Kinh Khổ
Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Ngày 12/6/2024, Việt Nam Thời Báo đăng bài “Huy Đức, anh chết cũng được rồi” của Nguyễn Thị Tịnh Thy. Trước đó báo Dân Trí và vài báo khác cũng đã đăng bài này. Với đầy những lời tán tụng Huy Đức lên tận mây xanh, bài báo này có đoạn:
“Cho đến bây giờ, “Bên Thắng Cuộc” là bộ sách về lịch sử VN sau 1975 do một cá nhân thực hiện với nhiều thông tin chân thật, thái độ khách quan và công bằng nhất. Đây là bộ sách đầu tiên không thuộc quan sử ( sử do nhà nước chủ trì ) mà thuộc tư sử ( sử do cá nhân tự viết ) trình hiện diện mạo đất nước từ 1975 đễn cuối thập niên 1990, với tất cả những điều được – mất, thành tựu và sai lầm, bằng quan điểm viết sử có từ xưa : “Thuật nhi bất tác” – chép sử chứ không sáng tác lịch sử, không tô hồng hay bôi đen hiện thực, không bị chi phối bởi quyền lực và quyền lợi”.
Có cảm tưởng tác giả bài viết này là một người rất ngây thơ. Dựa vào đâu mà bảo rằng Bên Thắng Cuộc có nhiều thông tin chân thật ? Đành rằng Bên Thắng Cuộc có nhiều thông tin thú vị, nhưng thú vị không có nghĩa là chân thật. Nên nhớ về giai đoạn 1975 đến cuối thập niên 1990, trong nước ngoài sử do sử gia của Đảng viết thì chẳng có bộ sử nào hết. Cho nên với Bên Thắng Cuộc, Huy Đức có vẻ sở hữu những thông tin “chân thật, khách quan, công bằng” so với sử của Đảng Nhưng e rằng chỉ là “có vẻ” thôi. Nhiều người khen Bên Thắng Cuộc nhưng cũng không ít người chê Bên Thắng Cuộc vì cho rằng quyển sách của Huy Đức có nhiều điều hư cấu. Cứ cho rằng Huy Đức viết Bên Thắng Cuộc là dựa vào các dữ liệu chứ không bịa đặt. Nhưng các dữ liệu đó có đáng tin hay không ? Khó mà kiểm chứng được.
Có thể Bên Thắng Cuộc là một quyển sách đáng đọc nhưng thiết tưởng chỉ nên đọc để tham khảo chứ đừng quá tin vào độ chân thật của nó. Mà nếu độ chân thật có nhiều điều đáng hoài nghi thì lấy đâu ra “khách quan và công bằng” ?
Rất ngây thơ nếu bảo rằng Huy Đức “chép sử chứ không sáng tác lịch sử” ? Cần nhớ không phải tự nhiên nhiều người cho rằng Huy Đức là cây bút mà tư cách có nhiều điểm đáng ngờ. Mà nếu như thế thì cũng nên đặt câu hỏi về độ xác thực của Bên Thắng Cuộc.
Dựa vào đâu mà bảo rằng khi viết Bên Thắng Cuộc, Huy Đức không bị chi phối bởi quyền lực và quyền lợi ? Sự ngây thơ của Nguyễn Thị Tịnh Thy làm người ta phải xúc động, vì thời nay tìm được người ngây thơ như thế không dễ đâu !
Nhẽ ra Ban Biên Tập phải chua thêm hàng chữ “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả” dưới bài viết của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy cho đúng phép. Hay là BBT cũng ngây thơ như tác giả ?!
Bên Thắng Cuộc là một quyển sách khá hấp dẫn về lịch sử. Nhưng đọc sử thì phải biết hoài nghi. Đọc sử mà tin sử thì không phải là người biết đọc sử !
Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy xuất hiện trên các báo ngay sau khi Huy Đức bị chính quyền bắt giữ. Có lẽ ông sẽ bị kết án mươi năm tù hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn. Khó có chuyện ông bị kết án tử hình. Nếu muốn giết Huy Đức thì người ta đã giết ông từ lâu rồi chứ chẳng chờ tới giờ này. Sinh năm 1962, Huy Đức chưa già mấy. Hẳn ông vẫn còn ham sống và vợ con ông tất nhiên mong chồng, cha sớm được về đoàn tụ với gia đình. Vậy mà tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy lại đặt cái tựa rất kêu cho bài viết của mình : “Huy Đức, anh chết cũng được rồi”.
Huy Đức chưa muốn chết đâu !
TRẦN THẾ KỶ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Phương ngữ miền Nam Việt Nam đang bị xâm thực" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Đi Ăn Ở Hà Nội" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Chỉ Có Ở Việt Nam" - by Ku Búa / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Việt Nam Tự Hào?" - by Trần Văn Giang (st).
Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Ngày 12/6/2024, Việt Nam Thời Báo đăng bài “Huy Đức, anh chết cũng được rồi” của Nguyễn Thị Tịnh Thy. Trước đó báo Dân Trí và vài báo khác cũng đã đăng bài này. Với đầy những lời tán tụng Huy Đức lên tận mây xanh, bài báo này có đoạn:
“Cho đến bây giờ, “Bên Thắng Cuộc” là bộ sách về lịch sử VN sau 1975 do một cá nhân thực hiện với nhiều thông tin chân thật, thái độ khách quan và công bằng nhất. Đây là bộ sách đầu tiên không thuộc quan sử ( sử do nhà nước chủ trì ) mà thuộc tư sử ( sử do cá nhân tự viết ) trình hiện diện mạo đất nước từ 1975 đễn cuối thập niên 1990, với tất cả những điều được – mất, thành tựu và sai lầm, bằng quan điểm viết sử có từ xưa : “Thuật nhi bất tác” – chép sử chứ không sáng tác lịch sử, không tô hồng hay bôi đen hiện thực, không bị chi phối bởi quyền lực và quyền lợi”.
Có cảm tưởng tác giả bài viết này là một người rất ngây thơ. Dựa vào đâu mà bảo rằng Bên Thắng Cuộc có nhiều thông tin chân thật ? Đành rằng Bên Thắng Cuộc có nhiều thông tin thú vị, nhưng thú vị không có nghĩa là chân thật. Nên nhớ về giai đoạn 1975 đến cuối thập niên 1990, trong nước ngoài sử do sử gia của Đảng viết thì chẳng có bộ sử nào hết. Cho nên với Bên Thắng Cuộc, Huy Đức có vẻ sở hữu những thông tin “chân thật, khách quan, công bằng” so với sử của Đảng Nhưng e rằng chỉ là “có vẻ” thôi. Nhiều người khen Bên Thắng Cuộc nhưng cũng không ít người chê Bên Thắng Cuộc vì cho rằng quyển sách của Huy Đức có nhiều điều hư cấu. Cứ cho rằng Huy Đức viết Bên Thắng Cuộc là dựa vào các dữ liệu chứ không bịa đặt. Nhưng các dữ liệu đó có đáng tin hay không ? Khó mà kiểm chứng được.
Có thể Bên Thắng Cuộc là một quyển sách đáng đọc nhưng thiết tưởng chỉ nên đọc để tham khảo chứ đừng quá tin vào độ chân thật của nó. Mà nếu độ chân thật có nhiều điều đáng hoài nghi thì lấy đâu ra “khách quan và công bằng” ?
Rất ngây thơ nếu bảo rằng Huy Đức “chép sử chứ không sáng tác lịch sử” ? Cần nhớ không phải tự nhiên nhiều người cho rằng Huy Đức là cây bút mà tư cách có nhiều điểm đáng ngờ. Mà nếu như thế thì cũng nên đặt câu hỏi về độ xác thực của Bên Thắng Cuộc.
Dựa vào đâu mà bảo rằng khi viết Bên Thắng Cuộc, Huy Đức không bị chi phối bởi quyền lực và quyền lợi ? Sự ngây thơ của Nguyễn Thị Tịnh Thy làm người ta phải xúc động, vì thời nay tìm được người ngây thơ như thế không dễ đâu !
Nhẽ ra Ban Biên Tập phải chua thêm hàng chữ “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả” dưới bài viết của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy cho đúng phép. Hay là BBT cũng ngây thơ như tác giả ?!
Bên Thắng Cuộc là một quyển sách khá hấp dẫn về lịch sử. Nhưng đọc sử thì phải biết hoài nghi. Đọc sử mà tin sử thì không phải là người biết đọc sử !
Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy xuất hiện trên các báo ngay sau khi Huy Đức bị chính quyền bắt giữ. Có lẽ ông sẽ bị kết án mươi năm tù hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn. Khó có chuyện ông bị kết án tử hình. Nếu muốn giết Huy Đức thì người ta đã giết ông từ lâu rồi chứ chẳng chờ tới giờ này. Sinh năm 1962, Huy Đức chưa già mấy. Hẳn ông vẫn còn ham sống và vợ con ông tất nhiên mong chồng, cha sớm được về đoàn tụ với gia đình. Vậy mà tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy lại đặt cái tựa rất kêu cho bài viết của mình : “Huy Đức, anh chết cũng được rồi”.
Huy Đức chưa muốn chết đâu !
TRẦN THẾ KỶ