Thân Hữu Tiếp Tay...
Lên xe ôm, thế là đi …Đà Lạt
Hiệu Minh Blog. Tiến sỹ Dove gửi cho Cua Times bài viết sau. Thời gian có hạn nên chủ blog không biên tập một dấu phảy. Thấy em Huyền Chíp một mình một ba lô đi 25 nước với 700$, anh Dove xin vợ 7$ đi du hý Đà Lạt với 25 phố cổ. Đây là phóng sự đường xa của anh. Đọc xong mình thấy lão Dove viết văn hay gần bằng … bình loạn về chính trị. Cảm ơn Tiến sỹ Bồ Câu, người yêu của bà Sanchez.
Vô khối danh nhân đã viết về Đà Lạt. Văn phong cũng đã yên bài: êm đềm và bãng lãng như sương đầu hôm lan tỏa trên gương nước phẳng lặng của hồ Xuân Hương. Chen vào một chữ vốn chẳng hề dễ, nay lại càng khó hơn: vẻ mộng mơ kinh điển của Đà Lạt dường như đã phôi pha. Quả vậy, thổ dân bản địa đã nhượng lại đất đai và di cư xa tít tắp đến chân dãy Langbiang. Kiến trúc Pháp về cơ bản đã bị kiến trúc hình ống kiểu “Hà Nội” chèn cho lép vế. Tai nạn giao thông thừa cơ theo lên, chả vậy mà ông cụ chủ quán “cà phê Tùng” – cái tổ xưa ấm cúng của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Phạm Công Thiện… à cả lão dị nhân Bùi Giáng nữa, đã bị tông tử nạn ngay trên vỉa hè trước quán. Thế mà một gã lãng du lười nhác như Dove vẫn cứ bị Đà Lạt hớp hết cả hồn đến độ buộc phải viết và sẽ còn viết nữa.
Lên xe ôm – thế là đi
“Thế là đi !” được hầu hết 9x cho là của “Huyền Chíp”, tuy vậy một vài lão U70, như Dove, thì đinh ninh rằng đó là câu chuyển ngữ tuyệt vời nhất cho cảm thán: “Поехали!” (poekhali), mà phi hành gia Gagarin đã phấn khích thét vào bộ đàm, át cả tiếng động cơ của tên lửa Vostok, đang khởi động để đưa ông vào chuyến bay bất tử lên quỹ đạo cận trái đất.
Đến Đà Lạt, trước khi hú lên: “Thế là đi !”, thì du khách phải rèn luyện đôi chút kỹ năng du hành và chọn phương tiện. Ngoại trừ xích lô vì ko hợp địa hình, các thứ xe cộ khác đều OK, dễ thấy và dễ vẫy. So với các điểm du lịch ven biển thì giá cả nói thẳng ra là cực kỳ sòng phẳng và hợp lý. Có nhiều lựa chọn, kể cả thuê xe đạp, thế nhưng Dove chỉ đắn đo cân nhắc – xe ngựa hay xe ôm (hình 1: Bến xe ngựa và nhà thuyền ven hồ Xuân Hương).
Mặc dù xe ngựa nom rất dễ thương (hình 2: xe ngựa Đà Lạt), ấy thế mà cuối cùng Dove đã chọn xe ôm và đơn giản chỉ có thể là xe ôm ! Đó là phương tiện duy nhất cho phép du khách vừa len lỏi đến mọi ngóc ngách của thành phố, đến mọi thắng cảnh vùng ngoại vi, vừa hít thở không khí trong lành phảng phất hương cây cỏ và trải hồn dọc theo những cung đường, được mưa và gió cao nguyên gột rửa sạch bong.
