Truyện Ngắn & Phóng Sự
MƯA PLEIKU, CƠN MƯA DÀI KHÔNG DỨT!
Trải qua khá nhiều năm – hơn 40 năm – và nhiều cảnh ngộ đã trôi qua ấy thế mà tôi vẫn không quên được ấn tượng về mưa Tây nguyên thuở ấy.
MƯA PLEIKU, CƠN MƯA DÀI KHÔNG DỨT!
Cao Thoại Châu
Cao Thoại Châu
Trải qua khá nhiều năm – hơn 40 năm – và nhiều cảnh ngộ đã trôi qua ấy thế mà tôi vẫn không quên được ấn tượng về mưa Tây nguyên thuở ấy. Và nếu tính thời gian thì cũng trên 50 năm sống ở Nam bộ với biết bao mùa mưa nắng nhưng hình ảnh cơn mưa, cảm giác trong mưa của tôi đối với mưa phương Nam vẫn không thể chồng lên những gì tôi có được và lưu giữ về mưa Tây nguyên, nơi tôi sống 2 năm ở Kontum và 3 năm tại Pleiku. Mưa Pleiku là cái đỉnh của mưa miền núi, tôi bảo lưu điều này!
Thời ấy, Pleiku như một sơn nữ còn nhiều hương rừng trên da thịt đang rụt rè đi những bước chầm chậm vào trung tâm đô thị. Đó là một thị xã mang thật nhiều tính tạm bợ trong kiến trúc nhà cửa, phố phường và cả trong tâm tư nhiều con người không phải dân gốc tại đó, chỉ có mặt vì công việc của người công chức hay quân nhân với tâm trạng tạm cư chờ một ngày đổi về đâu đó theo ý muốn. Thành phố thời chiến tranh lọt thỏm trong một thung lũng lớn và bao quanh đấy là một không khí bất an. Nhìn từ máy bay xuống càng thấy tính tạm bợ của thành phố này, trại lính san sát nhau, mái nhà dân đa phần là mái tôn đã xỉn màu không hứa hẹn gì nhiều về một thành phố miền cao thơ mộng hơi một chút chênh vênh, cheo leo, nhiều đường cong gợi hình gợi cảm theo đúng nghĩa của nó.
Nhà tôi nằm ngay ngã ba, giữa đường Nguyễn Đình Chiểu với con đường lởm chởm đá dẫn vào phía hông bệnh viện thấp bé dưới những cây cổ thụ đêm đêm tôi vẫn nghe nhiều tiếng cú kêu. Và nhà tôi chỉ cách CLB Phượng Hoàng có một bức tường thấp, đó là một chốn nhảy nhót, ca hát nhiều tính dã chiến chủ yếu dành cho lính và đôi khi có…học trò gái của tôi đi cùng với họ! Sau lưng căn nhà gỗ tôi mướn là công viên còn thiếu nhiều sự chăm sóc nếu không kể một căn nhà sàn nghe nói của quan chức lớn nào đó ở Sài Gòn. Tất cả không gian xung quanh nơi căn nhà của tôi là đầy những thứ không nhiều hứa hẹn một tương lai cho ai đó muốn coi Pleiku là quê hương thứ hai.
Những buổi tối mưa, thị xã tối rất đậm và rất nhanh như bị đóng cửa, nhiều lúc ngồi nhà hiu quanh quá tôi đã khoác áo mưa đi ra thì quả thật những lúc như vậy lòng chỉ thầm mong sao…bị pháo kích đặng cho mọi thứ náo động lên môt tí! Nghĩ lại, thật kinh khủng, không hiểu bằng cách nào chúng tôi sống được qua những cơn mưa mỏng, không ồn ào như mưa Nam bộ, không lãng mạn da diết như mưa Huế mà đúng là …mưa rừng mang nhiều nét bí ẩn! Mưa ở đây là mưa yêu dấu, không đi kèm gió lớn làm cho thành phố nghiêng đi như mưa Huế. Nhiều giọt nước đã bị những cây cao ngăn lại, làm tản ra khiến cho nó rơi xuống nhẹ nhàng. Người thuở ấy mỗi khi đi trong mưa mặc áo mưa chứ không ai trùm cái poncho tùm hụp làm mất hết những dáng thon dáng cong nữ tính như bây giờ.
