Mỗi Ngày Một Chuyện
Lời nói dối ngọt ngào. - Trần Ngọc Phuong
Nhớ khi xưa vừa đến nhập cư đất Mỹ, cộng đồng dân Việt địa phương còn ít người, lại sống rải rác nên khi gặp nhau thường hỏi thăm nhau về quê nhà.
Nhớ khi xưa vừa đến nhập cư đất Mỹ, cộng đồng dân Việt địa phương còn ít người, lại sống rải rác nên khi gặp nhau thường hỏi thăm nhau về quê nhà. Biết chúng tôi vừa mới sang, họ giúp đỡ tận tình làm quen với cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Cho những lời khuyên răn như ở Mỹ dễ bị lừa, coi chừng bị dụ khi điền đơn hay làm bất cứ giấy tờ gì. Không có gì là miễn phí. Người Mỹ khen, đừng cứ tưởng thật mà làm tới. Người Việt than phiền nhất là khi làm ở hãng xưởng, buổi sáng nó khen mình tốt, tốt (good, good), để rồi buổi chiều, nó gọi lên văn phòng nhận tấm check cuối cùng và nói lời tạm biệt (bye, bye). Thế nên mới có câu hãy coi chừng “sáng good, chiều bye” đó. Nói chung họ luôn niệm trong đầu là người mỹ thường nói xạo không thật lòng. ...
Cho đến khi tôi vào College ghi danh học thêm để nâng cao khả năng giao tiếp, chứ cứ tiếp tục dùng động từ “tu quơ” để nói chuyện thì vất vả quá. Vào trường nhập học mới thấy văn hoá sinh hoạt trường lớp ở đây khác xa ở quê nhà. Thích học thì ngồi nghe, không thích thì im lặng rút lui xuống quán cà phê ngồi… yên lặng. Đói thì vào căn tin xếp hàng mua hamberger kèm ly soda ăn trong … yên lặng. Ăn xong, tự động bỏ đồ thừa vào thùng rác, đứng dậy trả ghế về chỗ cũ và rời đi trong… yên lặng. Cả nhóm cùng đi thì cũng chỉ thì thầm với nhau không để phiền cho người bên khác, để người khác được … yên lặng. .... Trong môi trường trường học ở College hơn năm rưỡi tôi cũng đã lây cái thói quen của không khí ở đây, nghĩa là sử dụng từ ‘thank you” và “sorry” rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày. Những từ ngữ mà người Việt thường ít sử dụng, chỉ “tâm lĩnh” ?
Cô giáo Mỹ là người dạy tận tâm, những bài viết, những đoạn văn ngắn trong sách, cô đều giải thích, cắt nghĩa rõ ràng. Thật ra, học ngôn ngữ không chỉ là một tiếng nói một nước, mà chính là học văn hoá của nước đó, hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc ấy, mà ngôn ngữ là cách thể hiện rõ rệt nhất. Một hôm, trong đoạn văn có từ “White Lie”, cô giáo hỏi cả lớp ai rõ nghĩa từ này. Nhiều người dơ tay trả lời. Dĩ nhiên, mỗi người trả lời mỗi khác. Có lần, cô giáo hỏi cả lớp biết Turkey Thổ Nhĩ kỳ) ở đâu? Một anh chàng Hispanic trả lời nhanh rằng anh thấy turkey gà tây) có nhiều ở chợ Tom Thumb gần đây. Cả lớp cười rần. Đúng là nhanh nhẩu đoảng! Sợ nghe và hiểu nhầm chết người như thế, cô giáo mới giảng giải kỹ từ “white lie” trong văn hoá giao tiếp ở Mỹ. Đại khái thành ngữ “white lie” là một lời nói dối vô hại hoặc không đáng kể, để tránh làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Là một lời nói dối khi người ta muốn tỏ ra lịch sự hay không muốn làm ai buồn phiền. Đây là lời nói dối có lý do chính đáng, là một lời dối nhẹ nhàng, không có ác ý. Chẳng hạn: Sally đã nói dối với Jane khi được hỏi có thích cái áo dạ tiệc mới của cô hay không. Sally không thích màu sắc, mà cũng không thích kiểu áo, nhưng khi thấy Jane rất thích cái áo đó, Sally bèn nói rằng cái áo đó đẹp lắm. Được nghe thế, Jane vui vẻ tươi hẳn lên tung tăng như chim sáo. Đấy là một lời nói dối, nhưng là một “lời nói dối ngọt ngào” hay là “lời nói dối thiện chí”.
Đối nghịch với White Lie là Black Lie là nói dối để chạy tội hay để hại người khác, hay để mưu lợi riêng cho mình, là lời nói dối xuất phát từ động cơ không tốt. Điểm chung đối với cả hai loại lời nói dối là, kẻ lừa dối truyền đạt thông tin sai lệch cho người khác hoặc nhóm người bị lừa dối, để đạt được lợi ích nào đó. Vì vậy cho nên, nhiều người đã bác bỏ quan niệm rằng một lời nói dối ngọt ngào (white lie), có màu sắc vô hại, chỉ có lời nói dối trá trắng trợn (black lie) là có hại thôi. Họ cho rằng nói dối là nói dối, là không trung thực. Họ tin rằng nếu ta cảm thấy thoải mái khi nói một điều sai sự thật nhỏ, thì cuối cùng, ta cũng sẽ nói những điều sai sự thật lớn hơn. Theo họ, sự liêm chính và hành vi đạo đức đòi hỏi phải nói sự thật.
Với người Việt, ngay từ nhỏ, thời tiểu học hay mẫu giáo đều được dạy dỗ rằng nói dối là xấu, không được nói dối, nói dối là không thành thật, là không trung thực, và hậu quả là có thể có hình phạt sau khi bị phát hiện. Như thế, tất cả những lời nói dối đều có hại, dù là lời nói dối ngọt ngào. Nếu ai đó ban phát nhiều “lời nói dối ngọt ngào”(white lie) sẽ bị đánh giá là người không thành thực, không đáng tin cậy, là ‘điếm miệng”! Hãy luôn nói thật, đó là tâm niệm của người quân tử, trung thực, dù sự thật có làm mất lòng. “Tôi nói sự thật” là câu châm ngôn của những con người chính trực. Nhưng có đúng là nói sự thật có làm tình huống trở nên tốt hơn không? ... Cũng là lời nói thật, nhưng một bên nói có tính cách phê phán, trách cứ (thật ra, nói thật kiểu như vỗ vào mặt người ta, thì không được văn hoá cho lắm). Một bên nói mang tính thông cảm, có lòng nhân. Kết quả thật khác nhau.
White Lie cũng thế, cũng là lời nói dối, nhưng không ác ý mưu lợi, không thể làm tổn thương cho ai, và không muốn làm ai thương tổn. Nó mang tính thông cảm, tính nhân hậu, muốn làm vui lòng đối phương. Khen một đứa trẻ là dễ thương, dù mặt mũi đứa trẻ ấy có tệ, thì cũng không sai về mặt đạo đức, và cũng không sai với người mẹ. Có bà mẹ nào nghe khen cục cưng mà không vui? Trong giao tiếp, người Mỹ rất lịch sự và thân thiện, họ thường làm vui đối phương bằng những lời khen tặng. Vào công sở hay bất cứ nơi làm việc nào, dù là gặp nhau hằng ngày, họ cũng chào nhau và khen nhau một điều gì đấy. Có nghĩa họ đang sử dụng “lời nó dối ngọt ngào” (white lie) với tấm lòng thiện chí. Khi họ khen mình good, có nghĩa là good person (người có nhân phẩm tốt), còn làm việc có hiệu quả thì mới khen là good job. Mà người “good person” chưa hẳn là người làm “good job”.
Có lần bạn tôi vào văn phòng gặp ông chủ yêu cầu cho anh thêm ít quyền lợi của việc làm. Ông chủ từ chối đáp ứng, nhưng ông vỗ vai tỏ lời khen ngợi anh là một good guy, you’re good peson, trong company. Ông không muốn anh buồn lòng. Bị từ chối thẳng anh bạn rời văn phòng lòng buồn rời rợi nhưng cũng có chút vui vì được khen là một nhân viên đàng hoàng tử tế. Có nhiều khi họ muốn làm vui lòng đối phương mà không hề có lời nói, và cũng không hề biết mặt đối phương là ai. ... Hiểu cách giao tiếp Mỹ, cuộc sống người nhập cư sẽ được cải thiện, không còn co cụm, cô lập trong cộng đồng mình và nhìn quanh với ánh mắt hoài nghi, hoặc có phản ứng tiêu cực. Hiểu được nét văn hoá Mỹ làm cho lối sống của người nhập cư trở nên được tốt hơn, hoà đồng vào cái gọi là “Melting pot of cultures” ở xứ Mỹ.
Cùng với nét đẹp thường xuyên nói lời “cám ơn” (thank you) và lời “xin lỗi” (sorry), những ban phát hào phóng của “Lời nói dối ngọt ngào”(white lie) tạo nên bức tranh đẹp trong văn hoá giao tiếp của người Mỹ hiện nay. Phải chăng ta cũng nên học hỏi những điều hay của họ, làm cuộc sống tươi vui hơn trong giao tiếp. Và như thế, nó cũng hợp với câu tục ngữ (biến cải) của dân mình
Trần Ngọc Phương
MH chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lời nói dối ngọt ngào. - Trần Ngọc Phuong
Nhớ khi xưa vừa đến nhập cư đất Mỹ, cộng đồng dân Việt địa phương còn ít người, lại sống rải rác nên khi gặp nhau thường hỏi thăm nhau về quê nhà.
