Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT BUỔI SÁNG - CAO MỴ NHÂN
MỘT BUỔI SÁNG - CAO MỴ NHÂN
Một
buổi sáng mùa thu vào năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước, tức là đúng giai đoạn
Saigon đang lên cơn sốt về chiến dịch HO sắp sửa khai thông.
Tất
nhiên ai đã là sĩ quan chế độ cũ, đi tù cải tạo về, thì đều nôn nóng sớm ra đi
tị nạn cho rồi.
Để
người già thì lo cho con cháu kịp học hành, lập thân ở xứ người, người trẻ thì
bắt đầu lại cuộc đời ...nơi quê hương mới, gọi là tái định cư.
Sĩ
quan VNCH ngày vô tù cải tạo còn trẻ quá, như cấp thiếu uý mới ngoài hai chục tuổi
lúc tan hàng, sẽ tuỳ thời gian " ra trại " sớm hay trễ, lại cũng tuỳ
theo việc cứu xét của trung tâm tù ấy, có khi vài năm bình thường, có khi ăn
khoai mì mòn chén trong biệt giam , cũng sơ sơ 7,8,10...năm lao lý như quý tá
" bò lục " chứ ít đâu .
Tuy
nhiên lớp thiếu uý trẻ quá, có thể khi rời quân trường ra đơn vị mới quanh tuổi
thành nhân ( 21 tuổi ) .
Nay
sắp đổi đời lần thứ hai, thì nhân dáng cũng " toan về già", là đã
ngoài ba chục, gần bốn chục tuổi ( chương trình HO kể từ 1990 ) ai cũng phơi phới
tiến lên trên đường quy Mã .
Quý
anh trẻ quá được
gia đình cấp tốc cưới cho một cô vợ tương đối lâm ly thế sự, thông cảm khách
" kỷ nhân hồi ", xuất giá tòng phu qua USA xây dựng lâu đài hạnh phúc
...
Vài
năm sau, cặp duyên chồng vợ này sẽ có một hoặc hai cháu bé vui vẻ trên đất Mỹ .
Như
trên tôi đã trình bầy, biết rằng trước sau phe ta cũng quy Mã, nhưng vì đã ở
với VC, là ai cũng nơm nớp lo sợ VC lật lọng, nên buồn, vui thì
cứ buồn, vui , mà vẫn phải nhìn xa trông rộng, để lỡ có gì thay đổi là bắt kịp
ngay .
Thế
nên, một buổi sáng kia, tôi đang ở sàn tập dưỡng sinh cho các cụ cao niên,
người bịnh, thì nữ Bác sĩ Uyển Liên ra chỗ tập thể dục đó, ngoắc tôi vô Văn
phòng bà .
Tại
đó tôi thấy một vị cao niên bịnh như bị phù, chạc quanh 70 tuổi, mặc quần tây
mầu xám cũ , áo chemise trắng cũ vàng, mang dép da, bên cạnh có chiếc batoong
để sát ghế ngồi .
Nhác
nhìn vị cao niên, tôi thấy quen quá mà chưa nhận ra ai .
Bác
sĩ Uyển Liên hạ nhỏ giọng: "Bác ấy tên Đàm Quang Yêu, gia đình đang định
cư ở Canada, sao cứ khóc hoài, tội quá!"
Tôi
như bị giao động mạnh, vì tôi đã nhớ ra, đó là cựu đại tá Đàm Quang Yêu, chỉ
Huy trưởng đặc khu Đà Nẵng, sau này đổi là biệt khu Quảng Đà .
Thời
đại tá Đàm Quang Yêu tại chức đó, chính là thời Phật Giáo Miền Trung đưa bàn
thờ Phật ra đường, và ông đứng đầu bản danh sách chống lại chính phủ đệ nhị
VNCH năm 1966.
Tất
cả quý vị có tên trong bản danh sách ly khai, bất tín nhiệm 3 vị tướng lãnh đạo
Quốc gia thời đó, mà họ xách động đông đảo đồng bào miền Trung là: đả đảo "Thiệu
Kỳ Có " , đều bị thuyên chuyển khỏi QĐI/ Vùng I Chiến Thuật, tức QĐI/QKI
của...tôi sau này.
Cựu
Đại tá Đàm Quang Yêu tới Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh Viện Y dược học Dân tộc để xin
chữa bịnh, vì ông cũng mới từ trại tù cải tạo về.
Đại
tá Đàm Quang Yêu khi đó chắc ngoài 60 tuổi thôi, vì ông sinh năm 1927, 12 năm
tù cải tạo (ra trại đợt tổng trở về 2/9/1987, tết Mậu Thìn 1988), nhưng vì tù
đày kham khổ quá, lại bịnh hoạn, nên ngó lụ khụ lắm.