Điều đặc biệt quan trọng đối với du khách, bởi xe ôm còn là miếng trầu để mở đầu câu chuyện rồi lân la nhập vào hồn của người Đà Lạt gốc và bỗng dưng nhận thấy rõ những gì cần được bảo tồn để thong dong cùng kiến trúc “hình ống” bước vào thiên niên kỷ mới. Muốn vậy xin chớ bén mảng đến bãi xe ôm ở xế góc bùng binh Trung Tâm hay cái bến xe ngựa đẹp đến mức khó cưỡng ven hồ Xuân Hương.
Một gã lái xe ôm U70 chính tông Đà Lạt, dễ tìm nhất là tại những con phố nhỏ, đổ vào chợ Đà Lạt, nơi đã từng tọa lạc những ngôi nhà trọ mà chị Khánh Ly, hồi còn teen, đã ngủ vùi cùng các cô cave sau khi đã vắt kiệt sức tại các phòng trà và night club. Rất có thể, đó chính là chú bé (như trong bài hát của Trần Tiến) đã lén nghe Khánh Ly hát và đã lén nhìn những cô cave nhảy với tốp lính không quân nào đó vừa oanh kích Việt Cộng về. Quan hệ giữa họ nghe nói là thơ mộng và ga lăng theo kiểu Tây, chứ chưa đậm đặc chất “xác thịt” như tại các phố đèn mờ bên xứ Thái hoặc xứ Nam Hàn lúc bấy giờ.
Những gã xe ôm như vậy, Dove có thể đánh hơi từ tầm 100m. Bèn tiếp cận và chìa cái máy ảnh du lịch nhỏ bằng 3 ngón tay cho hắn “nhìn đểu” rồi than vãn:
- Tớ muốn chụp hình dãy núi Langbian trên nền thành phố. Khốn nỗi, núi thì nơi bị nhà ống, nơi thì bị cây che khuất. Có chỗ thì lại ngược nắng mặt trời. Rõ chán!
Nếu hắn ta vừa liếc cái máy ảnh vừa ái ngại cho cái sự nghèo mạt của du khách rồi chậc lưỡi:
- Giờ này, tui chở bác đến Dinh II là tốt nhất. Cả đi lẫn về 20 ngàn, ko mặc cả.
Vậy là đúng người rồi đấy, chỉ còn mỗi việc trèo lên xe ôm và “thế là đi !”.
Từ bùng binh Đà Lạt đến những cao điểm lân cận Dinh II mất khoảng 15 phút, kể cả thời gian la cà tại vài vị trí chụp hình – quá đủ để cả hai cân nhắc xem có nên chơi tiếp với nhau ko.
Dove khoái gã xe ôm vì cái gì hắn ta cũng biết và lý giải đâu ra đấy. Hắn ta thì ngạc nhiên vì chỉ có độc cái máy ảnh cà chớn làm giấy giới thiệu thế mà “anh Hai Hà Nội” chỗ nào cũng dám vô: bụi cây, biệt thự đại gia, công sở cũng ko từ, nhưng ko hề bị bất cứ ai xua đuổi.
Cuối cùng, thì Dove cũng chụp được một bức tạm gọi là vừa ý (hình 3: dãy Langbiang trên nền thành phố), chìa cho hắn xem rồi gạ gẫm:
- Cái máy ảnh này cà chớn quá! Nó chỉ làm được mỗi một việc là bôi bác Đà Lạt thôi. Chú có biết chỗ nào đã hơn ko?
Gã xe ôm đăm chiêu rồi phán:
- Mình cứ đi thôi, chỗ nào ưng ý thì chụp. Cùng nhau đi chơi mà. Tui chốt công tơ mét lại, bác chỉ phải đổ 2 lít xăng cho 100 km thôi.
Biết là đã vớ được món hời, Dove đâm ra “lăn tăn” đến chăm sóc sức khỏe và trả phụ phí sở hữu trí tuệ:
- Bây giờ đã là 10 giờ rồi, ta trở về đúng lúc ăn trưa, anh Hai Hà Nội mời chú một bữa cơm kiểu xe ôm, nhưng phải rẻ, sạch, ngon và có hương vị Đà Lạt.
