúc một thưa vắng trên hành
trình xướng hoạ thơ Đường Luật .
Có
lẽ vỉ tham công tiếc việc, phu nhân nhà thơ Huy Trâm đã bị đau đôi bàn tay
trước khi qua Mỹ, Huy Trâm có chở phu nhân Hoài Anh đến tệ xá, để tôi hướng dẫn
chị tập một số động tác Dưỡng Sinh chuyên về tay chân đau nhức.
Sau
đó mỗi gia đình một lo sinh kế khác nhau ...
Có một " pan " nhỏ trong việc
trao đổi thơ ca giữa nhà thơ Huy Trâm và tôi, mà suýt nữa tôi cũng bị đi tù đợt
2 như nhà thơ biện lý Huy Trâm.
Nguyên
thời gian tôi đi lao động Nông trường Rạch Bắp trồng cây điều, tôi có sáng tác
được một tập thơ, loại thơ mới như thi sĩ Huy Trâm, một số bài đã được tôi đưa
vào thi phẩm "Sau Cuộc Chiến " xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2003.
Bấy
giờ nhà thơ Huy Trám mượn tập bản thảo của tôi về đọc, nhưng nhà thơ lại ghé
chơi thi sĩ nhà văn Võ Long Tê và ở lại đêm, vùng chợ Vườn Xoài .
Rủi
đêm đó, công an csvn xét nhà ông Võ Long Tê.chúng đã bắt cả chủ nhà Võ Long Tê
lẫn khách Huy Trâm .
Chiếc
cặp da của Huy Trâm có tập thơ Cao Mỵ Nhân mà tôi đặt là " Đồi hoang gió
hú " tả cảnh lao động ở nông trường nêu trên .
Sau
3 năm tù đợt 2, Huy Trâm đã về, ông vội phi báo cho tôi là chớ dại dột vô trại
giam Phan Đăng Lưu đòi lại bản thảo tập thơ đó .
Tôi
cười: " Cho họ đọc, đòi về làm gì, tuy Cao Mỵ Nhân không thuộc hết gần 100
bài thơ, nhưng không muốn vô tù nữa " .
Tất
cả chúng tôi đã qua Mỹ theo diện tị nạn, đã gặp lại nhau bên trời lưu vong này,
ai nấy tiếp tục làm thơ ...
Song
hôm nay, nghe tin nhà
thơ Huy Trâm đã về cõi vĩnh hằng, nơi phu nhân Hoài Anh của ông cũng đã yên
nghỉ ít năm trước
đây.
Như
trên tôi đã thưa, rằng ai cũng một lần chết, nhưng nhà thơ Huy Trâm chết hơi
sớm, 80 tuổi, trong lúc ông còn ra sức viết lách, 28 tác phẩm gồm thơ, văn
vv...
Huy
Trâm có nhiều biệt tài , nhưng tôi chỉ đề cập tới những gì tôi biết được về thơ
văn và đôi chút phiêu lưu lãng tử của ông , còn ông chuyên chơi và dạy dương
cầm lại thuộc lãnh vực khác.
Nhà
thơ Huy Trâm sinh thời giao thiệp rộng, năng tới lui ra mắt sách, nay chúng tôi
thật buồn trước một vì sao mới tắt ...
Nhà
thơ xuất thân từ gia thế khoa bảng, quan quyền, đã trở về cát bụi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)