Mỗi Ngày Một Chuyện

MÃN ĐÌNH HỒNG - CAO MỴ NHÂN

(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...

        

     MÃN ĐÌNH HỒNG  -  CAO MỴ NHÂN 

 

Nếu huynh đệ chi binh không chuyên hẳn về tác chiến, thì hình như phong cách lính bị sút đi một điểm. 

Phong cách lính với nhân cách sống cùng thể hiện trên mặt bằng xã hội, chỉ hơi khác là nhân cách sống mang tính toàn bộ, thêm vào chất lính, thì nhất định phong cách lính super rồi. 

Nhân chuyện nghĩ về phong cách lính VNCH, tôi có cơ may được phục vụ dưới trướng của quý vị tướng lãnh danh tiếng trong QL/VNCH, thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền nam VN, nên để xác thực hơn cả, vẫn là đơn cử ra tên tuổi các vị chức sắc trong đại tộc KaKi của...tôi. 

Nhị vị tướng hiện diện ở lãnh thổ Quân Khu 1, hay miền địa đầu giới tuyến, là Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI/QKI, và Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc Phụ Tá Tư Lệnh đặc trách lãnh thổ. 

 

Như trên tôi đã trình bầy, phong cách lính và nhân cách sống vẫn cùng trải rộng trên mặt bằng xã hội, hoá cho nên nhị vị tướng đại diện 2 đặc trưng nà: sẽ được giới thiệu với quý vị theo cách nhìn đơn sơ của tôi thôi, không phải ...kinh điển của huynh đệ chi binh VNCH . 

Người ta đã nói nhiều và cũng đã viết nhiều về nhị vị tướng họ Ngô và họ Hoàng, tôn phong cũng như so sánh. 

Tôi muốn chứng minh cái "một điểm sút , không phải để đánh giá quý tướng của...tôi, mà để công nhận một thực tế về phong cách lính. 

Trước khi đi vào cái "một điểm sút" mơ hồ nêu ra, để từ nhân cách sống thêm lên một bậc là phong cách lính, tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi, nên không phải là sự so sánh đâu.

Tôi chỉ đề cập tới "phong cách lính" để một lần nữa ca tụng quý vị đi lính hay làm lính thôi. 

Quý huynh đệ chi binh sẽ hỏi thế sao không đưa vị nào ra, kể cả các cấp nhỏ hơn, gần gũi hơn, mà phải nêu danh 2 vị tướng chứ. 

 

Ố ô, thì giống như một cây hoa mãn đình hồng, bao nhiêu là hoa trên thân cây thẳng tuột đó. Quý vị sẽ nhìn thấy mấy bông trên ngọn trước, ít ai ngó từ gốc cây đi lên bao giờ...

Đại tộc KaKi ta cũng vậy, với một triệu quân thân mến, quân nhân các cấp cứ ngó lưng nhau mà tiến tới, hệ thống quân giai thành nếp rồi . Chớ lo cái việc tôi sắp kể là thiên vị hay định kiến nhé . 

Số là nếu cứ đọc trên tiểu sử của nhị vị tướng lãnh theo thứ tự cấp bậc thì: 

Trung tướng Ngô Quang Tưởng (1929- 2007)  78 tuổi

Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc   (1927 - 2014)  87 tuổi 

Như vậy về nhân sinh, tuổi tác...thì trung tướng Ngô Quang Trưởng trẻ hơn Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc 2 tuổi, nhưng về hưởng dương, thì Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc thọ hơn Trung tướng Ngô Quang Trưởng 9 tuổi. 

Về nhân cách sống, nhị vị coi là tương đối, vị nào cũng trên lão lai đối với người xưa, cứ 70 được xem như cổ lai hy. 

 

Nay đi vào chi tiết "Phong cách lính". 

Nhị vị tưởng lãnh đương nêu khởi đầu binh nghiệp đều đi từ đơn vị tác chiến nhỏ nhất ( tiểu đội trưởng, trung đội trưởng ) đi lên hàng tướng . 

Bây giờ xin kể theo thời gian. 

Năm 1950. Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc đi từ Tiểu Đội Trưởng qua Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng tới Trung Đoàn trưởng của một sư đoàn dã chiến ( thời Liên hiệp Pháp) 1955. 

Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc sau đó giữ Lữ Đoàn Liên quân phòng vệ Phủ Tổng thống 2 năm 1957- 1958 ở cấp Trung tá .  

Thiếu tướng Lạc qua nhiều chức vụ, kể cả có thời làm Thứ Trưởng Bình định Phát triển vv...

Cuối cùng Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc giữ chức Phụ tá Lãnh thổ BTL/QĐI/QKI cho tới ngày tan hàng 30- 4-1975 . 

 

Trung tướng Ngô Quang Trưởng xuất thân từ trường Võ bị sĩ quan Thủ Đức, ra trường năm 1954, cấp bậc Thiếu uý . 

Với suốt một chiều dài binh nghiệp và một bề dày chiến công, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng khởi nghiệp tác chiến, từ Trung đội trưởng đi lên tới cấp Tư lệnh Quân đoàn . 

Tiểu sử Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thì có hàng ngàn pho sách để lại trong nhiều sinh hoạt lịch sử, văn hoá , xã hội ...đặc biệt là về quân sử, quân sự, chiến trường , chiến dịch vv...

Tôi chỉ xin phép được thấy sao nói vậy, từ khi vị tướng mang cấp đại tá, giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh ( 1966) kể từ sau biến cố Phật giáo miền Trung. 

Qua năm 1967, sau trận chiến phá vỡ được hằng loạt các cơ sở du kích Việt cộng thuộc khu 11 chiến thuật miền hỏa tuyến , đại tá Ngô Quang Trưởng được đặc cách thăng Chuẩn tướng vào mùa xuân 1967. 

Sau trận tái chiếm Huế vào Tết Mậu Thân 1968, một lần nữa Trung tướng Ngô Quang Trưởng lại được đặc cách vinh thăng Thiếu tướng . 

Trung tướng Ngô Quang Trưởng rời Huế ( Sđ1BB) về Quân Khu 4 vào giữa năm 1970. 

Tới 1-11-1971, được tin Trung tướng Ngô Quang Trưởng thăng cấp Trung Tướng khi đang giữ chức Tư Lệnh QĐ4/QK4 . 

Mùa hè năm 1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng trở ra QĐI/QKI để nhận lãnh nhiệm vụ tái chiếm cổ thành Quảng Trị , và đã thành công, như đã thành công trong việc tái hiếm Huế xuân 1968 .

Trong 2 năm chiến sự  miền Trung cam go như các vùng chiến thuật khác , QĐI/QKI cũng bị cộng sản lấn chiếm bởi những lá bài chính trị, Trung tướng Ngô Quang Trưởng tuân lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng phải tan hàng 30-4-1975 . 

 

Như tôi đã trình bầy, là phong cách lính nhờ những yếu tố chính trị, thời sự, quân sự làm nên sự nghiệp lính của mình . Tôi quả không ngạc nhiên với những mốc thời gian mà quý vị không trong binh nghiệp đôi khi lạ lùng một chút . 

Rằng không phải cứ thâm niên quân vụ, cứ tuổi tác, kiến thức, văn bằng vv...là sẽ trong danh sách thăng thưởng đâu , đối với văn nghệ sĩ, phải có tác phẩm, thì đối với quân nhân phải có chiến công .

Năm 1960, Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc mang cấp đại tá thực thụ, Trung tướng Ngô Quang Trưởng vừa từ Thiếu uý lên Trung uý (1955, chiến công mặt trận Đỗ Xá). Năm 1966 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là đại tá Tư lệnh Sư đoàn 1 BB. 

Trong 5 năm liên tiếp, từ chuẩn tướng 1967 lên thiếu tướng 1968, rồi Trung tướng 1972 ...

Nhưng biết bao nhiêu cam go thời thế , bao mâu thuẫn chính trị ...

Không phải chỉ hàng tướng lãnh chịu trách nhiệm, mà tất cả quân nhân các cấp đều chia sẻ lửa binh... có điều quả là ngoài cấp khoản hành chánh, tham mưu, thì giới tác chiến cấp bậc đã luôn luôn đi đôi với chiến công và gian khổ . 

Do đó tôi mới dám "tám" về phong cách lính là vậy. 

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

MÃN ĐÌNH HỒNG - CAO MỴ NHÂN

(HNPD)... tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi...