Gã ta vui vẻ:
- OK! Muốn đúng vị Đà Lạt thì ngoài 3 món tiêu chuẩn phải thêm dĩa thịt heo luộc và dưa cải, vị chi mỗi suất 50 ngàn.
Dứt lời, cả hai nhoay nhoáy thao tác mobile báo các bà xã cắt cơm rồi leo lên xe ôm – “Thế là đi !”
2. Thành phố không công an
Chặng này đến lượt Dove trổ tài tay lái lụa, phi 60 – 70 km/giờ, êm ru lượn đẹp qua mọi khúc cong. Gã xe ôm nhiều lúc thót tim lắc đầu:
- Anh Hai Hà Nội chạy xe dữ thiệt !
- Ăn nhằm gì ! Đường núi Đà Lạt còn ngon lành hơn đường đồng bằng Bắc Bộ.
Gã xe ôm làm hoa tiêu, Dove làm cơ trưởng. Hắn bảo đi thẳng thì đi, bảo qẹo thì qẹo. Cứ thế, nơi nào thích trèo thì trèo, hàng rào nào muốn chui qua thì giơ cái máy ảnh ra làm “giấy thông hành” rồi chui.
Chỉ duy nhất một lần, tại con hẻm cận kề công trường đang bộn bề của khu liên cơ, Dove đã vô tình thiếu lễ độ với mấy con chó. Mặc dù gã xe ôm, vì mãi ngắm nghía cái chuồng rõ to để gom công chức, đã bỏ mặc kệ hành khách, thế nhưng rốt cuộc thì chó đi đằng chó, Dove đi đằng Dove, bởi nhẽ con chó dám cắn Dove đương nhiên là vẫn chưa được sinh ra.
Khi trở về, đến một khúc cong tương đối khó lại có vạch phân cách liền (hình 4: Khúc cong ven hồ Xuân Hương), Dove bị hụt hẫng vì bỗng dưng cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Hóa ra ko hề có camera để bắt quả tang cán vạch và cũng ko hề thấy tốp công an hừng hực khí thế phạt cho kỳ được mới thôi. Chợt nhớ ra tại những đoạn cong còn khó hơn ở mạn đèo Prenn cũng tuyệt nhiên ko hề thấy một bộ phận tất yếu của những chặng đường Bắc Bộ. Ngạc nhiên quá bèn hỏi gã xe ôm:
- Chã nhẽ công an Đà Lạt ko rình phạt vi phạm ở những khúc đường khó à?
- Tuyệt đối không! Họ chỉ có vài chiếc xe lưu động, sáng nào cũng chạy tới chạy lui ở Phường I để nhắc nhở bà con tôn trọng luật giao thông. Tiểu thương đường phố bầy hàng quán gọn ghẽ, ko làm cản trở giao thông và giữ vệ sinh chung. Nếu thấy trộm cắp và chèo néo du khách thì báo về số xxxx (quên mất). À chắc anh Hai Hà Nội còn ko biết rằng ở Đà Lạt chẳng hề có đèn tín hiệu giao thông.
- Cái gì hả?
Quả thật, suốt buổi sáng chưa hề nhìn thấy bất cứ đèn tín hiệu giao thông nào, ngoại trừ một đèn tín hiệu xe lửa ở cạnh ga Trại Mát. Dân sướng thật, họ ko phải vừa đi vừa nơm nớp lo bị công an thộp, chỉ cần tự giác nhường nhịn nhau theo đúng phận sự Đà Lạt “thế là đi” (hình 5: bùng binh trung tâm ko công an, ko đèn giao thông). Chính quyền lại càng sướng hơn, nhờ dân biết phận sự Đà Lạt nên tai nạn giao thông được kiềm chế và đỡ tốn khối ngân sách.