Và kinh nghiệm của tôi là, mưa ồn ào, bặm trợn như giận như hờn như ghen kiểu mưa Sài Gòn vậy mà không làm cản trở những cuộc hò hẹn đứng nghe mưa vì nó chóng tan. Còn mưa Pleiku, không phải như thơ Huy Cận “Đêm mưa làm nhớ không gian / Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la”. Đúng là tôi không bơ vơ một tí nào bởi thứ mưa Tây nguyên ấy không đánh thức nỗi sầu xa xứ, nó không là mưa xứ lạ mà là xứ đang lôi tôi vào sự tạo dựng một mối ràng buộc thân quen.
Một lần chia sẻ với anh bạn mưa Pleiku không làm mình có cảm giác lưu đày phát vãng, tôi được anh cho biết anh có cảm tưởng đây là mưa trên vùng đất mới của những người không quê hương! Đấy là mưa rừng, cũng may thời ấy tôi không có những cuộc hò hẹn hoặc những buổi hai người ngồi ở hai nơi cùng ngắm cơn mưa đa cảm cày xới hồn con người! Và một lần khác, có mặt tại vùng ngoại ô nơi người ta trồng hoa màu rất xanh tốt, nhìn mưa xuống dàn bầu hay dàn su su gì đó, tôi không thấy những chiếc lá bị đánh bẹp giúm dù mưa khá to. Lá rừng và mưa rừng như nương vào nhau tung hứng!
Những đêm mưa thường làm tôi khó ngủ, nó nhẹ như mơn man nhưng tôi không nhận đựơc sự vỗ về đó, cái mà tôi nhận vào những đêm như thế là cảm giác sướt mướt, nhão nhè. Ngay cả khi tôi đang ngủ thì mưa đêm cũng đánh thức tôi dậy, bỏ mặc tôi nằm mường tượng ra ngôi trường tôi dạy chỉ có linh hồn của nó là những cô gái láu táu thông minh và hay ăn hàng mới đáng kể. Còn trong đêm mưa, mấy dãy nhà thấp bé không kiên cố ấy vắng lặng đầy không khí yêu ma, có thể có những hồn ma hiện về đi lại trên hành lang thông thốc gió.
Mưa đêm, nằm mường tượng ra khu chợ trời, nơi đô hội phồn hoa nhất của Pleiku đang sũng nước tội nghiệp dưới ánh đèn vàng vọt của những con đường một thành phố tứ xứ mà đêm ai cũng rút vào nhà trả nó về với nguyên dạng một thị xã mồ côi, không thân thuộc, không quê hương! Mỗi sáng nào đêm qua có mưa, khi đi trên đường tới trường, con đường gây ấn tượng nhờ những đám nữ sinh trường tôi đi tới lớp, trong lòng tôi thường hay hiện ra câu nói thầm thật vớ vẩn rằng đêm qua mưa Pleiku đa cảm đến vậy nhưng không làm chết một ai! Thật may mắn!
Giờ Pleiku không còn là nó của tôi năm xưa nữa. Không phải vì những đổi thay bên ngoài khiến nó xa lạ với tôi, những thứ thay đổi đó như một dòng sông tự chảy khỏi cần một sức đẩy của máy bơm, thời gian trôi và nước trôi theo. Tôi đã về Pleiku một lần cách đây 3 năm, đêm mưa đứng nhìn ra ngoài mắt bị che chắn bởi những khối nhà hình thù kỳ quặc. Không còn mưa rừng trên đường phố Pleiku! Tôi biết lấy gì để yêu mến nó như một người tình, có thể đó là người gốc Tây nguyên không chừng, nếu trời sắp xếp cho tôi như vậy!
