Mỗi Ngày Một Chuyện
LY RƯỢU MÙNG BA TẾT - CAO MỴ NHÂN
LY RƯỢU MÙNG BA TẾT - CAO MỴ NHÂN
Ô
sao hôm qua lúc "mùng hai
khai bút " đã nghe than thở là hết Tết rồi, mà hôm nay mùng ba Tết, vẫn
còn hớn hở khoe : " mùng ba ăn Tết nhà thày vậy? "
Tôi
nhìn vào kính viễn vọng, thấy Anh cười một cách khôi hài, bèn lên mặt chích
choè:
Rứa
quên câu: " mùng một ăn Tết nhà cha, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thày à?
"
Anh
nào chịu thua mình bao giờ, ngó thấy nụ cười nhuốm vẻ diễu cợt hung rồi, mình
phải ...đề cao cảnh giác chớ, nhưng để coi anh định nói gì, thì quả nhiên Anh
đổi giọng lính ra :
Nè,"
thằng này " nói cho mà biết nghe: như bọn tui có vợ, thì mới ăn Tết nhà
vợ, chớ đờn bà vợ đâu mà tới nhà ông bà già vợ ăn Tết hè ?
Câu
đó chỉ là lời giáo huấn của các bậc sinh thành thôi, nhắc cho con cháu biết
nhiệm vụ thăm hỏi chúc tết các vị liên hệ với mình .
Thế
nên, hôm nay mùng ba Tết, mau mau đi thăm thầy bà hay cô, tuỳ theo cách xưng hô
lâu nay thì cứ đi, không ai cản.
Thầy
giáo họ Trần ở khu chợ VN, còn là một văn nhân , thi sĩ thời mới,
nhưng ông chuyên nghiên cứu văn thơ cổ, một đam mê lạc lõng đầy hứng thú ...
Tuy
nhiên ông cũng thích bắt kịp thời đại, để cuộc sống tinh thần ông không
...phiến diện, đơn điệu...
Nhà
thày không có cây nêu, tràng pháo, nhưng có câu đối đỏ với bánh chưng xanh ...
Thày
mỉm cười đúng lúc tôi bắt gặp một lỗi lầm thời đại , là trong cuộc sống hôm
nay, đôi khi khả năng riêng tư nó khiến cho người ta thầm tiếc một lẽ gì khó
hiểu, chẳng hạn giới trẻ muốn thân tình với thày, hay ngược lại, thày muốn tâm
sự với giới trẻ cũng không hết lòng với sự kiện nêu ra được.
Nói
vậy có nghĩa là tôi tưởng tượng thôi, chứ thày vẫn là một ông phỗng văn mình,
thày bảo:
Này
chị, có theo dõi cái tiến trình 40 năm của một "ly rượu mừng" đó
không?
Tôi
thoắt ngạc nhiên: thưa có phải thày định nói bài hát " Ly Rượu Mừng "
của nhạc sĩ Phạm Đình Chương không ạ ?
Thì
còn chi và còn ai vào đây nữa .
Tôi
vẫn chưa tin là mình nghe không đúng một ...hiện tượng mới mẻ xẩy ra từ thày
giáo mình, bèn hỏi lại cho thật chắc :
Thưa
thày, có phải thày muốn nói bài xuân ca " Ly Rượu Mừng " của nhạc sĩ
Phạm Đình Chương, mà hễ cứ Tết đến xuân về từ Bến Hải tới Cà Mâu, những năm xưa
trước 30- 4- 1975, là ở thành thị cũng như thôn quê miền nam VN, lại được nghe
đến mê man bài hát đó không ạ ?
Giáo
sư Trần, một nhà mô phạm gương mẫu cả trong đời tư lẫn ngoài xã hội, và nhất là
ở lãnh vực ca hát này, có bao giờ chúng tôi được nghe thày diễn giảng đâu, sao
hôm nay thày lại " lảng vảng " qua bộ môn này, tôi nghĩ có vẻ hơi
" xem thường nhau ra " kiểu ca dao, tục ngữ hay trong thơ Kiều của cụ
Nguyễn Du cũng chả nhớ nữa, mới ...lúng túng trước mặt nhà giáo chứ:
"
Năng đi năng lại, xem thường nhau ra ..."
