Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT CÁNH CHUỒN CHUỒN - CAO MỴ NHÂN
MỘT CÁNH CHUỒN CHUỒN - CAO MỴ NHÂN
Đã nửa tháng Chạp tây
lịch rồi, mà tôi vẫn mang cảm giác buồn như ...trấu cắn !
Nghe " trấu cắn
" thì người ta tưởng tượng là có một loài vật gì nhỏ bé, không
hại mấy, như con chuồn chuồn, con kim kim nó cắn ta, hay đốt người ta , nói
đúng phải là nó chích khiến người ta buồn buồn .
Nếu sự thực như thế,
thì lại sai cơ đấy, vì đã chích thì phải đau, chứ buồn sao được .
Nhưng trước tiên phải
hiểu " trấu " đó là gì, như thế nào để bảo là " buồn như trấu
cắn " ?
Ông Google có tài
thánh cũng không đơn cử ra cho tôi hình ảnh " buồn như trấu cắn ", là
thế nào, vì tất cả do dân gian tạo nên cái khối cảm quan đặc biệt ấy .
Tôi chỉ biết trong từ
ngữ bình thường, trấu với tro là hai vật thể tầm thường thôi.
Hạt lúa hay hạt thóc
có 2 phần rõ rệt : phần trong là gạo, phần ngoài là vỏ, tức trấu đó .
Muốn có gạo để nấu cơm
ăn, người ta phải say hay giã dập cho cái vỏ bung ra.
Lớp vỏ bung ra đó,
chính là trấu .
Trấu để ủ bếp than,
giữ lửa. Nếu thổi bùng lên để nấu thay vì dùng củi, hay lá khô.
Trấu cháy thành
tro.
Thế nên, lỡ ngã vào
đống trấu, bồ trấu hay thúng trấu , là vỏ nhám kèm chút cát sạn... mặt mũi chân
tay, thân hình bạn sẽ ngứa ngáy, buồn buồn .
Buồn buồn như trấu
cắn, cái buồn này là nhột, chứ không phải trạng thái buồn khổ, buồn nhẹ nhàng,
hay buồn mơ màng đâu.
Do đó trở lại câu
" buồn như trấu cắn ", là cảm giác chân tay thân xác vọc vào trấu,
ngứa ngáy nhột nhột, không thơ mộng gì cả.
Càng không phải nỗi
buồn văn chương, thơ mộng, đầy chất lãng mạn ...
Tức là quý vị không
cần dùng câu " buồn như trấu cắn " để diễn tả một trạng thái mơ hồ
tình tứ, không vui vv...
Thế nhưng hôm xưa, có
lần tôi bắt gặp trạng thái buồn thực sự, não nùng thực sự , ông trung niên Bắc
Kỳ ...quốc, vừa ngáp, vừa thở dài, mắt vẫn ngó ra khoảng không trước mặt , hắt
ra một giọng nói tầm phào, rằng :
- Ớ ớ, buồn như trấu cắn, chán
quá !
Tôi bâng khuâng hỏi
ông bạn:
- Ôi, buồn như trấu cắn là thế
nào hả ?
Ông vừa ngáp vừa thở
dài nêu trên, nói lớn giọng :
Bà là người VN mà
không biết gì cả à ? Buồn như trấu cắn là buồn lạ lắm, không diễn tả rõ được
đâu, nhưng buồn lắm đó .
Nghe vậy, tôi còn cố
vớt vát hỏi:
Thôi được, cứ xem buồn
như trấu cắn " tăng tăng tê tê, song kết luận : nghĩa là buồn lạ lùng,
buồn ghê lắm đó " cho rồi .
Song chắc anh thì
ngang bằng xổ ngay, ngôn ngữ có tượng hình, tượng thanh, vẫn phải đúng quy tắc
2 nhân 2 là 4, tôi đành kiếm tìm thêm : " buồn như trấu cắn " .
May quá, cụ tiên chỉ
làng nôm kể cho tôi nghe một tràng lý lẽ từ thời rất xưa, cụ ở thôn kia, không
xa làng ông nội tôi mấy .
Rằng trong tiếng nói,
tiếng lóng của người dân gian, tuỳ địa phương hay có những câu vui
lành mạnh, vô hại như
Thí dụ :
Buồn như trấu
cắn
Cười như dí ám
Cười như nắc nẻ
Khóc như ri...chẳng
hạn...nghe thì dản dị, nhưng cũng khó hiểu chi lạ .
Thế thì trở lại con
châu chấu, chủ yếu là nỗi " buồn như chấu cắn ", theo thiển ý của
tôi, chắc buồn như con châu chấu cắn có lẽ tình cảm hơn, lãng mạn hơn nữa
.