Sau khi dừng lại bùng binh Trung Tâm để ngắm đài phun nước (hình 6, đài phun nước Trung Tâm), gã xe ôm đưa Dove vượt cầu Ông Đạo (Phạm Khắc Hòe, cư dân tiên phong theo nghiệp Tây học của xóm Mênh, Đức Thọ Hà Tĩnh, từng làm quan ở Đà Lạt) rồi men dọc theo bờ suối Cam Ly.
Quả là tuyệt vời, ko đâu nhìn thấy đèn đỏ và công an. Tuyệt vời hơn, khi ngắm bờ con suối được xây bằng kè đá đúng cách, nhà dân được bố trí cách bờ nước một lộ giới nhỏ (hình 7: Suối Cam Ly trong lòng thành phố) và tuyệt đối ko hề thấy ai vứt rác vào dòng nước.
Bỗng nhiên, nhớ lại cuộc họp với UBND huyện Đan Phượng, Hà Nội, nơi mà Dove đã phùng mang trợn mắt hò hét: “Kênh mương dứt khoát ko phải là nơi để xả rác. Ta cấm đốt pháo thế là cấm được. Ta bắt dân đội mũ thế là bắt đội cho kỳ được. Vậy tại sao ko huy động toàn bộ hệ thống chính trị để cấm xả rác ra kênh mương?”. Chính quyền ko những ko hưởng ứng mà lại còn lờ đi mời ăn đặc sản kẹo lạc. Tuy nhai kẹo và uống trà hăng hái không hề thua kém các nhà khoa học khác, nhưng trong lòng vẫn thấy ấm ức khôn nguôi.
Nay được tận mắt nhìn, tận tay sờ cái “mô hình” ko xả rác ra dòng nước mà chẳng cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị lăn xả ra phạt dân thì khoan khoái hết cả người, cảm thấy trong lòng khoan khoái như điên.
3) Thay cho lời kết
Sau khi làm một bữa no đến lồi rốn ở một quán cơm bình dân. Dove rủ rĩ với gã xe ôm:
- Anh Hai Hà Nội thanh toán cho chú 20 ngàn, xăng đã đổ rồi và nhờ chú biếu bà xã 20 ngàn. Thu nhập ròng 40 ngàn, ko phải nuôi cơm, chắc bà ấy OK. Thịt lợn luộc, dưa và canh cải ngon tuyệt. Chú mày hãy nhớ đến ông anh mà ních cho đầy bao tử nhé. Mong sao dân Đà Lạt đừng theo đòi Hà Nội, cứ vững vàng phận sự: vắng công an, ko đèn giao thông và ko xả rác xuống suối Cam Ly để thong dong bước vào thế kỷ XXI.
Thế là đã đến lúc chia tay. Bỗng dưng cảm thấy phố Đà Lạt bị nhạt nhòa dần để nhường chỗ cho người phụ nữ ko quen, thoáng thấy trên chiếc xe ngựa, hiện ra rõ một một trong ký ức. Úi chà, các bà mệnh phụ 7x – tuy mới ăn bo bo ngày nào đấy, thế mà bây giờ xinh đẹp, đài các và “có lẽ” thơm phưng phức – nào có kém Tây! (hình 8: những người phụ nữ xa lạ Đà Lạt và Tây).
Bỗng dưng như từ cõi hư vô, vọng đến giọng nói bịn rịn của gã xe ôm:
- Lần sau anh Hai lên, mình lại đi chụp hình nữa nhé. Nhớ mượn bạn bè cái máy ảnh có ống tê lê đàng hoàng, còn nhiều thứ chưa chụp được lắm.
Dove
PS: trước khi đi Đà Lạt đã đọc nhiều, kể cả hồi ký của chị Khánh Ly. Tuy nhiên đảm bảo ko đạo văn và cọp ý của ai hết.
Còn nữa: Đà Lạt (phần 2): cái nôi ấm cúng của nghệ sĩ chân quê và núi Langbiang.