Thời ấy, Pleiku như một sơn nữ còn nhiều hương rừng trên da thịt đang rụt rè đi những bước chầm chậm vào trung tâm đô thị. Đó là một thị xã mang thật nhiều tính tạm bợ trong kiến trúc nhà cửa, phố phường và cả trong tâm tư nhiều con người không phải dân gốc tại đó, chỉ có mặt vì công việc của người công chức hay quân nhân với tâm trạng tạm cư chờ một ngày đổi về đâu đó theo ý muốn. Thành phố thời chiến tranh lọt thỏm trong một thung lũng lớn và bao quanh đấy là một không khí bất an. Nhìn từ máy bay xuống càng thấy tính tạm bợ của thành phố này, trại lính san sát nhau, mái nhà dân đa phần là mái tôn đã xỉn màu không hứa hẹn gì nhiều về một thành phố miền cao thơ mộng hơi một chút chênh vênh, cheo leo, nhiều đường cong gợi hình gợi cảm theo đúng nghĩa của nó.
Nhà tôi nằm ngay ngã ba, giữa đường Nguyễn Đình Chiểu với con đường lởm chởm đá dẫn vào phía hông bệnh viện thấp bé dưới những cây cổ thụ đêm đêm tôi vẫn nghe nhiều tiếng cú kêu. Và nhà tôi chỉ cách CLB Phượng Hoàng có một bức tường thấp, đó là một chốn nhảy nhót, ca hát nhiều tính dã chiến chủ yếu dành cho lính và đôi khi có…học trò gái của tôi đi cùng với họ! Sau lưng căn nhà gỗ tôi mướn là công viên còn thiếu nhiều sự chăm sóc nếu không kể một căn nhà sàn nghe nói của quan chức lớn nào đó ở Sài Gòn. Tất cả không gian xung quanh nơi căn nhà của tôi là đầy những thứ không nhiều hứa hẹn một tương lai cho ai đó muốn coi Pleiku là quê hương thứ hai.
Những buổi tối mưa, thị xã tối rất đậm và rất nhanh như bị đóng cửa, nhiều lúc ngồi nhà hiu quanh quá tôi đã khoác áo mưa đi ra thì quả thật những lúc như vậy lòng chỉ thầm mong sao…bị pháo kích đặng cho mọi thứ náo động lên môt tí! Nghĩ lại, thật kinh khủng, không hiểu bằng cách nào chúng tôi sống được qua những cơn mưa mỏng, không ồn ào như mưa Nam bộ, không lãng mạn da diết như mưa Huế mà đúng là …mưa rừng mang nhiều nét bí ẩn! Mưa ở đây là mưa yêu dấu, không đi kèm gió lớn làm cho thành phố nghiêng đi như mưa Huế. Nhiều giọt nước đã bị những cây cao ngăn lại, làm tản ra khiến cho nó rơi xuống nhẹ nhàng. Người thuở ấy mỗi khi đi trong mưa mặc áo mưa chứ không ai trùm cái poncho tùm hụp làm mất hết những dáng thon dáng cong nữ tính như bây giờ.
Và kinh nghiệm của tôi là, mưa ồn ào, bặm trợn như giận như hờn như ghen kiểu mưa Sài Gòn vậy mà không làm cản trở những cuộc hò hẹn đứng nghe mưa vì nó chóng tan. Còn mưa Pleiku, không phải như thơ Huy Cận “Đêm mưa làm nhớ không gian / Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la”. Đúng là tôi không bơ vơ một tí nào bởi thứ mưa Tây nguyên ấy không đánh thức nỗi sầu xa xứ, nó không là mưa xứ lạ mà là xứ đang lôi tôi vào sự tạo dựng một mối ràng buộc thân quen.
Một lần chia sẻ với anh bạn mưa Pleiku không làm mình có cảm giác lưu đày phát vãng, tôi được anh cho biết anh có cảm tưởng đây là mưa trên vùng đất mới của những người không quê hương! Đấy là mưa rừng, cũng may thời ấy tôi không có những cuộc hò hẹn hoặc những buổi hai người ngồi ở hai nơi cùng ngắm cơn mưa đa cảm cày xới hồn con người! Và một lần khác, có mặt tại vùng ngoại ô nơi người ta trồng hoa màu rất xanh tốt, nhìn mưa xuống dàn bầu hay dàn su su gì đó, tôi không thấy những chiếc lá bị đánh bẹp giúm dù mưa khá to. Lá rừng và mưa rừng như nương vào nhau tung hứng!
