Mỗi Ngày Một Chuyện

MÙA ĐÔNG NỘI THẤT - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Hoá cho nên, tôi có dịp ngồi ...suy nghĩ về ông nội tôi, để có thể tìm hiểu "thực trạng xã hội" phần nào giai đoạn cổ kim tương hỗ.


      

     MÙA ĐÔNG NỘI THẤT  -  CAO MỴ NHÂN 

 

Mỗi lần nhìn cây lá sơ rơ, heo may thổi xạc xào trên cành cội khẳng khiu, khô khốc...là một lần tôi nhớ đến cụ giáo già, bạn của ông nội tôi, ở làng Sở thật xa xưa...

Quý cụ vừa kéo thuốc lào, bình ấm kêu ro ro, vừa tằng hắng đọc bài thơ Bốn Mùa, của thi sĩ Thôi Hiệu thời Đường bên Tàu.

Thi sĩ Thôi Hiệu còn là tác giả bài Đường thi danh tiếng Hoàng Hạc Lâu, mà hầu hết các nhà thơ VN thời cận và hiện đại đều thích thú, đã dịch, hoặc phỏng dịch để phổ biến tới đông  đảo khách thơ nhàn lãm . 

Riêng bài Bốn Mùa ngắn gọn, thì giới chung chung hầu như ai cũng thuộc...Nếu không thuộc lời, thì cũng biết cái ý của thi sĩ Thôi Hiệu tả cảnh thế nào : 

Xuân du phương thảo địa 

Hạ thưởng lục hà trì 

Thu ẩm hoàng hoa tửu 

Đông ngâm bạch tuyết thi...

           (Thôi Hiệu 704 - 754) 

 

Lắng nghe tiếng gió heo hút, luồn qua vách liếp, ông nội tôi đã mang chiếc ấm nhỏ bằng nắm tay đựng rượu cúc, để lên chiếc kiềng bằng gang nhỏ xíu, đặt trên chiếc dĩa đất nung đỏ, dĩa đựng dầu lạc có mồi tim thắp lửa...

Ông nội tôi hâm bình rượu cúc để mời cụ giáo, rồi quý cụ gật gù ngâm vịnh. 

"Bạch tuyết thi" quả là một hình ảnh đẹp cụ ạ . Cụ có thể tưởng tượng ngồi trong thảo am, hay thiếu thất, ngó ra ngoài trời bát ngát mầu tuyết giá. 

Tôi, là ông nội tôi đó,  chưa thấy tuyết dầy đâu, nhưng hôm xưa lên thăm nhà cậu Ph, ở Chapa bên trong Lao Kay, cậu Ph là ba tôi, đưa tới núi Hoàng Liên vãn cảnh, buổi trưa cụ ạ, mây mù trắng xoá như tuyết, tôi cũng liên tưởng tới bạch tuyết ...

Không ngồi chơi lâu, cụ giáo ra về ...ông nội tôi "xin gởi cụ" hộp trà cúc bằng thiếc, có giấy bọc ngoài, chữ Tàu trên nền trời sương giá, vẽ tranh thuỷ mặc ở Hàn Sơn . 

 

Chuyện qua đi quá lâu, hôm nay nhân tiết đông về, từ bao giờ, khi lên bậc trung học, tôi đã võ vẽ học điển tích cổ điển...

Chợt nhớ có lần ba tôi kể: ông nội tôi sanh năm 1880. 

Ông nội tôi không là nhà văn, nhà võ gì hết, cụ cố chỉ học chữ Nho, biết chữ Hán, và đặc biệt còn học chữ Pháp để đi làm thông ngôn cho Tây, vào những thập niên thuộc tiền bán thế kỷ 20 vừa qua. 

Hoá cho nên, tôi có dịp ngồi ...suy nghĩ về ông nội tôi, để có thể tìm hiểu "thực trạng xã hội" phần nào giai đoạn cổ kim tương hỗ. 

Thí dụ: Thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820), tức là cụ Nguyễn Du cuối thời Lê Trung Hưng, đã hiện diện suốt triều vua Gia Long chấp chánh (1802 - 1820 ). 

Ông nội tôi ( 1880 - 1950 ), như vậy khi tiếng đại bác đầu tiên của quân viễn chinh Pháp bắn vô Đà Nẵng năm 1858, thi hào Nguyễn Du đã mất trước đó 38 năm, ông nội tôi sanh sau tiếng súng đó 22 năm. 

Một thủa nào, ông nội tôi kiếm thăm cụ Tú Xương (1870-1907), để sau đó thực sự theo học tiếng Tây, chính là giai đoạn đầu thế kỷ 20 . 

