Kinh Đời
Lối sống tư bản của Mỹ đang dần dần chiếm lĩnh Việt Nam
nh Việt Nam
Theo Trà Mi – RFA – 17 Nov 2006
(GNA: Bài viết từ 8 năm trước. Có gì thay đổi không? Giấc mơ Mỹ chắc đã “cuốn theo chiều gió”?)
Việt Nam cho tới nay vẫn duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng lại có chiều hướng đi theo lối sống tư bản kiểu Mỹ dù đã từng có lúc lên án Hoa kỳ là một “đế quốc”. Chính phủ Việt Nam ngày nay đã trở nên thân thiện với quốc gia cựu thù xa xôi, và cùng với đà phát triển hội nhập kinh tế, người dân Việt ngày càng yêu chuộng lối sống kiểu Mỹ.
Đó là những nhận định của một số bài báo nước ngoài trong thời gian gần đây khi phân tích về mối quan hệ Việt-Mỹ, nhân chuyến công du Việt Nam lần đầu tiên của tổng thống George W.Bush.
Nhận xét này có đúng thực tế hay không? Người dân Việt Nam ngày nay mong mỏi điều gì? Mời quý vị cùng Trà Mi đi tìm câu trả lời qua cuộc trao đổi với một vài người dân từ thành thị đến nông thôn, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần kinh tế-xã hội khác nhau.
Lối sống tự do
Nói về mong mỏi trong cuộc sống cũng như suy nghĩ của người dân Việt Nam hiện nay về lối sống tư bản kiểu Mỹ, quốc gia từng được xem là cựu thù, một người lao động trung niên sinh sống tại thành phố Nha Trang thẳng thắn bộc bạch:
Cư dân Nha Trang: Người Việt Nam hiện giờ thích một lối sống tự do tức là giống các nước tư bản một chút. Gia nhập WTO là một điều tốt, người dân chỉ muốn có một cuộc sống khá hơn. Mình bắt tay với Mỹ là một điều tốt. Người dân ở đây thích những sự đầu tư của Mỹ, chất lượng cuộc sống kiểu Mỹ. Mọi người đều quên hết quá khứ rồi, sống cho hiện tại mà thôi.
Người Việt Nam hiện giờ thích một lối sống tự do tức là giống các nước tư bản một chút. Gia nhập WTO là một điều tốt, người dân chỉ muốn có một cuộc sống khá hơn. Mình bắt tay với Mỹ là một điều tốt. Người dân ở đây thích những sự đầu tư của Mỹ, chất lượng cuộc sống kiểu Mỹ. Mọi người đều quên hết quá khứ rồi, sống cho hiện tại mà thôi.
Bản thân tôi cũng vậy, thích sống kiểu Mỹ hơn, được tự do nhiều hơn. Còn bây giờ mình cũng không được tự do lắm. Mặc dù chủ nghĩa Mác-Lê vẫn đang còn giảng dạy trong nhà trường nhưng tuổi trẻ bây giờ biết cách nhìn nhận, đánh giá về thời cuộc lắm đó, cái nào sai người ta sẽ không ứng dụng đâu.
Trà Mi: Thưa anh, chính phủ Việt Nam vẫn luôn ca ngợi lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Là một người dân Việt Nam anh nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Cư dân Nha Trang: Chuyện này chuyện thiên đường, xa vời, không có. Thực tế là cách chính quyền cư xử đối với người dân đã là khó rồi. Người dân chỉ mong ước một cuộc sống bình thường cơm no, áo ấm, rất trông đợi vào chính phủ mới hiện giờ. Mong muốn sao cho pháp luật nghiêm minh, công sở hành chính đừng hành dân nữa.
Chủ trương của đảng và nhà nước đưa ra nghe ấn tượng tốt lắm nhưng xuống dưới cấp cơ sở thực hiện hoàn toàn không đúng vậy, khiến người dân khổ mà không ai chỉnh trang, xử lý được họ hết. Cho nên người dân vẫn còn khổ thực vậy. Đó là điều dân rất quan tâm.
Pháp luật phải đi sát đời sống người dân và chính phủ phải chăm lo cuộc sống nhân dân. Lâu nay chỉ nghe nói thôi, chứ thực tế chưa làm được. Lý tưởng đưa ra như thế nhưng không thực hiện cho đúng nên người dân rất là chán nản và thất vọng là vậy đó.
Cuộc sống bình đẳng
Đó là cảm nghĩ của một người dân từ thành phố miền Trung Nha Trang. Cũng cùng câu hỏi này, chúng tôi đi tiếp tục đi tìm lời giải đáp ở một vùng quê xa xôi phía Nam. Một nông dân quanh năm làm bạn với ruộng vườn ở Sóc Trăng chia sẻ:
Nông dân Sóc Trăng: Sự thật 10 người hết 15 người muốn sống theo kiểu của bên Mỹ chứ không muốn theo kiểu của chế độ cộng sản đâu. Rõ ràng ai cũng mong tư bản, thích cuộc sống tư bản hơn, chế độ này khó khăn quá. Hiện giờ dân chỉ quan tâm đến cuộc sống mưu sinh, được làm ăn sinh sống bình đẳng đừng có bóp chẹt hay gây khó khăn.
Mọi người mong muốn cuộc sống dễ dàng, không bị ai kèm kẹp. Được tin ngày 17/11 tổng thống Mỹ đến Việt Nam bà con ai cũng mừng lắm, không biết có mở ra con đường tươi sáng cho bà con hay nâng đỡ cho bà con không?
Sự thật 10 người hết 15 người muốn sống theo kiểu của bên Mỹ chứ không muốn theo kiểu của chế độ cộng sản đâu. Rõ ràng ai cũng mong tư bản, thích cuộc sống tư bản hơn, chế độ này khó khăn quá. Hiện giờ dân chỉ quan tâm đến cuộc sống mưu sinh, được làm ăn sinh sống bình đẳng đừng có bóp chẹt hay gây khó khăn.
Bây giờ mỗi dịp lễ lộc ở Việt Nam, báo đài thường chiếu những phóng sự nói xấu “đế quốc Mỹ” thế này thế nọ. Nói xấu thì có nói xấu nhiều, nhưng một mặt họ nói xấu, một mặt họ vẫn thích xài đồ Mỹ, thích làm ăn giao tế với Mỹ. Bất cứ đồ gì của Mỹ người ta vẫn thích hơn, ở các vùng quê cũng vậy cho dù Vĩnh Long hay Cần Thơ. Nghe nói ai được đi Mỹ là người ta mừng lắm.
Ưa thích đồ ngoại
Thế còn quan điểm của giới trẻ, hơn nửa dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 được giảng dạy về lý tưởng cộng sản từ rất sớm và biết đến nước Mỹ qua sách vở trong nước viết về cuộc chiến Việt Nam, thì như thế nào? Minh Tâm, sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại thương TPHCM, cho biết:
“Nhìn chung mọi người và ngay cả bản thân em cũng vậy, khoái xài đồ ngoại, nhất là đồ Mỹ, thích đi du học Mỹ. Quần áo, nước hoa, mỹ phẩm đều thích dùng đồ Mỹ, hàng Việt Nam không thích.”
Trà Mi: Ở Việt Nam tuổi trẻ luôn được nhà trường giảng dạy Mỹ là “đế quốc xâm lăng thù địch, đã gieo bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân tộc Việt”. Em được học những điều đó qua sách vở, thế tại sao em vẫn thích dùng đồ Mỹ và đi Mỹ?
Minh Tâm: Tại vì nó tốt hơn lối sống Việt Nam còn chuyện đó ngày xa xưa rồi, không ăn sâu vào tiềm thức người trẻ. Bây gìơ cỡ tuổi em không ai nghĩ Mỹ là kẻ thù này nọ, không nghĩ đến điều đó mà chỉ nghĩ rằng cái gì tốt thì mình thích thôi. Chiến tranh chắc do mình không trực tiếp trải qua nên mình không có ác cảm nhiều.
Trà Mi: Còn những người trẻ cùng lứa tuổi với em, bạn bè của em, thì em thấy sao?
Minh Tâm: Cũng vậy, họ cũng thích xài đồ Mỹ, thích đi du học Mỹ. Còn chuyện ác cảm với Mỹ thì hình như không ai có hết.
Rất nhiều ông to bà lớn trong nước gửi con đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, em thấy rất là nhiều. Họ có tuyên truyền nói xấu Mỹ thì đó là do cách nhìn chính trị của họ, thế nhưng cách nhìn chung của họ là muốn cho con cái phát triển nên đó là khía cạnh khác.
Du học nước ngoài
Trong khi băng rôn biểu ngữ trên đường vẫn hàng ngày biểu dương chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản, sách vở nhà trường vẫn không ngừng ca ngợi thành quả cách mạng trong cuộc chiến chống “đế quốc Mỹ xâm lược”, thì tiêu chuẩn sống, nền văn minh, và ngay cả hàng hoá của Mỹ đang càng ngày càng được du nhập và yêu chuộng trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Thực tế cho thấy ngay chính các quan chức chính quyền từ cấp cơ sở đến trung ương, mặc dù vẫn luôn nỗ lực ngăn cản cái gọi là “diễn biến hoà bình”, tuyên truyền lên án sự suy đồi của lối sống và các giá trị phương Tây, thế nhưng ai nấy đều tìm mọi cách đưa con cháu của mình sang du học ở các nước Tây Âu mà đặc biệt là Mỹ, như nhận xét của một nữ công chức trẻ đang công tác trong một đơn vị hành chính nhà nước ở Hà Nội:
“Rất nhiều ông to bà lớn trong nước gửi con đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, em thấy rất là nhiều. Họ có tuyên truyền nói xấu Mỹ thì đó là do cách nhìn chính trị của họ, thế nhưng cách nhìn chung của họ là muốn cho con cái phát triển nên đó là khía cạnh khác.
Nghĩ là một chuyện, tuyên truyền là một chuyện, thế nhưng vẫn muốn cái gì đó tốt đẹp cho bản thân mình và cho con cái của mình. Em nghĩ là họ vẫn biết là họ có mâu thuẫn nhưng họ làm cho con cái họ vì phải nói thật là mình có chê trách chế độ tư bản tới đâu đi chăng nữa, cũng phải nhìn nhận là sự phát triển về đời sống và kinh tế của người ta mình vẫn còn thua kém cả hàng trăm năm.”
Nhiều người nhận định rằng nếu như nói chế độ cộng sản Việt Nam đã chiến thắng Mỹ trong thời chiến, thì giờ đây, lối sống tư bản của Mỹ đang dần dần chiếm lĩnh Việt Nam trong thời bình.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lối sống tư bản của Mỹ đang dần dần chiếm lĩnh Việt Nam
Theo Trà Mi – RFA – 17 Nov 2006
(GNA: Bài viết từ 8 năm trước. Có gì thay đổi không? Giấc mơ Mỹ chắc đã “cuốn theo chiều gió”?)
Việt Nam cho tới nay vẫn duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng lại có chiều hướng đi theo lối sống tư bản kiểu Mỹ dù đã từng có lúc lên án Hoa kỳ là một “đế quốc”. Chính phủ Việt Nam ngày nay đã trở nên thân thiện với quốc gia cựu thù xa xôi, và cùng với đà phát triển hội nhập kinh tế, người dân Việt ngày càng yêu chuộng lối sống kiểu Mỹ.
Đó là những nhận định của một số bài báo nước ngoài trong thời gian gần đây khi phân tích về mối quan hệ Việt-Mỹ, nhân chuyến công du Việt Nam lần đầu tiên của tổng thống George W.Bush.
Nhận xét này có đúng thực tế hay không? Người dân Việt Nam ngày nay mong mỏi điều gì? Mời quý vị cùng Trà Mi đi tìm câu trả lời qua cuộc trao đổi với một vài người dân từ thành thị đến nông thôn, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần kinh tế-xã hội khác nhau.
Lối sống tự do
Nói về mong mỏi trong cuộc sống cũng như suy nghĩ của người dân Việt Nam hiện nay về lối sống tư bản kiểu Mỹ, quốc gia từng được xem là cựu thù, một người lao động trung niên sinh sống tại thành phố Nha Trang thẳng thắn bộc bạch:
Cư dân Nha Trang: Người Việt Nam hiện giờ thích một lối sống tự do tức là giống các nước tư bản một chút. Gia nhập WTO là một điều tốt, người dân chỉ muốn có một cuộc sống khá hơn. Mình bắt tay với Mỹ là một điều tốt. Người dân ở đây thích những sự đầu tư của Mỹ, chất lượng cuộc sống kiểu Mỹ. Mọi người đều quên hết quá khứ rồi, sống cho hiện tại mà thôi.
Người Việt Nam hiện giờ thích một lối sống tự do tức là giống các nước tư bản một chút. Gia nhập WTO là một điều tốt, người dân chỉ muốn có một cuộc sống khá hơn. Mình bắt tay với Mỹ là một điều tốt. Người dân ở đây thích những sự đầu tư của Mỹ, chất lượng cuộc sống kiểu Mỹ. Mọi người đều quên hết quá khứ rồi, sống cho hiện tại mà thôi.
Bản thân tôi cũng vậy, thích sống kiểu Mỹ hơn, được tự do nhiều hơn. Còn bây giờ mình cũng không được tự do lắm. Mặc dù chủ nghĩa Mác-Lê vẫn đang còn giảng dạy trong nhà trường nhưng tuổi trẻ bây giờ biết cách nhìn nhận, đánh giá về thời cuộc lắm đó, cái nào sai người ta sẽ không ứng dụng đâu.
Trà Mi: Thưa anh, chính phủ Việt Nam vẫn luôn ca ngợi lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Là một người dân Việt Nam anh nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Cư dân Nha Trang: Chuyện này chuyện thiên đường, xa vời, không có. Thực tế là cách chính quyền cư xử đối với người dân đã là khó rồi. Người dân chỉ mong ước một cuộc sống bình thường cơm no, áo ấm, rất trông đợi vào chính phủ mới hiện giờ. Mong muốn sao cho pháp luật nghiêm minh, công sở hành chính đừng hành dân nữa.
Chủ trương của đảng và nhà nước đưa ra nghe ấn tượng tốt lắm nhưng xuống dưới cấp cơ sở thực hiện hoàn toàn không đúng vậy, khiến người dân khổ mà không ai chỉnh trang, xử lý được họ hết. Cho nên người dân vẫn còn khổ thực vậy. Đó là điều dân rất quan tâm.
Pháp luật phải đi sát đời sống người dân và chính phủ phải chăm lo cuộc sống nhân dân. Lâu nay chỉ nghe nói thôi, chứ thực tế chưa làm được. Lý tưởng đưa ra như thế nhưng không thực hiện cho đúng nên người dân rất là chán nản và thất vọng là vậy đó.
Cuộc sống bình đẳng
Đó là cảm nghĩ của một người dân từ thành phố miền Trung Nha Trang. Cũng cùng câu hỏi này, chúng tôi đi tiếp tục đi tìm lời giải đáp ở một vùng quê xa xôi phía Nam. Một nông dân quanh năm làm bạn với ruộng vườn ở Sóc Trăng chia sẻ:
Nông dân Sóc Trăng: Sự thật 10 người hết 15 người muốn sống theo kiểu của bên Mỹ chứ không muốn theo kiểu của chế độ cộng sản đâu. Rõ ràng ai cũng mong tư bản, thích cuộc sống tư bản hơn, chế độ này khó khăn quá. Hiện giờ dân chỉ quan tâm đến cuộc sống mưu sinh, được làm ăn sinh sống bình đẳng đừng có bóp chẹt hay gây khó khăn.
Mọi người mong muốn cuộc sống dễ dàng, không bị ai kèm kẹp. Được tin ngày 17/11 tổng thống Mỹ đến Việt Nam bà con ai cũng mừng lắm, không biết có mở ra con đường tươi sáng cho bà con hay nâng đỡ cho bà con không?
Sự thật 10 người hết 15 người muốn sống theo kiểu của bên Mỹ chứ không muốn theo kiểu của chế độ cộng sản đâu. Rõ ràng ai cũng mong tư bản, thích cuộc sống tư bản hơn, chế độ này khó khăn quá. Hiện giờ dân chỉ quan tâm đến cuộc sống mưu sinh, được làm ăn sinh sống bình đẳng đừng có bóp chẹt hay gây khó khăn.
Bây giờ mỗi dịp lễ lộc ở Việt Nam, báo đài thường chiếu những phóng sự nói xấu “đế quốc Mỹ” thế này thế nọ. Nói xấu thì có nói xấu nhiều, nhưng một mặt họ nói xấu, một mặt họ vẫn thích xài đồ Mỹ, thích làm ăn giao tế với Mỹ. Bất cứ đồ gì của Mỹ người ta vẫn thích hơn, ở các vùng quê cũng vậy cho dù Vĩnh Long hay Cần Thơ. Nghe nói ai được đi Mỹ là người ta mừng lắm.
