Thân Hữu Tiếp Tay...
MỘT NÉT CHẤM PHÁ VỀ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM_ NGUYỄN NHƠN
Niên học 1951-52, tôi theo cô đi học Lớp Nhứt, trường Tiểu học Châu Đốc. Dượng tôi là Thiếu úy Đại đội trưởng, ĐĐ2/ Tiểu Đoàn 11 Khinh binh, doanh trại đóng tại cái villa và các dãy nhà phụ trên bờ Châu Giang, cạnh trường Tiểu học, cách chợ Châu Đốc chỉ một khu phố.
Tiểu đoàn 11 KB nầy vốn là 11è Bataillon de Marche của QĐLH Pháp mới vừa giao lại cho Quân Đội QGVN. Dượng tôi vốn là Đại đội phó của ĐĐ2 nầy, từ QĐLH Pháp chuyển qua QĐQGVN và làm Đại đội trưởng thay cho sĩ quan người Pháp. Hồi đó, cả lính lẫn dân đều xưng hô là “ Quan Một .”
Hồi đó, QĐQGVN tân lập, ít sĩ quan. Tiểu đoàn trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Châu Đốc là Đại úy Nguyễn Văn Quan ( sau nầy là Thiếu tướng Giám Đốc Nha ANQĐ). Cả tỉnh Châu Đốc chỉ có một Tiểu đoàn 11 KB nầy vừa giữ an ninh lãnh thổ vừa hành quân tảo thanh.
Hiển nhiên, như vậy là do các lực lượng phụ trợ (Forces Supplétives) như Vệ Binh Nam Phần (Garde du Vietnam Sud), Biệt kích tục gọi Commando và cả lực lượng võ trang Hòa Hão phụ giúp phần lớn.
Số đồn bót của LL Hòa Hão trong tỉnh có khi còn nhiều hơn của TĐ. 11. Bộ chỉ huy LLHH ở Cái Dầu của cậu hai Ngoán một thời nỗi tiếng trong vùng.
Đại đội 1 của Thiếu úy Nguyễn Thanh Hoàng (Chuẩn tướng TMT/QĐ3 sau nầy) và ĐĐ2 của dượng tôi, Thiếu úy Bùi Kim Thanh làm lực lượng cơ động, hành quân. Đại đội 3 của Thiếu úy Nguyễn Văn Thanh (sau nầy là Tỉnh trưởng Vĩnh Bình/Dân biểu Quốc hội) chịu trách nhiệm an ninh vùng Nhà Bàn-Tịnh Biên. Đại đội 4 của Thiếu úy Nguyễn Văn Ba chịu trách nhiệm vùng Tân Châu. Đại Đội Chỉ huy (CCB) do Trung úy Nguyễn Văn Đầy (về sau là Trung tá Quân trấn trưởng BK Thủ Đô) chỉ huy.
Về phía người Pháp, Đại tá cựu Tiểu khu trưởng trở thành chỉ huy cơ quan Liên Lạc Quân sự (Détachement de Liaison militaire) giữ vai trò cố vấn, tiếp liệu như cố vấn Mỹ sau nầy.
Sau đây là một nét sinh hoạt của một đơn vị VN mới mẻ.
Sáng sớm, tinh mơ, Thiếu úy ĐĐT đã tốc mền thằng cháu giựt dậy, bắt chạy theo lính, tập thể thao. Thường khi thì, từ doanh trại bên bờ sông Châu Đốc, chạy miết vô đường đi Núi Sam, xa vài ba cây số chớ đâu phải ít! Bận về, thằng nhỏ hụt hơi, rớt lại phía sau xa. Về tới doanh trại đâu phải được nghỉ! “Quan một” đứng bên bực thạch bờ sông hô: Hàng một, đàng trước nhảy! Vậy là cả đại đội, từng người, lần lượt nhảy xuống Châu Giang. Một bửa, có chú lính mới, không biết lội sông, vừa nhảy vừa la: Cứu tui dzí, cứu tui dzí! Sau bừa ăn sáng, đại đội tập họp tại hội trường, học hát. Bài ca mở đầu là bản Khỏe Vì Nước. Mấy chú lính trẻ gốc nhà quê đâu biết nhạc nhiếc gì, cứ theo nhịp của “Quản ca” lớn tiếng ca. Có điều lời nhạc thì hiểu. Khi cất cao giọng hát điệp khúc:
Thanh niên ơi!
