Mỗi Ngày Một Chuyện
MẦU NẮNG BẠC - CAO MỴ NHÂN
MẦU NẮNG BẠC - CAO MỴ NHÂN
Trời
hình như đang xế, bắt đầu chiều từ 2 giờ trưa ngập tràn ánh nắng ...
Cả
một vạt nắng sáng như bạc dát mỏng từ sát cửa sổ lớn bên hông căn phòng của
tôi, kéo dài ra xa, thật xa... phương nam.
Như
vậy quý vị hình dung ra ngay ngôi nhà này hướng tây, trùng dương bát ngát ...,
nếu tầu biển kéo thẳng một lèo, trên Thái Bình Dương này, thì "quê mình"
châu Á bên kia.
Tôi
đã sớm quá chán cái dẻo đất ngoằn ngoèo hình chữ S, nó có khác gì chữ Z, zích
zắc khổ thân, khổ từ ngoài vào trong đã đành, còn khổ từ trong ra ngoài nữa ...
Làm
sao bây giờ chúng ta cảm thấy thương người như thể thương thân, kiểu ngày xưa
chúng ta còn học lớp tư, lớp ba...
Hình
như bây giờ thương xót kiểu xã giao nhiều hơn thật lòng .
Trong
bữa cơm chay sau một đám ma lớn kia, tôi thấy thật rõ tình cảm gia đình của một
nhà quen, là may lắm họ giữ được 3 đời.
Bà
bạn tôi đã từng giúp đỡ họ hàng chia nhau từ vượt biên tới bảo lãnh, đã xuống
giọng trầm, nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe: "Tao thấy thương yêu chắc chỉ 2
đời thôi mày ạ".
Tôi
vừa gật đầu, thì có một giọng khác, trầm hơn nữa: "Ôi dào ơi, tôi lại chỉ
thấy có một đời thôi, mà còn không trọn vẹn nữa bà ơi..."
Chết
chết nói gì thế, người ta đang thương nhau tràn đầy, như nắng bạc trải đều ngoài
kia, kéo tới chân mấy ...
Mới
đó mà 2 tuần rồi ...
Vạt
nắng cuốn đi xa, rồi vạt nắng lại trở về, đúng mầu nắng bạc ấy, trưa nay, nắng
như sững sờ trước mắt tôi ...lại có một người quen, rồi một người quen, đã
"lìa đời", tôi rất ghét cái tiếng này...
Ngôn
ngữ VN có rất nhiều chữ nghĩa để nói về chuyện "lìa khỏi cuộc đời"
ấy.
Theo
thứ tự, sự việc vv...tính theo tuổi tác: Quý cụ đã thượng đại thọ rồi, thì mãn
phần, còn trẻ thì thất lộc, nói cho văn vẻ thì mệnh chung, không mấy vừa ý thì chung cuộc.
Vẫn
cái chuyện " lìa đời " đó, nếu lãng mạn một chút thì qua đời, hơi
khách sáo nói quá vãng, quá cố... vẻ chua chát tạm gọi hưởng dương, trăm lẽ chẳng bình thường
kêu kết liễu, có ý tránh né thì liễu cuộc ...
Cách
nói khiêm nhường là hẩm phận, bạc phước ...giận dỗi quá bảo vô phước, bất hiếu
( nếu vai con cháu) .
Trong
hàng tôn kính theo tôn giáo thì Chúa gọi, viên tịch, người lạ lớn tuổi viên mãn .
Chu
choa, chắc còn nhiều chữ lắm, đơn giản thì cứ chết, mất, thác, đi đời, đừng nói
đi đời nhà ma ...như tôi hay nói.
Cái
mầu nắng bạc này, tôi thường nghĩ, là mầu của sự đứng lại, mầu bão hoà, mầu chờ
đợi, chưa biết sự thể sẽ ra sao, không thấy rõ được nét vui buồn ...
Nếu
mầu nắng bạc đó ở sân, vườn, hay hành lang một nhà vãng sanh, nôm na là nhà quàn, nó cho ta
cảm giác vô thường đúng nghĩa khói hương.
Mầu
khói hương , nếu vương một chút sương loãng, mờ ảo, tôi tôn vinh sắc xám bạc
dịu dàng đó là mầu ...sông mưa.
Tôi
ca tụng mầu áo sông mưa, ngay cả khi trời đang nắng bạc thế này , thật là huyễn
ảo với những buổi trưa ...buồn, nắng thực sự bạc ánh lên trên sân thượng thiền
viện của sư cô Trí Hải ...chính vì sư cô Trí Hải mà tôi viết:
"
Áo người tu sĩ mầu sông mưa..." trong tập thơ " Đưa người tình đi tu
" là một kỷ niệm cứ đứng lại mãi ... không gian này còn nhiều lần nắng bạc
như thế trải ra, rồi cuốn đi, rồi lại trải ra, miên viễn ...
Một
nửa trăm năm đầu, thì ai cũng thong thả, đò đưa...làm như chả vội gì ...
