Cà Kê Dê Ngỗng
Lại chuyện người Trung Quốc
Một buổi chiều bên bờ sông Hàn lộng gió, tôi ngồi với cánh nhà báo trong một quán cà phê sát vỉa hè. Cách đó không xa là một tàu du lịch sông Hàn mà khách trên tàu toàn người Trung Quốc, họ tỏ vẻ không hài lòng với những tàu du lịch lữ hành mà bất đắc dĩ họ phải đi. Có điều gì như nỗi bất an tràn ngập trong tôi. Mấy người bạn ngồi bên cạnh cũng cùng tâm trạng. Vài người cố nén tiếng thở dài trước hình ảnh cô hướng dẫn viên du lịch cố thuyết minh trong khi khách du lịch nhìn cô với ánh mắt khinh khỉnh.
Tại Ðà Nẵng hiện nay xảy ra tình trạng nhiều người Trung Quốc đến thuê người Việt Nam mở công ty du lịch hoặc họ sang du lịch Việt Nam nhưng hoạt động kinh doanh chui bằng cách thuê người Quốc tịch Việt Nam đứng tên kinh doanh các dịch vụ du lịch nhưng trên thực tế họ là người điều hành.
Cách đây mấy ngày, một vụ ẩu đả, đâm chém nhau giữa một nhóm người Trung Quốc xảy ra tại một khách sạn đang xây trên đường Lê Văn Hiến. Không ai biết lý do nhưng khi chúng tôi tới nơi cũng là lúc cảnh sát khu vực đến thì họ tản ra, lên xe biến mất. Băng nhóm người Trung Quốc đó trông có vẻ lam lũ lại dữ tợn, ồn ào. Thường cư dân của các khu phố Trung Quốc tại Ðà Nẵng sống khép kín, ẩn mình, hành tung mờ ám nhưng giới lao động Trung Quốc tại các công trình xây dựng lại rất hung hăng, thường xuyên cãi vã và đánh nhau.
Tuần trước cô Thúy Quỳnh, Việt kiều ở Canada người gốc Ðà Nẵng đã bực bội: “Ðà Nẵng bây giờ đẹp lắm nhưng đầy bọn Tàu khựa, cháu có thấy chúng không?” Tôi đã từng thấy nhiều nhóm người Trung Quốc ở Ðà Nẵng, mặc dù biết rõ họ sang xứ mình rất nhiều nhưng nếu bảo họ tới đây vì Ðà Nẵng đẹp chắc chưa chính xác.
Nhìn lá cờ Trung Quốc nền đỏ với ngôi sao vàng năm cánh nơi góc trái phía trên lá cờ với bốn ngôi sao nhỏ hơn bao quanh. Ðến quốc kỳ Việt Nam nó cũng na ná quốc kỳ Trung Quốc thật.
Ðà Nẵng bây giờ thịnh vượng hơn trước kia, được xem là nơi đáng sống nhất Việt Nam, nhưng thành phố không có nhiều danh lam, thắng cảnh như ở Huế, cũng không phồn hoa đô hội như Sài Gòn. Riêng bãi biển thì đẹp vô cùng. Dòng sông Hàn khỏe khoắn, trẻ trung chảy men theo phố xá tấp nập hòa cùng nhịp điệu sôi động của thành phố. Nhiều khu nhà cao tầng mọc lên xung quanh sông Hàn.
Hàng năm cứ vào dịp giáp Tết đến tháng Năm, cờ phướn, băng rôn, biểu ngữ giăng đỏ ối đường sá. Mặc dù Ðà Nẵng muốn vươn tới giàu đẹp, văn minh nhưng cứ nhớ đến Hoàng Sa, huyện đảo trực thuộc Ðà Nẵng mấy mươi năm nay bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép một cách ngang nhiên cùng với vô số thủ đoạn lách luật để được sở hữu đất ở Ðà Nẵng gần đây của người Trung Quốc mà nhà nước muốn thu hồi lại nhưng không được và nhiều việc khác nữa khiến người dân Ðà Nẵng vô cùng bất bình.
Hiện nay, người Trung Quốc bành trướng khắp Quảng Nam Ðà Nẵng. Ngay ở các khu công nghiệp chủ đầu tư, doanh nghiệp người Trung Quốc chiếm đa số, họ làm ăn bê bối, xúc phạm người lao động Việt Nam, sử dụng thực phẩm độc hại gây ngộ độc dẫn tới tình trạng công nhân đình công, biểu tình. Nhưng tai tiếng nhất là chuyện người Trung Quốc núp bóng người Việt Nam, đứng tên mua đất ven biển Ðà Nẵng, nhất là khu vực nhạy cảm như sân bay Nước Mặn, đèo Hải Vân, thậm chí trên dãy Trường Sơn. Theo báo điện tử Infonet thì Giám đốc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư Ðà Nẵng Trần Văn Sơn cho hay: “Thời gian qua có tình trạng nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng kẽ hở về ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần (CP) của các doanh nghiệp Việt Nam để cùng sở hữu đất tại Ðà Nẵng (Infonet.vn).
Bây giờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, cứ ra đường là gặp người Trung Quốc. 138 lô đất do 71 người Việt đứng tên mua cho người Trung Quốc xây nhà hàng, khách sạn, casino…, là con số mà Sở Kế hoạch – Ðầu tư Ðà Nẵng xác minh được. Còn ba chữ “Phố Trung Quốc” được gọi một cách chính xác trước các bảng hiệu mà họ trưng lên tại khu vực họ kinh doanh, buôn bán. Khách sạn JW Marriott, nơi đề nghị tuyển 300 công nhân Trung Quốc vào làm việc gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua chưa phải là duy nhất.
Một điều thật nực cười là có rất nhiều vụ kết hôn chui giữa đàn ông Trung Quốc cùng các cô gái sống ở Ðà Nẵng, gọi là chui vì họ không có làm giấy kết hôn tại Sở tư pháp thành phố, nhưng họ kịp sinh con, đẻ cái và ngôi nhà xây dựng trên những lô đất thuộc các khu tái định cư mà họ chung sống đứng tên cô vợ, còn ông chồng Trung Quốc là người thuê nhà. Trên thực tế những người Trung Quốc đến Ðà Nẵng ngày càng tăng và họ bơm tiền cho những kẻ tham tiền lách luật làm tay trong cho họ. Ðáng buồn hơn là những cuộc kết hôn chui với những công dân Trung Quốc mà những người này đã có vợ hoặc có chồng rồi dẫn đến nhiều trường hợp đưa đẩy những cô gái nhẹ dạ đi đến chỗ sang Trung Quốc làm dâu rồi các cô bị gả cho người khác như chuyện thường thấy xảy ra trên khắp cả nước xưa nay.
Trở lại chuyện người Trung Quốc mua đất từng bị mấy ông lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng gọi là thôn tính đất đai, hầu hết tập trung vào những kẻ giàu có, lắm tiền. Bên cạnh đó giới lao động chui Trung Quốc thì nghèo, xuất thân tầng lớp công nhân cũng tập trung về Ðà Nẵng làm thuê, họ sống trong những dãy nhà tồi tàn, được xây cất một cách tạm bợ. Họ đến Ðà Nẵng với hộ chiếu du lịch nhưng ở lại làm việc trong các khu lao động.
Còn nhớ vụ Li Mu Zi (31 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, kết hôn với một phụ nữ ở quận Sơn Trà bị bắn chết ngay trước cửa nhà cha vợ trên đường Nguyễn Duy Hiệu bởi một người Trung Quốc khác là Feng Long Chun (28 tuổi). Gây án xong, Feng Long Chun chạy xe máy qua cầu Trần Thị Lý vứt súng xuống sông Hàn rồi đón xe vào Sài Gòn, tiếp tục trốn sang Campuchia. Ngày 27/12/2015, Feng Long Chun ra đầu thú.
Vụ án xảy ra cách đây hơn 2 năm nên không mấy người nhắc lại. Ðiều đáng nói là người Trung Quốc do cạnh tranh trong kinh doanh đã gây tội ác công khai ngay tại thành phố Ðà Nẵng và chúng ra tay trước tiên với chính người đồng bào của chúng.
Riêng chuyện người Trung Quốc đốt tiền Việt Nam và ép người Việt phải dùng đồng nhân dân tệ một cách quá quắt nhưng đáng ngạc nhiên là sao có rất nhiều người sính Trung Quốc một cách mù quáng, bệnh hoạn dù đó chỉ là những gã Trung Quốc lưu manh.
