Mỗi Ngày Một Chuyện
MẤY TRÁI BẦU - CAO MỴ NHÂN
MẤY
TRÁI BẦU - CAO MỴ
NHÂN
Đang ngồi ở cái view trong bếp, ngó ra
đường, mùa hè nên không có học sinh đi lũ lượt ngoài hè phố...
Con đường thước thợ này, 2 đoạn cuối của
một cái là street, một cái là avenue, nên chẳng cần tả thêm, quý vị cũng biết
là đường nhỏ rồi.
Chính vì cái góc vuông này, tôi có thể thấy đại lộ Prairie ngoài
kia kìa, nó, đại lộ vừa nêu chứa tới 3 cái chợ cách nhau có vẻ đều đặn, theo
thứ tự bắc nam là: chợ Mỹ thứ thiệt, chợ Mễ, và chợ Ấn Độ.
Như vậy quý vị thấy là quanh khu này không
có chợ VN mình.
Thế nên, muốn ăn " đồ VN" phải
đợi cuối tuần, con trai mới cùng vợ nó chạy Fwy 405 S xuống khu Phước Lộc Thọ, để mua mua bán bán các thứ gia dụng,
lương thực rất VN mang về ăn cả tuần luôn.
Lúc đầu thì tôi thích tháp tùng cặp con
trai, dâu này đi một vòng chợ VN yêu quý lắm, sau tôi hơi " chán cái mớ
đời " đi, vì gặp lại một mớ tệ đoan mà càng ngày càng nhiều hơn, nó khiến
tôi như buồn gì trong lòng lắm.
Tôi gặp một nhà văn cũ, tức là trước
30-4-1975, di tản đợt nhì, hay đợt lưng chừng, tức vượt biên, ông ta cười hô hố
giữa chợ Saigon Cali:
"Hôm qua bọn thằng X sang đây, tụi
tôi có đãi một bữa ở nhà họa sĩ Y, vui lắm".
Tôi có vẻ không hưởng ứng, vì nếu là dân
thất cơ lơ vận vì Bên Cướp Cuộc "tiến về Saigon ta quét sạch giặc
thù..." như mấy bài hát " Quân giải phóng " gào lên những ngày
đầu tiên miền Nam bị đổi chủ, quý phe ta không rời được Bến Nghé ra đi,
theo" con tàu xưa đã bỏ đất liền " thì cũng tạm.
Đằng này lại là chính quy Bắc Việt với
"37 ngày đêm không ăn, không ngủ, không nghỉ vượt Trường Sơn vô" giải
phóng giàu sang, của cái gọi là Chiến dịch Hồ...Chủ Toạc, thì tôi vẫn còn
"xa cách lắm".
Bởi vì tôi đã mất tất cả sau cái chiến
dịch " đại thắng mùa xuân " của đội ngũ vô thần, vô sản CSVN đương
thời này.
Đôi khi tôi nghĩ lại, nếu tất cả ai cũng
chung cách nhìn phân biệt quốc cộng như tôi, thì bao giờ VN mới cởi bỏ được
thiên kiến nửa thế kỷ nay, vĩnh viễn chia biệt đông tây cách trở .
Nhưng mà" thống nhất tư tưởng "
để làm gì, nếu những dấu ấn giai cấp cứ in sâu vào tâm khảm, thì đành phải chấp
nhận chia tay mãi mãi thôi.
Song le, ai sẽ là giới người xây dựng cho
các thế hệ VN sau này, những hình ảnh của tiền nhân, ông cha ta ?
Đang miên man với nhận định sắp rơi vào
" quan điểm", thì có tiếng chuông reo ngoài cửa ra vào. Ai thế nhỉ? Ở
Huế Kỳ mà kêu cửa bất tử thế này thì chỉ có cảnh sát.
Vì bất cứ ai muốn tới nhà ai, thăm ai,
cũng xài điện thoại liên lạc trước chứ. Sao lại tự nhiên vậy ta?
Tôi bèn vén hí cái màn cửa bên hông căn
phòng nhỏ của tôi, tôi thấy một cụ bà VN hoàn toàn, cụ bà còn lấy tay đập nhè
nhẹ vô cửa lưới phía ngoài cửa sắt, miệng nói thì thào:
" Cho tôi hỏi thăm đi, có ai trong
nhà không? "
Vô lẽ bà này cũng ở VN mới qua? Là ai, hay
quen ai trong nhà này, con trai con dâu đã đi làm, cháu lên trường làm gì chẳng
biết, chỉ có mình tôi, ô có lẽ nào bà cụ từ" cây thị "bước ra, giúp
cho ta muốn chi được nấy ? "
Nếu thế thì tôi phải mở cửa gặp bà ngay,
tôi muốn gặp chàng bà biết không, chàng từ đi vào nơi gió cát ...như huyền
thoại , cổ tích gì đó cũng được .
