Kinh Đời
Lễ hội bạo lực khiến thế giới kinh hoàng
1. Lễ hội Manasa Devi
Theo truyền thuyết, một người đàn ông Ấn Độ tên Lakhinder bị rắn cắn. Sau đó, không có gì ngạc nhiên, ông qua đời. Nhưng góa phụ Behula đã cầu nguyện thần Hindu Manasa Devi đưa ông trở lại cuộc sống.
Vì vậy, ngày nay, các tín đồ của thần Manasa Devi đã tổ chức một lễ hội truyền thống để tưởng nhớ đến ngài, trong đó người tham gia tắm mình trong các loại thảo mộc và sau đó cho một loạt các con rắn hổ mang độc cắn lên người họ.
Vậy thì tại sao không gọi đây là lễ hội tử vì Thánh do nọc độc rắn? Bí mật nằm trong các loại thảo mộc mà họ tắm và ăn trước lễ hội.
Theo những người tham gia, đây là một loại thảo dược được gọi là Eklavi làm vô hiệu các tác động của nọc độc rắn hổ mang. Nhưng điều đó cũng không thay đổi được thực tế rằng nọc độc chết người được bơm vào máu con người. Họ cho phép rắn hổ mang cắn chìm chiếc răng nanh vào da thịt của họ nhiều lần.
Trong suốt quá trình của lễ hội, dân làng diễu hành xung quanh những người tham gia đang bị rắn cắn, những con rắn treo trên cơ thể người như những chiếc khuyên kim loại. Ngoài ra, những tín đồ không được phép nói bất cứ điều gì ngoại trừ câu thần chú trong suốt thời gian của lễ hội.
2. Lễ hội Agni Keli
Mỗi năm vào tháng 4, một lễ hội 8 ngày được tổ chức tại đền Shree Kateel Durga Parameshwari ở Ấn Độ, và vào đêm thứ hai họ tổ chức một sự kiện được gọi là Keli Agni.
Trong đêm Keli Agni, hàng nghìn người tập trung xung quanh các đường phố Mangalore để xem một cuộc diễu hành của những người đàn ông ngực trần và ánh sáng của hàng trăm chiếc lá cọ đang bốc lửa.
Họ chia thành hai đội, và trong 15 phút, họ chơi một trò chơi cũ rất bạo lực.
Họ đã làm điều này trong nhiều thế kỷ như là một cách để tỏ lòng tôn kính nữ thần Durga của họ.
Mỗi người đàn ông có 5 chiếc lá cọ được phép ném, sau đó họ chỉ cần đứng đó và cố gắng tìm khe hở của đối phương để tấn công. Bảo vệ duy nhất của họ là một miếng vải mỏng buộc quanh eo, và nếu họ bị cháy, các đồng đội của họ sẽ phun một số nước thánh đặc biệt gọi là Kumkumarchane vào họ.
3. Lễ hội nhảy với những chiếc kéo
Lễ hội La Danza de las Tijeras được thực hiện hàng năm ở vùng cao nguyên phía Nam của Peru. Đó là một cuộc thi vũ công thông qua một bài kiểm tra về thể chất và tinh thần bằng những điệu nhảy có thể kéo dài đến 10 tiếng đồng hồ để xem ai có thể nhảy được lâu nhất. Nhưng họ phải nhảy múa xung quanh trong trang phục màu sắc rực rỡ với những chiếc kéo vẫn còn khá tốt so với một số các sự kiện khác dưới đây.
Tại một thời điểm, một người nào đó quyết định rằng nhảy múa với các vật sắc nhọn chưa đủ hấp dẫn. Vì vậy, họ sử dụng tất cả các loại thử nghiệm đáng sợ, chẳng hạn như đóng đinh vật kim loại vào da của họ, nằm trên một chiếc giường kính vỡ (trong khi người dân đứng trên người họ), gắn đủ thứ lên người họ như đinh, que, xương rồng và ăn động vật sống như ếch và rắn.
Nhưng tại sao họ làm tất cả những điều này?
Lễ hội nhảy múa với kéo ở Peru trở lại vào thế kỷ 16, khi Tây Ban Nha vừa mới "phát hiện" ra Peru và quyết định biến nó trở thành sân sau mới của họ.
Những người bản địa không đánh giá cao những người Tây Ban Nha buộc họ phải theo một tôn giáo mới, và bằng cách thực hiện điệu múa truyền thống của họ, họ tin rằng họ có thể được các vị thần, các Huacas che chở và giúp đánh bại người Tây Ban Nha. Từ đó người Peru tiếp tục giữ truyền thống này và ngày hôm nay lễ hội này lại trở thành một điểm thu hút khách du lịch.