        

     MÃN ĐÌNH HỒNG  -  CAO MỴ NHÂN 

 

Nếu huynh đệ chi binh không chuyên hẳn về tác chiến, thì hình như phong cách lính bị sút đi một điểm. 

Phong cách lính với nhân cách sống cùng thể hiện trên mặt bằng xã hội, chỉ hơi khác là nhân cách sống mang tính toàn bộ, thêm vào chất lính, thì nhất định phong cách lính super rồi. 

Nhân chuyện nghĩ về phong cách lính VNCH, tôi có cơ may được phục vụ dưới trướng của quý vị tướng lãnh danh tiếng trong QL/VNCH, thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền nam VN, nên để xác thực hơn cả, vẫn là đơn cử ra tên tuổi các vị chức sắc trong đại tộc KaKi của...tôi. 

Nhị vị tướng hiện diện ở lãnh thổ Quân Khu 1, hay miền địa đầu giới tuyến, là Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI/QKI, và Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc Phụ Tá Tư Lệnh đặc trách lãnh thổ. 

 

Như trên tôi đã trình bầy, phong cách lính và nhân cách sống vẫn cùng trải rộng trên mặt bằng xã hội, hoá cho nên nhị vị tướng đại diện 2 đặc trưng nà: sẽ được giới thiệu với quý vị theo cách nhìn đơn sơ của tôi thôi, không phải ...kinh điển của huynh đệ chi binh VNCH . 

Người ta đã nói nhiều và cũng đã viết nhiều về nhị vị tướng họ Ngô và họ Hoàng, tôn phong cũng như so sánh. 

Tôi muốn chứng minh cái "một điểm sút , không phải để đánh giá quý tướng của...tôi, mà để công nhận một thực tế về phong cách lính. 

Trước khi đi vào cái "một điểm sút" mơ hồ nêu ra, để từ nhân cách sống thêm lên một bậc là phong cách lính, tôi phải thưa trước rằng, những người bình thường có nhân cách sống, đã đầy đủ làm một chính nhân quân tử rồi, nên không phải là sự so sánh đâu.

Tôi chỉ đề cập tới "phong cách lính" để một lần nữa ca tụng quý vị đi lính hay làm lính thôi. 

Quý huynh đệ chi binh sẽ hỏi thế sao không đưa vị nào ra, kể cả các cấp nhỏ hơn, gần gũi hơn, mà phải nêu danh 2 vị tướng chứ. 

 

Ố ô, thì giống như một cây hoa mãn đình hồng, bao nhiêu là hoa trên thân cây thẳng tuột đó. Quý vị sẽ nhìn thấy mấy bông trên ngọn trước, ít ai ngó từ gốc cây đi lên bao giờ...

Đại tộc KaKi ta cũng vậy, với một triệu quân thân mến, quân nhân các cấp cứ ngó lưng nhau mà tiến tới, hệ thống quân giai thành nếp rồi . Chớ lo cái việc tôi sắp kể là thiên vị hay định kiến nhé . 

Số là nếu cứ đọc trên tiểu sử của nhị vị tướng lãnh theo thứ tự cấp bậc thì: 

Trung tướng Ngô Quang Tưởng (1929- 2007)  78 tuổi

Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc   (1927 - 2014)  87 tuổi 

Như vậy về nhân sinh, tuổi tác...thì trung tướng Ngô Quang Trưởng trẻ hơn Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc 2 tuổi, nhưng về hưởng dương, thì Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc thọ hơn Trung tướng Ngô Quang Trưởng 9 tuổi. 

Về nhân cách sống, nhị vị coi là tương đối, vị nào cũng trên lão lai đối với người xưa, cứ 70 được xem như cổ lai hy. 

 

Nay đi vào chi tiết "Phong cách lính". 

Nhị vị tưởng lãnh đương nêu khởi đầu binh nghiệp đều đi từ đơn vị tác chiến nhỏ nhất ( tiểu đội trưởng, trung đội trưởng ) đi lên hàng tướng . 

Bây giờ xin kể theo thời gian. 

Năm 1950. Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc đi từ Tiểu Đội Trưởng qua Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng tới Trung Đoàn trưởng của một sư đoàn dã chiến ( thời Liên hiệp Pháp) 1955. 

Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc sau đó giữ Lữ Đoàn Liên quân phòng vệ Phủ Tổng thống 2 năm 1957- 1958 ở cấp Trung tá .  

Thiếu tướng Lạc qua nhiều chức vụ, kể cả có thời làm Thứ Trưởng Bình định Phát triển vv...

Cuối cùng Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc giữ chức Phụ tá Lãnh thổ BTL/QĐI/QKI cho tới ngày tan hàng 30- 4-1975 . 

 

Trung tướng Ngô Quang Trưởng xuất thân từ trường Võ bị sĩ quan Thủ Đức, ra trường năm 1954, cấp bậc Thiếu uý . 

Với suốt một chiều dài binh nghiệp và một bề dày chiến công, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cũng khởi nghiệp tác chiến, từ Trung đội trưởng đi lên tới cấp Tư lệnh Quân đoàn . 

Tiểu sử Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thì có hàng ngàn pho sách để lại trong nhiều sinh hoạt lịch sử, văn hoá , xã hội ...đặc biệt là về quân sử, quân sự, chiến trường , chiến dịch vv...

Tôi chỉ xin phép được thấy sao nói vậy, từ khi vị tướng mang cấp đại tá, giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh ( 1966) kể từ sau biến cố Phật giáo miền Trung. 

Qua năm 1967, sau trận chiến phá vỡ được hằng loạt các cơ sở du kích Việt cộng thuộc khu 11 chiến thuật miền hỏa tuyến , đại tá Ngô Quang Trưởng được đặc cách thăng Chuẩn tướng vào mùa xuân 1967. 

Sau trận tái chiếm Huế vào Tết Mậu Thân 1968, một lần nữa Trung tướng Ngô Quang Trưởng lại được đặc cách vinh thăng Thiếu tướng . 

Trung tướng Ngô Quang Trưởng rời Huế ( Sđ1BB) về Quân Khu 4 vào giữa năm 1970. 

Tới 1-11-1971, được tin Trung tướng Ngô Quang Trưởng thăng cấp Trung Tướng khi đang giữ chức Tư Lệnh QĐ4/QK4 . 

Mùa hè năm 1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng trở ra QĐI/QKI để nhận lãnh nhiệm vụ tái chiếm cổ thành Quảng Trị , và đã thành công, như đã thành công trong việc tái hiếm Huế xuân 1968 .

Trong 2 năm chiến sự  miền Trung cam go như các vùng chiến thuật khác , QĐI/QKI cũng bị cộng sản lấn chiếm bởi những lá bài chính trị, Trung tướng Ngô Quang Trưởng tuân lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng phải tan hàng 30-4-1975 . 

 

Như tôi đã trình bầy, là phong cách lính nhờ những yếu tố chính trị, thời sự, quân sự làm nên sự nghiệp lính của mình . Tôi quả không ngạc nhiên với những mốc thời gian mà quý vị không trong binh nghiệp đôi khi lạ lùng một chút . 

Rằng không phải cứ thâm niên quân vụ, cứ tuổi tác, kiến thức, văn bằng vv...là sẽ trong danh sách thăng thưởng đâu , đối với văn nghệ sĩ, phải có tác phẩm, thì đối với quân nhân phải có chiến công .

Năm 1960, Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc mang cấp đại tá thực thụ, Trung tướng Ngô Quang Trưởng vừa từ Thiếu uý lên Trung uý (1955, chiến công mặt trận Đỗ Xá). Năm 1966 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là đại tá Tư lệnh Sư đoàn 1 BB. 

Trong 5 năm liên tiếp, từ chuẩn tướng 1967 lên thiếu tướng 1968, rồi Trung tướng 1972 ...

Nhưng biết bao nhiêu cam go thời thế , bao mâu thuẫn chính trị ...

Không phải chỉ hàng tướng lãnh chịu trách nhiệm, mà tất cả quân nhân các cấp đều chia sẻ lửa binh... có điều quả là ngoài cấp khoản hành chánh, tham mưu, thì giới tác chiến cấp bậc đã luôn luôn đi đôi với chiến công và gian khổ . 

Do đó tôi mới dám "tám" về phong cách lính là vậy. 

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm