Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT NĂM TRÔI QUA - CAO MỴ NHÂN
MỘT
NĂM TRÔI QUA -
CAO MỴ NHÂN
Một năm trôi qua rồi, tôi thấy nó dài như
một ...thế kỷ. Anh sẽ bảo rằng: Chúng ta chưa người nào sống tới trăm tuổi, mà
sao biết được cái thế kỷ nó dài thế nào.
Thế anh có biết hôm xưa, năm ngoái thôi,
khi mình ngồi đợi cô y tá ở văn phòng bác sĩ Vĩnh Khiêm chuyên trị tim mạch nơi
thủ đô tị nạn Bolsa, có một người lạ hoắc, tức là chưa từng gặp bao giờ, mỉm
cười hỏi thăm mình:
" Tôi xin lỗi, có phải 60 năm trước,
chị ở Hải Phòng ? "
Mình ngạc nhiên hết sức, là vì ai hỏi câu
đó, phải rơi vào 2 trường hợp:
Có chút thân tình hay quen tên mình, nên
nghe ra mới hỏi thăm thôi.
Hoặc mình còn lại một chút gì ngờ ngợ trên
nhân dáng cũ quá rồi, mà tình cờ họ nhận ra vậy .
Với một hình hài quá lâu đời, bắt buộc phải đổi thay, sa sút
vv...nhất là tôi gầy ốm, chứ có phong độ gì đâu, để có thể ánh mắt hay nụ cười
còn sót lại chút xíu của 60 năm " ago" .
Tôi ngẫm nghĩ, khi mình còn niên thiếu ở Hải Phòng, mình chẳng hề vấp váp vào
một lỗi lầm gì, thì có chi mà " ngán " ai chớ, tôi gật đầu vui vẻ trả
lời:
Dạ 60 năm trước, có ở Hải Phòng.
Người đó hỏi tiếp :
" Nhà chị ở đường Tám Gian, số 112 A
? "
Chu choa, sao mà biết rõ thế nhỉ, bây giờ
thì tôi bắt buộc phải thận trọng:
Đó là nhà ba má tôi. Ngôi nhà gạch đúc
lớn, quét vôi mầu hồng, trên mái phía mặt tiền, có hình nửa mặt trời màu đỏ với
những tia sáng mầu hồng thắm ... Tôi trả lời hơi dè dặt:
Vâng, đúng số 112 A Tám Gian là nhà ba
tôi.
Chưa kịp nói thêm gì, thì người hỏi tiếp,
như là sợ tôi còn quên gì :
" Nhà chị ở trên lầu, dưới nhà là
hiệu may tây lớn, Tuy, tên hiệu may ..."
Đúng thế, ba tôi cho ông Tuy thuê mở tiệm may Âu phục .
Bấy giờ người hỏi mới xuống giọng trầm một
chút:
" Trong số những người thợ may cùa
nhà may Tuy, có anh Nghị học may, sau đi học, đỗ đạt, di cư vào Nam, ra đi làm,
thường nhắc tới chị ..."
Ố ô lạ quá, mình có biết ai là Nghị trong
cái tiệm may tây mà ba mình cho thuê đâu.
Hơn nữa còn tuổi thiếu niên, đi Phật Tử
trong cái đoàn oanh vũ, bèn trả lời ông hỏi thăm đó:
Tôi có 3 chị em lận, chắc ông Nghị đó biết
2 chị tôi, chớ tôi có thấy ai nói gì với tôi đâu.
Người hỏi cứ nói băng băng, như mới rời
Hải Phòng hôm qua vậy .
" Anh Nghị nói tên chị : Cao Mỵ Nhân,
ở nhà gọi là Mỵ "
Thì đúng vậy, nhưng tôi không biết ông
Nghị như ông nói.
Thế bây giờ ông ấy đang ở đâu thưa ông?
Ôi tiếc quá, nếu được gặp chị sớm hơn ít
năm nhỉ ? Anh ấy đã mất...
" Trời, buồn quá hả? "
Không biết tôi có buồn thật không, chứ
nghe tin ai mất thì cũng buồn. Ông ta, người hỏi thăm, nhìn tôi đăm đăm, như
thấy có vẻ gì bình thản quá .
Mà bình thản suốt 60 năm nay, vì chết nỗi
tôi có thực sự biết hay nhớ ai tên Nghị ở Hải Phòng bao giờ.
Tôi cám ơn ông khách bạn ông Nghị, rồi
thản nhiên ra về . Ông ta đi cùng một bạn gái của tôi, may tôi còn chút lịch sự tối thiểu, là đã hỏi được quý danh ông.
Bởi vì không gì bất lịch sự cho bằng nói
chuyện với khách cả giờ đồng hồ, mà vẫn không hỏi thăm tên người ta.
Phong tục tây phương lúc nào cũng ngang
bằng sổ ngay, hai người đối thoại lúc nào cũng xưng danh trước.