Dove – Snowlion 9-2013
Lên xe ôm, thế là đi …Đà Lạt
Hiệu Minh Blog. Tiến sỹ Dove gửi cho Cua Times bài viết sau. Thời gian có hạn nên chủ blog không biên tập một dấu phảy. Thấy em Huyền Chíp một mình một ba lô đi 25 nước với 700$, anh Dove xin vợ 7$ đi du hý Đà Lạt với 25 phố cổ. Đây là phóng sự đường xa của anh. Đọc xong mình thấy lão Dove viết văn hay gần bằng … bình loạn về chính trị. Cảm ơn Tiến sỹ Bồ Câu, người yêu của bà Sanchez.
Vô khối danh nhân đã viết về Đà Lạt. Văn phong cũng đã yên bài: êm đềm và bãng lãng như sương đầu hôm lan tỏa trên gương nước phẳng lặng của hồ Xuân Hương. Chen vào một chữ vốn chẳng hề dễ, nay lại càng khó hơn: vẻ mộng mơ kinh điển của Đà Lạt dường như đã phôi pha. Quả vậy, thổ dân bản địa đã nhượng lại đất đai và di cư xa tít tắp đến chân dãy Langbiang. Kiến trúc Pháp về cơ bản đã bị kiến trúc hình ống kiểu “Hà Nội” chèn cho lép vế. Tai nạn giao thông thừa cơ theo lên, chả vậy mà ông cụ chủ quán “cà phê Tùng” – cái tổ xưa ấm cúng của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly, Phạm Công Thiện… à cả lão dị nhân Bùi Giáng nữa, đã bị tông tử nạn ngay trên vỉa hè trước quán. Thế mà một gã lãng du lười nhác như Dove vẫn cứ bị Đà Lạt hớp hết cả hồn đến độ buộc phải viết và sẽ còn viết nữa.
Lên xe ôm – thế là đi
“Thế là đi !” được hầu hết 9x cho là của “Huyền Chíp”, tuy vậy một vài lão U70, như Dove, thì đinh ninh rằng đó là câu chuyển ngữ tuyệt vời nhất cho cảm thán: “Поехали!” (poekhali), mà phi hành gia Gagarin đã phấn khích thét vào bộ đàm, át cả tiếng động cơ của tên lửa Vostok, đang khởi động để đưa ông vào chuyến bay bất tử lên quỹ đạo cận trái đất.
Đến Đà Lạt, trước khi hú lên: “Thế là đi !”, thì du khách phải rèn luyện đôi chút kỹ năng du hành và chọn phương tiện. Ngoại trừ xích lô vì ko hợp địa hình, các thứ xe cộ khác đều OK, dễ thấy và dễ vẫy. So với các điểm du lịch ven biển thì giá cả nói thẳng ra là cực kỳ sòng phẳng và hợp lý. Có nhiều lựa chọn, kể cả thuê xe đạp, thế nhưng Dove chỉ đắn đo cân nhắc – xe ngựa hay xe ôm (hình 1: Bến xe ngựa và nhà thuyền ven hồ Xuân Hương).
Mặc dù xe ngựa nom rất dễ thương (hình 2: xe ngựa Đà Lạt), ấy thế mà cuối cùng Dove đã chọn xe ôm và đơn giản chỉ có thể là xe ôm ! Đó là phương tiện duy nhất cho phép du khách vừa len lỏi đến mọi ngóc ngách của thành phố, đến mọi thắng cảnh vùng ngoại vi, vừa hít thở không khí trong lành phảng phất hương cây cỏ và trải hồn dọc theo những cung đường, được mưa và gió cao nguyên gột rửa sạch bong.