4. Lễ hội xăm mình Wat Bang Phra
Cứ tháng 3 hàng năm, tại ngôi đền Wat Bang Phra của Nakhom Pathom, Thái Lan lại diễn ra một lễ hội kỳ lạ, được gọi là lễ xăm mình Wat Phra Bang.
Trong khi ở hầu hết các nước phương Tây, xăm mình được gọi là nghệ thuật, thì ở Thái Lan, đất nước với nền văn hóa bắt rễ sâu vào tâm linh, hình xăm lại không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật.
Những hình xăm truyền thống của Thái Lan, gọi là “Sak Yant”, được cho là có sức mạnh kỳ diệu, và những người xăm chúng tại đền có thể chống lại tà ma và có tác dụng như bùa may mắn. Nhiều người dân Thái Lan như cảnh sát, binh lính nghĩ rằng hình xăm có thể ngăn chặn đạn và dao làm tổn thương đến họ.
Hàng năm, những tín đồ đến với ngôi đền Wat Bang Phra, nơi nổi tiếng với các bậc thầy về xăm mình, để thể hiện đức tin đối với nghệ thuật Sak Yant trong một buổi lễ đặc biệt gọi là Wai Khru. Có sự tham gia của hàng chục ngàn người, sự kiện này sẽ trở nên khá ấn tượng khi buổi lễ bắt đầu.
Giữa biển người tham dự buổi lễ, sẽ có một tiếng gầm vang lên nghe rất đáng sợ. Sau đó là những tiếng kêu của khỉ, và mọi người bắt đầu chạy về phía ngôi đền, đặc biệt là khu đền thờ của Luang Poh Pern, một bậc thầy xăm mình làm việc tại Wat Bang Phra.
Người tham dự sẽ khua tay và la hét như điên. Thực ra hành động này là do họ sở hữu những hình xăm trên người. Nếu xăm lên mình hình một con hổ, họ sẽ bắt đầu gào thét. Nếu hình xăm là con rắn, họ sẽ bò trên mặt đất. Cuối cùng thì tất cả đều chạy như điên về ngôi đền.
Ban đầu, buổi lễ có vẻ như chỉ chứa đựng những đức tin, nhưng khi những tín đồ rơi vào trạng thái mất kiểm soát (để thể hiện đức tin đối với hình xăm trên cơ thể họ), buổi lễ sẽ trở nên khá nguy hiểm.
Những tín đồ có thể chạy đâm vào người khác, trừ khi họ bình tĩnh trở lại, hoặc là bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh xung quanh ngôi đền. Những người khác sẽ chà lên tai của những tín đồ đang mất kiểm soát, xoa dịu đi sự ám ảnh về con vật họ xăm trên người, để tiếp tục buổi lễ Wat Bang Phra.
5. Lễ hội ném trẻ con
Người dân tại ngôi làng ở phía tây Ấn Độ vẫn duy trì một nghi lễ khác thường: ném trẻ con từ độ cao 15m xuống một tấm chăn bên dưới với hi vọng đứa bé sẽ khỏe mạnh và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình.
Nghi lễ ném trẻ em được cho là đã tồn tại gần 700 năm nay, diễn ra tại ngôi làng Harangal thuộc bang Maharashtra ở miền Tây Ấn Độ. Những đứa trẻ, khoảng 2 tuổi, đã khóc và hét lên khi chúng bị thả từ độ cao 15m.
Được tổ chức thường niên, nghi lễ ném trẻ em của những người theo đạo Hindu và đạo Hồi thu hút hàng trăm người tới tham gia. Người ta tin rằng việc thả đứa trẻ từ trên cao sẽ giúp bé khỏe mạnh và mang đến sự thịnh vượng cho gia đình.
Sau khi được thả xuống tấm chăn bên dưới do một nhóm khoảng 14 người cùng giữ, đứa trẻ được chuyển qua đám đông và đến tay người mẹ.
Một nghi lễ tương tự cũng diễn ra cùng ngày tại Sholapur, cách thành phố Mumbai khoảng 450km.
Các nhà hoạt động vì quyền lợi của trẻ em đã chỉ trích các quan chức địa phương tại Sholapur vì đã cho phép hàng trăm em nhỏ được ném xuống từ mái của nhà thờ Baba Umer Durga. Tuy nhiên, giới chức địa phương cho hay không có em bé nào bị thương trong nghi lễ này.
Do tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao, đặc biệt tại các vùng nông thôn của Ấn Độ, nhiều người đã tìm đến các nghi lễ khác thường mà họ tin là có thể đảm bảo sức khỏe cho con cái họ.