Thí dụ bà hàng xóm nhà tôi muốn hỏi tôi
việc chi, mà lâu quá tôi quên, nhưng tôi không thể quên bà ấy mới bước vô sân
nhà tôi, đã tự giới thiệu :
Hello, tôi là Nancy, tôi muốn hỏi thăm bà
vv...
60 năm hơn, rời xa đất bắc, chưa có thời
gian nào mình ngồi sững sờ, thẫn thờ luyến tiếc, dù rằng nơi xa xăm ấy, còn có
nấm mộ của mẹ mình, tất nhiên là làm sao chăm sóc được. Mình cũng không nhớ
nhung gì ngôi làng nhỏ, có con sông nhỏ...con sông chạy sát bên bờ cái nghĩa
trang cũng nhỏ bé của ngôi làng ...
Nhưng cho dù ở những nơi khác, tất cả có
lớn to hơn, như làng lớn, con sông dài, nghĩa trang rộng, vv...ngàn năm sau
cũng chưa chắc tất cả ở nguyên vị trí cũ.
Thì cần chi tới ngàn năm, trăm năm đâu,
tất cả mấy điều kể trên đã hoàn toàn thay đổi, bởi vì cát bụi trở về cát bụi, chỉ
còn âm hưởng mơ hồ ...
Chuyện của 60 năm trước đã vậy, không còn
mối xúc cảm thiêng liêng ...nếu giữ được, chắc chỉ còn là Kỷ niệm .
Thế thì với anh, một năm qua, đang không
phải kỷ niệm, mà càng không phải dĩ vãng, bởi thời gian đang nối dài dĩ vãng,
cho dài hơn năm tháng có nhau...
Vẫn biết có nhau, song le không phải tất
cả là của mình, để xây dựng một lầu thơ bất biến, giữ ảnh hình anh cho tới tít
tắp muôn sau.
Đã thế cái không gian cứ bàng bạc thêm mỗi
ngày, làm sao giữ vẹn được mầu chung thuỷ hôm nay...
Vậy thì một năm vui quá độ, hay buồn lê
thê, hay không chi cả như anh thường nhắc tới, không chi cả, cuộc sống muôn
hình vạn trạng, không còn thì giờ vướng mắc ưu tư, hãy trả không gian về cho
đại ngã, và thời gian cho tiểu ngã yêu chiều.
Mỗi người mỗi xử dụng thời gian theo cách
riêng của họ .
Một năm, cứ xem như anh bận rộn quá...
Một năm, cứ xem như mình rảnh rang quá ...
Một năm đừng đặt nặng vấn đề...sẽ làm gì,
làm cho ai, đừng nhé, bởi sẽ không chi cả ở cuộc đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT NĂM TRÔI QUA - CAO MỴ NHÂN
MỘT
NĂM TRÔI QUA -
CAO MỴ NHÂN
Một năm trôi qua rồi, tôi thấy nó dài như
một ...thế kỷ. Anh sẽ bảo rằng: Chúng ta chưa người nào sống tới trăm tuổi, mà
sao biết được cái thế kỷ nó dài thế nào.
Thế anh có biết hôm xưa, năm ngoái thôi,
khi mình ngồi đợi cô y tá ở văn phòng bác sĩ Vĩnh Khiêm chuyên trị tim mạch nơi
thủ đô tị nạn Bolsa, có một người lạ hoắc, tức là chưa từng gặp bao giờ, mỉm
cười hỏi thăm mình:
" Tôi xin lỗi, có phải 60 năm trước,
chị ở Hải Phòng ? "
Mình ngạc nhiên hết sức, là vì ai hỏi câu
đó, phải rơi vào 2 trường hợp:
Có chút thân tình hay quen tên mình, nên
nghe ra mới hỏi thăm thôi.
Hoặc mình còn lại một chút gì ngờ ngợ trên
nhân dáng cũ quá rồi, mà tình cờ họ nhận ra vậy .
Với một hình hài quá lâu đời, bắt buộc phải đổi thay, sa sút
vv...nhất là tôi gầy ốm, chứ có phong độ gì đâu, để có thể ánh mắt hay nụ cười
còn sót lại chút xíu của 60 năm " ago" .
Tôi ngẫm nghĩ, khi mình còn niên thiếu ở Hải Phòng, mình chẳng hề vấp váp vào
một lỗi lầm gì, thì có chi mà " ngán " ai chớ, tôi gật đầu vui vẻ trả
lời:
Dạ 60 năm trước, có ở Hải Phòng.
Người đó hỏi tiếp :
" Nhà chị ở đường Tám Gian, số 112 A
? "
Chu choa, sao mà biết rõ thế nhỉ, bây giờ
thì tôi bắt buộc phải thận trọng:
Đó là nhà ba má tôi. Ngôi nhà gạch đúc
lớn, quét vôi mầu hồng, trên mái phía mặt tiền, có hình nửa mặt trời màu đỏ với
những tia sáng mầu hồng thắm ... Tôi trả lời hơi dè dặt:
Vâng, đúng số 112 A Tám Gian là nhà ba
tôi.
Chưa kịp nói thêm gì, thì người hỏi tiếp,
như là sợ tôi còn quên gì :
" Nhà chị ở trên lầu, dưới nhà là
hiệu may tây lớn, Tuy, tên hiệu may ..."