Và,
việc nhận học viên Dưỡng Sinh là việc của tôi, vì tôi là một huấn luyện viên
thường trực văn phòng.
Nên
sau đó, tôi vừa ghi tên, làm tờ kê khai bịnh hoạn cho đại tá miền địa đầu giới
tuyến của ...tôi xưa, vừa hỏi thăm chuyện nhà đại tá ở xứ người.
Bị
mười mấy năm tù, ra
trại để có thể ra đi theo diện tị nạn HO, thì nay ông phải đi Canada do gia
đình bảo lảnh.
Tôi
hết lời an ủi vị quan sáu một thời, mà nếu không dính vụ ly khai chính phủ VNCH
năm 1966 ấy, e ông đã có thể lên tướng, vì cấp khoản ở cấp đại tá đã khá lâu.
Phải
nói là lần đầu tiên tôi chứng kiến một vị đại tá khóc vì hoàn cảnh cách ngăn,
trong lúc ông lại bị bịnh khá nặng.
Quan
6 nói hồ sơ bảo lãnh đang tiến triển khả quan, có thể sắp được phỏng vấn, và có
thể đi Canada mau hơn đi Hoa Kỳ.
Nhưng
tại sao đại tá lại khóc vậy, phải vui vẻ đợi chờ mới không bịnh nặng thêm chớ.
Thế
là dòng nước mắt của vị đại tá già lại được dịp tuôn ra. Chúng tôi đành yên
lặng, tôn trọng nỗi thương tâm của vị quan 6 xưa.
Tôi
hỏi ai đưa đại tá tới đây, đau thế mà đi đứng một mình sao.?
Quan
sáu Đàm Quang Yêu lại nấc lên, vì cái điều ông sợ nhất là bịnh nặng thêm mà
không được gặp gia đình.
Rồi
mọi việc cũng tự nó qua đi ...
Mấy
năm sau tôi có mặt ở Hoa Kỳ, chưa kịp hỏi thăm huynh đệ chi binh về đại tá Đàm
Quang Yêu, đã nghe tin ông mãn phần ở Canada, nơi có đầy đủ phu nhân và toàn
thể gia đình.
Quả
là tôi cũng mừng, vì cố đại tá đã tới và ở với gia đình ít lâu mới qua đời.
Sự
kiện xoá được nỗi khổ tâm, khi còn kẹt ở VN, ông sợ ra đi bất chợt trong cô
đơn, quạnh vắng ...gia đình vợ con lại ở quá xa ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT BUỔI SÁNG - CAO MỴ NHÂN
MỘT BUỔI SÁNG - CAO MỴ NHÂN
Một
buổi sáng mùa thu vào năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước, tức là đúng giai đoạn
Saigon đang lên cơn sốt về chiến dịch HO sắp sửa khai thông.
Tất
nhiên ai đã là sĩ quan chế độ cũ, đi tù cải tạo về, thì đều nôn nóng sớm ra đi
tị nạn cho rồi.
Để
người già thì lo cho con cháu kịp học hành, lập thân ở xứ người, người trẻ thì
bắt đầu lại cuộc đời ...nơi quê hương mới, gọi là tái định cư.
Sĩ
quan VNCH ngày vô tù cải tạo còn trẻ quá, như cấp thiếu uý mới ngoài hai chục tuổi
lúc tan hàng, sẽ tuỳ thời gian " ra trại " sớm hay trễ, lại cũng tuỳ
theo việc cứu xét của trung tâm tù ấy, có khi vài năm bình thường, có khi ăn
khoai mì mòn chén trong biệt giam , cũng sơ sơ 7,8,10...năm lao lý như quý tá
" bò lục " chứ ít đâu .
Tuy
nhiên lớp thiếu uý trẻ quá, có thể khi rời quân trường ra đơn vị mới quanh tuổi
thành nhân ( 21 tuổi ) .
Nay
sắp đổi đời lần thứ hai, thì nhân dáng cũng " toan về già", là đã
ngoài ba chục, gần bốn chục tuổi ( chương trình HO kể từ 1990 ) ai cũng phơi phới
tiến lên trên đường quy Mã .
Quý
anh trẻ quá được
gia đình cấp tốc cưới cho một cô vợ tương đối lâm ly thế sự, thông cảm khách
" kỷ nhân hồi ", xuất giá tòng phu qua USA xây dựng lâu đài hạnh phúc
...
Vài
năm sau, cặp duyên chồng vợ này sẽ có một hoặc hai cháu bé vui vẻ trên đất Mỹ .
Như
trên tôi đã trình bầy, biết rằng trước sau phe ta cũng quy Mã, nhưng vì đã ở
với VC, là ai cũng nơm nớp lo sợ VC lật lọng, nên buồn, vui thì
cứ buồn, vui , mà vẫn phải nhìn xa trông rộng, để lỡ có gì thay đổi là bắt kịp
ngay .