" Ném bút lông đi, viết bút chì " (Tú Xương). 

 

Cũng giai đoạn đó,  là nhiều mối tranh chấp xẩy ra ở xã hội VN, nhất là ngoài Bắc, tôi chỉ xin mon men tìm hiểu về một nhà dân thường, ông nội tôi. 

Ông nội tôi kể rằng, qua đầu thế kỷ 20, những mâu thuẫn không phải chỉ ngoài xã hội, mà trong mỗi gia đình nhỏ, cũng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. 

Ông nội tôi có 4 con trai, 2 con gái . 

2 con gái thì một người là chị ba tôi, sống bình thản bên chồng con bác ấy . 

Một người là em ba tôi, và là em út luôn, tên Hải Âu, thì thường ra Hà Nội, hay lên Chapa thăm nhà ba má tôi,  có khi ở lại thật lâu mới về.

 Chú Thạc là chồng cô Hải Âu, chẳng biết có làm gì khác không, thủa bé, tôi thấy chú chuyên chơi đàn bầu . 

4 con trai của ông nội tôi, cũng được chia ra 2 phần rõ rệt . 

Hai bác Cả và thứ hai, thì bám chặt cung cách sống cũ, học chữ Nho và làm ruộng tư điền tư thổ. 

Ba tôi thứ 3 và chú tôi ra Hà Nội học chữ Tây, ở trường Bưởi rồi  cung thi vô Công chánh, ba tôi được bổ dụng ở làng nghỉ mát Chapa, dành cho Tây tứ xứ về nghỉ, tôi hay kể chuyện Chapa rồi, còn chú tôi được bổ dụng ở Sở Công chánh tỉnh Hải Dương . 

 

Như trên tôi đã trình bầy, nhà ông nội tôi là 2 chiến tuyến đông tây rõ rệt. 

Sau này di cư vào nam, thì cứ phần hành nào theo phần hành nấy . 

Hai bác trai tôi, bác gái và gia đình cô Hải Âu ở lại, còn gia đình ba tôi và gia đình chú tôi thì hiện diện ngay ở Saigon sau hiệp định chia đôi đất nước có 2 tháng . 

Ông nội tôi đã mất trước cuộc di cư 4 năm. 

Nhà cửa ruộng vườn của ba tôi, vẫn để nguyên si như không hề di cư, không uỷ quyền sang nhượng cho cô bác ruột thịt nào cả. Vì nếu tỏ ý cho quý vị trong gia tộc biết, là nhà ba tôi không thể lên đường được, những người ở lại sẽ làm khó dễ ba tôi ngay. 

Thế mà sau ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975 . Ai trong họ, bên này hay bên kia, cứ tưởng chết hết rồi . Vậy mà nhiều ngày liên tiếp gia đình tôi đều có họ hàng vô thăm để có đôi lời than vãn khổ cực . 

Lạ một điều là không có lên lạc, mà sao quý vị ấy tìm nhà trúng phooc. 

 

Biết là ở một gia đình dòng họ vậy, cũng ít nhiều dịp nghe ba tôi kể chuyện nhà, nhưng tôi không quan tâm lắm, vì hàng anh em ba tôi đã có một khoảng cách. 

Tới tôi là đã quá xa xôi...

Những ngày ở trong tù cải tạo, chúng tôi hay phải làm những bản kiểm điểm lý lịch . 

Họ cứ muốn chúng tôi kê khai nọ kia, để sơ ý, hay vô tư chẳng ngờ, thì lộ ra những điều mà họ muốn biết . 

Sự thực thì cũng chẳng có ai khai man, chỉ là quên hay chưa thấy cần thiết khai thật kỹ càng . 

Riêng tôi thì nhìn vào lý lịch, chỉ có vậy, cuộc sống đơn dản, quá bình thường chả cần gì phải nguỵ trang cả. 

A, chỉ có một điều là trong bản lý lịch của tôi , lúc nào tên ông nội tôi cũng là Cao Văn Ông (mãn phần).

Họ không tin và không chịu, họ bảo đồng ý ông nội chị vậy, nhưng phải có tên Cao Văn Ông  của chị như thế nào chứ, ông nhưng phải tên tuổi là gì khác cơ, thí dụ: Trần Văn Ghế, Lê Văn Bàn chẳng hạn 

Tôi trả lời : Biết vậy, nhưng ông nội tôi, tên là Cao Văn Ông 100%  đấy, không tin thì thôi, chớ chả lẽ tôi đặt tên khác cho ông nội tôi à? 

Tất nhiên ông nội tôi tên khác chứ, sao lại Cao Văn Ông được ...

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

MÙA ĐÔNG NỘI THẤT - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Hoá cho nên, tôi có dịp ngồi ...suy nghĩ về ông nội tôi, để có thể tìm hiểu "thực trạng xã hội" phần nào giai đoạn cổ kim tương hỗ.


      

     MÙA ĐÔNG NỘI THẤT  -  CAO MỴ NHÂN 

 

Mỗi lần nhìn cây lá sơ rơ, heo may thổi xạc xào trên cành cội khẳng khiu, khô khốc...là một lần tôi nhớ đến cụ giáo già, bạn của ông nội tôi, ở làng Sở thật xa xưa...

Quý cụ vừa kéo thuốc lào, bình ấm kêu ro ro, vừa tằng hắng đọc bài thơ Bốn Mùa, của thi sĩ Thôi Hiệu thời Đường bên Tàu.

Thi sĩ Thôi Hiệu còn là tác giả bài Đường thi danh tiếng Hoàng Hạc Lâu, mà hầu hết các nhà thơ VN thời cận và hiện đại đều thích thú, đã dịch, hoặc phỏng dịch để phổ biến tới đông  đảo khách thơ nhàn lãm . 

Riêng bài Bốn Mùa ngắn gọn, thì giới chung chung hầu như ai cũng thuộc...Nếu không thuộc lời, thì cũng biết cái ý của thi sĩ Thôi Hiệu tả cảnh thế nào : 

Xuân du phương thảo địa 

Hạ thưởng lục hà trì 

Thu ẩm hoàng hoa tửu 

Đông ngâm bạch tuyết thi...

           (Thôi Hiệu 704 - 754) 

 

Lắng nghe tiếng gió heo hút, luồn qua vách liếp, ông nội tôi đã mang chiếc ấm nhỏ bằng nắm tay đựng rượu cúc, để lên chiếc kiềng bằng gang nhỏ xíu, đặt trên chiếc dĩa đất nung đỏ, dĩa đựng dầu lạc có mồi tim thắp lửa...

Ông nội tôi hâm bình rượu cúc để mời cụ giáo, rồi quý cụ gật gù ngâm vịnh. 

"Bạch tuyết thi" quả là một hình ảnh đẹp cụ ạ . Cụ có thể tưởng tượng ngồi trong thảo am, hay thiếu thất, ngó ra ngoài trời bát ngát mầu tuyết giá. 

Tôi, là ông nội tôi đó,  chưa thấy tuyết dầy đâu, nhưng hôm xưa lên thăm nhà cậu Ph, ở Chapa bên trong Lao Kay, cậu Ph là ba tôi, đưa tới núi Hoàng Liên vãn cảnh, buổi trưa cụ ạ, mây mù trắng xoá như tuyết, tôi cũng liên tưởng tới bạch tuyết ...

Không ngồi chơi lâu, cụ giáo ra về ...ông nội tôi "xin gởi cụ" hộp trà cúc bằng thiếc, có giấy bọc ngoài, chữ Tàu trên nền trời sương giá, vẽ tranh thuỷ mặc ở Hàn Sơn . 

 

Chuyện qua đi quá lâu, hôm nay nhân tiết đông về, từ bao giờ, khi lên bậc trung học, tôi đã võ vẽ học điển tích cổ điển...

Chợt nhớ có lần ba tôi kể: ông nội tôi sanh năm 1880. 

Ông nội tôi không là nhà văn, nhà võ gì hết, cụ cố chỉ học chữ Nho, biết chữ Hán, và đặc biệt còn học chữ Pháp để đi làm thông ngôn cho Tây, vào những thập niên thuộc tiền bán thế kỷ 20 vừa qua. 

Hoá cho nên, tôi có dịp ngồi ...suy nghĩ về ông nội tôi, để có thể tìm hiểu "thực trạng xã hội" phần nào giai đoạn cổ kim tương hỗ. 

Thí dụ: Thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820), tức là cụ Nguyễn Du cuối thời Lê Trung Hưng, đã hiện diện suốt triều vua Gia Long chấp chánh (1802 - 1820 ). 

Ông nội tôi ( 1880 - 1950 ), như vậy khi tiếng đại bác đầu tiên của quân viễn chinh Pháp bắn vô Đà Nẵng năm 1858, thi hào Nguyễn Du đã mất trước đó 38 năm, ông nội tôi sanh sau tiếng súng đó 22 năm. 

Một thủa nào, ông nội tôi kiếm thăm cụ Tú Xương (1870-1907), để sau đó thực sự theo học tiếng Tây, chính là giai đoạn đầu thế kỷ 20 . 