Điều đặc biệt quan trọng đối với du khách, bởi xe ôm còn là miếng trầu để mở đầu câu chuyện rồi lân la nhập vào hồn của người Đà Lạt gốc và bỗng dưng nhận thấy rõ những gì cần được bảo tồn để thong dong cùng kiến trúc “hình ống” bước vào thiên niên kỷ mới. Muốn vậy xin chớ bén mảng đến bãi xe ôm ở xế góc bùng binh Trung Tâm hay cái bến xe ngựa đẹp đến mức khó cưỡng ven hồ Xuân Hương.
Một gã lái xe ôm U70 chính tông Đà Lạt, dễ tìm nhất là tại những con phố nhỏ, đổ vào chợ Đà Lạt, nơi đã từng tọa lạc những ngôi nhà trọ mà chị Khánh Ly, hồi còn teen, đã ngủ vùi cùng các cô cave sau khi đã vắt kiệt sức tại các phòng trà và night club. Rất có thể, đó chính là chú bé (như trong bài hát của Trần Tiến) đã lén nghe Khánh Ly hát và đã lén nhìn những cô cave nhảy với tốp lính không quân nào đó vừa oanh kích Việt Cộng về. Quan hệ giữa họ nghe nói là thơ mộng và ga lăng theo kiểu Tây, chứ chưa đậm đặc chất “xác thịt” như tại các phố đèn mờ bên xứ Thái hoặc xứ Nam Hàn lúc bấy giờ.
Những gã xe ôm như vậy, Dove có thể đánh hơi từ tầm 100m. Bèn tiếp cận và chìa cái máy ảnh du lịch nhỏ bằng 3 ngón tay cho hắn “nhìn đểu” rồi than vãn:
- Tớ muốn chụp hình dãy núi Langbian trên nền thành phố. Khốn nỗi, núi thì nơi bị nhà ống, nơi thì bị cây che khuất. Có chỗ thì lại ngược nắng mặt trời. Rõ chán!
Nếu hắn ta vừa liếc cái máy ảnh vừa ái ngại cho cái sự nghèo mạt của du khách rồi chậc lưỡi:
- Giờ này, tui chở bác đến Dinh II là tốt nhất. Cả đi lẫn về 20 ngàn, ko mặc cả.
Vậy là đúng người rồi đấy, chỉ còn mỗi việc trèo lên xe ôm và “thế là đi !”.
Từ bùng binh Đà Lạt đến những cao điểm lân cận Dinh II mất khoảng 15 phút, kể cả thời gian la cà tại vài vị trí chụp hình – quá đủ để cả hai cân nhắc xem có nên chơi tiếp với nhau ko.
Dove khoái gã xe ôm vì cái gì hắn ta cũng biết và lý giải đâu ra đấy. Hắn ta thì ngạc nhiên vì chỉ có độc cái máy ảnh cà chớn làm giấy giới thiệu thế mà “anh Hai Hà Nội” chỗ nào cũng dám vô: bụi cây, biệt thự đại gia, công sở cũng ko từ, nhưng ko hề bị bất cứ ai xua đuổi.
Cuối cùng, thì Dove cũng chụp được một bức tạm gọi là vừa ý (hình 3: dãy Langbiang trên nền thành phố), chìa cho hắn xem rồi gạ gẫm:
- Cái máy ảnh này cà chớn quá! Nó chỉ làm được mỗi một việc là bôi bác Đà Lạt thôi. Chú có biết chỗ nào đã hơn ko?
Gã xe ôm đăm chiêu rồi phán:
- Mình cứ đi thôi, chỗ nào ưng ý thì chụp. Cùng nhau đi chơi mà. Tui chốt công tơ mét lại, bác chỉ phải đổ 2 lít xăng cho 100 km thôi.
Biết là đã vớ được món hời, Dove đâm ra “lăn tăn” đến chăm sóc sức khỏe và trả phụ phí sở hữu trí tuệ:
- Bây giờ đã là 10 giờ rồi, ta trở về đúng lúc ăn trưa, anh Hai Hà Nội mời chú một bữa cơm kiểu xe ôm, nhưng phải rẻ, sạch, ngon và có hương vị Đà Lạt.