Tôi hé cửa, bà cụ mỉm cười:
" Cho tôi hỏi thăm đây có phải nhà VN
không? "
Bà hỏi thế để làm gì, coi chừng bà có bùa
mê thuốc lú gì đây, tôi hơi sẵng giọng: " Bà muốn gặp ai, muốn gì ? "
Bà cụ xua xua tay : " Không phải,
không phải, tôi chỉ muốn bán một quả bầu này thôi ..."
Nói rồi bà vạch cái giỏ nilon lớn ra cho
tôi coi bà có tới mấy trái bầu xanh mướt trong giỏ đó "
Tôi dịu giọng lại, nhưng đầy bực bội:
Tại sao hay ai bảo bà làm thế, bà ở đâu
quanh đây? Ai chỉ cho bà tới thẳng nhà tôi vậy ?
Một trái bầu thì mua ở đâu chả được, nếu
bà có nhiều thì mang ra chợ bỏ mối, đi như thế này ...nguy hiểm lắm đó .
Bà cười : " Thôi tôi xin lỗi, tôi ở
cách đây một ngã tư xanh đỏ, con tôi nó nói là khu phố này có vài nhà VN, tôi
muốn làm quen, sẵn dịp muốn bán mấy quả bầu do tôi trồng thôi, bà không thích
thì tôi xin phép đi chỗ khác."
Bà cụ gật đầu chào tôi, bình thản quay ra
đường ...
Tôi kêu bà lại, hỏi thăm về nhà bà, đồng
thời hỏi bà muốn bán bao nhiêu một trái bầu đó.
Bà cụ cười thật tươi: " Muốn cho bao
nhiêu thì cho" .
Lại tới lượt tôi ngẫm nghĩ: " Bà có
mấy trái bầu trong đó vậy ?"
Bà nói: "4 trái thôi . "
Tôi nói bà chờ đó, đóng cửa lại, vô phòng
suy nghĩ trước 2 tờ bạc: 5$ và 10$ . Thế là thế nào ? Định mua bán bình thường, hay định làm phước
đây?
Nhưng bà ấy có " xin " mình đâu
mà làm phước chứ. Là mua thôi, thì 5 ₫ / 4 trái được rồi .
Chưa kịp quyết định trước mấy đồng đô la
lúc nào cũng hấp dẫn, thì cháu từ trường đã về. Sao cháu về đúng lúc thế, bà
đang sợ gặp một bà phù thủy như trong truyện cô Bạch Tuyết đây.
Chu choa, cụ " cổ lai hy quá
rồi" , làm chi còn chú lùn nào theo nữa mà gặp phù thủy với chả tiên cô ?
Cháu vào nhà bằng chìa khoá riêng của
cháu. Cháu hỏi ai đợi làm chi vậy ?
Kể cho cháu nghe qua, rồi ra cửa lại, nói
với cụ bà bán bầu :
" Bà đưa cả 4 trái bầu đó đây, trưa
rồi, nắng lắm, về nhà nghỉ đi, mai mốt đừng tới đây và cũng đừng đi đâu nhé,
nguy hiểm lắm, tôi cứ chuyện nguy hiểm mà nói, rồi đưa tờ 10 ₫ cho bà " .
Tôi không thấy bà vui, cũng chẳng thấy bà
buồn. Bà cụ sắp quay đi, thì thằng cháu 18 tuổi của tôi, sắp vô đại học, nó
chạy nhanh ra cửa, tay cầm tờ 5 dollar, cháu nói thản nhiên: "
" Bà, bà, cầm lấy đi "
Bà cụ nhìn tôi dò hỏi, tôi gật đầu:
"Cháu nó tặng bà", cháu tôi nói với tôi: "Không phải tặng đâu,
tip của bà đó".
Tôi bâng khuâng nhìn tiếp ra ngoài đường,
ở cái view dưới bếp quen thuộc:
" Văn hoá " là những nếp gấp
không thay đổi được, nôm na là những lằn xếp đã hồ cứng ngắc, chỉ có bẻ gẫy chứ
không ủi thẳng được, trừ phi thay đổi không gian và thời gian, mà hoàn cảnh là
trọng điểm của sự việc.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MẤY TRÁI BẦU - CAO MỴ NHÂN
MẤY
TRÁI BẦU - CAO MỴ
NHÂN
Đang ngồi ở cái view trong bếp, ngó ra
đường, mùa hè nên không có học sinh đi lũ lượt ngoài hè phố...