Lê Thu Thủy
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lại chuyện người Trung Quốc
Một buổi chiều bên bờ sông Hàn lộng gió, tôi ngồi với cánh nhà báo trong một quán cà phê sát vỉa hè. Cách đó không xa là một tàu du lịch sông Hàn mà khách trên tàu toàn người Trung Quốc, họ tỏ vẻ không hài lòng với những tàu du lịch lữ hành mà bất đắc dĩ họ phải đi. Có điều gì như nỗi bất an tràn ngập trong tôi. Mấy người bạn ngồi bên cạnh cũng cùng tâm trạng. Vài người cố nén tiếng thở dài trước hình ảnh cô hướng dẫn viên du lịch cố thuyết minh trong khi khách du lịch nhìn cô với ánh mắt khinh khỉnh.
Tại Ðà Nẵng hiện nay xảy ra tình trạng nhiều người Trung Quốc đến thuê người Việt Nam mở công ty du lịch hoặc họ sang du lịch Việt Nam nhưng hoạt động kinh doanh chui bằng cách thuê người Quốc tịch Việt Nam đứng tên kinh doanh các dịch vụ du lịch nhưng trên thực tế họ là người điều hành.
Cách đây mấy ngày, một vụ ẩu đả, đâm chém nhau giữa một nhóm người Trung Quốc xảy ra tại một khách sạn đang xây trên đường Lê Văn Hiến. Không ai biết lý do nhưng khi chúng tôi tới nơi cũng là lúc cảnh sát khu vực đến thì họ tản ra, lên xe biến mất. Băng nhóm người Trung Quốc đó trông có vẻ lam lũ lại dữ tợn, ồn ào. Thường cư dân của các khu phố Trung Quốc tại Ðà Nẵng sống khép kín, ẩn mình, hành tung mờ ám nhưng giới lao động Trung Quốc tại các công trình xây dựng lại rất hung hăng, thường xuyên cãi vã và đánh nhau.
Tuần trước cô Thúy Quỳnh, Việt kiều ở Canada người gốc Ðà Nẵng đã bực bội: “Ðà Nẵng bây giờ đẹp lắm nhưng đầy bọn Tàu khựa, cháu có thấy chúng không?” Tôi đã từng thấy nhiều nhóm người Trung Quốc ở Ðà Nẵng, mặc dù biết rõ họ sang xứ mình rất nhiều nhưng nếu bảo họ tới đây vì Ðà Nẵng đẹp chắc chưa chính xác.
Nhìn lá cờ Trung Quốc nền đỏ với ngôi sao vàng năm cánh nơi góc trái phía trên lá cờ với bốn ngôi sao nhỏ hơn bao quanh. Ðến quốc kỳ Việt Nam nó cũng na ná quốc kỳ Trung Quốc thật.
Ðà Nẵng bây giờ thịnh vượng hơn trước kia, được xem là nơi đáng sống nhất Việt Nam, nhưng thành phố không có nhiều danh lam, thắng cảnh như ở Huế, cũng không phồn hoa đô hội như Sài Gòn. Riêng bãi biển thì đẹp vô cùng. Dòng sông Hàn khỏe khoắn, trẻ trung chảy men theo phố xá tấp nập hòa cùng nhịp điệu sôi động của thành phố. Nhiều khu nhà cao tầng mọc lên xung quanh sông Hàn.
Hàng năm cứ vào dịp giáp Tết đến tháng Năm, cờ phướn, băng rôn, biểu ngữ giăng đỏ ối đường sá. Mặc dù Ðà Nẵng muốn vươn tới giàu đẹp, văn minh nhưng cứ nhớ đến Hoàng Sa, huyện đảo trực thuộc Ðà Nẵng mấy mươi năm nay bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép một cách ngang nhiên cùng với vô số thủ đoạn lách luật để được sở hữu đất ở Ðà Nẵng gần đây của người Trung Quốc mà nhà nước muốn thu hồi lại nhưng không được và nhiều việc khác nữa khiến người dân Ðà Nẵng vô cùng bất bình.