Gã ta vui vẻ:
- OK! Muốn đúng vị Đà Lạt thì ngoài 3 món tiêu chuẩn phải thêm dĩa thịt heo luộc và dưa cải, vị chi mỗi suất 50 ngàn.
Dứt lời, cả hai nhoay nhoáy thao tác mobile báo các bà xã cắt cơm rồi leo lên xe ôm – “Thế là đi !”
2. Thành phố không công an
Chặng này đến lượt Dove trổ tài tay lái lụa, phi 60 – 70 km/giờ, êm ru lượn đẹp qua mọi khúc cong. Gã xe ôm nhiều lúc thót tim lắc đầu:
- Anh Hai Hà Nội chạy xe dữ thiệt !
- Ăn nhằm gì ! Đường núi Đà Lạt còn ngon lành hơn đường đồng bằng Bắc Bộ.
Gã xe ôm làm hoa tiêu, Dove làm cơ trưởng. Hắn bảo đi thẳng thì đi, bảo qẹo thì qẹo. Cứ thế, nơi nào thích trèo thì trèo, hàng rào nào muốn chui qua thì giơ cái máy ảnh ra làm “giấy thông hành” rồi chui.
Chỉ duy nhất một lần, tại con hẻm cận kề công trường đang bộn bề của khu liên cơ, Dove đã vô tình thiếu lễ độ với mấy con chó. Mặc dù gã xe ôm, vì mãi ngắm nghía cái chuồng rõ to để gom công chức, đã bỏ mặc kệ hành khách, thế nhưng rốt cuộc thì chó đi đằng chó, Dove đi đằng Dove, bởi nhẽ con chó dám cắn Dove đương nhiên là vẫn chưa được sinh ra.
Khi trở về, đến một khúc cong tương đối khó lại có vạch phân cách liền (hình 4: Khúc cong ven hồ Xuân Hương), Dove bị hụt hẫng vì bỗng dưng cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Hóa ra ko hề có camera để bắt quả tang cán vạch và cũng ko hề thấy tốp công an hừng hực khí thế phạt cho kỳ được mới thôi. Chợt nhớ ra tại những đoạn cong còn khó hơn ở mạn đèo Prenn cũng tuyệt nhiên ko hề thấy một bộ phận tất yếu của những chặng đường Bắc Bộ. Ngạc nhiên quá bèn hỏi gã xe ôm:
- Chã nhẽ công an Đà Lạt ko rình phạt vi phạm ở những khúc đường khó à?
- Tuyệt đối không! Họ chỉ có vài chiếc xe lưu động, sáng nào cũng chạy tới chạy lui ở Phường I để nhắc nhở bà con tôn trọng luật giao thông. Tiểu thương đường phố bầy hàng quán gọn ghẽ, ko làm cản trở giao thông và giữ vệ sinh chung. Nếu thấy trộm cắp và chèo néo du khách thì báo về số xxxx (quên mất). À chắc anh Hai Hà Nội còn ko biết rằng ở Đà Lạt chẳng hề có đèn tín hiệu giao thông.
- Cái gì hả?
Quả thật, suốt buổi sáng chưa hề nhìn thấy bất cứ đèn tín hiệu giao thông nào, ngoại trừ một đèn tín hiệu xe lửa ở cạnh ga Trại Mát. Dân sướng thật, họ ko phải vừa đi vừa nơm nớp lo bị công an thộp, chỉ cần tự giác nhường nhịn nhau theo đúng phận sự Đà Lạt “thế là đi” (hình 5: bùng binh trung tâm ko công an, ko đèn giao thông). Chính quyền lại càng sướng hơn, nhờ dân biết phận sự Đà Lạt nên tai nạn giao thông được kiềm chế và đỡ tốn khối ngân sách.