Bích Ngọc
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lễ hội bạo lực khiến thế giới kinh hoàng
1. Lễ hội Manasa Devi
Theo truyền thuyết, một người đàn ông Ấn Độ tên Lakhinder bị rắn cắn. Sau đó, không có gì ngạc nhiên, ông qua đời. Nhưng góa phụ Behula đã cầu nguyện thần Hindu Manasa Devi đưa ông trở lại cuộc sống.
Vì vậy, ngày nay, các tín đồ của thần Manasa Devi đã tổ chức một lễ hội truyền thống để tưởng nhớ đến ngài, trong đó người tham gia tắm mình trong các loại thảo mộc và sau đó cho một loạt các con rắn hổ mang độc cắn lên người họ.
Vậy thì tại sao không gọi đây là lễ hội tử vì Thánh do nọc độc rắn? Bí mật nằm trong các loại thảo mộc mà họ tắm và ăn trước lễ hội.
Theo những người tham gia, đây là một loại thảo dược được gọi là Eklavi làm vô hiệu các tác động của nọc độc rắn hổ mang. Nhưng điều đó cũng không thay đổi được thực tế rằng nọc độc chết người được bơm vào máu con người. Họ cho phép rắn hổ mang cắn chìm chiếc răng nanh vào da thịt của họ nhiều lần.
Trong suốt quá trình của lễ hội, dân làng diễu hành xung quanh những người tham gia đang bị rắn cắn, những con rắn treo trên cơ thể người như những chiếc khuyên kim loại. Ngoài ra, những tín đồ không được phép nói bất cứ điều gì ngoại trừ câu thần chú trong suốt thời gian của lễ hội.
2. Lễ hội Agni Keli
Mỗi năm vào tháng 4, một lễ hội 8 ngày được tổ chức tại đền Shree Kateel Durga Parameshwari ở Ấn Độ, và vào đêm thứ hai họ tổ chức một sự kiện được gọi là Keli Agni.
Trong đêm Keli Agni, hàng nghìn người tập trung xung quanh các đường phố Mangalore để xem một cuộc diễu hành của những người đàn ông ngực trần và ánh sáng của hàng trăm chiếc lá cọ đang bốc lửa.
Họ chia thành hai đội, và trong 15 phút, họ chơi một trò chơi cũ rất bạo lực.
Họ đã làm điều này trong nhiều thế kỷ như là một cách để tỏ lòng tôn kính nữ thần Durga của họ.
Mỗi người đàn ông có 5 chiếc lá cọ được phép ném, sau đó họ chỉ cần đứng đó và cố gắng tìm khe hở của đối phương để tấn công. Bảo vệ duy nhất của họ là một miếng vải mỏng buộc quanh eo, và nếu họ bị cháy, các đồng đội của họ sẽ phun một số nước thánh đặc biệt gọi là Kumkumarchane vào họ.
3. Lễ hội nhảy với những chiếc kéo
Lễ hội La Danza de las Tijeras được thực hiện hàng năm ở vùng cao nguyên phía Nam của Peru. Đó là một cuộc thi vũ công thông qua một bài kiểm tra về thể chất và tinh thần bằng những điệu nhảy có thể kéo dài đến 10 tiếng đồng hồ để xem ai có thể nhảy được lâu nhất. Nhưng họ phải nhảy múa xung quanh trong trang phục màu sắc rực rỡ với những chiếc kéo vẫn còn khá tốt so với một số các sự kiện khác dưới đây.
Tại một thời điểm, một người nào đó quyết định rằng nhảy múa với các vật sắc nhọn chưa đủ hấp dẫn. Vì vậy, họ sử dụng tất cả các loại thử nghiệm đáng sợ, chẳng hạn như đóng đinh vật kim loại vào da của họ, nằm trên một chiếc giường kính vỡ (trong khi người dân đứng trên người họ), gắn đủ thứ lên người họ như đinh, que, xương rồng và ăn động vật sống như ếch và rắn.
Nhưng tại sao họ làm tất cả những điều này?
Lễ hội nhảy múa với kéo ở Peru trở lại vào thế kỷ 16, khi Tây Ban Nha vừa mới "phát hiện" ra Peru và quyết định biến nó trở thành sân sau mới của họ.
Những người bản địa không đánh giá cao những người Tây Ban Nha buộc họ phải theo một tôn giáo mới, và bằng cách thực hiện điệu múa truyền thống của họ, họ tin rằng họ có thể được các vị thần, các Huacas che chở và giúp đánh bại người Tây Ban Nha. Từ đó người Peru tiếp tục giữ truyền thống này và ngày hôm nay lễ hội này lại trở thành một điểm thu hút khách du lịch.
