Mỗi Ngày Một Chuyện
LÚC TAN MƯA - CAO MỴ NHÂN
LÚC TAN MƯA - CAO MỴ NHÂN
Sau
mấy ngày trời thấp như phơi trên nóc nhà chọc trời. Sáng nay, giờ này 10:00 am,
mây và nắng đang tươi rói nhìn nhau say đắm, khiến mình thấy lòng như phơi phới
...tiến lên.
Trời
đất, viết ...văn tình cảm, mà như viết bài " đọc dưới cờ " mỗi sáng
thứ hai ngày xưa ở Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI không bằng .
Bởi
vì mỗi một văn từ mang một ý nghĩa riêng, mà hễ xử dụng đúng nó, từ ngữ ấy, thì
khỏi cần dài dòng văn tự, người đọc hiểu ngay...anh muốn nói gì.
Chu
choa, qua kính viễn vọng, mình lại thấy đôi mắt của anh mở to như quả trám, ý
hỏi: anh có muốn nói gì đâu, sao lại viết " anh muốn nói gì " là sao
?
Ố
ô, đó là một đại danh từ chung chung, mỗi lần quý vị thuyết trình đề tài nào,
hay có câu đệm cuối : " Anh muốn nói gì " vậy thôi .
Nhưng
mà cũng hay, trong bài này, mình cũng có ý nhắc lại một khuyến dụ của asvnh,
rằng thì là anh bảo :
"
Này, này, bài vở gởi điện báo, thì chỉ có tính cách hôm nay đọc, mai có bài
khác, nên không cần, không nên dài dòng, làm sao viết ngắn mà rõ ràng được mới
là khó . "
Biết
rồi: "Vài hàng gởi anh trìu mến..." đủ rồi...
Mình
ờ ờ, tự hạn chế số câu cú " mỗi ngày một chuyện " như kiểu ngồi trên
xe đò, nói tin tức thời sự , xã hội vv...
Nhưng
rồi, chứng nào tật nấy, mình lại kể lể dài dòng Feuilleton.
Như
ngày xưa có truyện dài viết theo số trang, khiến đôi khi tác giả bận rộn quá,
hoặc buồn ngủ quá, cứ theo cảm nghĩ viết cho liên tục...
Thì
lại gặp cảnh nhân vật trong truyện qua đời rồi, bỗng sống lại, dẫn bạn vàng đi
ăn phở chẳng hạn .
Nhưng
trong sân chơi dành cho huynh đệ chi binh, thì dài ngắn không thành vấn đề, là
vì phe ta mỗi lần nhớ lại kỷ niệm xưa, toàn là kỷ niệm sống, sáng giá, chẳng có
thể thấy được ở đâu, cứ việc tỏ bày cho hết khúc nhôi...
Biết
bao câu chuyện không cần đòi hỏi đoạn kết có hậu, là vì thực tế ở sa trường,
nỗi chết không rời người lính chúng ta, làm sao có cái hậu vuông tròn, ngoài
việc Thượng Đế phân vai cho từng nhân vật ở cõi đời này .
Mấy
hôm nay, ảnh hưởng trận bão nào đó ở Sacto, vùng biển mình cũng mưa lai rai 2
đêm, nhưng nhỏ hạt . Nằm nghe mưa rơi, chạnh nhớ một thời ở tận miền Trung bên
quê nhà. Thời trước 30-4-1975 lận .
Khi
đó mình đang công tác ở Đông Hà, Quảng Trị ...
Nơi
tá túc là một khu nhà tiền chế, mái tôn, vách ván, nền ciment ...nên cơn mưa
đêm thật buồn, trại gia binh như chết đuối trong cái màn đêm toàn nước.
Gió
cứ heo hút lùa vào những tấm nilong chặn khe hở của vách thưa, cũ nát vì nhà
cho gia đình binh sĩ có tính cách tạm thời, nay ở mai đi theo đơn vị vậy thôi.