Những đêm mưa thường làm tôi khó ngủ, nó nhẹ như mơn man nhưng tôi không nhận đựơc sự vỗ về đó, cái mà tôi nhận vào những đêm như thế là cảm giác sướt mướt, nhão nhè. Ngay cả khi tôi đang ngủ thì mưa đêm cũng đánh thức tôi dậy, bỏ mặc tôi nằm mường tượng ra ngôi trường tôi dạy chỉ có linh hồn của nó là những cô gái láu táu thông minh và hay ăn hàng mới đáng kể. Còn trong đêm mưa, mấy dãy nhà thấp bé không kiên cố ấy vắng lặng đầy không khí yêu ma, có thể có những hồn ma hiện về đi lại trên hành lang thông thốc gió.
Mưa đêm, nằm mường tượng ra khu chợ trời, nơi đô hội phồn hoa nhất của Pleiku đang sũng nước tội nghiệp dưới ánh đèn vàng vọt của những con đường một thành phố tứ xứ mà đêm ai cũng rút vào nhà trả nó về với nguyên dạng một thị xã mồ côi, không thân thuộc, không quê hương! Mỗi sáng nào đêm qua có mưa, khi đi trên đường tới trường, con đường gây ấn tượng nhờ những đám nữ sinh trường tôi đi tới lớp, trong lòng tôi thường hay hiện ra câu nói thầm thật vớ vẩn rằng đêm qua mưa Pleiku đa cảm đến vậy nhưng không làm chết một ai! Thật may mắn!
Giờ Pleiku không còn là nó của tôi năm xưa nữa. Không phải vì những đổi thay bên ngoài khiến nó xa lạ với tôi, những thứ thay đổi đó như một dòng sông tự chảy khỏi cần một sức đẩy của máy bơm, thời gian trôi và nước trôi theo. Tôi đã về Pleiku một lần cách đây 3 năm, đêm mưa đứng nhìn ra ngoài mắt bị che chắn bởi những khối nhà hình thù kỳ quặc. Không còn mưa rừng trên đường phố Pleiku! Tôi biết lấy gì để yêu mến nó như một người tình, có thể đó là người gốc Tây nguyên không chừng, nếu trời sắp xếp cho tôi như vậy!
MƯA PLEIKU, CƠN MƯA DÀI KHÔNG DỨT!
Trải qua khá nhiều năm – hơn 40 năm – và nhiều cảnh ngộ đã trôi qua ấy thế mà tôi vẫn không quên được ấn tượng về mưa Tây nguyên thuở ấy.
MƯA PLEIKU, CƠN MƯA DÀI KHÔNG DỨT!
Cao Thoại Châu
Cao Thoại Châu
Trải qua khá nhiều năm – hơn 40 năm – và nhiều cảnh ngộ đã trôi qua ấy thế mà tôi vẫn không quên được ấn tượng về mưa Tây nguyên thuở ấy. Và nếu tính thời gian thì cũng trên 50 năm sống ở Nam bộ với biết bao mùa mưa nắng nhưng hình ảnh cơn mưa, cảm giác trong mưa của tôi đối với mưa phương Nam vẫn không thể chồng lên những gì tôi có được và lưu giữ về mưa Tây nguyên, nơi tôi sống 2 năm ở Kontum và 3 năm tại Pleiku. Mưa Pleiku là cái đỉnh của mưa miền núi, tôi bảo lưu điều này!
Thời ấy, Pleiku như một sơn nữ còn nhiều hương rừng trên da thịt đang rụt rè đi những bước chầm chậm vào trung tâm đô thị. Đó là một thị xã mang thật nhiều tính tạm bợ trong kiến trúc nhà cửa, phố phường và cả trong tâm tư nhiều con người không phải dân gốc tại đó, chỉ có mặt vì công việc của người công chức hay quân nhân với tâm trạng tạm cư chờ một ngày đổi về đâu đó theo ý muốn. Thành phố thời chiến tranh lọt thỏm trong một thung lũng lớn và bao quanh đấy là một không khí bất an. Nhìn từ máy bay xuống càng thấy tính tạm bợ của thành phố này, trại lính san sát nhau, mái nhà dân đa phần là mái tôn đã xỉn màu không hứa hẹn gì nhiều về một thành phố miền cao thơ mộng hơi một chút chênh vênh, cheo leo, nhiều đường cong gợi hình gợi cảm theo đúng nghĩa của nó.