Huống chi con châu
chấu có họ hàng với con chuồn chuồn .
Con chuồn chuồn cùng
con bướm, lại là nhân vật thơ của thi sĩ Bùi Giáng ( 1926 - 1998 ) .
Nói rằng thi sĩ Bùi
Giáng đắm chìm theo cánh chuồn chuồn, chuồn chuồn có là gì mà như biểu tượng
tình yêu của thi sĩ dị kỳ, lạ lẫm này :
Lời thệ nguyện
trăm năm
Xin yêu mãi yêu, và
yêu nhau mãi
Trần gian ơi, cánh
bướm, cánh chuồn chuồn ...
( Bùi Giáng )
Tôi kể với tinh thần
phiếm thôi, nên " buồn như chấu cắn " của ...tôi, không có ý bẻ quẹo
tục ngữ phong dao ngàn đời mà ông cha ta đã xây dựng nên .
Với tính cách "
lãng mạn " của người thích viết thơ tình như tôi, nỗi buồn nào cũng phải
có hồn .
Chứ " buồn như
trấu cắn " đơn điệu bị trấu làm ngứa ngáy tê tê, nhột nhột ( buồn buồn )
thì ... chả có gì vướng bận chuyện buồn đó cả .
Thế nên, tôi phải bao
biện một lần nữa rằng con châu chấu có hình dạng con chuồn chuồn, cánh mỏng bay
bay có lẽ không gần cũng chẳng xa ở một sân vườn nào, lởi hỏi thân tình :
" Về đâu những cánh chuồn chuồn ? " của nhà thơ Bùi Giáng, sự đứng
lại của tình cảm thân thương, không nồng nhiệt, mà vô cùng sâu thẳm, ôn hoà
:
" Bay lơ lửng
quanh quanh ấy là con chuồn chuồn
Bay mà cũng như không
bay ấy là con chuồn chuồn
Khiến người ta nhớ
nhung mà chẳng rõ nhớ nhung cái gì, ấy là con chuồn chuồn
..." ( Bùi Giáng ) .
Anh thân kính hỡi, xin
mượn lời thơ trên, gởi về anh, một cánh chuồn chuồn mong manh tình mộng ...
Ố ô không phải, một
bóng châu chấu bay trong cuộc đời này, nhưng đừng " buồn như ...chấu cắn
" dấm dứt trời mưa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT CÁNH CHUỒN CHUỒN - CAO MỴ NHÂN
MỘT CÁNH CHUỒN CHUỒN - CAO MỴ NHÂN
Đã nửa tháng Chạp tây
lịch rồi, mà tôi vẫn mang cảm giác buồn như ...trấu cắn !
Nghe " trấu cắn
" thì người ta tưởng tượng là có một loài vật gì nhỏ bé, không
hại mấy, như con chuồn chuồn, con kim kim nó cắn ta, hay đốt người ta , nói
đúng phải là nó chích khiến người ta buồn buồn .
Nếu sự thực như thế,
thì lại sai cơ đấy, vì đã chích thì phải đau, chứ buồn sao được .
Nhưng trước tiên phải
hiểu " trấu " đó là gì, như thế nào để bảo là " buồn như trấu
cắn " ?
Ông Google có tài
thánh cũng không đơn cử ra cho tôi hình ảnh " buồn như trấu cắn ", là
thế nào, vì tất cả do dân gian tạo nên cái khối cảm quan đặc biệt ấy .
Tôi chỉ biết trong từ
ngữ bình thường, trấu với tro là hai vật thể tầm thường thôi.
Hạt lúa hay hạt thóc
có 2 phần rõ rệt : phần trong là gạo, phần ngoài là vỏ, tức trấu đó .
Muốn có gạo để nấu cơm
ăn, người ta phải say hay giã dập cho cái vỏ bung ra.
Lớp vỏ bung ra đó,
chính là trấu .
Trấu để ủ bếp than,
giữ lửa. Nếu thổi bùng lên để nấu thay vì dùng củi, hay lá khô.
Trấu cháy thành
tro.
Thế nên, lỡ ngã vào
đống trấu, bồ trấu hay thúng trấu , là vỏ nhám kèm chút cát sạn... mặt mũi chân
tay, thân hình bạn sẽ ngứa ngáy, buồn buồn .
Buồn buồn như trấu
cắn, cái buồn này là nhột, chứ không phải trạng thái buồn khổ, buồn nhẹ nhàng,
hay buồn mơ màng đâu.
Do đó trở lại câu
" buồn như trấu cắn ", là cảm giác chân tay thân xác vọc vào trấu,
ngứa ngáy nhột nhột, không thơ mộng gì cả.
Càng không phải nỗi
buồn văn chương, thơ mộng, đầy chất lãng mạn ...
Tức là quý vị không
cần dùng câu " buồn như trấu cắn " để diễn tả một trạng thái mơ hồ
tình tứ, không vui vv...
Thế nhưng hôm xưa, có
lần tôi bắt gặp trạng thái buồn thực sự, não nùng thực sự , ông trung niên Bắc
Kỳ ...quốc, vừa ngáp, vừa thở dài, mắt vẫn ngó ra khoảng không trước mặt , hắt
ra một giọng nói tầm phào, rằng :
- Ớ ớ, buồn như trấu cắn, chán
quá !
Tôi bâng khuâng hỏi
ông bạn:
- Ôi, buồn như trấu cắn là thế
nào hả ?
Ông vừa ngáp vừa thở
dài nêu trên, nói lớn giọng :
Bà là người VN mà
không biết gì cả à ? Buồn như trấu cắn là buồn lạ lắm, không diễn tả rõ được
đâu, nhưng buồn lắm đó .
Nghe vậy, tôi còn cố
vớt vát hỏi:
Thôi được, cứ xem buồn
như trấu cắn " tăng tăng tê tê, song kết luận : nghĩa là buồn lạ lùng,
buồn ghê lắm đó " cho rồi .
Song chắc anh thì
ngang bằng xổ ngay, ngôn ngữ có tượng hình, tượng thanh, vẫn phải đúng quy tắc
2 nhân 2 là 4, tôi đành kiếm tìm thêm : " buồn như trấu cắn " .
May quá, cụ tiên chỉ
làng nôm kể cho tôi nghe một tràng lý lẽ từ thời rất xưa, cụ ở thôn kia, không
xa làng ông nội tôi mấy .
Rằng trong tiếng nói,
tiếng lóng của người dân gian, tuỳ địa phương hay có những câu vui
lành mạnh, vô hại như
Thí dụ :
Buồn như trấu
cắn
Cười như dí ám
Cười như nắc nẻ
Khóc như ri...chẳng
hạn...nghe thì dản dị, nhưng cũng khó hiểu chi lạ .
Thế thì trở lại con
châu chấu, chủ yếu là nỗi " buồn như chấu cắn ", theo thiển ý của
tôi, chắc buồn như con châu chấu cắn có lẽ tình cảm hơn, lãng mạn hơn nữa
.
Huống chi con châu
chấu có họ hàng với con chuồn chuồn .
Con chuồn chuồn cùng
con bướm, lại là nhân vật thơ của thi sĩ Bùi Giáng ( 1926 - 1998 ) .
Nói rằng thi sĩ Bùi
Giáng đắm chìm theo cánh chuồn chuồn, chuồn chuồn có là gì mà như biểu tượng
tình yêu của thi sĩ dị kỳ, lạ lẫm này :
Lời thệ nguyện
trăm năm
Xin yêu mãi yêu, và
yêu nhau mãi
Trần gian ơi, cánh
bướm, cánh chuồn chuồn ...
( Bùi Giáng )
Tôi kể với tinh thần
phiếm thôi, nên " buồn như chấu cắn " của ...tôi, không có ý bẻ quẹo
tục ngữ phong dao ngàn đời mà ông cha ta đã xây dựng nên .
Với tính cách "
lãng mạn " của người thích viết thơ tình như tôi, nỗi buồn nào cũng phải
có hồn .
Chứ " buồn như
trấu cắn " đơn điệu bị trấu làm ngứa ngáy tê tê, nhột nhột ( buồn buồn )
thì ... chả có gì vướng bận chuyện buồn đó cả .
Thế nên, tôi phải bao
biện một lần nữa rằng con châu chấu có hình dạng con chuồn chuồn, cánh mỏng bay
bay có lẽ không gần cũng chẳng xa ở một sân vườn nào, lởi hỏi thân tình :
" Về đâu những cánh chuồn chuồn ? " của nhà thơ Bùi Giáng, sự đứng
lại của tình cảm thân thương, không nồng nhiệt, mà vô cùng sâu thẳm, ôn hoà
:
" Bay lơ lửng
quanh quanh ấy là con chuồn chuồn
Bay mà cũng như không
bay ấy là con chuồn chuồn
Khiến người ta nhớ
nhung mà chẳng rõ nhớ nhung cái gì, ấy là con chuồn chuồn
..." ( Bùi Giáng ) .
Anh thân kính hỡi, xin
mượn lời thơ trên, gởi về anh, một cánh chuồn chuồn mong manh tình mộng ...
Ố ô không phải, một
bóng châu chấu bay trong cuộc đời này, nhưng đừng " buồn như ...chấu cắn
" dấm dứt trời mưa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)