Sau khi dừng lại bùng binh Trung Tâm để ngắm đài phun nước (hình 6, đài phun nước Trung Tâm), gã xe ôm đưa Dove vượt cầu Ông Đạo (Phạm Khắc Hòe, cư dân tiên phong theo nghiệp Tây học của xóm Mênh, Đức Thọ Hà Tĩnh, từng làm quan ở Đà Lạt) rồi men dọc theo bờ suối Cam Ly.
Quả là tuyệt vời, ko đâu nhìn thấy đèn đỏ và công an. Tuyệt vời hơn, khi ngắm bờ con suối được xây bằng kè đá đúng cách, nhà dân được bố trí cách bờ nước một lộ giới nhỏ (hình 7: Suối Cam Ly trong lòng thành phố) và tuyệt đối ko hề thấy ai vứt rác vào dòng nước.
Bỗng nhiên, nhớ lại cuộc họp với UBND huyện Đan Phượng, Hà Nội, nơi mà Dove đã phùng mang trợn mắt hò hét: “Kênh mương dứt khoát ko phải là nơi để xả rác. Ta cấm đốt pháo thế là cấm được. Ta bắt dân đội mũ thế là bắt đội cho kỳ được. Vậy tại sao ko huy động toàn bộ hệ thống chính trị để cấm xả rác ra kênh mương?”. Chính quyền ko những ko hưởng ứng mà lại còn lờ đi mời ăn đặc sản kẹo lạc. Tuy nhai kẹo và uống trà hăng hái không hề thua kém các nhà khoa học khác, nhưng trong lòng vẫn thấy ấm ức khôn nguôi.
Nay được tận mắt nhìn, tận tay sờ cái “mô hình” ko xả rác ra dòng nước mà chẳng cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị lăn xả ra phạt dân thì khoan khoái hết cả người, cảm thấy trong lòng khoan khoái như điên.
3) Thay cho lời kết
Sau khi làm một bữa no đến lồi rốn ở một quán cơm bình dân. Dove rủ rĩ với gã xe ôm:
- Anh Hai Hà Nội thanh toán cho chú 20 ngàn, xăng đã đổ rồi và nhờ chú biếu bà xã 20 ngàn. Thu nhập ròng 40 ngàn, ko phải nuôi cơm, chắc bà ấy OK. Thịt lợn luộc, dưa và canh cải ngon tuyệt. Chú mày hãy nhớ đến ông anh mà ních cho đầy bao tử nhé. Mong sao dân Đà Lạt đừng theo đòi Hà Nội, cứ vững vàng phận sự: vắng công an, ko đèn giao thông và ko xả rác xuống suối Cam Ly để thong dong bước vào thế kỷ XXI.
Thế là đã đến lúc chia tay. Bỗng dưng cảm thấy phố Đà Lạt bị nhạt nhòa dần để nhường chỗ cho người phụ nữ ko quen, thoáng thấy trên chiếc xe ngựa, hiện ra rõ một một trong ký ức. Úi chà, các bà mệnh phụ 7x – tuy mới ăn bo bo ngày nào đấy, thế mà bây giờ xinh đẹp, đài các và “có lẽ” thơm phưng phức – nào có kém Tây! (hình 8: những người phụ nữ xa lạ Đà Lạt và Tây).
Bỗng dưng như từ cõi hư vô, vọng đến giọng nói bịn rịn của gã xe ôm:
- Lần sau anh Hai lên, mình lại đi chụp hình nữa nhé. Nhớ mượn bạn bè cái máy ảnh có ống tê lê đàng hoàng, còn nhiều thứ chưa chụp được lắm.
Dove
PS: trước khi đi Đà Lạt đã đọc nhiều, kể cả hồi ký của chị Khánh Ly. Tuy nhiên đảm bảo ko đạo văn và cọp ý của ai hết.
Còn nữa: Đà Lạt (phần 2): cái nôi ấm cúng của nghệ sĩ chân quê và núi Langbiang.
Dove – Snowlion 9-2013