Con đường thước thợ này, 2 đoạn cuối của
một cái là street, một cái là avenue, nên chẳng cần tả thêm, quý vị cũng biết
là đường nhỏ rồi.
Chính vì cái góc vuông này, tôi có thể thấy đại lộ Prairie ngoài
kia kìa, nó, đại lộ vừa nêu chứa tới 3 cái chợ cách nhau có vẻ đều đặn, theo
thứ tự bắc nam là: chợ Mỹ thứ thiệt, chợ Mễ, và chợ Ấn Độ.
Như vậy quý vị thấy là quanh khu này không
có chợ VN mình.
Thế nên, muốn ăn " đồ VN" phải
đợi cuối tuần, con trai mới cùng vợ nó chạy Fwy 405 S xuống khu Phước Lộc Thọ, để mua mua bán bán các thứ gia dụng,
lương thực rất VN mang về ăn cả tuần luôn.
Lúc đầu thì tôi thích tháp tùng cặp con
trai, dâu này đi một vòng chợ VN yêu quý lắm, sau tôi hơi " chán cái mớ
đời " đi, vì gặp lại một mớ tệ đoan mà càng ngày càng nhiều hơn, nó khiến
tôi như buồn gì trong lòng lắm.
Tôi gặp một nhà văn cũ, tức là trước
30-4-1975, di tản đợt nhì, hay đợt lưng chừng, tức vượt biên, ông ta cười hô hố
giữa chợ Saigon Cali:
"Hôm qua bọn thằng X sang đây, tụi
tôi có đãi một bữa ở nhà họa sĩ Y, vui lắm".
Tôi có vẻ không hưởng ứng, vì nếu là dân
thất cơ lơ vận vì Bên Cướp Cuộc "tiến về Saigon ta quét sạch giặc
thù..." như mấy bài hát " Quân giải phóng " gào lên những ngày
đầu tiên miền Nam bị đổi chủ, quý phe ta không rời được Bến Nghé ra đi,
theo" con tàu xưa đã bỏ đất liền " thì cũng tạm.
Đằng này lại là chính quy Bắc Việt với
"37 ngày đêm không ăn, không ngủ, không nghỉ vượt Trường Sơn vô" giải
phóng giàu sang, của cái gọi là Chiến dịch Hồ...Chủ Toạc, thì tôi vẫn còn
"xa cách lắm".
Bởi vì tôi đã mất tất cả sau cái chiến
dịch " đại thắng mùa xuân " của đội ngũ vô thần, vô sản CSVN đương
thời này.
Đôi khi tôi nghĩ lại, nếu tất cả ai cũng
chung cách nhìn phân biệt quốc cộng như tôi, thì bao giờ VN mới cởi bỏ được
thiên kiến nửa thế kỷ nay, vĩnh viễn chia biệt đông tây cách trở .
Nhưng mà" thống nhất tư tưởng "
để làm gì, nếu những dấu ấn giai cấp cứ in sâu vào tâm khảm, thì đành phải chấp
nhận chia tay mãi mãi thôi.
Song le, ai sẽ là giới người xây dựng cho
các thế hệ VN sau này, những hình ảnh của tiền nhân, ông cha ta ?
Đang miên man với nhận định sắp rơi vào
" quan điểm", thì có tiếng chuông reo ngoài cửa ra vào. Ai thế nhỉ? Ở
Huế Kỳ mà kêu cửa bất tử thế này thì chỉ có cảnh sát.
Vì bất cứ ai muốn tới nhà ai, thăm ai,
cũng xài điện thoại liên lạc trước chứ. Sao lại tự nhiên vậy ta?
Tôi bèn vén hí cái màn cửa bên hông căn
phòng nhỏ của tôi, tôi thấy một cụ bà VN hoàn toàn, cụ bà còn lấy tay đập nhè
nhẹ vô cửa lưới phía ngoài cửa sắt, miệng nói thì thào:
" Cho tôi hỏi thăm đi, có ai trong
nhà không? "
Vô lẽ bà này cũng ở VN mới qua? Là ai, hay
quen ai trong nhà này, con trai con dâu đã đi làm, cháu lên trường làm gì chẳng
biết, chỉ có mình tôi, ô có lẽ nào bà cụ từ" cây thị "bước ra, giúp
cho ta muốn chi được nấy ? "
Nếu thế thì tôi phải mở cửa gặp bà ngay,
tôi muốn gặp chàng bà biết không, chàng từ đi vào nơi gió cát ...như huyền
thoại , cổ tích gì đó cũng được .