Hồn thiêng núi sông đợi chờ
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng
Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung
Lời dồng ca vang dội cả hội trường. Xong rồi các trung đội tỏa ra làm tạp dịch, ưa nói tiếng Tây là làm corvée.
Ban đêm, các trung đội được bố trí phòng thủ tại các vọng gác xung quanh doanh trại. Trạm gác tại cổng chánh là nơi cậu trò nhỏ lân la hàng đêm sau khi học bài, làm bài xong. Một bửa, thức khuya, đang ngồi chơi với ông cai già trưởng toán, bỗng thấy một toán lính từ phía trường Tiểu học di chuyển lại. Ông cai vớ khẩu tiểu liên cầm tay và hô lớn: Hanh tà là! Mô đờ bát. ( Halt à là! Mots de passe ). Có lẽ bác già là lính cựu, quen hô lịnh tiếng Tây, chừng nhớ lại toán kia chắc là lính Hòa Hão, ông đổi qua tiếng Việt : Đứng lại! Nói mật khẩu. Trưởng toán tuần tiểu một mình bước lại nói nhỏ mật khẩu. Vậy là ông khoát tay cho qua.
Thỉnh thoảng, Đại dội được lịnh đi phục kích ban đêm. Thường là khu vực gần núi Sam về phía kinh Vĩnh Tế.
Về vũ khí trang bị thì do QĐLHP trao lại: Sĩ quan trang bị súng lục MAP 7ly65. Loại súng nầy tuy nhẹ nhàng nhưng thường hay gãy kim kích hỏa. Tiểu đội trưởng trang bị tiểu liên MAP, loại nầy chỉ dùng trong cận chiến, không tác xạ tầm xa hữu hiệu. Lính trang bị súng trường MAS36, có thể nói là loại súng trường kiểu mới, nhẹ nhàng mà chính xác. Các đơn vị partisan, Hòa Hão trang bị mousqueton nặng nề thường gọi hí hước là “oãnh tầm sào” hay ưa thích khẩu Mas36. Mỗi Tiểu đội trang bị một trung liên 24x29. Trung đội trang bị một đại liên Lebel thường gọi là súng nồi vì ổ chứa đạn tròn như cái nồi. Vũ khí nặng của Đại đội là một khẩu cối 60ly và một khẩu 81 ly.
Tôi ở với dượng được nửa năm thì Đại đội được lịnh di chuyển vào Quận Tri Tôn, tục gọi Sài Tón. Danh xưng chánh thức của dượng là Commandant le Quartier de Tri Ton ghi trên con dấu chớ không nghe ai nói tiếng Chi Khu hoặc Chi khu trưởng.
Khi Đại đội mới đến, người Pháp còn để lại một khẩu pháo Howitzer 105 ly. Ít lâu sau, họ lấy đi và thay thế bằng một khẩu cối 120ly, dượng tôi vẫn kêu là quatre pouces deux. Toán súng cối được người Pháp huấn luyện xem ra không thạo tác xạ bằng dượng tôi. Ông rất giỏi bắn súng cối.
Mỗi khi Việt Minh thắp đèn đuốc mít tinh, mít tiết trên núi Cô Tô là ông la cochon, merde tùm lum, rồi đích thân xuống ụ pháo bắn. Mà dượng tôi giỏi thiệt, ông chấm tọa độ, lấy yếu tố tác xạ cách nào không biết, chỉ thấy ông la phơ vài phát là đèn đuốc trên núi tắt ngấm!
Nhũng khi vui chuyện, dượng tôi vẫn thường nhắc lại kỷ niệm đánh Đức trên chiến trường Âu châu, khi ông được xung vào đơn vị cơ động, dùng xe jeep Mỹ, trang bị đại liên M30, khai hỏa lực rượt đuổi lính Đức chạy có cờ nên ông coi bộ đội Việt Minh như đồ bỏ.
Chính vì khinh địch như vậy nên ông tử vong khi vấp phải Tiểu đoàn cơ động Thất Sơn VM lừng danh thời kỳ đó. Phòng 2 Chi khu được tin bộ đội Thất Sơn kéo về áp sát Núi Đất. Thay vì báo trình Tiểu khu để xin mở hành quân tảo thanh địch, ông tự mình tổ chức hành quân với lực lượng một đại đội trừ, nghĩa là một trung đội commando và một trung đội cơ hữu.
