Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG THIÊN LÝ -
CAO MỴ NHÂN
Vào khoảng mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước , có thời gian tôi ở Qui
Nhơn . Gia đình tôi thì vẫn ở Đà Nẵng từ hồi nào .
Nên tôi thường về thăm nhà ké những ngày làm việc vài ngày cộng thêm vào
thứ bảy , chủ nhật , bằng xe đò Qui Nhơn -Đà Nẵng .
Vì đơn vị tôi đồn trú ở chân đèo Cù Mông , nên tôi đón xe lam Phú Thạnh -
Qui Nhơn , tới bến xe Qui Nhơn lấy vé xe đi Đà Nẵng .
Hay xuống trạm Cầu Bà Di , đã có sẵn mấy chiếc xe đò đợi khách từ
Pleiku xuống , sang xe để ra các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi , Quảng
Tín , Quảng Nam , Đà Nẵng ...
Nghĩa là đoạn đường dài đó thân quen với tôi quá xá rồi . Tôi có thể lơ mơ ngủ
trên xe đò đường trường , nếu chợt thức , ngó ra ngoài , bất cứ chỗ nào , tôi
cũng nhận ra ngay xe đang chạy tới đâu .
Xe qua Tam Quan , Bồng Sơn ...vv , quanh đoạn đường vòng lõm sâu
vào vách núi , sóng biển trắng tinh như bọt sà phòng dồn vô tới vạt
đá hòn , vỡ tung toé bọt nước , nơi eo biển Sa Huỳnh , là tôi tỉnh
ngủ luôn để ngắm cảnh đẹp như bức tranh khổng lồ , nhưng sinh động ...
Nơi eo biển Sa Huỳnh này đẹp thế , mà có thời gian Việt Cộng hoang dã như muông
thú , bọn hắn cũng đắp mô chặn đường , để phần cướp bóc , phần bắt cóc , hay
giết chóc lính Cộng Hoà .
Đốc sự Quốc gia hành chánh khoá 7 Nguyễn Khánh , nguyên phó tỉnh
trưởng tỉnh Quảng Nam , bị bắn xẻ ở ngay bờ biển Sa Huỳnh thơ
mộng này , cũng vào thập niên 60 thế kỷ trước . .
Sa Huỳnh là phần đất cuối cùng của Vùng I lãnh thổ , kể từ Bến
Hải đến Sa Huỳnh , thuộc Quân Đoàn I /Quân Khu I.
Xe đò cứ việc chạy , hên sui may rủi , cả chiếc xe và tài xế , lơ
xe thường xuyên trao tính mạng cho Cộng phỉ , bởi vì họ
đã làm nghề xe đò từ lâu rồi , chẳng lẽ nói là nếu không làm nghề
đó , chạy xe chở khách , thì họ làm nghề chi .
Những người chạy xe và hành khách bắt buộc phải đi trên những đoạn
đường mà chỉ khi nào về tới nhà , mới tin là được yên ổn , bình an .
Vì như trên tôi đã trình bầy , Cộng phỉ trước 1975 , trên bất cứ
tuyến đường nào , chúng cũng vừa ăn cướp , vừa nói chuyện chống Mỹ , giải
phóng miền Nam .
Xe vẫn chạy hoả tốc trên đường Quốc lộ # 1 , qua
vùng Đức Phổ , bên phía trái đường thiên lý đó , có
những mái nhà tranh lụp xụp , nhưng đặc biệt lại có một ngôi nhà
cũng lợp tranh , chung quanh có những cây cau cao ngất , vườn tược
rộng rãi ...
Một lạch nước trong veo ép sát đường Quốc lộ số I ấy , chạy song song với toàn
cảnh nhà trên , soi bóng xuống mặt nước , nhìn rất thư thả , nhàn hạ ,
làm như chiến tranh chưa hề qua đây bao giờ .
Tiếng người lơ xe cất lên , nghe rõ mồn một :
Có ai xuống nhà mẹ Phạm Văn Đồng không ?
Tôi tưởng tai mình nghe lầm , hỏi lại :
Nhà mẹ Phạm Văn Đồng chỗ nào ?
Cứ xem như một khách bàng quang , mặc dầu tất cả đang ở vùng Quốc gia , vả lại
lơ xe còn rống tên " Phạm Văn Đồng " thủ
tướng của Cộng sản Bắc Việt thời đó thản nhiên , thì khách sợ chi
chứ .
Hình như điều đó đã mặc nhiên từ lâu rồi , ngôi nhà tranh khang
trang nêu trên là nhà của mẹ ông Phạm Văn Đồng . Có điều chẳng biết bà mẹ
...thủ tướng Cộng sản Bắc Việt ấy có ở đó hay không thôi .
Tôi giả vờ ngớ ngẩn , hỏi thăm lơ xe đò tôi đang đi :
Nhà bà ấy được dùng làm một trạm xe dừng hả ? Lỡ bà ấy không cho phép thì
sao ?