Tôi hé cửa, bà cụ mỉm cười:
" Cho tôi hỏi thăm đây có phải nhà VN
không? "
Bà hỏi thế để làm gì, coi chừng bà có bùa
mê thuốc lú gì đây, tôi hơi sẵng giọng: " Bà muốn gặp ai, muốn gì ? "
Bà cụ xua xua tay : " Không phải,
không phải, tôi chỉ muốn bán một quả bầu này thôi ..."
Nói rồi bà vạch cái giỏ nilon lớn ra cho
tôi coi bà có tới mấy trái bầu xanh mướt trong giỏ đó "
Tôi dịu giọng lại, nhưng đầy bực bội:
Tại sao hay ai bảo bà làm thế, bà ở đâu
quanh đây? Ai chỉ cho bà tới thẳng nhà tôi vậy ?
Một trái bầu thì mua ở đâu chả được, nếu
bà có nhiều thì mang ra chợ bỏ mối, đi như thế này ...nguy hiểm lắm đó .
Bà cười : " Thôi tôi xin lỗi, tôi ở
cách đây một ngã tư xanh đỏ, con tôi nó nói là khu phố này có vài nhà VN, tôi
muốn làm quen, sẵn dịp muốn bán mấy quả bầu do tôi trồng thôi, bà không thích
thì tôi xin phép đi chỗ khác."
Bà cụ gật đầu chào tôi, bình thản quay ra
đường ...
Tôi kêu bà lại, hỏi thăm về nhà bà, đồng
thời hỏi bà muốn bán bao nhiêu một trái bầu đó.
Bà cụ cười thật tươi: " Muốn cho bao
nhiêu thì cho" .
Lại tới lượt tôi ngẫm nghĩ: " Bà có
mấy trái bầu trong đó vậy ?"
Bà nói: "4 trái thôi . "
Tôi nói bà chờ đó, đóng cửa lại, vô phòng
suy nghĩ trước 2 tờ bạc: 5$ và 10$ . Thế là thế nào ? Định mua bán bình thường, hay định làm phước
đây?
Nhưng bà ấy có " xin " mình đâu
mà làm phước chứ. Là mua thôi, thì 5 ₫ / 4 trái được rồi .
Chưa kịp quyết định trước mấy đồng đô la
lúc nào cũng hấp dẫn, thì cháu từ trường đã về. Sao cháu về đúng lúc thế, bà
đang sợ gặp một bà phù thủy như trong truyện cô Bạch Tuyết đây.
Chu choa, cụ " cổ lai hy quá
rồi" , làm chi còn chú lùn nào theo nữa mà gặp phù thủy với chả tiên cô ?
Cháu vào nhà bằng chìa khoá riêng của
cháu. Cháu hỏi ai đợi làm chi vậy ?
Kể cho cháu nghe qua, rồi ra cửa lại, nói
với cụ bà bán bầu :
" Bà đưa cả 4 trái bầu đó đây, trưa
rồi, nắng lắm, về nhà nghỉ đi, mai mốt đừng tới đây và cũng đừng đi đâu nhé,
nguy hiểm lắm, tôi cứ chuyện nguy hiểm mà nói, rồi đưa tờ 10 ₫ cho bà " .
Tôi không thấy bà vui, cũng chẳng thấy bà
buồn. Bà cụ sắp quay đi, thì thằng cháu 18 tuổi của tôi, sắp vô đại học, nó
chạy nhanh ra cửa, tay cầm tờ 5 dollar, cháu nói thản nhiên: "
" Bà, bà, cầm lấy đi "
Bà cụ nhìn tôi dò hỏi, tôi gật đầu:
"Cháu nó tặng bà", cháu tôi nói với tôi: "Không phải tặng đâu,
tip của bà đó".
Tôi bâng khuâng nhìn tiếp ra ngoài đường,
ở cái view dưới bếp quen thuộc:
" Văn hoá " là những nếp gấp
không thay đổi được, nôm na là những lằn xếp đã hồ cứng ngắc, chỉ có bẻ gẫy chứ
không ủi thẳng được, trừ phi thay đổi không gian và thời gian, mà hoàn cảnh là
trọng điểm của sự việc.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)