Mỗi Ngày Một Chuyện
Lưu Trọng Văn - Dù sao tiếng thét vẫn vang lên...
Sáng, gã nhét vội củ khoai lót dạ, chuẩn bị ra cổng thì đứa cháu gái mà gã hay đùa là tiểu thư con ....trưởng thôn, vốn rất ghét đám đông nói
Sáng, gã nhét vội củ khoai lót dạ, chuẩn bị ra cổng thì đứa cháu gái mà
gã hay đùa là tiểu thư con ....trưởng thôn, vốn rất ghét đám đông nói:
Cháu đi với! Chả nói chả rằng gã vừa mở cổng hè thông đường thoáng nó
bèn tót lên xe.
Dọc đường Nguyễn Tất Thành nghèn nghẹt người, xe. Gã nói:Cháu coi hàng
triệu người ra đường, nhưng chả mấy ai cùng đích đến với chú cháu nhà
mình đâu.
CSGT, CSCĐ. Nhiều xe mô-to phân khối lớn.
- Người đi tưởng niệm đâu hả chú?
- Hề hề, tản mát, nấp khắp nơi chung quanh đây thôi. Tẹo nữa tới giờ sẽ xuất hiện.
Gã tìm chỗ gửi xe xung quanh khu tượng Trần Hưng Đạo, không thấy. Ủa mấy
bãi giữ xe xưa nay sao hôm nay biến mất đâu rồi? Gã tấp xe vào một bãi
đầy xe bên sông Sài Gòn, thì bị một trai trẻ có khuôn mặt dễ thương ỏn
ẻn:
- Đây không phải bãi giữ xe chú ơi!
- Uả sao lại có nhiều xe vậy?
- Dạ, của lực lượng làm nhiệm vụ ạ.
-À...
Gã hiểu và lại nổ máy đi tìm bãi gửi xe khác. Cuối cùng cũng tìm được
bãi gửi xe mãi sau lưng Nhà hát Lớn. Hì, hoàn thành công đoạn đầu tiên
là không bị loại khỏi vòng gửi xe, theo cách nói của bác Nguyễn Quang A
khi làm hồ sơ tự ứng cử ĐBQH.
9 g thiếu ba phút, già có, trẻ có từ đâu đâu các con hẻm, các vỉa hè,
các mái hiên, các vòm cây ẩn nấp kéo nhau ra sau lưng tượng Trần Hưng
Đạo, người từng sang sảng Hịch tướng sĩ oai hùng:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da quân giặc.”
Đâu nhỉ những khuôn mặt thân quen: Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn
Mẫm, Lê Công Giàu, Võ Văn Thôn, Kha Lương Ngãi, Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm
Đình Trọng, Lê Phú Khải...
Nhà thơ Phan Đắc Lữ gầy gò tuổi 80 ôm lấy gã mừng rơn mà nước mắt chảy:
Các ông ấy được mời nồng nhiệt... uống cafe rồi. Tớ phải bỏ nhà trốn từ 2
ngày trước nếu không thì cũng bị say.... cafe đấy.
“Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta vẫn cam lòng.”
Một chàng trai gã chưa từng quen biết đưa cho gã một khẩu hiệu: ND ghi
ơn tử sĩ Gạc Ma. Một người đàn bà có nét lam lũ đưa cho cô cháu của gã
một bông hồng trắng. Thu Mỹ, cựu biệt động thành, em gái của Thu An cựu
tù Côn Đảo và là vợ của ca sĩ Quốc Hương vội trao cho gã một nụ cười
.Chút chút thôi mà ấm lòng.
Tới giờ! Một ai đó nói.
Mọi người kéo nhau ra phía trước nơi có ngón tay của Trần Hưng Đạo chỉ
xuống những con sóng Bạch Đằng ùa ra Biển Đông. Từ đâu không biết nữa
những băng-rôn lớn ghi tên 64 anh hùng đã hy sinh ở Gạc Ma cùng hàng
chục khẩu hiệu tưởng nhớ các liệt sĩ được giương lên.
Giáo sư Vũ Trọng Khải và nhà sử học Đinh Kim Phúc đề nghị gã phát biểu
bắt đầu buổi lễ. Gã nhìn Sương Quỳnh cô nàng nhà báo luôn hăng hái trên
hàng đầu các cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược rồi bảo: “Em nói
bắt đầu đi!” . Sương Quỳnh gật đầu.