Ngày hôm đó, cô tôi hết lời năn nỉ dượng, bằn vài loạt súng cối dọn đường cho an toàn. Như thường lệ, dượng bảo: Ối đám giặc cỏ nầy, bắn làm gì cho phí đạn!
Đội hình hành quân, hai trung đội song hành, một trước, một sau đúng chiến thuật. Vị trí chỉ huy hành quân của dượng thì sai chiến thuật: Thay vì đi với trung đội cơ hữu phía sau để quan sát chiến trường, điều binh, ông lại đi với trung đội commando xung kích. Cho nên khi đụng trận, địch với quân số áp đảo, theo chiến thuật phục kích “đội mồ”, bất ngờ vùng lên tấn kích, trung đội commando người Miên bỏ chạy tán loạn. Hạ sĩ quan truyền tin trong cánh quân đi sau chỉ nghe tiếng ĐĐT hô Attaque rồi im bặt. Vị chuẩn úy Đại đội phó chỉ huy trung đội đi sau, mới ra trường, thiếu kinh nghiệm, thay vì điều quân xông lên tiếp ứng, ông hoãng hốt ra lịnh dừng quân, dàn đội hình phòng ngự. Vậy là địch thừa thế, tràn lên, dứt điểm!
Trong trí niên thiếu của tôi, trận Thất Sơn nầy thật là vĩ đại, chắc phải đi vào quân sử Việt Nam.
THAY LỜI KẾT
Nhân đọc tài liệu tham khảo
về Quân sử Việt Nam
do Hội Nghiên cứu Lịch sử
Trúc Lâm Yên Tử chuyển
Xúc động tâm tình nhớ nghĩ
về một đơn vị Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
trong những ngày đầu thành lập
Sĩ quan gốc bạch diện thư sinh
bước vào quân ngũ với lòng hăng hái
của tuổi trẻ trong ngày đầu Quốc gia
mới thu hồi ĐỘC LẬP
Lính vốn nông dân chất phác
theo lịnh động viên vào lính
thi hành nghĩa vụ công dân
Cả quan lẫn lính chiến đấu
không bằng kinh nghiệm chiến trường
mà bằng tấm lòng ngạo nghễ
của tuổi trẻ Việt Nam
Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng
HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
Nguyễn Nhơn
( Hè Nhâm Thìn 2012)
MỘT NÉT CHẤM PHÁ VỀ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM_ NGUYỄN NHƠN
Niên học 1951-52, tôi theo cô đi học Lớp Nhứt, trường Tiểu học Châu Đốc. Dượng tôi là Thiếu úy Đại đội trưởng, ĐĐ2/ Tiểu Đoàn 11 Khinh binh, doanh trại đóng tại cái villa và các dãy nhà phụ trên bờ Châu Giang, cạnh trường Tiểu học, cách chợ Châu Đốc chỉ một khu phố.
Tiểu đoàn 11 KB nầy vốn là 11è Bataillon de Marche của QĐLH Pháp mới vừa giao lại cho Quân Đội QGVN. Dượng tôi vốn là Đại đội phó của ĐĐ2 nầy, từ QĐLH Pháp chuyển qua QĐQGVN và làm Đại đội trưởng thay cho sĩ quan người Pháp. Hồi đó, cả lính lẫn dân đều xưng hô là “ Quan Một .”
Hồi đó, QĐQGVN tân lập, ít sĩ quan. Tiểu đoàn trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Châu Đốc là Đại úy Nguyễn Văn Quan ( sau nầy là Thiếu tướng Giám Đốc Nha ANQĐ). Cả tỉnh Châu Đốc chỉ có một Tiểu đoàn 11 KB nầy vừa giữ an ninh lãnh thổ vừa hành quân tảo thanh.
Hiển nhiên, như vậy là do các lực lượng phụ trợ (Forces Supplétives) như Vệ Binh Nam Phần (Garde du Vietnam Sud), Biệt kích tục gọi Commando và cả lực lượng võ trang Hòa Hão phụ giúp phần lớn.
Số đồn bót của LL Hòa Hão trong tỉnh có khi còn nhiều hơn của TĐ. 11. Bộ chỉ huy LLHH ở Cái Dầu của cậu hai Ngoán một thời nỗi tiếng trong vùng.