Bỗng
mình thích làm thơ quá, bèn nghĩ ra mấy câu :
...Mưa
vẫn rơi đều trên mái tôn
Nằm
nghe tí tách gọi nhau buồn ...
(Mầm
ương. Cao Mỵ Nhân )
Chủ
nhà là một hạ sĩ quan Tâm Lý Chiến, có vợ và mới 2 con nhỏ, có lẽ vợ chồng nhà
đó với mình suýt soát tuổi nhau thôi, nên chuyện trò khá thân tình.
Thường
quý vị này hay kêu mình bằng chị hay cô, cái cấp bậc tạm xếp trong túi áo,
người chồng hỏi : " Bộ chị làm thơ sao mà không ngủ được ? " .
Gió
lạnh mắc chết, những tấm ván vách này bị co sao mà trống tuếch, trống toác thế
nhỉ ?
Người
vợ tiếp:" thì nhà tiền chế nó vậy đó. Rứa trong nớ ( là Đà Nẵng )cô ở ra
răng ?
Cũng
tàm tạm thôi, vì ngôi nhà tôi ở cũ lắm rồi, từ thời Tây để lại cơ mà .
Chớ
răng cô không xin sửa đi .
Hôm
xưa bão trỏng, tốc cả nửa mái ngói, trút xuống trước nhà. Chưa kịp trình tấu Bộ
Chỉ Huy 1 Tiếp vận , đã tức khắc được 3 đại đội công binh a vô giúp cho , mỗi
đại đội cho 10 tấm tôn, không cần mới lắm ...
Và
trong một chiều đúng nghĩa, nửa mái nhà đó đã chỉnh trang, nửa sau thì ngói cũ,
nửa trước thì cứ xem như tôn không mới đi, nhưng có chỗ ngủ ngay đêm ấy.
Chết
nỗi căn nhà đó lại lọt vào khoảng giữa 2 tư thất của cấp lớn...
Bên phải là nhà đại tá Nguyễn Đức Khoái,
Chỉ Huy trưởng Lực Lượng Đặc biệt, sau đổi là Chỉ Huy trưởng Biệt Động Quân QKI.
Bên
trái là nhà vãng lai cấp Đại tá , có thời Chuẩn tướng Vũ Văn Giai Tư Lệnh Sư
Đoàn 3 BB tạm để gia đình cư ngụ ở đây .
Đối
với quân nhân các cấp ở vùng địa đầu giới tuyến, có lẽ chuyện ở chỉ là chuyện
...phụ. Kể cả quý vị Tư lệnh, Tham mưu trưởng QĐI/ QKI , cứ mấy ngôi nhà cũ kỹ
ấy sàng qua sàng lại ...
Tôi
phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI gần 10 năm, tới lui thường xuyên, tôi chẳng thấy
sửa sang gì kinh khủng ...
Nhà
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm gọn gàng như một ngôi biệt thự bình thường
ở đường Độc Lập . Chốt gác chỉ là một chỗ đứng lọt thỏm vô sân trước,
mà nhà cũng chỉ có sân trước chật hẹp. Kế tới ngôi nhà 2 tầng rêu phủ tràn lan
, là ...hết .
Nhà
Trung tướng Ngô Quang Trưởng còn thần sầu hơn nữa. Ở bờ sông. Lối sau chỉ là
một cái ngõ dài tối om. Đằng trước có lính gác thì tất nhiên rồi .
Chuyện
nhà cửa ăn uống của gia đình tướng Trưởng thì ...hết biết.
Mấy
ngày đầu tiên, gia đình Tướng từ Cần Thơ ra Đà Nẵng, để Tướng làm Tư Lệnh
QĐI/QKI năm mùa hè đỏ lửa 1972 .
Bỗng
có bàn cơm thịnh soạn như đám giỗ. Trung tướng hỏi bà Ngô Quang Trưởng rằng :
" có kỵ hả ? " . Bà lắc đầu, Tướng hỏi " ai nấu bày đặt vậy ?
" .