Nhớ khi xưa vừa đến nhập cư đất Mỹ, cộng đồng dân Việt địa phương còn ít người, lại sống rải rác nên khi gặp nhau thường hỏi thăm nhau về quê nhà. Biết chúng tôi vừa mới sang, họ giúp đỡ tận tình làm quen với cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Cho những lời khuyên răn như ở Mỹ dễ bị lừa, coi chừng bị dụ khi điền đơn hay làm bất cứ giấy tờ gì. Không có gì là miễn phí. Người Mỹ khen, đừng cứ tưởng thật mà làm tới. Người Việt than phiền nhất là khi làm ở hãng xưởng, buổi sáng nó khen mình tốt, tốt (good, good), để rồi buổi chiều, nó gọi lên văn phòng nhận tấm check cuối cùng và nói lời tạm biệt (bye, bye). Thế nên mới có câu hãy coi chừng “sáng good, chiều bye” đó. Nói chung họ luôn niệm trong đầu là người mỹ thường nói xạo không thật lòng. ...
Cho đến khi tôi vào College ghi danh học thêm để nâng cao khả năng giao tiếp, chứ cứ tiếp tục dùng động từ “tu quơ” để nói chuyện thì vất vả quá. Vào trường nhập học mới thấy văn hoá sinh hoạt trường lớp ở đây khác xa ở quê nhà. Thích học thì ngồi nghe, không thích thì im lặng rút lui xuống quán cà phê ngồi… yên lặng. Đói thì vào căn tin xếp hàng mua hamberger kèm ly soda ăn trong … yên lặng. Ăn xong, tự động bỏ đồ thừa vào thùng rác, đứng dậy trả ghế về chỗ cũ và rời đi trong… yên lặng. Cả nhóm cùng đi thì cũng chỉ thì thầm với nhau không để phiền cho người bên khác, để người khác được … yên lặng. .... Trong môi trường trường học ở College hơn năm rưỡi tôi cũng đã lây cái thói quen của không khí ở đây, nghĩa là sử dụng từ ‘thank you” và “sorry” rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày. Những từ ngữ mà người Việt thường ít sử dụng, chỉ “tâm lĩnh” ?
Cô giáo Mỹ là người dạy tận tâm, những bài viết, những đoạn văn ngắn trong sách, cô đều giải thích, cắt nghĩa rõ ràng. Thật ra, học ngôn ngữ không chỉ là một tiếng nói một nước, mà chính là học văn hoá của nước đó, hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc ấy, mà ngôn ngữ là cách thể hiện rõ rệt nhất. Một hôm, trong đoạn văn có từ “White Lie”, cô giáo hỏi cả lớp ai rõ nghĩa từ này. Nhiều người dơ tay trả lời. Dĩ nhiên, mỗi người trả lời mỗi khác. Có lần, cô giáo hỏi cả lớp biết Turkey Thổ Nhĩ kỳ) ở đâu? Một anh chàng Hispanic trả lời nhanh rằng anh thấy turkey gà tây) có nhiều ở chợ Tom Thumb gần đây. Cả lớp cười rần. Đúng là nhanh nhẩu đoảng! Sợ nghe và hiểu nhầm chết người như thế, cô giáo mới giảng giải kỹ từ “white lie” trong văn hoá giao tiếp ở Mỹ. Đại khái thành ngữ “white lie” là một lời nói dối vô hại hoặc không đáng kể, để tránh làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Là một lời nói dối khi người ta muốn tỏ ra lịch sự hay không muốn làm ai buồn phiền. Đây là lời nói dối có lý do chính đáng, là một lời dối nhẹ nhàng, không có ác ý. Chẳng hạn: Sally đã nói dối với Jane khi được hỏi có thích cái áo dạ tiệc mới của cô hay không. Sally không thích màu sắc, mà cũng không thích kiểu áo, nhưng khi thấy Jane rất thích cái áo đó, Sally bèn nói rằng cái áo đó đẹp lắm. Được nghe thế, Jane vui vẻ tươi hẳn lên tung tăng như chim sáo. Đấy là một lời nói dối, nhưng là một “lời nói dối ngọt ngào” hay là “lời nói dối thiện chí”.
Đối nghịch với White Lie là Black Lie là nói dối để chạy tội hay để hại người khác, hay để mưu lợi riêng cho mình, là lời nói dối xuất phát từ động cơ không tốt. Điểm chung đối với cả hai loại lời nói dối là, kẻ lừa dối truyền đạt thông tin sai lệch cho người khác hoặc nhóm người bị lừa dối, để đạt được lợi ích nào đó. Vì vậy cho nên, nhiều người đã bác bỏ quan niệm rằng một lời nói dối ngọt ngào (white lie), có màu sắc vô hại, chỉ có lời nói dối trá trắng trợn (black lie) là có hại thôi. Họ cho rằng nói dối là nói dối, là không trung thực. Họ tin rằng nếu ta cảm thấy thoải mái khi nói một điều sai sự thật nhỏ, thì cuối cùng, ta cũng sẽ nói những điều sai sự thật lớn hơn. Theo họ, sự liêm chính và hành vi đạo đức đòi hỏi phải nói sự thật.
Với người Việt, ngay từ nhỏ, thời tiểu học hay mẫu giáo đều được dạy dỗ rằng nói dối là xấu, không được nói dối, nói dối là không thành thật, là không trung thực, và hậu quả là có thể có hình phạt sau khi bị phát hiện. Như thế, tất cả những lời nói dối đều có hại, dù là lời nói dối ngọt ngào. Nếu ai đó ban phát nhiều “lời nói dối ngọt ngào”(white lie) sẽ bị đánh giá là người không thành thực, không đáng tin cậy, là ‘điếm miệng”! Hãy luôn nói thật, đó là tâm niệm của người quân tử, trung thực, dù sự thật có làm mất lòng. “Tôi nói sự thật” là câu châm ngôn của những con người chính trực. Nhưng có đúng là nói sự thật có làm tình huống trở nên tốt hơn không? ... Cũng là lời nói thật, nhưng một bên nói có tính cách phê phán, trách cứ (thật ra, nói thật kiểu như vỗ vào mặt người ta, thì không được văn hoá cho lắm). Một bên nói mang tính thông cảm, có lòng nhân. Kết quả thật khác nhau.
White Lie cũng thế, cũng là lời nói dối, nhưng không ác ý mưu lợi, không thể làm tổn thương cho ai, và không muốn làm ai thương tổn. Nó mang tính thông cảm, tính nhân hậu, muốn làm vui lòng đối phương. Khen một đứa trẻ là dễ thương, dù mặt mũi đứa trẻ ấy có tệ, thì cũng không sai về mặt đạo đức, và cũng không sai với người mẹ. Có bà mẹ nào nghe khen cục cưng mà không vui? Trong giao tiếp, người Mỹ rất lịch sự và thân thiện, họ thường làm vui đối phương bằng những lời khen tặng. Vào công sở hay bất cứ nơi làm việc nào, dù là gặp nhau hằng ngày, họ cũng chào nhau và khen nhau một điều gì đấy. Có nghĩa họ đang sử dụng “lời nó dối ngọt ngào” (white lie) với tấm lòng thiện chí. Khi họ khen mình good, có nghĩa là good person (người có nhân phẩm tốt), còn làm việc có hiệu quả thì mới khen là good job. Mà người “good person” chưa hẳn là người làm “good job”.
Có lần bạn tôi vào văn phòng gặp ông chủ yêu cầu cho anh thêm ít quyền lợi của việc làm. Ông chủ từ chối đáp ứng, nhưng ông vỗ vai tỏ lời khen ngợi anh là một good guy, you’re good peson, trong company. Ông không muốn anh buồn lòng. Bị từ chối thẳng anh bạn rời văn phòng lòng buồn rời rợi nhưng cũng có chút vui vì được khen là một nhân viên đàng hoàng tử tế. Có nhiều khi họ muốn làm vui lòng đối phương mà không hề có lời nói, và cũng không hề biết mặt đối phương là ai. ... Hiểu cách giao tiếp Mỹ, cuộc sống người nhập cư sẽ được cải thiện, không còn co cụm, cô lập trong cộng đồng mình và nhìn quanh với ánh mắt hoài nghi, hoặc có phản ứng tiêu cực. Hiểu được nét văn hoá Mỹ làm cho lối sống của người nhập cư trở nên được tốt hơn, hoà đồng vào cái gọi là “Melting pot of cultures” ở xứ Mỹ.
Cùng với nét đẹp thường xuyên nói lời “cám ơn” (thank you) và lời “xin lỗi” (sorry), những ban phát hào phóng của “Lời nói dối ngọt ngào”(white lie) tạo nên bức tranh đẹp trong văn hoá giao tiếp của người Mỹ hiện nay. Phải chăng ta cũng nên học hỏi những điều hay của họ, làm cuộc sống tươi vui hơn trong giao tiếp. Và như thế, nó cũng hợp với câu tục ngữ (biến cải) của dân mình
Trần Ngọc Phương
MH chuyen