Thế
nên, một buổi sáng kia, tôi đang ở sàn tập dưỡng sinh cho các cụ cao niên,
người bịnh, thì nữ Bác sĩ Uyển Liên ra chỗ tập thể dục đó, ngoắc tôi vô Văn
phòng bà .
Tại
đó tôi thấy một vị cao niên bịnh như bị phù, chạc quanh 70 tuổi, mặc quần tây
mầu xám cũ , áo chemise trắng cũ vàng, mang dép da, bên cạnh có chiếc batoong
để sát ghế ngồi .
Nhác
nhìn vị cao niên, tôi thấy quen quá mà chưa nhận ra ai .
Bác
sĩ Uyển Liên hạ nhỏ giọng: "Bác ấy tên Đàm Quang Yêu, gia đình đang định
cư ở Canada, sao cứ khóc hoài, tội quá!"
Tôi
như bị giao động mạnh, vì tôi đã nhớ ra, đó là cựu đại tá Đàm Quang Yêu, chỉ
Huy trưởng đặc khu Đà Nẵng, sau này đổi là biệt khu Quảng Đà .
Thời
đại tá Đàm Quang Yêu tại chức đó, chính là thời Phật Giáo Miền Trung đưa bàn
thờ Phật ra đường, và ông đứng đầu bản danh sách chống lại chính phủ đệ nhị
VNCH năm 1966.
Tất
cả quý vị có tên trong bản danh sách ly khai, bất tín nhiệm 3 vị tướng lãnh đạo
Quốc gia thời đó, mà họ xách động đông đảo đồng bào miền Trung là: đả đảo "Thiệu
Kỳ Có " , đều bị thuyên chuyển khỏi QĐI/ Vùng I Chiến Thuật, tức QĐI/QKI
của...tôi sau này.
Cựu
Đại tá Đàm Quang Yêu tới Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh Viện Y dược học Dân tộc để xin
chữa bịnh, vì ông cũng mới từ trại tù cải tạo về.
Đại
tá Đàm Quang Yêu khi đó chắc ngoài 60 tuổi thôi, vì ông sinh năm 1927, 12 năm
tù cải tạo (ra trại đợt tổng trở về 2/9/1987, tết Mậu Thìn 1988), nhưng vì tù
đày kham khổ quá, lại bịnh hoạn, nên ngó lụ khụ lắm.
Và,
việc nhận học viên Dưỡng Sinh là việc của tôi, vì tôi là một huấn luyện viên
thường trực văn phòng.
Nên
sau đó, tôi vừa ghi tên, làm tờ kê khai bịnh hoạn cho đại tá miền địa đầu giới
tuyến của ...tôi xưa, vừa hỏi thăm chuyện nhà đại tá ở xứ người.
Bị
mười mấy năm tù, ra
trại để có thể ra đi theo diện tị nạn HO, thì nay ông phải đi Canada do gia
đình bảo lảnh.
Tôi
hết lời an ủi vị quan sáu một thời, mà nếu không dính vụ ly khai chính phủ VNCH
năm 1966 ấy, e ông đã có thể lên tướng, vì cấp khoản ở cấp đại tá đã khá lâu.
Phải
nói là lần đầu tiên tôi chứng kiến một vị đại tá khóc vì hoàn cảnh cách ngăn,
trong lúc ông lại bị bịnh khá nặng.
Quan
6 nói hồ sơ bảo lãnh đang tiến triển khả quan, có thể sắp được phỏng vấn, và có
thể đi Canada mau hơn đi Hoa Kỳ.
Nhưng
tại sao đại tá lại khóc vậy, phải vui vẻ đợi chờ mới không bịnh nặng thêm chớ.
Thế
là dòng nước mắt của vị đại tá già lại được dịp tuôn ra. Chúng tôi đành yên
lặng, tôn trọng nỗi thương tâm của vị quan 6 xưa.
Tôi
hỏi ai đưa đại tá tới đây, đau thế mà đi đứng một mình sao.?
Quan
sáu Đàm Quang Yêu lại nấc lên, vì cái điều ông sợ nhất là bịnh nặng thêm mà
không được gặp gia đình.
Rồi
mọi việc cũng tự nó qua đi ...
Mấy
năm sau tôi có mặt ở Hoa Kỳ, chưa kịp hỏi thăm huynh đệ chi binh về đại tá Đàm
Quang Yêu, đã nghe tin ông mãn phần ở Canada, nơi có đầy đủ phu nhân và toàn
thể gia đình.
Quả
là tôi cũng mừng, vì cố đại tá đã tới và ở với gia đình ít lâu mới qua đời.
Sự
kiện xoá được nỗi khổ tâm, khi còn kẹt ở VN, ông sợ ra đi bất chợt trong cô
đơn, quạnh vắng ...gia đình vợ con lại ở quá xa ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)