Phu
Nhân trả lời : " Trung tá Trác Tổng Hành Dinh " .
Thế
là Trung tá Vũ Văn Trác được chỉ thị tiền gì đó , hãy sung vào quỹ " Hành
Quân " ngay .
Riêng
phu nhân Trung tướng thì phải lo cái việc đi chợ Hàn bằng cái tiền lương Tướng
thôi, làm sao thì làm , thí dụ cứ 500 đồng / một ngày đi chợ như các gia đình
quân nhân khác ...người ta sống được thì nhà ...Tướng cũng phải sống được .
Thế
là rõ như ban ngày, đến nỗi cuộc sống ...ai cũng đạm bạc .
Có
người đã khích tôi: " Chao ôi, làm trưởng phòng xã hội
cấp Quân Đoàn 10 năm mà rách như tương Tàu thì cũng nản .
Tôi
chẳng nản gì hết , còn cảm thấy vui, mỗi lần vớ được chuyện như trên, chúng tôi
vừa cười thú vị, vừa chảy nước mắt vì gia đình Tư Lệnh của ...tôi, có ăn ngon
là nhờ tài nấu khéo của phu nhân Tướng Ngô Quang Trưởng thôi, chứ chả cao lương
mỹ vị gì đâu. Đáng kính nể lắm.
Hôm
kia thấy trời còn ủ dột vì mưa, mình alo xem anh đang làm gì, có biết mưa ở
biển, chỉ vài phút nữa, là mưa bay tới sân nhà mình không ?
Anh
" cấp tốc " hỏi: có việc gì nói ngay, không vòng vo Tam Quốc, giải
thích linh tinh mất thì giờ .
Ớ
ơ, mình đã làm việc dưới trướng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, mà dài với dòng
à. Vậy không có gì, stop nhé .
Anh
cũng khó như Tướng Trưởng, hèn chi anh đã từng là thuộc cấp của vị Tư Lệnh QĐI/
QKI ...của tôi, vốn gốc Dù to lớn của binh chủng " Nhảy Dù" anh vậy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LÚC TAN MƯA - CAO MỴ NHÂN
LÚC TAN MƯA - CAO MỴ NHÂN
Sau
mấy ngày trời thấp như phơi trên nóc nhà chọc trời. Sáng nay, giờ này 10:00 am,
mây và nắng đang tươi rói nhìn nhau say đắm, khiến mình thấy lòng như phơi phới
...tiến lên.
Trời
đất, viết ...văn tình cảm, mà như viết bài " đọc dưới cờ " mỗi sáng
thứ hai ngày xưa ở Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI không bằng .
Bởi
vì mỗi một văn từ mang một ý nghĩa riêng, mà hễ xử dụng đúng nó, từ ngữ ấy, thì
khỏi cần dài dòng văn tự, người đọc hiểu ngay...anh muốn nói gì.
Chu
choa, qua kính viễn vọng, mình lại thấy đôi mắt của anh mở to như quả trám, ý
hỏi: anh có muốn nói gì đâu, sao lại viết " anh muốn nói gì " là sao
?
Ố
ô, đó là một đại danh từ chung chung, mỗi lần quý vị thuyết trình đề tài nào,
hay có câu đệm cuối : " Anh muốn nói gì " vậy thôi .
Nhưng
mà cũng hay, trong bài này, mình cũng có ý nhắc lại một khuyến dụ của asvnh,
rằng thì là anh bảo :
"
Này, này, bài vở gởi điện báo, thì chỉ có tính cách hôm nay đọc, mai có bài
khác, nên không cần, không nên dài dòng, làm sao viết ngắn mà rõ ràng được mới
là khó . "
Biết
rồi: "Vài hàng gởi anh trìu mến..." đủ rồi...
Mình
ờ ờ, tự hạn chế số câu cú " mỗi ngày một chuyện " như kiểu ngồi trên
xe đò, nói tin tức thời sự , xã hội vv...
Nhưng
rồi, chứng nào tật nấy, mình lại kể lể dài dòng Feuilleton.
Như
ngày xưa có truyện dài viết theo số trang, khiến đôi khi tác giả bận rộn quá,
hoặc buồn ngủ quá, cứ theo cảm nghĩ viết cho liên tục...
Thì
lại gặp cảnh nhân vật trong truyện qua đời rồi, bỗng sống lại, dẫn bạn vàng đi
ăn phở chẳng hạn .
Nhưng
trong sân chơi dành cho huynh đệ chi binh, thì dài ngắn không thành vấn đề, là
vì phe ta mỗi lần nhớ lại kỷ niệm xưa, toàn là kỷ niệm sống, sáng giá, chẳng có
thể thấy được ở đâu, cứ việc tỏ bày cho hết khúc nhôi...
Biết
bao câu chuyện không cần đòi hỏi đoạn kết có hậu, là vì thực tế ở sa trường,
nỗi chết không rời người lính chúng ta, làm sao có cái hậu vuông tròn, ngoài
việc Thượng Đế phân vai cho từng nhân vật ở cõi đời này .
Mấy
hôm nay, ảnh hưởng trận bão nào đó ở Sacto, vùng biển mình cũng mưa lai rai 2
đêm, nhưng nhỏ hạt . Nằm nghe mưa rơi, chạnh nhớ một thời ở tận miền Trung bên
quê nhà. Thời trước 30-4-1975 lận .
Khi
đó mình đang công tác ở Đông Hà, Quảng Trị ...
Nơi
tá túc là một khu nhà tiền chế, mái tôn, vách ván, nền ciment ...nên cơn mưa
đêm thật buồn, trại gia binh như chết đuối trong cái màn đêm toàn nước.
Gió
cứ heo hút lùa vào những tấm nilong chặn khe hở của vách thưa, cũ nát vì nhà
cho gia đình binh sĩ có tính cách tạm thời, nay ở mai đi theo đơn vị vậy thôi.
Bỗng
mình thích làm thơ quá, bèn nghĩ ra mấy câu :
...Mưa
vẫn rơi đều trên mái tôn
Nằm
nghe tí tách gọi nhau buồn ...
(Mầm
ương. Cao Mỵ Nhân )
Chủ
nhà là một hạ sĩ quan Tâm Lý Chiến, có vợ và mới 2 con nhỏ, có lẽ vợ chồng nhà
đó với mình suýt soát tuổi nhau thôi, nên chuyện trò khá thân tình.
Thường
quý vị này hay kêu mình bằng chị hay cô, cái cấp bậc tạm xếp trong túi áo,
người chồng hỏi : " Bộ chị làm thơ sao mà không ngủ được ? " .
Gió
lạnh mắc chết, những tấm ván vách này bị co sao mà trống tuếch, trống toác thế
nhỉ ?
Người
vợ tiếp:" thì nhà tiền chế nó vậy đó. Rứa trong nớ ( là Đà Nẵng )cô ở ra
răng ?
Cũng
tàm tạm thôi, vì ngôi nhà tôi ở cũ lắm rồi, từ thời Tây để lại cơ mà .
Chớ
răng cô không xin sửa đi .
Hôm
xưa bão trỏng, tốc cả nửa mái ngói, trút xuống trước nhà. Chưa kịp trình tấu Bộ
Chỉ Huy 1 Tiếp vận , đã tức khắc được 3 đại đội công binh a vô giúp cho , mỗi
đại đội cho 10 tấm tôn, không cần mới lắm ...
Và
trong một chiều đúng nghĩa, nửa mái nhà đó đã chỉnh trang, nửa sau thì ngói cũ,
nửa trước thì cứ xem như tôn không mới đi, nhưng có chỗ ngủ ngay đêm ấy.
Chết
nỗi căn nhà đó lại lọt vào khoảng giữa 2 tư thất của cấp lớn...
Bên phải là nhà đại tá Nguyễn Đức Khoái,
Chỉ Huy trưởng Lực Lượng Đặc biệt, sau đổi là Chỉ Huy trưởng Biệt Động Quân QKI.