Hiện nay, người Trung Quốc bành trướng khắp Quảng Nam Ðà Nẵng. Ngay ở các khu công nghiệp chủ đầu tư, doanh nghiệp người Trung Quốc chiếm đa số, họ làm ăn bê bối, xúc phạm người lao động Việt Nam, sử dụng thực phẩm độc hại gây ngộ độc dẫn tới tình trạng công nhân đình công, biểu tình. Nhưng tai tiếng nhất là chuyện người Trung Quốc núp bóng người Việt Nam, đứng tên mua đất ven biển Ðà Nẵng, nhất là khu vực nhạy cảm như sân bay Nước Mặn, đèo Hải Vân, thậm chí trên dãy Trường Sơn. Theo báo điện tử Infonet thì Giám đốc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư Ðà Nẵng Trần Văn Sơn cho hay: “Thời gian qua có tình trạng nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng kẽ hở về ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần (CP) của các doanh nghiệp Việt Nam để cùng sở hữu đất tại Ðà Nẵng (Infonet.vn).
Bây giờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, cứ ra đường là gặp người Trung Quốc. 138 lô đất do 71 người Việt đứng tên mua cho người Trung Quốc xây nhà hàng, khách sạn, casino…, là con số mà Sở Kế hoạch – Ðầu tư Ðà Nẵng xác minh được. Còn ba chữ “Phố Trung Quốc” được gọi một cách chính xác trước các bảng hiệu mà họ trưng lên tại khu vực họ kinh doanh, buôn bán. Khách sạn JW Marriott, nơi đề nghị tuyển 300 công nhân Trung Quốc vào làm việc gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua chưa phải là duy nhất.
Một điều thật nực cười là có rất nhiều vụ kết hôn chui giữa đàn ông Trung Quốc cùng các cô gái sống ở Ðà Nẵng, gọi là chui vì họ không có làm giấy kết hôn tại Sở tư pháp thành phố, nhưng họ kịp sinh con, đẻ cái và ngôi nhà xây dựng trên những lô đất thuộc các khu tái định cư mà họ chung sống đứng tên cô vợ, còn ông chồng Trung Quốc là người thuê nhà. Trên thực tế những người Trung Quốc đến Ðà Nẵng ngày càng tăng và họ bơm tiền cho những kẻ tham tiền lách luật làm tay trong cho họ. Ðáng buồn hơn là những cuộc kết hôn chui với những công dân Trung Quốc mà những người này đã có vợ hoặc có chồng rồi dẫn đến nhiều trường hợp đưa đẩy những cô gái nhẹ dạ đi đến chỗ sang Trung Quốc làm dâu rồi các cô bị gả cho người khác như chuyện thường thấy xảy ra trên khắp cả nước xưa nay.
Trở lại chuyện người Trung Quốc mua đất từng bị mấy ông lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng gọi là thôn tính đất đai, hầu hết tập trung vào những kẻ giàu có, lắm tiền. Bên cạnh đó giới lao động chui Trung Quốc thì nghèo, xuất thân tầng lớp công nhân cũng tập trung về Ðà Nẵng làm thuê, họ sống trong những dãy nhà tồi tàn, được xây cất một cách tạm bợ. Họ đến Ðà Nẵng với hộ chiếu du lịch nhưng ở lại làm việc trong các khu lao động.
Còn nhớ vụ Li Mu Zi (31 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, kết hôn với một phụ nữ ở quận Sơn Trà bị bắn chết ngay trước cửa nhà cha vợ trên đường Nguyễn Duy Hiệu bởi một người Trung Quốc khác là Feng Long Chun (28 tuổi). Gây án xong, Feng Long Chun chạy xe máy qua cầu Trần Thị Lý vứt súng xuống sông Hàn rồi đón xe vào Sài Gòn, tiếp tục trốn sang Campuchia. Ngày 27/12/2015, Feng Long Chun ra đầu thú.
Vụ án xảy ra cách đây hơn 2 năm nên không mấy người nhắc lại. Ðiều đáng nói là người Trung Quốc do cạnh tranh trong kinh doanh đã gây tội ác công khai ngay tại thành phố Ðà Nẵng và chúng ra tay trước tiên với chính người đồng bào của chúng.
Riêng chuyện người Trung Quốc đốt tiền Việt Nam và ép người Việt phải dùng đồng nhân dân tệ một cách quá quắt nhưng đáng ngạc nhiên là sao có rất nhiều người sính Trung Quốc một cách mù quáng, bệnh hoạn dù đó chỉ là những gã Trung Quốc lưu manh.
Lê Thu Thủy
( Báo Trẻ )