Lơ xe vẫn thản nhiên :
Từ hồi nào rồi chứ , tại khách ở đây cứ nói : " xuống xe chỗ
nhà mẹ Phạm Văn Đồng " thì tui hỏi vậy , lỡ có ai xuống trạm
đó không ?
Biết rồi , nhưng bà mẹ đó còn ở trỏng hay đâu rồi ?
Lơ xe hơi sẵng giọng : làm sao tôi biết được , muốn biết thì vô mà hỏi ,
cảnh sát ở đây còn chưa hỏi , nhà chị muốn biết thì xuống xe vô hỏi đi
.
Như vậy chứng tỏ chính quyền VNCH thời đó nhân nhượng lắm , mới để ngôi
nhà của mẹ một thủ tướng Việt Cộng ở giữa đất đai của ta , thành
phố ta , chứ nếu VC , là họ đã cầy nát nhà cửa của những
ai thuộc chính quyền Quốc gia
ngay , chứ đâu để yên như ta đối với họ .
Tôi bị ám ảnh bởi ngôi nhà tranh cao ráo bên đường Quốc lộ 1 ngang qua
Quảng Ngãi ấy .
Đồng thời sự thản nhiên và xem thường mọi chuyện " chính
trị. " của người dân Quảng Ngãi trên đường trường gió
bụi .
Mấy ngày nghỉ phép trôi qua ...tôi phải trở vô Qui Nhơn lại ,
tất nhiên cũng bằng xe đò .
Mới qua Châu Ổ , tôi đã chăm chăm ngó bên tay phải , để đợi qua đoạn
đường có ngôi nhà tranh khang trang , những cây cau cao , rất dễ nhận ra
, vì chỉ khúc đường đó mới có cái lạch nước trong veo , khuôn viên
". Nhà mẹ Phạm Văn Đồng " , bên tay phải vì đi từ hướng Bắc
Quốc lộ I về hướng Nam .
Ngang ngôi nhà ấy , tôi bỗng buột miệng ,nói to : "
Nhà mẹ Phạm Văn Đồng "
Xe đang chạy trên xa lộ , không có gì ngăn cản , xe cứ được trớn
chạy băng băng , nên lơ xe nhanh nhẹn hỏi :
" Ai xuống nhà. Mẹ Phạm Văn Đồng , có hành lý không ? "
Tôi nín khe , ngó lơ chỗ khác ...Như vậy là xe đò đường trường , ngang
Đức Phổ Quảng Ngãi , có một trạm dừng quen gọi : " nhà mẹ Phạm Văn Đồng
" thật trời ạ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG THIÊN LÝ - CAO MỴ NHÂN
MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG THIÊN LÝ -
CAO MỴ NHÂN
Vào khoảng mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước , có thời gian tôi ở Qui
Nhơn . Gia đình tôi thì vẫn ở Đà Nẵng từ hồi nào .
Nên tôi thường về thăm nhà ké những ngày làm việc vài ngày cộng thêm vào
thứ bảy , chủ nhật , bằng xe đò Qui Nhơn -Đà Nẵng .
Vì đơn vị tôi đồn trú ở chân đèo Cù Mông , nên tôi đón xe lam Phú Thạnh -
Qui Nhơn , tới bến xe Qui Nhơn lấy vé xe đi Đà Nẵng .
Hay xuống trạm Cầu Bà Di , đã có sẵn mấy chiếc xe đò đợi khách từ
Pleiku xuống , sang xe để ra các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi , Quảng
Tín , Quảng Nam , Đà Nẵng ...
Nghĩa là đoạn đường dài đó thân quen với tôi quá xá rồi . Tôi có thể lơ mơ ngủ
trên xe đò đường trường , nếu chợt thức , ngó ra ngoài , bất cứ chỗ nào , tôi
cũng nhận ra ngay xe đang chạy tới đâu .
Xe qua Tam Quan , Bồng Sơn ...vv , quanh đoạn đường vòng lõm sâu
vào vách núi , sóng biển trắng tinh như bọt sà phòng dồn vô tới vạt
đá hòn , vỡ tung toé bọt nước , nơi eo biển Sa Huỳnh , là tôi tỉnh
ngủ luôn để ngắm cảnh đẹp như bức tranh khổng lồ , nhưng sinh động ...
Nơi eo biển Sa Huỳnh này đẹp thế , mà có thời gian Việt Cộng hoang dã như muông
thú , bọn hắn cũng đắp mô chặn đường , để phần cướp bóc , phần bắt cóc , hay
giết chóc lính Cộng Hoà .
Đốc sự Quốc gia hành chánh khoá 7 Nguyễn Khánh , nguyên phó tỉnh
trưởng tỉnh Quảng Nam , bị bắn xẻ ở ngay bờ biển Sa Huỳnh thơ
mộng này , cũng vào thập niên 60 thế kỷ trước . .
Sa Huỳnh là phần đất cuối cùng của Vùng I lãnh thổ , kể từ Bến
Hải đến Sa Huỳnh , thuộc Quân Đoàn I /Quân Khu I.