Nhà tôi nằm ngay ngã ba, giữa đường Nguyễn Đình Chiểu với con đường lởm chởm đá dẫn vào phía hông bệnh viện thấp bé dưới những cây cổ thụ đêm đêm tôi vẫn nghe nhiều tiếng cú kêu. Và nhà tôi chỉ cách CLB Phượng Hoàng có một bức tường thấp, đó là một chốn nhảy nhót, ca hát nhiều tính dã chiến chủ yếu dành cho lính và đôi khi có…học trò gái của tôi đi cùng với họ! Sau lưng căn nhà gỗ tôi mướn là công viên còn thiếu nhiều sự chăm sóc nếu không kể một căn nhà sàn nghe nói của quan chức lớn nào đó ở Sài Gòn. Tất cả không gian xung quanh nơi căn nhà của tôi là đầy những thứ không nhiều hứa hẹn một tương lai cho ai đó muốn coi Pleiku là quê hương thứ hai.
Những buổi tối mưa, thị xã tối rất đậm và rất nhanh như bị đóng cửa, nhiều lúc ngồi nhà hiu quanh quá tôi đã khoác áo mưa đi ra thì quả thật những lúc như vậy lòng chỉ thầm mong sao…bị pháo kích đặng cho mọi thứ náo động lên môt tí! Nghĩ lại, thật kinh khủng, không hiểu bằng cách nào chúng tôi sống được qua những cơn mưa mỏng, không ồn ào như mưa Nam bộ, không lãng mạn da diết như mưa Huế mà đúng là …mưa rừng mang nhiều nét bí ẩn! Mưa ở đây là mưa yêu dấu, không đi kèm gió lớn làm cho thành phố nghiêng đi như mưa Huế. Nhiều giọt nước đã bị những cây cao ngăn lại, làm tản ra khiến cho nó rơi xuống nhẹ nhàng. Người thuở ấy mỗi khi đi trong mưa mặc áo mưa chứ không ai trùm cái poncho tùm hụp làm mất hết những dáng thon dáng cong nữ tính như bây giờ.
Và kinh nghiệm của tôi là, mưa ồn ào, bặm trợn như giận như hờn như ghen kiểu mưa Sài Gòn vậy mà không làm cản trở những cuộc hò hẹn đứng nghe mưa vì nó chóng tan. Còn mưa Pleiku, không phải như thơ Huy Cận “Đêm mưa làm nhớ không gian / Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la”. Đúng là tôi không bơ vơ một tí nào bởi thứ mưa Tây nguyên ấy không đánh thức nỗi sầu xa xứ, nó không là mưa xứ lạ mà là xứ đang lôi tôi vào sự tạo dựng một mối ràng buộc thân quen.
Một lần chia sẻ với anh bạn mưa Pleiku không làm mình có cảm giác lưu đày phát vãng, tôi được anh cho biết anh có cảm tưởng đây là mưa trên vùng đất mới của những người không quê hương! Đấy là mưa rừng, cũng may thời ấy tôi không có những cuộc hò hẹn hoặc những buổi hai người ngồi ở hai nơi cùng ngắm cơn mưa đa cảm cày xới hồn con người! Và một lần khác, có mặt tại vùng ngoại ô nơi người ta trồng hoa màu rất xanh tốt, nhìn mưa xuống dàn bầu hay dàn su su gì đó, tôi không thấy những chiếc lá bị đánh bẹp giúm dù mưa khá to. Lá rừng và mưa rừng như nương vào nhau tung hứng!
Những đêm mưa thường làm tôi khó ngủ, nó nhẹ như mơn man nhưng tôi không nhận đựơc sự vỗ về đó, cái mà tôi nhận vào những đêm như thế là cảm giác sướt mướt, nhão nhè. Ngay cả khi tôi đang ngủ thì mưa đêm cũng đánh thức tôi dậy, bỏ mặc tôi nằm mường tượng ra ngôi trường tôi dạy chỉ có linh hồn của nó là những cô gái láu táu thông minh và hay ăn hàng mới đáng kể. Còn trong đêm mưa, mấy dãy nhà thấp bé không kiên cố ấy vắng lặng đầy không khí yêu ma, có thể có những hồn ma hiện về đi lại trên hành lang thông thốc gió.
