Mỗi Ngày Một Chuyện
MẢNG KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
MẢNG KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
Buổi
trưa ở Huế, cách nay đã hơn nửa thế kỷ, tôi một mình trên con đường ngắn, có
cái tên rất dễ nhớ: đường Trưng Trắc, và tôi còn nhớ cả số nhà 11.
Đó
là một căn nhà rất cổ, nhà từ thời tây để lại, nên phải nói là nhà villa cũ mới
đúng.
Tại
nơi ở đó, tôi không thể nhớ lầm, tại sao tôi phải ở lại mấy ngày, để chờ người
đón ra đơn vị, sau mấy tháng tập sự tại các cơ sở thuộc phòng xã hội QĐI/QKI,
bấy giờ còn gọi QKI là Vùng I Chiến thuật.
Mỗi
buổi sáng ra đứng ở tam cấp trước cửa ngôi nhà số 11 đó, ngó tới 2 đầu đường:
phía đường chạy thẳng vô Toà Đại Biểu Chính Phủ, thì có trường Nữ Hộ Sinh Quốc
Gia Huế, phía bên này sẽ qua Phủ Cam.
Mấy
ngày ở Huế, đã được gia đình chị chủ nhà vốn là quản lý Nhà Hộ Sinh Quân Đội
thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh," cho ăn uống, cùng đi thăm một vài danh lam thắng
cảnh Huế rồi.
Trong
thời gian chờ đợi, chẳng biết bao lâu tôi mới có người ...rước về doanh trại
Trung Đoàn 4 Thiết Giáp, đồn trú ngoài La Vang Quảng Trị, nên tôi đành phải đi
chơi loanh quanh ...
Tôi
chợt nhớ tôi có liên lạc thư từ với một bạn gái, mà cứ như luẩn quẩn trong sự
sắp xếp của Thượng Đế, bạn tôi tên Phạm Lương Quỳ, nhưng đồng thời anh của bạn
là Phạm Tử Thăng cũng có liên
lạc thư từ Hướng Đạo với tôi thì phải.
Chưa
hết, chị cả của bạn đó là Phạm Lương Kỳ, hình như lại học ở trường nữ tiểu học
Lệ Hải với tôi từ trước khi đi cư lận.
Té
ra chị cả ấy chắc vì giấy tờ loạn lạc nên tôi có dịp nghe tên chị rất nhanh
trong lớp vài tháng thôi, chứ sau này, tôi học ngang đệ với Phạm Lương Quỳ, mà
Quỳ thì học Đồng Khánh, còn tôi vô Trưng Vương Bắc Kỳ đi cư, kể từ 1954.
Thế
là tôi tìm địa chỉ Phạm Lương Quỳ ở Phủ Cam, rồi rời ngay chỗ đứng, ngoắc một
cyclo qua cầu Phủ Cam.
Tất
nhiên là vui rồi. Bấy giờ đã giữa thập niên 60 thế kỷ trước, thêm vào sự việc
nội trú trong trường Caritas Thevenet, tôi đã " đợt sóng mới" quá xá
...
Nội
cái chuyện mặc đầm, ngồi cyclo, xe đậu trước cửa nhà bạn " cũng thuộc đợt
sóng mới địa phương" đã khiến các mệ dòm rồi quay đi, nói vọng vào nhà
trong dạy con cháu phải nết na, nhưng hình như ở Saigon lâu quá, tôi chẳng
chạnh lòng, mà còn hỏi thăm Quỳ ríu rít.
Ô
mà chả biết mai ngày có dịp nào gặp lại gia đình anh chị em bạn không, chứ sau
lần gặp đó, là tôi tiếp tục đi mãi, dầu tôi có cả chục năm hơn, sinh cơ lập
nghiệp ở miền Trung đẹp tươi ấy .
Khi
tôi từ Phủ Cam về lại đường Trưng Trắc, tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ không
còn dịp nào gặp lại những đào lý chi lan đó nữa...
Bên
Phủ Cam thì không sẵn xe cyclo như bên Toà Đại Biểu, tôi thủng thẳng đi bộ. Bấy
giờ tôi cũng biết chắc là những bạn vừa nói chuyện với tôi, chẳng có ai đi quân
đội.
Nhưng
ít năm sau, khi tôi đã làm trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, có nhiều dịp đi các đơn
vị thăm viếng, ủy lạo, tặng quà mà trên giấy tờ gọi là yểm trợ, nếu tính cách
sơ sài, hay trợ cấp, nếu sự thể trầm trọng hơn ...
Phạm
Tử Thăng, anh của Phạm Lương Quỳ chắc đã đi lính.
Thời
loạn, đi lính là thái độ khôn ngoan nhất.
Đồng
thời tôi đã loáng thoáng nghe danh quý vị, mà nếu chưa có dịp gặp thì tưởng đâu
...dữ tợn hay dữ dằn lắm.
Đó
là một cặp sĩ quan Biệt Động Quân, vị trưởng là trung uý sau lên trung tá thì
đã tan hàng, cũng đã chuyển ngành thành Cò Dzu, vang danh ở thủ đô tị nạn
Bolsa, đã mệnh chung, đám ma khá đông vì cũng nhiều tình nghĩa tri âm tri kỷ hảo
hán bên trời lưu lạc.
Vị
thứ hai, gốc ôn mệ, Tôn Thất Trực, kém vị trên một cấp, nhưng lại là người duy
nhất nổi tiếng vì tính cách bạo tàn.
Tôn
Thất Trực mới là trong nhóm hình như bát vị, nhưng tôi chỉ biết 3/8 vị đó là Phi, Trực, Thăng
trong chuỗi tên 8 người như một câu có vần điệu thần chú: XXX Phi, Trực, Thăng XX .
Tôn
Thất Phi, Tôn Thất Trực, Phạm Tử Thăng ...như nêu trên.
Thực
ra nhắc tới quý vị đương nêu, chỉ vì 1 cái mảng trong rất nhiều mảng Huế thôi.
Huế
thì rất nhiều mảng ...Có thì giờ mà lai rai nói chuyện Huế, e không biết khi mô mới nói hết được.
Chẳng hạn như người ta nói: Tôn Thất Trực tóc hoe vàng, từ ngày đó lận, không
phải bây chừ qua Mỹ rồi mới nhuộm tóc vàng mô.
Nhưng
tôi không biết thêm từ khi ông ấy rời Đà Nẵng vô miền nam, nên càng không biết
ông ở đâu sau
này.
Rồi
chẳng hạn Tôn Thất Trực đeo một giây tai Việt cộng đã khô, vòng
quanh cổ ...
Ấy
đấy điều này tôi không dám khẳng định, nhưng giữa đám xác chết VC, hận quá,
trận chiến làm hao tổn anh em, thì tránh sao được sự phẫn nộ, có đeo tai, chớ
đeo sọ, ôi chao, cũng
đành, sợ quá.
Là
tôi ... lý luận thôi. Thực tế, cũng vài lần, ông Tôn Thất Trực ghé Phòng
XH/QĐI/QKI thăm hỏi xã giao.
Nhưng
giữa tiếng cười thật khách quan ...tôi cũng rảo bước về phòng " trưởng
phòng " của tôi ngồi đánh lô tô vì ...sợ, để quan kể lại chuyện sa trường
cho các nhân viên tôi nghe, ở 2 phòng dành cho nhân viên làm việc.
Huế
hay bất cứ nơi đâu, cũng đều có các mảng lẻ khác biệt, nhưng mảng nào cũng có
truyền thuyết riêng của sự vật. Chẳng phải bóc đi một mảng, thì không đầy đủ
nơi chốn đó nữa, nhưng nếu đan cử ra, thì có vẻ đầy đủ hơn.
Tôi
chưa định viết hồi ký, tuy bạn bè khuyến khích nhiều lắm . Ngày tôi từ VN qua
Mỹ theo chương trình HO, các bạn chờ hồi ký đóng thành tập của tôi, để xem giai
đoạn ở tù tập trung ra sao. Tôi chưa bắt đầu được, vì tôi nghĩ rằng liệu tôi có
ghi chép đầy đủ không, hồi ký cho mình phải đúng, cho người phải thật.
Có
người hỏi tôi khi về thăm quê lần sau cùng, rằng tôi nhớ gì nhất, nơi ở lâu
nhất trên quê hương VN khi tha hương?
Tôi
trả lời thành thật với lòng
tôi: "Nhớ những gì trước 30-4-1975, còn thương thì từng mảng kỷ niệm thôi."
Thí
dụ tôi nhớ Huế là những buổi trưa hè, nóng không gay gắt nhưng nhìn ra không gian, thấy
nắng pha một chút thạch cao mỏng tang, khiến nắng ...đứng lại.
Tức
là thời gian trưa không chuyển động chứ gì...Anh bất chợt hỏi cùng nụ cười rất "anh":
Nói
cho rắc rối, tôi sinh trưởng ở Huế, đứng hà rầm dưới nắng Huế, mờ có thấy miếng
thạch cao chi mô, anh góp ý đấy, đưa thạch cao vào nắng, bạn đọc cảm giác Huế
bị hồ cứng nhắc biết không?
Sự
thực Huế rất mềm mại dù mưa hay nắng ...
Người
Huế mong có nắng
rực rỡ, nắng chan hoà để phơi phóng đồ.
Cả
những thành quách âm u, rêu phong cổ kính... cũng cần phải có nắng để giữ tới
muôn đời không đổ nát, hoang liêu...
Mình
phục anh quá, nhưng anh chỉ vẽ cho suy nghĩ đúng thôi, các phần trên là một cái
mảng ...tư duy riêng của mình, hay của mỗi tác giả, hoặc mỗi câu chuyện mà tác
giả định hoặc đã kể ra... anh không can thiệp nhé.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MẢNG KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
MẢNG KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
Buổi
trưa ở Huế, cách nay đã hơn nửa thế kỷ, tôi một mình trên con đường ngắn, có
cái tên rất dễ nhớ: đường Trưng Trắc, và tôi còn nhớ cả số nhà 11.
Đó
là một căn nhà rất cổ, nhà từ thời tây để lại, nên phải nói là nhà villa cũ mới
đúng.
Tại
nơi ở đó, tôi không thể nhớ lầm, tại sao tôi phải ở lại mấy ngày, để chờ người
đón ra đơn vị, sau mấy tháng tập sự tại các cơ sở thuộc phòng xã hội QĐI/QKI,
bấy giờ còn gọi QKI là Vùng I Chiến thuật.
Mỗi
buổi sáng ra đứng ở tam cấp trước cửa ngôi nhà số 11 đó, ngó tới 2 đầu đường:
phía đường chạy thẳng vô Toà Đại Biểu Chính Phủ, thì có trường Nữ Hộ Sinh Quốc
Gia Huế, phía bên này sẽ qua Phủ Cam.
Mấy
ngày ở Huế, đã được gia đình chị chủ nhà vốn là quản lý Nhà Hộ Sinh Quân Đội
thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh," cho ăn uống, cùng đi thăm một vài danh lam thắng
cảnh Huế rồi.
Trong
thời gian chờ đợi, chẳng biết bao lâu tôi mới có người ...rước về doanh trại
Trung Đoàn 4 Thiết Giáp, đồn trú ngoài La Vang Quảng Trị, nên tôi đành phải đi
chơi loanh quanh ...
Tôi
chợt nhớ tôi có liên lạc thư từ với một bạn gái, mà cứ như luẩn quẩn trong sự
sắp xếp của Thượng Đế, bạn tôi tên Phạm Lương Quỳ, nhưng đồng thời anh của bạn
là Phạm Tử Thăng cũng có liên
lạc thư từ Hướng Đạo với tôi thì phải.
Chưa
hết, chị cả của bạn đó là Phạm Lương Kỳ, hình như lại học ở trường nữ tiểu học
Lệ Hải với tôi từ trước khi đi cư lận.
Té
ra chị cả ấy chắc vì giấy tờ loạn lạc nên tôi có dịp nghe tên chị rất nhanh
trong lớp vài tháng thôi, chứ sau này, tôi học ngang đệ với Phạm Lương Quỳ, mà
Quỳ thì học Đồng Khánh, còn tôi vô Trưng Vương Bắc Kỳ đi cư, kể từ 1954.
Thế
là tôi tìm địa chỉ Phạm Lương Quỳ ở Phủ Cam, rồi rời ngay chỗ đứng, ngoắc một
cyclo qua cầu Phủ Cam.
Tất
nhiên là vui rồi. Bấy giờ đã giữa thập niên 60 thế kỷ trước, thêm vào sự việc
nội trú trong trường Caritas Thevenet, tôi đã " đợt sóng mới" quá xá
...
Nội
cái chuyện mặc đầm, ngồi cyclo, xe đậu trước cửa nhà bạn " cũng thuộc đợt
sóng mới địa phương" đã khiến các mệ dòm rồi quay đi, nói vọng vào nhà
trong dạy con cháu phải nết na, nhưng hình như ở Saigon lâu quá, tôi chẳng
chạnh lòng, mà còn hỏi thăm Quỳ ríu rít.
Ô
mà chả biết mai ngày có dịp nào gặp lại gia đình anh chị em bạn không, chứ sau
lần gặp đó, là tôi tiếp tục đi mãi, dầu tôi có cả chục năm hơn, sinh cơ lập
nghiệp ở miền Trung đẹp tươi ấy .
Khi
tôi từ Phủ Cam về lại đường Trưng Trắc, tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ không
còn dịp nào gặp lại những đào lý chi lan đó nữa...
Bên
Phủ Cam thì không sẵn xe cyclo như bên Toà Đại Biểu, tôi thủng thẳng đi bộ. Bấy
giờ tôi cũng biết chắc là những bạn vừa nói chuyện với tôi, chẳng có ai đi quân
đội.
Nhưng
ít năm sau, khi tôi đã làm trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, có nhiều dịp đi các đơn
vị thăm viếng, ủy lạo, tặng quà mà trên giấy tờ gọi là yểm trợ, nếu tính cách
sơ sài, hay trợ cấp, nếu sự thể trầm trọng hơn ...
Phạm
Tử Thăng, anh của Phạm Lương Quỳ chắc đã đi lính.
Thời
loạn, đi lính là thái độ khôn ngoan nhất.
Đồng
thời tôi đã loáng thoáng nghe danh quý vị, mà nếu chưa có dịp gặp thì tưởng đâu
...dữ tợn hay dữ dằn lắm.
Đó
là một cặp sĩ quan Biệt Động Quân, vị trưởng là trung uý sau lên trung tá thì
đã tan hàng, cũng đã chuyển ngành thành Cò Dzu, vang danh ở thủ đô tị nạn
Bolsa, đã mệnh chung, đám ma khá đông vì cũng nhiều tình nghĩa tri âm tri kỷ hảo
hán bên trời lưu lạc.
Vị
thứ hai, gốc ôn mệ, Tôn Thất Trực, kém vị trên một cấp, nhưng lại là người duy
nhất nổi tiếng vì tính cách bạo tàn.
Tôn
Thất Trực mới là trong nhóm hình như bát vị, nhưng tôi chỉ biết 3/8 vị đó là Phi, Trực, Thăng
trong chuỗi tên 8 người như một câu có vần điệu thần chú: XXX Phi, Trực, Thăng XX .
Tôn
Thất Phi, Tôn Thất Trực, Phạm Tử Thăng ...như nêu trên.
Thực
ra nhắc tới quý vị đương nêu, chỉ vì 1 cái mảng trong rất nhiều mảng Huế thôi.
Huế
thì rất nhiều mảng ...Có thì giờ mà lai rai nói chuyện Huế, e không biết khi mô mới nói hết được.
Chẳng hạn như người ta nói: Tôn Thất Trực tóc hoe vàng, từ ngày đó lận, không
phải bây chừ qua Mỹ rồi mới nhuộm tóc vàng mô.
Nhưng
tôi không biết thêm từ khi ông ấy rời Đà Nẵng vô miền nam, nên càng không biết
ông ở đâu sau
này.
Rồi
chẳng hạn Tôn Thất Trực đeo một giây tai Việt cộng đã khô, vòng
quanh cổ ...
Ấy
đấy điều này tôi không dám khẳng định, nhưng giữa đám xác chết VC, hận quá,
trận chiến làm hao tổn anh em, thì tránh sao được sự phẫn nộ, có đeo tai, chớ
đeo sọ, ôi chao, cũng
đành, sợ quá.
Là
tôi ... lý luận thôi. Thực tế, cũng vài lần, ông Tôn Thất Trực ghé Phòng
XH/QĐI/QKI thăm hỏi xã giao.
Nhưng
giữa tiếng cười thật khách quan ...tôi cũng rảo bước về phòng " trưởng
phòng " của tôi ngồi đánh lô tô vì ...sợ, để quan kể lại chuyện sa trường
cho các nhân viên tôi nghe, ở 2 phòng dành cho nhân viên làm việc.
Huế
hay bất cứ nơi đâu, cũng đều có các mảng lẻ khác biệt, nhưng mảng nào cũng có
truyền thuyết riêng của sự vật. Chẳng phải bóc đi một mảng, thì không đầy đủ
nơi chốn đó nữa, nhưng nếu đan cử ra, thì có vẻ đầy đủ hơn.
Tôi
chưa định viết hồi ký, tuy bạn bè khuyến khích nhiều lắm . Ngày tôi từ VN qua
Mỹ theo chương trình HO, các bạn chờ hồi ký đóng thành tập của tôi, để xem giai
đoạn ở tù tập trung ra sao. Tôi chưa bắt đầu được, vì tôi nghĩ rằng liệu tôi có
ghi chép đầy đủ không, hồi ký cho mình phải đúng, cho người phải thật.
Có
người hỏi tôi khi về thăm quê lần sau cùng, rằng tôi nhớ gì nhất, nơi ở lâu
nhất trên quê hương VN khi tha hương?
Tôi
trả lời thành thật với lòng
tôi: "Nhớ những gì trước 30-4-1975, còn thương thì từng mảng kỷ niệm thôi."
Thí
dụ tôi nhớ Huế là những buổi trưa hè, nóng không gay gắt nhưng nhìn ra không gian, thấy
nắng pha một chút thạch cao mỏng tang, khiến nắng ...đứng lại.
Tức
là thời gian trưa không chuyển động chứ gì...Anh bất chợt hỏi cùng nụ cười rất "anh":
Nói
cho rắc rối, tôi sinh trưởng ở Huế, đứng hà rầm dưới nắng Huế, mờ có thấy miếng
thạch cao chi mô, anh góp ý đấy, đưa thạch cao vào nắng, bạn đọc cảm giác Huế
bị hồ cứng nhắc biết không?
Sự
thực Huế rất mềm mại dù mưa hay nắng ...
Người
Huế mong có nắng
rực rỡ, nắng chan hoà để phơi phóng đồ.
Cả
những thành quách âm u, rêu phong cổ kính... cũng cần phải có nắng để giữ tới
muôn đời không đổ nát, hoang liêu...
Mình
phục anh quá, nhưng anh chỉ vẽ cho suy nghĩ đúng thôi, các phần trên là một cái
mảng ...tư duy riêng của mình, hay của mỗi tác giả, hoặc mỗi câu chuyện mà tác
giả định hoặc đã kể ra... anh không can thiệp nhé.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)