Nửa
trăm năm sau, là sự tự thách đố với thời gian , mầu nắng bạc ở bất cứ không
gian nào cũng dợm buồn, tức là chưa đến nỗi buồn, nhưng sẽ buồn là cái chắc ...
Từ
nơi tiệc chay trên, vì chưa có xe đón về, tôi theo gia chủ vừa xong tang lễ đó,
tới nhà bà bạn tiếp tục chia ...nỗi buồn, hay, như một trạm dừng chân.
Cụ
bác mẹ bà bạn, bà bạn và con gái bà bạn, đã thấp thoáng vài ba nụ cười kín đáo.
Hình như gương mặt ai nấy có vẻ thảnh thơi một chút ...
Nhà
có đám như trút được cái gánh nặng, là vì cõi nhân sinh chỉ dành cho người
sống, đương nhiên là thế .
Cái hình hài, thân xác chỉ vãng sanh nên họ
phải ra đi, bắt buộc. Cụ bác bỗng thở dài: " Ông ấy yên rồi, còn tôi, là
cụ bà, cũng mong
mọi sự ...êm suôi vui vẻ như ông ấy hôm nay ...để con với cháu an thân sinh
sống ..."
Tôi
ngắm cụ bà bác, có gì đâu nhỉ, cũng như mọi người, kiếp nhân sinh thì vậy thôi,
làm sao người với ma ở chung mãi được.
Đám
ma là sự dứt khoát chia cách vĩnh viễn. Ma về cõi ma, người ở lại với thế giới
người.
Thỉnh
thoảng người với ma ăn chung mâm, ở chung nhà, đó là những ngày huý kỵ, những
buổi tưởng niệm, trai đàn vv..
Sự
thực là sức tưởng tượng vượt mức thương yêu, băng qua lằn ranh huyễn ảo .
Với
thế giới huyền bí, tôi không dám có ý kiến.
Tôi
chỉ nghĩ về một trạng thái tinh thần trong cuộc sống, trong giai đoạn này, hoàn
toàn chủ quan, cá nhân, nên sẽ không phù hợp với các cách nghĩ của mỗi người .
Vẫn
là chuyện tình cảm thân thương trong cuộc sống, không mới mẻ gì, mỗi thành viên
trong mỗi gia đình khác nhau...
Tuy
nhiên thời nay, chuyện sinh hoá chỉ còn một mầu bàng bạc, sinh ly hay tử biệt
không đặt nặng vấn đề nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MẦU NẮNG BẠC - CAO MỴ NHÂN
MẦU NẮNG BẠC - CAO MỴ NHÂN
Trời
hình như đang xế, bắt đầu chiều từ 2 giờ trưa ngập tràn ánh nắng ...
Cả
một vạt nắng sáng như bạc dát mỏng từ sát cửa sổ lớn bên hông căn phòng của
tôi, kéo dài ra xa, thật xa... phương nam.
Như
vậy quý vị hình dung ra ngay ngôi nhà này hướng tây, trùng dương bát ngát ...,
nếu tầu biển kéo thẳng một lèo, trên Thái Bình Dương này, thì "quê mình"
châu Á bên kia.
Tôi
đã sớm quá chán cái dẻo đất ngoằn ngoèo hình chữ S, nó có khác gì chữ Z, zích
zắc khổ thân, khổ từ ngoài vào trong đã đành, còn khổ từ trong ra ngoài nữa ...
Làm
sao bây giờ chúng ta cảm thấy thương người như thể thương thân, kiểu ngày xưa
chúng ta còn học lớp tư, lớp ba...
Hình
như bây giờ thương xót kiểu xã giao nhiều hơn thật lòng .
Trong
bữa cơm chay sau một đám ma lớn kia, tôi thấy thật rõ tình cảm gia đình của một
nhà quen, là may lắm họ giữ được 3 đời.
Bà
bạn tôi đã từng giúp đỡ họ hàng chia nhau từ vượt biên tới bảo lãnh, đã xuống
giọng trầm, nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe: "Tao thấy thương yêu chắc chỉ 2
đời thôi mày ạ".
Tôi
vừa gật đầu, thì có một giọng khác, trầm hơn nữa: "Ôi dào ơi, tôi lại chỉ
thấy có một đời thôi, mà còn không trọn vẹn nữa bà ơi..."
Chết
chết nói gì thế, người ta đang thương nhau tràn đầy, như nắng bạc trải đều ngoài
kia, kéo tới chân mấy ...
Mới
đó mà 2 tuần rồi ...
Vạt
nắng cuốn đi xa, rồi vạt nắng lại trở về, đúng mầu nắng bạc ấy, trưa nay, nắng
như sững sờ trước mắt tôi ...lại có một người quen, rồi một người quen, đã
"lìa đời", tôi rất ghét cái tiếng này...
Ngôn
ngữ VN có rất nhiều chữ nghĩa để nói về chuyện "lìa khỏi cuộc đời"
ấy.
Theo
thứ tự, sự việc vv...tính theo tuổi tác: Quý cụ đã thượng đại thọ rồi, thì mãn
phần, còn trẻ thì thất lộc, nói cho văn vẻ thì mệnh chung, không mấy vừa ý thì chung cuộc.
Vẫn
cái chuyện " lìa đời " đó, nếu lãng mạn một chút thì qua đời, hơi
khách sáo nói quá vãng, quá cố... vẻ chua chát tạm gọi hưởng dương, trăm lẽ chẳng bình thường
kêu kết liễu, có ý tránh né thì liễu cuộc ...
Cách
nói khiêm nhường là hẩm phận, bạc phước ...giận dỗi quá bảo vô phước, bất hiếu
( nếu vai con cháu) .
Trong
hàng tôn kính theo tôn giáo thì Chúa gọi, viên tịch, người lạ lớn tuổi viên mãn .
Chu
choa, chắc còn nhiều chữ lắm, đơn giản thì cứ chết, mất, thác, đi đời, đừng nói
đi đời nhà ma ...như tôi hay nói.
Cái
mầu nắng bạc này, tôi thường nghĩ, là mầu của sự đứng lại, mầu bão hoà, mầu chờ
đợi, chưa biết sự thể sẽ ra sao, không thấy rõ được nét vui buồn ...
Nếu
mầu nắng bạc đó ở sân, vườn, hay hành lang một nhà vãng sanh, nôm na là nhà quàn, nó cho ta
cảm giác vô thường đúng nghĩa khói hương.
Mầu
khói hương , nếu vương một chút sương loãng, mờ ảo, tôi tôn vinh sắc xám bạc
dịu dàng đó là mầu ...sông mưa.
Tôi
ca tụng mầu áo sông mưa, ngay cả khi trời đang nắng bạc thế này , thật là huyễn
ảo với những buổi trưa ...buồn, nắng thực sự bạc ánh lên trên sân thượng thiền
viện của sư cô Trí Hải ...chính vì sư cô Trí Hải mà tôi viết:
"
Áo người tu sĩ mầu sông mưa..." trong tập thơ " Đưa người tình đi tu
" là một kỷ niệm cứ đứng lại mãi ... không gian này còn nhiều lần nắng bạc
như thế trải ra, rồi cuốn đi, rồi lại trải ra, miên viễn ...
Một
nửa trăm năm đầu, thì ai cũng thong thả, đò đưa...làm như chả vội gì ...
Nửa
trăm năm sau, là sự tự thách đố với thời gian , mầu nắng bạc ở bất cứ không
gian nào cũng dợm buồn, tức là chưa đến nỗi buồn, nhưng sẽ buồn là cái chắc ...
Từ
nơi tiệc chay trên, vì chưa có xe đón về, tôi theo gia chủ vừa xong tang lễ đó,
tới nhà bà bạn tiếp tục chia ...nỗi buồn, hay, như một trạm dừng chân.
Cụ
bác mẹ bà bạn, bà bạn và con gái bà bạn, đã thấp thoáng vài ba nụ cười kín đáo.
Hình như gương mặt ai nấy có vẻ thảnh thơi một chút ...
Nhà
có đám như trút được cái gánh nặng, là vì cõi nhân sinh chỉ dành cho người
sống, đương nhiên là thế .
Cái hình hài, thân xác chỉ vãng sanh nên họ
phải ra đi, bắt buộc. Cụ bác bỗng thở dài: " Ông ấy yên rồi, còn tôi, là
cụ bà, cũng mong
mọi sự ...êm suôi vui vẻ như ông ấy hôm nay ...để con với cháu an thân sinh
sống ..."
Tôi
ngắm cụ bà bác, có gì đâu nhỉ, cũng như mọi người, kiếp nhân sinh thì vậy thôi,
làm sao người với ma ở chung mãi được.
Đám
ma là sự dứt khoát chia cách vĩnh viễn. Ma về cõi ma, người ở lại với thế giới
người.
Thỉnh
thoảng người với ma ăn chung mâm, ở chung nhà, đó là những ngày huý kỵ, những
buổi tưởng niệm, trai đàn vv..
Sự
thực là sức tưởng tượng vượt mức thương yêu, băng qua lằn ranh huyễn ảo .
Với
thế giới huyền bí, tôi không dám có ý kiến.
Tôi
chỉ nghĩ về một trạng thái tinh thần trong cuộc sống, trong giai đoạn này, hoàn
toàn chủ quan, cá nhân, nên sẽ không phù hợp với các cách nghĩ của mỗi người .
Vẫn
là chuyện tình cảm thân thương trong cuộc sống, không mới mẻ gì, mỗi thành viên
trong mỗi gia đình khác nhau...
Tuy
nhiên thời nay, chuyện sinh hoá chỉ còn một mầu bàng bạc, sinh ly hay tử biệt
không đặt nặng vấn đề nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)