Mưa đêm, nằm mường tượng ra khu chợ trời, nơi đô hội phồn hoa nhất của Pleiku đang sũng nước tội nghiệp dưới ánh đèn vàng vọt của những con đường một thành phố tứ xứ mà đêm ai cũng rút vào nhà trả nó về với nguyên dạng một thị xã mồ côi, không thân thuộc, không quê hương! Mỗi sáng nào đêm qua có mưa, khi đi trên đường tới trường, con đường gây ấn tượng nhờ những đám nữ sinh trường tôi đi tới lớp, trong lòng tôi thường hay hiện ra câu nói thầm thật vớ vẩn rằng đêm qua mưa Pleiku đa cảm đến vậy nhưng không làm chết một ai! Thật may mắn!
Giờ Pleiku không còn là nó của tôi năm xưa nữa. Không phải vì những đổi thay bên ngoài khiến nó xa lạ với tôi, những thứ thay đổi đó như một dòng sông tự chảy khỏi cần một sức đẩy của máy bơm, thời gian trôi và nước trôi theo. Tôi đã về Pleiku một lần cách đây 3 năm, đêm mưa đứng nhìn ra ngoài mắt bị che chắn bởi những khối nhà hình thù kỳ quặc. Không còn mưa rừng trên đường phố Pleiku! Tôi biết lấy gì để yêu mến nó như một người tình, có thể đó là người gốc Tây nguyên không chừng, nếu trời sắp xếp cho tôi như vậy!
Thời ấy, Pleiku như một sơn nữ còn nhiều hương rừng trên da thịt đang rụt rè đi những bước chầm chậm vào trung tâm đô thị. Đó là một thị xã mang thật nhiều tính tạm bợ trong kiến trúc nhà cửa, phố phường và cả trong tâm tư nhiều con người không phải dân gốc tại đó, chỉ có mặt vì công việc của người công chức hay quân nhân với tâm trạng tạm cư chờ một ngày đổi về đâu đó theo ý muốn. Thành phố thời chiến tranh lọt thỏm trong một thung lũng lớn và bao quanh đấy là một không khí bất an. Nhìn từ máy bay xuống càng thấy tính tạm bợ của thành phố này, trại lính san sát nhau, mái nhà dân đa phần là mái tôn đã xỉn màu không hứa hẹn gì nhiều về một thành phố miền cao thơ mộng hơi một chút chênh vênh, cheo leo, nhiều đường cong gợi hình gợi cảm theo đúng nghĩa của nó.
Nhà tôi nằm ngay ngã ba, giữa đường Nguyễn Đình Chiểu với con đường lởm chởm đá dẫn vào phía hông bệnh viện thấp bé dưới những cây cổ thụ đêm đêm tôi vẫn nghe nhiều tiếng cú kêu. Và nhà tôi chỉ cách CLB Phượng Hoàng có một bức tường thấp, đó là một chốn nhảy nhót, ca hát nhiều tính dã chiến chủ yếu dành cho lính và đôi khi có…học trò gái của tôi đi cùng với họ! Sau lưng căn nhà gỗ tôi mướn là công viên còn thiếu nhiều sự chăm sóc nếu không kể một căn nhà sàn nghe nói của quan chức lớn nào đó ở Sài Gòn. Tất cả không gian xung quanh nơi căn nhà của tôi là đầy những thứ không nhiều hứa hẹn một tương lai cho ai đó muốn coi Pleiku là quê hương thứ hai.
Những buổi tối mưa, thị xã tối rất đậm và rất nhanh như bị đóng cửa, nhiều lúc ngồi nhà hiu quanh quá tôi đã khoác áo mưa đi ra thì quả thật những lúc như vậy lòng chỉ thầm mong sao…bị pháo kích đặng cho mọi thứ náo động lên môt tí! Nghĩ lại, thật kinh khủng, không hiểu bằng cách nào chúng tôi sống được qua những cơn mưa mỏng, không ồn ào như mưa Nam bộ, không lãng mạn da diết như mưa Huế mà đúng là …mưa rừng mang nhiều nét bí ẩn! Mưa ở đây là mưa yêu dấu, không đi kèm gió lớn làm cho thành phố nghiêng đi như mưa Huế. Nhiều giọt nước đã bị những cây cao ngăn lại, làm tản ra khiến cho nó rơi xuống nhẹ nhàng. Người thuở ấy mỗi khi đi trong mưa mặc áo mưa chứ không ai trùm cái poncho tùm hụp làm mất hết những dáng thon dáng cong nữ tính như bây giờ.
Và kinh nghiệm của tôi là, mưa ồn ào, bặm trợn như giận như hờn như ghen kiểu mưa Sài Gòn vậy mà không làm cản trở những cuộc hò hẹn đứng nghe mưa vì nó chóng tan. Còn mưa Pleiku, không phải như thơ Huy Cận “Đêm mưa làm nhớ không gian / Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la”. Đúng là tôi không bơ vơ một tí nào bởi thứ mưa Tây nguyên ấy không đánh thức nỗi sầu xa xứ, nó không là mưa xứ lạ mà là xứ đang lôi tôi vào sự tạo dựng một mối ràng buộc thân quen.
Một lần chia sẻ với anh bạn mưa Pleiku không làm mình có cảm giác lưu đày phát vãng, tôi được anh cho biết anh có cảm tưởng đây là mưa trên vùng đất mới của những người không quê hương! Đấy là mưa rừng, cũng may thời ấy tôi không có những cuộc hò hẹn hoặc những buổi hai người ngồi ở hai nơi cùng ngắm cơn mưa đa cảm cày xới hồn con người! Và một lần khác, có mặt tại vùng ngoại ô nơi người ta trồng hoa màu rất xanh tốt, nhìn mưa xuống dàn bầu hay dàn su su gì đó, tôi không thấy những chiếc lá bị đánh bẹp giúm dù mưa khá to. Lá rừng và mưa rừng như nương vào nhau tung hứng!
Những đêm mưa thường làm tôi khó ngủ, nó nhẹ như mơn man nhưng tôi không nhận đựơc sự vỗ về đó, cái mà tôi nhận vào những đêm như thế là cảm giác sướt mướt, nhão nhè. Ngay cả khi tôi đang ngủ thì mưa đêm cũng đánh thức tôi dậy, bỏ mặc tôi nằm mường tượng ra ngôi trường tôi dạy chỉ có linh hồn của nó là những cô gái láu táu thông minh và hay ăn hàng mới đáng kể. Còn trong đêm mưa, mấy dãy nhà thấp bé không kiên cố ấy vắng lặng đầy không khí yêu ma, có thể có những hồn ma hiện về đi lại trên hành lang thông thốc gió.
Mưa đêm, nằm mường tượng ra khu chợ trời, nơi đô hội phồn hoa nhất của Pleiku đang sũng nước tội nghiệp dưới ánh đèn vàng vọt của những con đường một thành phố tứ xứ mà đêm ai cũng rút vào nhà trả nó về với nguyên dạng một thị xã mồ côi, không thân thuộc, không quê hương! Mỗi sáng nào đêm qua có mưa, khi đi trên đường tới trường, con đường gây ấn tượng nhờ những đám nữ sinh trường tôi đi tới lớp, trong lòng tôi thường hay hiện ra câu nói thầm thật vớ vẩn rằng đêm qua mưa Pleiku đa cảm đến vậy nhưng không làm chết một ai! Thật may mắn!
Giờ Pleiku không còn là nó của tôi năm xưa nữa. Không phải vì những đổi thay bên ngoài khiến nó xa lạ với tôi, những thứ thay đổi đó như một dòng sông tự chảy khỏi cần một sức đẩy của máy bơm, thời gian trôi và nước trôi theo. Tôi đã về Pleiku một lần cách đây 3 năm, đêm mưa đứng nhìn ra ngoài mắt bị che chắn bởi những khối nhà hình thù kỳ quặc. Không còn mưa rừng trên đường phố Pleiku! Tôi biết lấy gì để yêu mến nó như một người tình, có thể đó là người gốc Tây nguyên không chừng, nếu trời sắp xếp cho tôi như vậy!