Bên
trái là nhà vãng lai cấp Đại tá , có thời Chuẩn tướng Vũ Văn Giai Tư Lệnh Sư
Đoàn 3 BB tạm để gia đình cư ngụ ở đây .
Đối
với quân nhân các cấp ở vùng địa đầu giới tuyến, có lẽ chuyện ở chỉ là chuyện
...phụ. Kể cả quý vị Tư lệnh, Tham mưu trưởng QĐI/ QKI , cứ mấy ngôi nhà cũ kỹ
ấy sàng qua sàng lại ...
Tôi
phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI gần 10 năm, tới lui thường xuyên, tôi chẳng thấy
sửa sang gì kinh khủng ...
Nhà
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm gọn gàng như một ngôi biệt thự bình thường
ở đường Độc Lập . Chốt gác chỉ là một chỗ đứng lọt thỏm vô sân trước,
mà nhà cũng chỉ có sân trước chật hẹp. Kế tới ngôi nhà 2 tầng rêu phủ tràn lan
, là ...hết .
Nhà
Trung tướng Ngô Quang Trưởng còn thần sầu hơn nữa. Ở bờ sông. Lối sau chỉ là
một cái ngõ dài tối om. Đằng trước có lính gác thì tất nhiên rồi .
Chuyện
nhà cửa ăn uống của gia đình tướng Trưởng thì ...hết biết.
Mấy
ngày đầu tiên, gia đình Tướng từ Cần Thơ ra Đà Nẵng, để Tướng làm Tư Lệnh
QĐI/QKI năm mùa hè đỏ lửa 1972 .
Bỗng
có bàn cơm thịnh soạn như đám giỗ. Trung tướng hỏi bà Ngô Quang Trưởng rằng :
" có kỵ hả ? " . Bà lắc đầu, Tướng hỏi " ai nấu bày đặt vậy ?
" .
Phu
Nhân trả lời : " Trung tá Trác Tổng Hành Dinh " .
Thế
là Trung tá Vũ Văn Trác được chỉ thị tiền gì đó , hãy sung vào quỹ " Hành
Quân " ngay .
Riêng
phu nhân Trung tướng thì phải lo cái việc đi chợ Hàn bằng cái tiền lương Tướng
thôi, làm sao thì làm , thí dụ cứ 500 đồng / một ngày đi chợ như các gia đình
quân nhân khác ...người ta sống được thì nhà ...Tướng cũng phải sống được .
Thế
là rõ như ban ngày, đến nỗi cuộc sống ...ai cũng đạm bạc .
Có
người đã khích tôi: " Chao ôi, làm trưởng phòng xã hội
cấp Quân Đoàn 10 năm mà rách như tương Tàu thì cũng nản .
Tôi
chẳng nản gì hết , còn cảm thấy vui, mỗi lần vớ được chuyện như trên, chúng tôi
vừa cười thú vị, vừa chảy nước mắt vì gia đình Tư Lệnh của ...tôi, có ăn ngon
là nhờ tài nấu khéo của phu nhân Tướng Ngô Quang Trưởng thôi, chứ chả cao lương
mỹ vị gì đâu. Đáng kính nể lắm.
Hôm
kia thấy trời còn ủ dột vì mưa, mình alo xem anh đang làm gì, có biết mưa ở
biển, chỉ vài phút nữa, là mưa bay tới sân nhà mình không ?
Anh
" cấp tốc " hỏi: có việc gì nói ngay, không vòng vo Tam Quốc, giải
thích linh tinh mất thì giờ .
Ớ
ơ, mình đã làm việc dưới trướng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, mà dài với dòng
à. Vậy không có gì, stop nhé .
Anh
cũng khó như Tướng Trưởng, hèn chi anh đã từng là thuộc cấp của vị Tư Lệnh QĐI/
QKI ...của tôi, vốn gốc Dù to lớn của binh chủng " Nhảy Dù" anh vậy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)