Đúng thế, ba tôi cho ông Tuy thuê mở tiệm may Âu phục .
Bấy giờ người hỏi mới xuống giọng trầm một
chút:
" Trong số những người thợ may cùa
nhà may Tuy, có anh Nghị học may, sau đi học, đỗ đạt, di cư vào Nam, ra đi làm,
thường nhắc tới chị ..."
Ố ô lạ quá, mình có biết ai là Nghị trong
cái tiệm may tây mà ba mình cho thuê đâu.
Hơn nữa còn tuổi thiếu niên, đi Phật Tử
trong cái đoàn oanh vũ, bèn trả lời ông hỏi thăm đó:
Tôi có 3 chị em lận, chắc ông Nghị đó biết
2 chị tôi, chớ tôi có thấy ai nói gì với tôi đâu.
Người hỏi cứ nói băng băng, như mới rời
Hải Phòng hôm qua vậy .
" Anh Nghị nói tên chị : Cao Mỵ Nhân,
ở nhà gọi là Mỵ "
Thì đúng vậy, nhưng tôi không biết ông
Nghị như ông nói.
Thế bây giờ ông ấy đang ở đâu thưa ông?
Ôi tiếc quá, nếu được gặp chị sớm hơn ít
năm nhỉ ? Anh ấy đã mất...
" Trời, buồn quá hả? "
Không biết tôi có buồn thật không, chứ
nghe tin ai mất thì cũng buồn. Ông ta, người hỏi thăm, nhìn tôi đăm đăm, như
thấy có vẻ gì bình thản quá .
Mà bình thản suốt 60 năm nay, vì chết nỗi
tôi có thực sự biết hay nhớ ai tên Nghị ở Hải Phòng bao giờ.
Tôi cám ơn ông khách bạn ông Nghị, rồi
thản nhiên ra về . Ông ta đi cùng một bạn gái của tôi, may tôi còn chút lịch sự tối thiểu, là đã hỏi được quý danh ông.
Bởi vì không gì bất lịch sự cho bằng nói
chuyện với khách cả giờ đồng hồ, mà vẫn không hỏi thăm tên người ta.
Phong tục tây phương lúc nào cũng ngang
bằng sổ ngay, hai người đối thoại lúc nào cũng xưng danh trước.
Thí dụ bà hàng xóm nhà tôi muốn hỏi tôi
việc chi, mà lâu quá tôi quên, nhưng tôi không thể quên bà ấy mới bước vô sân
nhà tôi, đã tự giới thiệu :
Hello, tôi là Nancy, tôi muốn hỏi thăm bà
vv...
60 năm hơn, rời xa đất bắc, chưa có thời
gian nào mình ngồi sững sờ, thẫn thờ luyến tiếc, dù rằng nơi xa xăm ấy, còn có
nấm mộ của mẹ mình, tất nhiên là làm sao chăm sóc được. Mình cũng không nhớ
nhung gì ngôi làng nhỏ, có con sông nhỏ...con sông chạy sát bên bờ cái nghĩa
trang cũng nhỏ bé của ngôi làng ...
Nhưng cho dù ở những nơi khác, tất cả có
lớn to hơn, như làng lớn, con sông dài, nghĩa trang rộng, vv...ngàn năm sau
cũng chưa chắc tất cả ở nguyên vị trí cũ.
Thì cần chi tới ngàn năm, trăm năm đâu,
tất cả mấy điều kể trên đã hoàn toàn thay đổi, bởi vì cát bụi trở về cát bụi, chỉ
còn âm hưởng mơ hồ ...
Chuyện của 60 năm trước đã vậy, không còn
mối xúc cảm thiêng liêng ...nếu giữ được, chắc chỉ còn là Kỷ niệm .
Thế thì với anh, một năm qua, đang không
phải kỷ niệm, mà càng không phải dĩ vãng, bởi thời gian đang nối dài dĩ vãng,
cho dài hơn năm tháng có nhau...
Vẫn biết có nhau, song le không phải tất
cả là của mình, để xây dựng một lầu thơ bất biến, giữ ảnh hình anh cho tới tít
tắp muôn sau.
Đã thế cái không gian cứ bàng bạc thêm mỗi
ngày, làm sao giữ vẹn được mầu chung thuỷ hôm nay...
Vậy thì một năm vui quá độ, hay buồn lê
thê, hay không chi cả như anh thường nhắc tới, không chi cả, cuộc sống muôn
hình vạn trạng, không còn thì giờ vướng mắc ưu tư, hãy trả không gian về cho
đại ngã, và thời gian cho tiểu ngã yêu chiều.
Mỗi người mỗi xử dụng thời gian theo cách
riêng của họ .
Một năm, cứ xem như anh bận rộn quá...
Một năm, cứ xem như mình rảnh rang quá ...
Một năm đừng đặt nặng vấn đề...sẽ làm gì,
làm cho ai, đừng nhé, bởi sẽ không chi cả ở cuộc đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)