Xe đò cứ việc chạy , hên sui may rủi , cả chiếc xe và tài xế , lơ
xe thường xuyên trao tính mạng cho Cộng phỉ , bởi vì họ
đã làm nghề xe đò từ lâu rồi , chẳng lẽ nói là nếu không làm nghề
đó , chạy xe chở khách , thì họ làm nghề chi .
Những người chạy xe và hành khách bắt buộc phải đi trên những đoạn
đường mà chỉ khi nào về tới nhà , mới tin là được yên ổn , bình an .
Vì như trên tôi đã trình bầy , Cộng phỉ trước 1975 , trên bất cứ
tuyến đường nào , chúng cũng vừa ăn cướp , vừa nói chuyện chống Mỹ , giải
phóng miền Nam .
Xe vẫn chạy hoả tốc trên đường Quốc lộ # 1 , qua
vùng Đức Phổ , bên phía trái đường thiên lý đó , có
những mái nhà tranh lụp xụp , nhưng đặc biệt lại có một ngôi nhà
cũng lợp tranh , chung quanh có những cây cau cao ngất , vườn tược
rộng rãi ...
Một lạch nước trong veo ép sát đường Quốc lộ số I ấy , chạy song song với toàn
cảnh nhà trên , soi bóng xuống mặt nước , nhìn rất thư thả , nhàn hạ ,
làm như chiến tranh chưa hề qua đây bao giờ .
Tiếng người lơ xe cất lên , nghe rõ mồn một :
Có ai xuống nhà mẹ Phạm Văn Đồng không ?
Tôi tưởng tai mình nghe lầm , hỏi lại :
Nhà mẹ Phạm Văn Đồng chỗ nào ?
Cứ xem như một khách bàng quang , mặc dầu tất cả đang ở vùng Quốc gia , vả lại
lơ xe còn rống tên " Phạm Văn Đồng " thủ
tướng của Cộng sản Bắc Việt thời đó thản nhiên , thì khách sợ chi
chứ .
Hình như điều đó đã mặc nhiên từ lâu rồi , ngôi nhà tranh khang
trang nêu trên là nhà của mẹ ông Phạm Văn Đồng . Có điều chẳng biết bà mẹ
...thủ tướng Cộng sản Bắc Việt ấy có ở đó hay không thôi .
Tôi giả vờ ngớ ngẩn , hỏi thăm lơ xe đò tôi đang đi :
Nhà bà ấy được dùng làm một trạm xe dừng hả ? Lỡ bà ấy không cho phép thì
sao ?
Lơ xe vẫn thản nhiên :
Từ hồi nào rồi chứ , tại khách ở đây cứ nói : " xuống xe chỗ
nhà mẹ Phạm Văn Đồng " thì tui hỏi vậy , lỡ có ai xuống trạm
đó không ?
Biết rồi , nhưng bà mẹ đó còn ở trỏng hay đâu rồi ?
Lơ xe hơi sẵng giọng : làm sao tôi biết được , muốn biết thì vô mà hỏi ,
cảnh sát ở đây còn chưa hỏi , nhà chị muốn biết thì xuống xe vô hỏi đi
.
Như vậy chứng tỏ chính quyền VNCH thời đó nhân nhượng lắm , mới để ngôi
nhà của mẹ một thủ tướng Việt Cộng ở giữa đất đai của ta , thành
phố ta , chứ nếu VC , là họ đã cầy nát nhà cửa của những
ai thuộc chính quyền Quốc gia
ngay , chứ đâu để yên như ta đối với họ .
Tôi bị ám ảnh bởi ngôi nhà tranh cao ráo bên đường Quốc lộ 1 ngang qua
Quảng Ngãi ấy .
Đồng thời sự thản nhiên và xem thường mọi chuyện " chính
trị. " của người dân Quảng Ngãi trên đường trường gió
bụi .
Mấy ngày nghỉ phép trôi qua ...tôi phải trở vô Qui Nhơn lại ,
tất nhiên cũng bằng xe đò .
Mới qua Châu Ổ , tôi đã chăm chăm ngó bên tay phải , để đợi qua đoạn
đường có ngôi nhà tranh khang trang , những cây cau cao , rất dễ nhận ra
, vì chỉ khúc đường đó mới có cái lạch nước trong veo , khuôn viên
". Nhà mẹ Phạm Văn Đồng " , bên tay phải vì đi từ hướng Bắc
Quốc lộ I về hướng Nam .
Ngang ngôi nhà ấy , tôi bỗng buột miệng ,nói to : "
Nhà mẹ Phạm Văn Đồng "
Xe đang chạy trên xa lộ , không có gì ngăn cản , xe cứ được trớn
chạy băng băng , nên lơ xe nhanh nhẹn hỏi :
" Ai xuống nhà. Mẹ Phạm Văn Đồng , có hành lý không ? "
Tôi nín khe , ngó lơ chỗ khác ...Như vậy là xe đò đường trường , ngang
Đức Phổ Quảng Ngãi , có một trạm dừng quen gọi : " nhà mẹ Phạm Văn Đồng
" thật trời ạ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)