Đại đội 1 của Thiếu úy Nguyễn Thanh Hoàng (Chuẩn tướng TMT/QĐ3 sau nầy) và ĐĐ2 của dượng tôi, Thiếu úy Bùi Kim Thanh làm lực lượng cơ động, hành quân. Đại đội 3 của Thiếu úy Nguyễn Văn Thanh (sau nầy là Tỉnh trưởng Vĩnh Bình/Dân biểu Quốc hội) chịu trách nhiệm an ninh vùng Nhà Bàn-Tịnh Biên. Đại đội 4 của Thiếu úy Nguyễn Văn Ba chịu trách nhiệm vùng Tân Châu. Đại Đội Chỉ huy (CCB) do Trung úy Nguyễn Văn Đầy (về sau là Trung tá Quân trấn trưởng BK Thủ Đô) chỉ huy.
Về phía người Pháp, Đại tá cựu Tiểu khu trưởng trở thành chỉ huy cơ quan Liên Lạc Quân sự (Détachement de Liaison militaire) giữ vai trò cố vấn, tiếp liệu như cố vấn Mỹ sau nầy.
Sau đây là một nét sinh hoạt của một đơn vị VN mới mẻ.
Sáng sớm, tinh mơ, Thiếu úy ĐĐT đã tốc mền thằng cháu giựt dậy, bắt chạy theo lính, tập thể thao. Thường khi thì, từ doanh trại bên bờ sông Châu Đốc, chạy miết vô đường đi Núi Sam, xa vài ba cây số chớ đâu phải ít! Bận về, thằng nhỏ hụt hơi, rớt lại phía sau xa. Về tới doanh trại đâu phải được nghỉ! “Quan một” đứng bên bực thạch bờ sông hô: Hàng một, đàng trước nhảy! Vậy là cả đại đội, từng người, lần lượt nhảy xuống Châu Giang. Một bửa, có chú lính mới, không biết lội sông, vừa nhảy vừa la: Cứu tui dzí, cứu tui dzí! Sau bừa ăn sáng, đại đội tập họp tại hội trường, học hát. Bài ca mở đầu là bản Khỏe Vì Nước. Mấy chú lính trẻ gốc nhà quê đâu biết nhạc nhiếc gì, cứ theo nhịp của “Quản ca” lớn tiếng ca. Có điều lời nhạc thì hiểu. Khi cất cao giọng hát điệp khúc:
Thanh niên ơi!
Hồn thiêng núi sông đợi chờ
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng
Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung
Lời dồng ca vang dội cả hội trường. Xong rồi các trung đội tỏa ra làm tạp dịch, ưa nói tiếng Tây là làm corvée.
Ban đêm, các trung đội được bố trí phòng thủ tại các vọng gác xung quanh doanh trại. Trạm gác tại cổng chánh là nơi cậu trò nhỏ lân la hàng đêm sau khi học bài, làm bài xong. Một bửa, thức khuya, đang ngồi chơi với ông cai già trưởng toán, bỗng thấy một toán lính từ phía trường Tiểu học di chuyển lại. Ông cai vớ khẩu tiểu liên cầm tay và hô lớn: Hanh tà là! Mô đờ bát. ( Halt à là! Mots de passe ). Có lẽ bác già là lính cựu, quen hô lịnh tiếng Tây, chừng nhớ lại toán kia chắc là lính Hòa Hão, ông đổi qua tiếng Việt : Đứng lại! Nói mật khẩu. Trưởng toán tuần tiểu một mình bước lại nói nhỏ mật khẩu. Vậy là ông khoát tay cho qua.
Thỉnh thoảng, Đại dội được lịnh đi phục kích ban đêm. Thường là khu vực gần núi Sam về phía kinh Vĩnh Tế.
Về vũ khí trang bị thì do QĐLHP trao lại: Sĩ quan trang bị súng lục MAP 7ly65. Loại súng nầy tuy nhẹ nhàng nhưng thường hay gãy kim kích hỏa. Tiểu đội trưởng trang bị tiểu liên MAP, loại nầy chỉ dùng trong cận chiến, không tác xạ tầm xa hữu hiệu. Lính trang bị súng trường MAS36, có thể nói là loại súng trường kiểu mới, nhẹ nhàng mà chính xác. Các đơn vị partisan, Hòa Hão trang bị mousqueton nặng nề thường gọi hí hước là “oãnh tầm sào” hay ưa thích khẩu Mas36. Mỗi Tiểu đội trang bị một trung liên 24x29. Trung đội trang bị một đại liên Lebel thường gọi là súng nồi vì ổ chứa đạn tròn như cái nồi. Vũ khí nặng của Đại đội là một khẩu cối 60ly và một khẩu 81 ly.