Thày
có vẻ bực mình, hơi xẵng giọng:
Thế
này: ông nhạc sĩ Phạm Đình Chương tuy lớn hơn tôi nửa giáp, là giáo sư Trần, nhưng
là bạn đồng quê tôi, lớn lên mỗi người mỗi cảnh, mỗi sinh hoạt, tôi đi ngành sư
phạm, còn ông thích đàn ca ...
Không
nói thì chị cũng biết, 2 nghề nghiệp của chúng tôi ...khác nhau 180 độ, tuy đều
tôn sùng tiếng ngọc, lời châu ...
Tuy
nhiên Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng đã mấy lần muốn dạy nhạc quy mô như tôi dạy
văn, song ngoài cái điều chính yếu ra, còn cái thứ yếu cũng quan trọng lắm, là
phải tuỳ theo " Văn hoá xã hội " mỗi dân tộc nữa phải không ?
Tôi
ngần ngừ: thưa thày, có phải thày muốn đề cập tới quý giáo sư nhạc ở các trường
Trung học ta như quý nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân ...phải không ạ ?
Giáo
sư Trần tỏ vẻ vui chút :
Nhưng
anh em ca sĩ Hoài Bắc, Hoài Trung ...lại thực lòng muốn để tiếng hát bay bổng
lên cao, mênh mang trong không gian cơ, mà của đáng tội, Phạm Đình Chương hay
ca sĩ Hoài Bắc của chúng ta, thì giọng hát của anh đã trực tiếp đưa " Ly
Rượu Mừng " lên ...thượng tầng kiến trúc...Nói theo ngôn ngữ Cộng sản ấy .
Nực
cười nhất là bây giờ, ngay bây giờ bọn Cộng sản VN trong nước đang lợi dụng tâm
lý quần chúng khắp nơi, chúng bắt đầu mở tung cánh cửa nhạc vàng, chúng hết lời
ca tụng các bản nhạc lính VNCH, cho xử dụng cả hình thức lính chiến miền nam
trong ít lâu nay nữa, còn tỏ vẻ ân hận là đã không cho " Ly Rượu Mừng"
xuất hiện hơn 40 năm qua.
"
Ly Rượu Mừng " của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mùa xuân này được chúng dùng
làm ngôn ngữ nhạc Tết, bắt chước miền Nam xưa.
Thậm
chí chúng ngượng quá, bèn áp đặt cho " Ly Rượu Mừng" đó, một lý lịch,
là ông Phạm Đình Chương viết trong 2 năm 1951-1953, với mục đích tả cái xã hội
chiến sĩ chống Pháp,
tức là vơ vào hình ảnh các anh lính chiến đội nón sắt, giày " Sô"
trong Quân Lực VNCH ...mới lợm giọng chứ .
Thế
rồi , một loạt ca sĩ VC như Ánh Tuyết, Quang Dũng, Trần Thu Hà vv...gì đó, kể cả các ban , nhóm nhạc đỏ
chuyên nghiệp đã từng ra rả " Hồ Chí Minh, đẹp nhất tên người " trình
bày " Ly Rượu Mừng " loạn cả lên ...
Nay
thì tự hào với dòng nhạc Phạm Đình Chương, vốn là nhạc vàng, mà từ mùa xuân 42
năm trước, chúng hồ đồ bắt dân miền Nam phải đổ đầy các xe rác những băng nhạc
của ta mới khốn nạn làm sao .
Không
biết quý vị phe ta nghĩ sao, chứ tôi, thày giáo họ Trần, cảm thấy như bị xúc
phạm thế nào ấy .
Tôi
ngẫm nghĩ, biết là thày không bao giờ chấp nhận cái học thuyết tam vô: vô tín
ngưỡng, vô tổ quốc, vô gia đình, bởi hình ảnh "thày " vốn là giai cấp
trí thức, tiểu tư sản, mà chúng CS VN hạ giá thày bà xuống là cán bộ giảng dạy,
hay công nhân ngành giáo dục, hoặc giả thợ dạy ...cũng không xa mấy mục đích
của Mac Lê Mao Hồ ...bọn họ .