Ưa thích đồ ngoại
Thế còn quan điểm của giới trẻ, hơn nửa dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 được giảng dạy về lý tưởng cộng sản từ rất sớm và biết đến nước Mỹ qua sách vở trong nước viết về cuộc chiến Việt Nam, thì như thế nào? Minh Tâm, sinh viên năm nhất trường đại học Ngoại thương TPHCM, cho biết:
“Nhìn chung mọi người và ngay cả bản thân em cũng vậy, khoái xài đồ ngoại, nhất là đồ Mỹ, thích đi du học Mỹ. Quần áo, nước hoa, mỹ phẩm đều thích dùng đồ Mỹ, hàng Việt Nam không thích.”
Trà Mi: Ở Việt Nam tuổi trẻ luôn được nhà trường giảng dạy Mỹ là “đế quốc xâm lăng thù địch, đã gieo bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân tộc Việt”. Em được học những điều đó qua sách vở, thế tại sao em vẫn thích dùng đồ Mỹ và đi Mỹ?
Minh Tâm: Tại vì nó tốt hơn lối sống Việt Nam còn chuyện đó ngày xa xưa rồi, không ăn sâu vào tiềm thức người trẻ. Bây gìơ cỡ tuổi em không ai nghĩ Mỹ là kẻ thù này nọ, không nghĩ đến điều đó mà chỉ nghĩ rằng cái gì tốt thì mình thích thôi. Chiến tranh chắc do mình không trực tiếp trải qua nên mình không có ác cảm nhiều.
Trà Mi: Còn những người trẻ cùng lứa tuổi với em, bạn bè của em, thì em thấy sao?
Minh Tâm: Cũng vậy, họ cũng thích xài đồ Mỹ, thích đi du học Mỹ. Còn chuyện ác cảm với Mỹ thì hình như không ai có hết.
Rất nhiều ông to bà lớn trong nước gửi con đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, em thấy rất là nhiều. Họ có tuyên truyền nói xấu Mỹ thì đó là do cách nhìn chính trị của họ, thế nhưng cách nhìn chung của họ là muốn cho con cái phát triển nên đó là khía cạnh khác.
Du học nước ngoài
Trong khi băng rôn biểu ngữ trên đường vẫn hàng ngày biểu dương chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản, sách vở nhà trường vẫn không ngừng ca ngợi thành quả cách mạng trong cuộc chiến chống “đế quốc Mỹ xâm lược”, thì tiêu chuẩn sống, nền văn minh, và ngay cả hàng hoá của Mỹ đang càng ngày càng được du nhập và yêu chuộng trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Thực tế cho thấy ngay chính các quan chức chính quyền từ cấp cơ sở đến trung ương, mặc dù vẫn luôn nỗ lực ngăn cản cái gọi là “diễn biến hoà bình”, tuyên truyền lên án sự suy đồi của lối sống và các giá trị phương Tây, thế nhưng ai nấy đều tìm mọi cách đưa con cháu của mình sang du học ở các nước Tây Âu mà đặc biệt là Mỹ, như nhận xét của một nữ công chức trẻ đang công tác trong một đơn vị hành chính nhà nước ở Hà Nội:
“Rất nhiều ông to bà lớn trong nước gửi con đi du học nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, em thấy rất là nhiều. Họ có tuyên truyền nói xấu Mỹ thì đó là do cách nhìn chính trị của họ, thế nhưng cách nhìn chung của họ là muốn cho con cái phát triển nên đó là khía cạnh khác.
Nghĩ là một chuyện, tuyên truyền là một chuyện, thế nhưng vẫn muốn cái gì đó tốt đẹp cho bản thân mình và cho con cái của mình. Em nghĩ là họ vẫn biết là họ có mâu thuẫn nhưng họ làm cho con cái họ vì phải nói thật là mình có chê trách chế độ tư bản tới đâu đi chăng nữa, cũng phải nhìn nhận là sự phát triển về đời sống và kinh tế của người ta mình vẫn còn thua kém cả hàng trăm năm.”
Nhiều người nhận định rằng nếu như nói chế độ cộng sản Việt Nam đã chiến thắng Mỹ trong thời chiến, thì giờ đây, lối sống tư bản của Mỹ đang dần dần chiếm lĩnh Việt Nam trong thời bình.
RFA