Nhà báo Sương Quỳnh (thứ 3 từ phải qua)
Sương Quỳnh tên thật là Ngô Kim Hoa, xinh đẹp, từng làm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mê mẩn rồi làm bài hát “Hoa xuân ca” tặng nàng.
“Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời, dịu dàng cơn gió”
Thưa bà con, hôm nay 14 tháng 3 chúng ta tập họp ở đây dưới anh linh Đức thánh Trần này để tưởng nhớ 28 năm trước...
“Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa...”
64 người lính của chúng ta đã bị bọn xâm lược Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma...
“Em cứ bay nhưng đừng để lại tôi một mình...”
Phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của tổ quốc bắt đầu!
Một tiếng thét vang lên: Hoàng Sa!
Những tiếng thét đáp trả: Việt Nam!
Trường Sa!
Việt Nam!
Sau khi thắp nén nhang gã ngước nhìn lên vời vợi Đức thánh Trần. Trong gã không thôi rạo rực lời Hịch tướng sĩ:
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà
không biết thẹn, làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết
tức, nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm...
Gã như bao người khác lúc này có mặt ở đây không ai là khanh tướng, công
hầu, mà chỉ vốn là dân ấp, dân lân nước Việt , Đức thánh Trần ngài ôi,
vậy mà nỗi nhục Gạc Ma, Hoàng Sa, Biển Đông bị bọn quân man cướp mất,
lòng đau quặn thắt.
Một tiếng thét dân lành vang lên: Chúng ta thề quyết đòi lại những gì của tổ tiên bị quân xâm lược Trung Quốc cướp mất!
Xin thề! Xin thề! Xin thề!
Bao nhiêu con người đang thét lên tiếng “xin thề” ấy nhỉ? Vâng vỏn vẹn chưa tới 100.
Chao ơi, dòng người đang cuộn trôi. Sài Gòn 10 triệu dân sao cô đơn vậy tiếng “xin thề”?
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)
Bàn ra tán vào (1)
Truong tran
Sàigòn nói ít làm nhiều,SàiGòn có Nguyễn Mai Trung Tuấn, có nhạc sĩ Việt Khang , có Nguyễn Phương Uyên , có Đinh Nguyên Kha ,có Đỗ thị Minh Hạnh ...vv ...có 75 anh hùng tử sĩ Hoàng sa , trước khi chết đã giáng cho Tàu khựa những đòn chí tử ,tiêu diệt hầu như toàn bộ ban tham mưu lãnh đạo chỉ huy trận đánh của địch . Sàigòn rất thương cảm cho cái chết lặng lẽ,im lìm ... của 64 liệt sĩ đã chịu chết để vạch rõ bộ mặt thật cs, bộ mặt bán nước ,đớn hèn,hàng với giặc,hống hách với dân.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Lưu Trọng Văn - Dù sao tiếng thét vẫn vang lên...
Sáng, gã nhét vội củ khoai lót dạ, chuẩn bị ra cổng thì đứa cháu gái mà gã hay đùa là tiểu thư con ....trưởng thôn, vốn rất ghét đám đông nói
Sáng, gã nhét vội củ khoai lót dạ, chuẩn bị ra cổng thì đứa cháu gái mà
gã hay đùa là tiểu thư con ....trưởng thôn, vốn rất ghét đám đông nói:
Cháu đi với! Chả nói chả rằng gã vừa mở cổng hè thông đường thoáng nó
bèn tót lên xe.
Dọc đường Nguyễn Tất Thành nghèn nghẹt người, xe. Gã nói:Cháu coi hàng
triệu người ra đường, nhưng chả mấy ai cùng đích đến với chú cháu nhà
mình đâu.
CSGT, CSCĐ. Nhiều xe mô-to phân khối lớn.
- Người đi tưởng niệm đâu hả chú?
- Hề hề, tản mát, nấp khắp nơi chung quanh đây thôi. Tẹo nữa tới giờ sẽ xuất hiện.
Gã tìm chỗ gửi xe xung quanh khu tượng Trần Hưng Đạo, không thấy. Ủa mấy
bãi giữ xe xưa nay sao hôm nay biến mất đâu rồi? Gã tấp xe vào một bãi
đầy xe bên sông Sài Gòn, thì bị một trai trẻ có khuôn mặt dễ thương ỏn
ẻn:
- Đây không phải bãi giữ xe chú ơi!
- Uả sao lại có nhiều xe vậy?
- Dạ, của lực lượng làm nhiệm vụ ạ.
-À...
Gã hiểu và lại nổ máy đi tìm bãi gửi xe khác. Cuối cùng cũng tìm được
bãi gửi xe mãi sau lưng Nhà hát Lớn. Hì, hoàn thành công đoạn đầu tiên
là không bị loại khỏi vòng gửi xe, theo cách nói của bác Nguyễn Quang A
khi làm hồ sơ tự ứng cử ĐBQH.
9 g thiếu ba phút, già có, trẻ có từ đâu đâu các con hẻm, các vỉa hè,
các mái hiên, các vòm cây ẩn nấp kéo nhau ra sau lưng tượng Trần Hưng
Đạo, người từng sang sảng Hịch tướng sĩ oai hùng:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da quân giặc.”
Đâu nhỉ những khuôn mặt thân quen: Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn
Mẫm, Lê Công Giàu, Võ Văn Thôn, Kha Lương Ngãi, Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm
Đình Trọng, Lê Phú Khải...
Nhà thơ Phan Đắc Lữ gầy gò tuổi 80 ôm lấy gã mừng rơn mà nước mắt chảy:
Các ông ấy được mời nồng nhiệt... uống cafe rồi. Tớ phải bỏ nhà trốn từ 2
ngày trước nếu không thì cũng bị say.... cafe đấy.
“Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta vẫn cam lòng.”
Một chàng trai gã chưa từng quen biết đưa cho gã một khẩu hiệu: ND ghi
ơn tử sĩ Gạc Ma. Một người đàn bà có nét lam lũ đưa cho cô cháu của gã
một bông hồng trắng. Thu Mỹ, cựu biệt động thành, em gái của Thu An cựu
tù Côn Đảo và là vợ của ca sĩ Quốc Hương vội trao cho gã một nụ cười
.Chút chút thôi mà ấm lòng.
Tới giờ! Một ai đó nói.
Mọi người kéo nhau ra phía trước nơi có ngón tay của Trần Hưng Đạo chỉ
xuống những con sóng Bạch Đằng ùa ra Biển Đông. Từ đâu không biết nữa
những băng-rôn lớn ghi tên 64 anh hùng đã hy sinh ở Gạc Ma cùng hàng
chục khẩu hiệu tưởng nhớ các liệt sĩ được giương lên.
Giáo sư Vũ Trọng Khải và nhà sử học Đinh Kim Phúc đề nghị gã phát biểu
bắt đầu buổi lễ. Gã nhìn Sương Quỳnh cô nàng nhà báo luôn hăng hái trên
hàng đầu các cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược rồi bảo: “Em nói
bắt đầu đi!” . Sương Quỳnh gật đầu.
Nhà báo Sương Quỳnh (thứ 3 từ phải qua)
Sương Quỳnh tên thật là Ngô Kim Hoa, xinh đẹp, từng làm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mê mẩn rồi làm bài hát “Hoa xuân ca” tặng nàng.
“Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời, dịu dàng cơn gió”
Thưa bà con, hôm nay 14 tháng 3 chúng ta tập họp ở đây dưới anh linh Đức thánh Trần này để tưởng nhớ 28 năm trước...
“Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa...”
64 người lính của chúng ta đã bị bọn xâm lược Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma...
“Em cứ bay nhưng đừng để lại tôi một mình...”
Phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của tổ quốc bắt đầu!
Một tiếng thét vang lên: Hoàng Sa!
Những tiếng thét đáp trả: Việt Nam!
Trường Sa!
Việt Nam!
Sau khi thắp nén nhang gã ngước nhìn lên vời vợi Đức thánh Trần. Trong gã không thôi rạo rực lời Hịch tướng sĩ:
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà
không biết thẹn, làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết
tức, nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm...
Gã như bao người khác lúc này có mặt ở đây không ai là khanh tướng, công
hầu, mà chỉ vốn là dân ấp, dân lân nước Việt , Đức thánh Trần ngài ôi,
vậy mà nỗi nhục Gạc Ma, Hoàng Sa, Biển Đông bị bọn quân man cướp mất,
lòng đau quặn thắt.
Một tiếng thét dân lành vang lên: Chúng ta thề quyết đòi lại những gì của tổ tiên bị quân xâm lược Trung Quốc cướp mất!
Xin thề! Xin thề! Xin thề!
Bao nhiêu con người đang thét lên tiếng “xin thề” ấy nhỉ? Vâng vỏn vẹn chưa tới 100.
Chao ơi, dòng người đang cuộn trôi. Sài Gòn 10 triệu dân sao cô đơn vậy tiếng “xin thề”?
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)