4. Lễ hội xăm mình Wat Bang Phra
Cứ tháng 3 hàng năm, tại ngôi đền Wat Bang Phra của Nakhom Pathom, Thái Lan lại diễn ra một lễ hội kỳ lạ, được gọi là lễ xăm mình Wat Phra Bang.
Trong khi ở hầu hết các nước phương Tây, xăm mình được gọi là nghệ thuật, thì ở Thái Lan, đất nước với nền văn hóa bắt rễ sâu vào tâm linh, hình xăm lại không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật.
Những hình xăm truyền thống của Thái Lan, gọi là “Sak Yant”, được cho là có sức mạnh kỳ diệu, và những người xăm chúng tại đền có thể chống lại tà ma và có tác dụng như bùa may mắn. Nhiều người dân Thái Lan như cảnh sát, binh lính nghĩ rằng hình xăm có thể ngăn chặn đạn và dao làm tổn thương đến họ.
Hàng năm, những tín đồ đến với ngôi đền Wat Bang Phra, nơi nổi tiếng với các bậc thầy về xăm mình, để thể hiện đức tin đối với nghệ thuật Sak Yant trong một buổi lễ đặc biệt gọi là Wai Khru. Có sự tham gia của hàng chục ngàn người, sự kiện này sẽ trở nên khá ấn tượng khi buổi lễ bắt đầu.
Giữa biển người tham dự buổi lễ, sẽ có một tiếng gầm vang lên nghe rất đáng sợ. Sau đó là những tiếng kêu của khỉ, và mọi người bắt đầu chạy về phía ngôi đền, đặc biệt là khu đền thờ của Luang Poh Pern, một bậc thầy xăm mình làm việc tại Wat Bang Phra.
Người tham dự sẽ khua tay và la hét như điên. Thực ra hành động này là do họ sở hữu những hình xăm trên người. Nếu xăm lên mình hình một con hổ, họ sẽ bắt đầu gào thét. Nếu hình xăm là con rắn, họ sẽ bò trên mặt đất. Cuối cùng thì tất cả đều chạy như điên về ngôi đền.
Ban đầu, buổi lễ có vẻ như chỉ chứa đựng những đức tin, nhưng khi những tín đồ rơi vào trạng thái mất kiểm soát (để thể hiện đức tin đối với hình xăm trên cơ thể họ), buổi lễ sẽ trở nên khá nguy hiểm.
Những tín đồ có thể chạy đâm vào người khác, trừ khi họ bình tĩnh trở lại, hoặc là bị chặn lại bởi các lực lượng an ninh xung quanh ngôi đền. Những người khác sẽ chà lên tai của những tín đồ đang mất kiểm soát, xoa dịu đi sự ám ảnh về con vật họ xăm trên người, để tiếp tục buổi lễ Wat Bang Phra.
5. Lễ hội ném trẻ con
Người dân tại ngôi làng ở phía tây Ấn Độ vẫn duy trì một nghi lễ khác thường: ném trẻ con từ độ cao 15m xuống một tấm chăn bên dưới với hi vọng đứa bé sẽ khỏe mạnh và mang lại sự thịnh vượng cho gia đình.
Nghi lễ ném trẻ em được cho là đã tồn tại gần 700 năm nay, diễn ra tại ngôi làng Harangal thuộc bang Maharashtra ở miền Tây Ấn Độ. Những đứa trẻ, khoảng 2 tuổi, đã khóc và hét lên khi chúng bị thả từ độ cao 15m.
Được tổ chức thường niên, nghi lễ ném trẻ em của những người theo đạo Hindu và đạo Hồi thu hút hàng trăm người tới tham gia. Người ta tin rằng việc thả đứa trẻ từ trên cao sẽ giúp bé khỏe mạnh và mang đến sự thịnh vượng cho gia đình.
Sau khi được thả xuống tấm chăn bên dưới do một nhóm khoảng 14 người cùng giữ, đứa trẻ được chuyển qua đám đông và đến tay người mẹ.
Một nghi lễ tương tự cũng diễn ra cùng ngày tại Sholapur, cách thành phố Mumbai khoảng 450km.
Các nhà hoạt động vì quyền lợi của trẻ em đã chỉ trích các quan chức địa phương tại Sholapur vì đã cho phép hàng trăm em nhỏ được ném xuống từ mái của nhà thờ Baba Umer Durga. Tuy nhiên, giới chức địa phương cho hay không có em bé nào bị thương trong nghi lễ này.
Do tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao, đặc biệt tại các vùng nông thôn của Ấn Độ, nhiều người đã tìm đến các nghi lễ khác thường mà họ tin là có thể đảm bảo sức khỏe cho con cái họ.
Bích Ngọc