Chợt
nhớ: mùng ba Tết, đi chúc Tết thày, để phục hoạt tinh thần " nhất tự vi sư
", nên cung kính thưa :
Thưa
thày, nhân dân trăm họ VN, trong cũng như ngoài nước đã, đang và sẽ hiểu hết
tình ý mọi thứ, mọi chuyện thôi, kể thì bực thật, nhưng xét ra, còn lại những
ai trong chúng ta biết rõ cái âm mưu xảo quyệt mà có lần thày ví dụ câu :
chúng, CS VN đang đổi thế cờ " dùng gậy ông đập lưng ông ".
Chúng dùng chính những gì của ta, để chia rẽ ta
, mà lại làm lợi cho chúng mới tức chứ, phải không thày ?
Thôi
năm mới, xin kính chúc thày luôn tinh tấn, bền bỉ tinh thần Quốc Gia chân
chính, để duy trì niềm tin vững chắc cho các thế hệ con em VN hôm nay và mai
sau .
Ra
về, thực sự lòng tôi cũng đắng chát nỗi ưu tư về cái xã hội bát nháo ở VN hiện
nay .
Song
le, nếu ai cũng nghe qua rồi bỏ, thì lớp hậu sinh có hiểu được " những
điều trông thấy mà đau đớn lòng " không?
Hay tháng năm rồi sẽ hết, tuổi tác sẽ hao
mòn, lý tưởng sẽ không còn ...ta tự lui vào dĩ vãng, suy ngẫm câu : Ở đời muôn
sự của chung, chiếc " Ly rượu mừng" mà luận theo cải lương, thì cứ
coi như ly rượu phạt ...vậy .
Ôi
Thượng Đế tối cao, xin Ngài cất cho chúng con những chén đắng đầu năm, những
" ly rượu mừng " mà kẻ thù đã cướp trên tay chúng con mỗi mùa xuân
đến với thế gian này ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LY RƯỢU MÙNG BA TẾT - CAO MỴ NHÂN
LY RƯỢU MÙNG BA TẾT - CAO MỴ NHÂN
Ô
sao hôm qua lúc "mùng hai
khai bút " đã nghe than thở là hết Tết rồi, mà hôm nay mùng ba Tết, vẫn
còn hớn hở khoe : " mùng ba ăn Tết nhà thày vậy? "
Tôi
nhìn vào kính viễn vọng, thấy Anh cười một cách khôi hài, bèn lên mặt chích
choè:
Rứa
quên câu: " mùng một ăn Tết nhà cha, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thày à?
"
Anh
nào chịu thua mình bao giờ, ngó thấy nụ cười nhuốm vẻ diễu cợt hung rồi, mình
phải ...đề cao cảnh giác chớ, nhưng để coi anh định nói gì, thì quả nhiên Anh
đổi giọng lính ra :
Nè,"
thằng này " nói cho mà biết nghe: như bọn tui có vợ, thì mới ăn Tết nhà
vợ, chớ đờn bà vợ đâu mà tới nhà ông bà già vợ ăn Tết hè ?
Câu
đó chỉ là lời giáo huấn của các bậc sinh thành thôi, nhắc cho con cháu biết
nhiệm vụ thăm hỏi chúc tết các vị liên hệ với mình .
Thế
nên, hôm nay mùng ba Tết, mau mau đi thăm thầy bà hay cô, tuỳ theo cách xưng hô
lâu nay thì cứ đi, không ai cản.
Thầy
giáo họ Trần ở khu chợ VN, còn là một văn nhân , thi sĩ thời mới,
nhưng ông chuyên nghiên cứu văn thơ cổ, một đam mê lạc lõng đầy hứng thú ...
Tuy
nhiên ông cũng thích bắt kịp thời đại, để cuộc sống tinh thần ông không
...phiến diện, đơn điệu...
Nhà
thày không có cây nêu, tràng pháo, nhưng có câu đối đỏ với bánh chưng xanh ...
Thày
mỉm cười đúng lúc tôi bắt gặp một lỗi lầm thời đại , là trong cuộc sống hôm
nay, đôi khi khả năng riêng tư nó khiến cho người ta thầm tiếc một lẽ gì khó
hiểu, chẳng hạn giới trẻ muốn thân tình với thày, hay ngược lại, thày muốn tâm
sự với giới trẻ cũng không hết lòng với sự kiện nêu ra được.
Nói
vậy có nghĩa là tôi tưởng tượng thôi, chứ thày vẫn là một ông phỗng văn mình,
thày bảo:
Này
chị, có theo dõi cái tiến trình 40 năm của một "ly rượu mừng" đó
không?
Tôi
thoắt ngạc nhiên: thưa có phải thày định nói bài hát " Ly Rượu Mừng "
của nhạc sĩ Phạm Đình Chương không ạ ?
Thì
còn chi và còn ai vào đây nữa .
Tôi
vẫn chưa tin là mình nghe không đúng một ...hiện tượng mới mẻ xẩy ra từ thày
giáo mình, bèn hỏi lại cho thật chắc :
Thưa
thày, có phải thày muốn nói bài xuân ca " Ly Rượu Mừng " của nhạc sĩ
Phạm Đình Chương, mà hễ cứ Tết đến xuân về từ Bến Hải tới Cà Mâu, những năm xưa
trước 30- 4- 1975, là ở thành thị cũng như thôn quê miền nam VN, lại được nghe
đến mê man bài hát đó không ạ ?
Giáo
sư Trần, một nhà mô phạm gương mẫu cả trong đời tư lẫn ngoài xã hội, và nhất là
ở lãnh vực ca hát này, có bao giờ chúng tôi được nghe thày diễn giảng đâu, sao
hôm nay thày lại " lảng vảng " qua bộ môn này, tôi nghĩ có vẻ hơi
" xem thường nhau ra " kiểu ca dao, tục ngữ hay trong thơ Kiều của cụ
Nguyễn Du cũng chả nhớ nữa, mới ...lúng túng trước mặt nhà giáo chứ:
"
Năng đi năng lại, xem thường nhau ra ..."
Thày
có vẻ bực mình, hơi xẵng giọng:
Thế
này: ông nhạc sĩ Phạm Đình Chương tuy lớn hơn tôi nửa giáp, là giáo sư Trần, nhưng
là bạn đồng quê tôi, lớn lên mỗi người mỗi cảnh, mỗi sinh hoạt, tôi đi ngành sư
phạm, còn ông thích đàn ca ...
Không
nói thì chị cũng biết, 2 nghề nghiệp của chúng tôi ...khác nhau 180 độ, tuy đều
tôn sùng tiếng ngọc, lời châu ...
Tuy
nhiên Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng đã mấy lần muốn dạy nhạc quy mô như tôi dạy
văn, song ngoài cái điều chính yếu ra, còn cái thứ yếu cũng quan trọng lắm, là
phải tuỳ theo " Văn hoá xã hội " mỗi dân tộc nữa phải không ?
Tôi
ngần ngừ: thưa thày, có phải thày muốn đề cập tới quý giáo sư nhạc ở các trường
Trung học ta như quý nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân ...phải không ạ ?
Giáo
sư Trần tỏ vẻ vui chút :
Nhưng
anh em ca sĩ Hoài Bắc, Hoài Trung ...lại thực lòng muốn để tiếng hát bay bổng
lên cao, mênh mang trong không gian cơ, mà của đáng tội, Phạm Đình Chương hay
ca sĩ Hoài Bắc của chúng ta, thì giọng hát của anh đã trực tiếp đưa " Ly
Rượu Mừng " lên ...thượng tầng kiến trúc...Nói theo ngôn ngữ Cộng sản ấy .
Nực
cười nhất là bây giờ, ngay bây giờ bọn Cộng sản VN trong nước đang lợi dụng tâm
lý quần chúng khắp nơi, chúng bắt đầu mở tung cánh cửa nhạc vàng, chúng hết lời
ca tụng các bản nhạc lính VNCH, cho xử dụng cả hình thức lính chiến miền nam
trong ít lâu nay nữa, còn tỏ vẻ ân hận là đã không cho " Ly Rượu Mừng"
xuất hiện hơn 40 năm qua.
"
Ly Rượu Mừng " của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mùa xuân này được chúng dùng
làm ngôn ngữ nhạc Tết, bắt chước miền Nam xưa.
Thậm
chí chúng ngượng quá, bèn áp đặt cho " Ly Rượu Mừng" đó, một lý lịch,
là ông Phạm Đình Chương viết trong 2 năm 1951-1953, với mục đích tả cái xã hội
chiến sĩ chống Pháp,
tức là vơ vào hình ảnh các anh lính chiến đội nón sắt, giày " Sô"
trong Quân Lực VNCH ...mới lợm giọng chứ .
Thế
rồi , một loạt ca sĩ VC như Ánh Tuyết, Quang Dũng, Trần Thu Hà vv...gì đó, kể cả các ban , nhóm nhạc đỏ
chuyên nghiệp đã từng ra rả " Hồ Chí Minh, đẹp nhất tên người " trình
bày " Ly Rượu Mừng " loạn cả lên ...
Nay
thì tự hào với dòng nhạc Phạm Đình Chương, vốn là nhạc vàng, mà từ mùa xuân 42
năm trước, chúng hồ đồ bắt dân miền Nam phải đổ đầy các xe rác những băng nhạc
của ta mới khốn nạn làm sao .
Không
biết quý vị phe ta nghĩ sao, chứ tôi, thày giáo họ Trần, cảm thấy như bị xúc
phạm thế nào ấy .
Tôi
ngẫm nghĩ, biết là thày không bao giờ chấp nhận cái học thuyết tam vô: vô tín
ngưỡng, vô tổ quốc, vô gia đình, bởi hình ảnh "thày " vốn là giai cấp
trí thức, tiểu tư sản, mà chúng CS VN hạ giá thày bà xuống là cán bộ giảng dạy,
hay công nhân ngành giáo dục, hoặc giả thợ dạy ...cũng không xa mấy mục đích
của Mac Lê Mao Hồ ...bọn họ .
Chợt
nhớ: mùng ba Tết, đi chúc Tết thày, để phục hoạt tinh thần " nhất tự vi sư
", nên cung kính thưa :
Thưa
thày, nhân dân trăm họ VN, trong cũng như ngoài nước đã, đang và sẽ hiểu hết
tình ý mọi thứ, mọi chuyện thôi, kể thì bực thật, nhưng xét ra, còn lại những
ai trong chúng ta biết rõ cái âm mưu xảo quyệt mà có lần thày ví dụ câu :
chúng, CS VN đang đổi thế cờ " dùng gậy ông đập lưng ông ".
Chúng dùng chính những gì của ta, để chia rẽ ta
, mà lại làm lợi cho chúng mới tức chứ, phải không thày ?
Thôi
năm mới, xin kính chúc thày luôn tinh tấn, bền bỉ tinh thần Quốc Gia chân
chính, để duy trì niềm tin vững chắc cho các thế hệ con em VN hôm nay và mai
sau .
Ra
về, thực sự lòng tôi cũng đắng chát nỗi ưu tư về cái xã hội bát nháo ở VN hiện
nay .
Song
le, nếu ai cũng nghe qua rồi bỏ, thì lớp hậu sinh có hiểu được " những
điều trông thấy mà đau đớn lòng " không?
Hay tháng năm rồi sẽ hết, tuổi tác sẽ hao
mòn, lý tưởng sẽ không còn ...ta tự lui vào dĩ vãng, suy ngẫm câu : Ở đời muôn
sự của chung, chiếc " Ly rượu mừng" mà luận theo cải lương, thì cứ
coi như ly rượu phạt ...vậy .
Ôi
Thượng Đế tối cao, xin Ngài cất cho chúng con những chén đắng đầu năm, những
" ly rượu mừng " mà kẻ thù đã cướp trên tay chúng con mỗi mùa xuân
đến với thế gian này ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)