Tôi ở với dượng được nửa năm thì Đại đội được lịnh di chuyển vào Quận Tri Tôn, tục gọi Sài Tón. Danh xưng chánh thức của dượng là Commandant le Quartier de Tri Ton ghi trên con dấu chớ không nghe ai nói tiếng Chi Khu hoặc Chi khu trưởng.
Khi Đại đội mới đến, người Pháp còn để lại một khẩu pháo Howitzer 105 ly. Ít lâu sau, họ lấy đi và thay thế bằng một khẩu cối 120ly, dượng tôi vẫn kêu là quatre pouces deux. Toán súng cối được người Pháp huấn luyện xem ra không thạo tác xạ bằng dượng tôi. Ông rất giỏi bắn súng cối.
Mỗi khi Việt Minh thắp đèn đuốc mít tinh, mít tiết trên núi Cô Tô là ông la cochon, merde tùm lum, rồi đích thân xuống ụ pháo bắn. Mà dượng tôi giỏi thiệt, ông chấm tọa độ, lấy yếu tố tác xạ cách nào không biết, chỉ thấy ông la phơ vài phát là đèn đuốc trên núi tắt ngấm!
Nhũng khi vui chuyện, dượng tôi vẫn thường nhắc lại kỷ niệm đánh Đức trên chiến trường Âu châu, khi ông được xung vào đơn vị cơ động, dùng xe jeep Mỹ, trang bị đại liên M30, khai hỏa lực rượt đuổi lính Đức chạy có cờ nên ông coi bộ đội Việt Minh như đồ bỏ.
Chính vì khinh địch như vậy nên ông tử vong khi vấp phải Tiểu đoàn cơ động Thất Sơn VM lừng danh thời kỳ đó. Phòng 2 Chi khu được tin bộ đội Thất Sơn kéo về áp sát Núi Đất. Thay vì báo trình Tiểu khu để xin mở hành quân tảo thanh địch, ông tự mình tổ chức hành quân với lực lượng một đại đội trừ, nghĩa là một trung đội commando và một trung đội cơ hữu.
Ngày hôm đó, cô tôi hết lời năn nỉ dượng, bằn vài loạt súng cối dọn đường cho an toàn. Như thường lệ, dượng bảo: Ối đám giặc cỏ nầy, bắn làm gì cho phí đạn!
Đội hình hành quân, hai trung đội song hành, một trước, một sau đúng chiến thuật. Vị trí chỉ huy hành quân của dượng thì sai chiến thuật: Thay vì đi với trung đội cơ hữu phía sau để quan sát chiến trường, điều binh, ông lại đi với trung đội commando xung kích. Cho nên khi đụng trận, địch với quân số áp đảo, theo chiến thuật phục kích “đội mồ”, bất ngờ vùng lên tấn kích, trung đội commando người Miên bỏ chạy tán loạn. Hạ sĩ quan truyền tin trong cánh quân đi sau chỉ nghe tiếng ĐĐT hô Attaque rồi im bặt. Vị chuẩn úy Đại đội phó chỉ huy trung đội đi sau, mới ra trường, thiếu kinh nghiệm, thay vì điều quân xông lên tiếp ứng, ông hoãng hốt ra lịnh dừng quân, dàn đội hình phòng ngự. Vậy là địch thừa thế, tràn lên, dứt điểm!
Trong trí niên thiếu của tôi, trận Thất Sơn nầy thật là vĩ đại, chắc phải đi vào quân sử Việt Nam.
THAY LỜI KẾT
Nhân đọc tài liệu tham khảo
về Quân sử Việt Nam
do Hội Nghiên cứu Lịch sử
Trúc Lâm Yên Tử chuyển
Xúc động tâm tình nhớ nghĩ
về một đơn vị Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
trong những ngày đầu thành lập
Sĩ quan gốc bạch diện thư sinh
bước vào quân ngũ với lòng hăng hái
của tuổi trẻ trong ngày đầu Quốc gia
mới thu hồi ĐỘC LẬP
Lính vốn nông dân chất phác
theo lịnh động viên vào lính
thi hành nghĩa vụ công dân
Cả quan lẫn lính chiến đấu
không bằng kinh nghiệm chiến trường
mà bằng tấm lòng ngạo nghễ
của tuổi trẻ Việt Nam
Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng
HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
Nguyễn Nhơn
( Hè Nhâm Thìn 2012)