" Ném bút lông đi, viết bút chì " (Tú Xương). 

 

Cũng giai đoạn đó,  là nhiều mối tranh chấp xẩy ra ở xã hội VN, nhất là ngoài Bắc, tôi chỉ xin mon men tìm hiểu về một nhà dân thường, ông nội tôi. 

Ông nội tôi kể rằng, qua đầu thế kỷ 20, những mâu thuẫn không phải chỉ ngoài xã hội, mà trong mỗi gia đình nhỏ, cũng có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. 

Ông nội tôi có 4 con trai, 2 con gái . 

2 con gái thì một người là chị ba tôi, sống bình thản bên chồng con bác ấy . 

Một người là em ba tôi, và là em út luôn, tên Hải Âu, thì thường ra Hà Nội, hay lên Chapa thăm nhà ba má tôi,  có khi ở lại thật lâu mới về.

 Chú Thạc là chồng cô Hải Âu, chẳng biết có làm gì khác không, thủa bé, tôi thấy chú chuyên chơi đàn bầu . 

4 con trai của ông nội tôi, cũng được chia ra 2 phần rõ rệt . 

Hai bác Cả và thứ hai, thì bám chặt cung cách sống cũ, học chữ Nho và làm ruộng tư điền tư thổ. 

Ba tôi thứ 3 và chú tôi ra Hà Nội học chữ Tây, ở trường Bưởi rồi  cung thi vô Công chánh, ba tôi được bổ dụng ở làng nghỉ mát Chapa, dành cho Tây tứ xứ về nghỉ, tôi hay kể chuyện Chapa rồi, còn chú tôi được bổ dụng ở Sở Công chánh tỉnh Hải Dương . 

 

Như trên tôi đã trình bầy, nhà ông nội tôi là 2 chiến tuyến đông tây rõ rệt. 

Sau này di cư vào nam, thì cứ phần hành nào theo phần hành nấy . 

Hai bác trai tôi, bác gái và gia đình cô Hải Âu ở lại, còn gia đình ba tôi và gia đình chú tôi thì hiện diện ngay ở Saigon sau hiệp định chia đôi đất nước có 2 tháng . 

Ông nội tôi đã mất trước cuộc di cư 4 năm. 

Nhà cửa ruộng vườn của ba tôi, vẫn để nguyên si như không hề di cư, không uỷ quyền sang nhượng cho cô bác ruột thịt nào cả. Vì nếu tỏ ý cho quý vị trong gia tộc biết, là nhà ba tôi không thể lên đường được, những người ở lại sẽ làm khó dễ ba tôi ngay. 

Thế mà sau ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975 . Ai trong họ, bên này hay bên kia, cứ tưởng chết hết rồi . Vậy mà nhiều ngày liên tiếp gia đình tôi đều có họ hàng vô thăm để có đôi lời than vãn khổ cực . 

Lạ một điều là không có lên lạc, mà sao quý vị ấy tìm nhà trúng phooc. 

 

Biết là ở một gia đình dòng họ vậy, cũng ít nhiều dịp nghe ba tôi kể chuyện nhà, nhưng tôi không quan tâm lắm, vì hàng anh em ba tôi đã có một khoảng cách. 

Tới tôi là đã quá xa xôi...

Những ngày ở trong tù cải tạo, chúng tôi hay phải làm những bản kiểm điểm lý lịch . 

Họ cứ muốn chúng tôi kê khai nọ kia, để sơ ý, hay vô tư chẳng ngờ, thì lộ ra những điều mà họ muốn biết . 

Sự thực thì cũng chẳng có ai khai man, chỉ là quên hay chưa thấy cần thiết khai thật kỹ càng . 

Riêng tôi thì nhìn vào lý lịch, chỉ có vậy, cuộc sống đơn dản, quá bình thường chả cần gì phải nguỵ trang cả. 

A, chỉ có một điều là trong bản lý lịch của tôi , lúc nào tên ông nội tôi cũng là Cao Văn Ông (mãn phần).

Họ không tin và không chịu, họ bảo đồng ý ông nội chị vậy, nhưng phải có tên Cao Văn Ông  của chị như thế nào chứ, ông nhưng phải tên tuổi là gì khác cơ, thí dụ: Trần Văn Ghế, Lê Văn Bàn chẳng hạn 

Tôi trả lời : Biết vậy, nhưng ông nội tôi, tên là Cao Văn Ông 100%  đấy, không tin thì thôi, chớ chả lẽ tôi đặt tên khác cho ông nội tôi à? 

Tất nhiên ông nội tôi tên khác chứ, sao lại Cao Văn Ông được ...

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm