Mỗi Ngày Một Chuyện
MƯA TẠNH NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
MƯA TẠNH NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Cơn
mưa mới đến, hay cơn mưa vừa tạnh, đều khiến những nghệ sĩ sáng tác bâng
khuâng...
Tại
sao lại có trạng thái tâm hồn như vậy nhỉ ?
Nghệ
sĩ sáng tác, nghệ sĩ trình diễn, hay tất cả mọi người trong chúng ta đều vấn vương
trong đầu óc thứ cảm giác mau chóng, ngắn ngủi, khi cơn mưa sắp đến, hay cơn
mưa vừa tạnh, là vì ngay
lúc đó, sắp đón nhận một quang cảnh khác .
"
Lòng như mưa tạnh nhớ lưng chừng..."
(
Đàn thu, tay ngọc - Đinh Hùng - Thục Vũ )
Nhạc
sĩ Thục Vũ, có
cuộc sống nội tâm hào sảng nhưng ôn hoà, ông tên thật là Vũ Văn Sâm ( 1932 -
1976 ) nguyên trung tá QL/VNCH, đơn vị sau cùng là Trưởng Khối Chiến Tranh
Chính Trị / Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức .
Bài
thơ đẹp như ngà ngọc của Thi sĩ Đinh Hùng ( 1920- 1967)
đã
được nhạc sĩ phổ nhạc nguyên tác, không thay đổi hình thức thơ, chứng tỏ nhạc
sĩ Thục Vũ dấu trong lòng một tâm hồn thi sĩ .
Hôm
nay tôi xin giới thiệu với quý vị cái trạng thái lưng chừng trong nỗi nhớ thiết
tha của nhạc sĩ gốc võ quan.
Bạn
đọc có thể hình dung được một tráng sĩ thời xưa, hay một chiến sĩ nói theo thời
nay, chính xác hơn là thời VNCH.
Cái
nỗi nhớ ngập ngừng, bâng khuâng, sau cơn mưa vừa tạnh.
Hình
như làm chưa xong...một bài thơ, một khuôn nhạc ...chẳng hạn, mà vì công chuyện
trước mặt, hay là bổn phận phải gấp rút lên đường để thi hành công tác, thí dụ
thế .
Trung
tá Vũ Văn Sâm với nhân dáng và tâm tư tình cảm hết sức huynh đệ chi binh. Ông
cũng giống như quý huynh đệ chi binh là sống hết mình cho gia đình, quân đội,
tổ quốc.
Huynh
đệ chi binh dù ở cấp bậc nào, binh chủng nào, cũng không quên " Tổ Quốc
Danh Dự Trách Nhiệm" , huống chi những chữ đó là tinh thần trường hiệu của
Quân Trường Võ Khoa Thủ Đức, những hình ảnh đã đi vào cuộc đời binh nghiệp của
ông, trung tá Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ, thì làm sao có thể ung dung ngồi
chờ mưa dứt hẳn, nắng khô đường trường đang ướt át chứ.
"
Bốn dây tuyệt vọng đau hàng phím
Hoa dịu làn
môi nghẹn khúc ca..."
( Đinh Hùng - Thục Vũ )
Cơn
mưa đã tạnh, nên không thể như Thúc Sinh ngồi thầm lặng nghe Thuý Kiều đàn hát
khúc đoạn trường, xuất thần đến nỗi :
Bốn
dây như khóc như than
Khiến
người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cũng
trong một tiếng tơ đồng
Người
ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
( Đoạn
trường tân thanh - Nguyễn Du )
trước
mặt chánh thất Hoạn Thư
được .
Vốn
ôn hoà, mã thượng, vị quan 5 đã mang phong cách cây tùng che chở cho một khóm
hoa mong manh trên thềm nắng, cuộc tình cũng lưng chừng như cơn mưa vừa tạnh, khách tình quân trở về gia trang uống rượu
bồ đào .
Ở
đó người khuê phụ mở tiệc mừng xuân thắm, để:
"
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu
tế mịch phong hầu "
( Khuê Oán -
Vương Xương Linh )
Nhạc
sĩ Thục Vũ - Vũ Văn Sâm đâu cần phải sa trường lập công danh nữa, ông đã có sẵn
công hầu "Trung tá QL/ VNCH" rồi, phu nhân ông chỉ nhắc ông vui xuân
đừng quên nhiệm vụ đó thôi .
Ngày
tôi hạnh ngộ người khuê phụ nêu trên, là khi nhạc sĩ trung tá Vũ Văn Sâm đã
thất lộc ở trại tù nơi rừng thiêng nước độc ngoài Bắc rồi.
Bấy
giờ tôi cũng vừa từ nông trường hậu tù cải tạo về.
Phu
nhân trung tá Vũ Văn Sâm ghé chơi nhà chị ruột tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú
Nhuận.
Bà
tới với nhã ý là xin phép cho con gái đầu lòng của tôi ra đi vượt biên với gia
đình bà, đồng thời gặp người con trai thứ nhất của bà đang " tị nạn "
ở cùng khu nhà thờ vừa nêu.
Con
gái đầu lòng của tôi là bạn học với con trai thứ hai của bà, bà muốn giúp tôi
cho một cháu vượt biên, để đỡ gánh nặng gia đình đang bức bách, vì chế độ cộng
sản bần cùng hoá nhân dân miền nam sau cuộc đổi đời.
Ngay
buổi gặp gỡ sơ giao, nhưng vì gốc gác chúng tôi là các gia đình quân nhân chế
độ cũ, nên thân nhau ngay, biết tôi làm thơ, bà hỏi thăm liền:
"
Chị làm thơ thì chắc biết Lệ Khánh chứ ? "
Tôi
chưa kịp trả lời, bà tiếp luôn:
"
Cô ấy làm thơ nói : Em là con gái trời bắt xấu, đó "
Tôi
ngắm phu nhân nhạc sĩ Thục Vũ, Trung tá Vũ Văn Sâm, bà đẹp một cách trang
trọng, bình bệ, kẻ cả, thật là quý phái, tôi bật cười :
Chị
à, em có nghe nhà thơ Lệ Khánh viết " trời bắt xấu " gì đó, nhưng
không quen.
Phu
nhân Trung tá Vũ Văn Sâm cười mỉm:
"
Ông Sâm nhà này là ưa cô ấy đấy "
Tôi
lặng thinh, vì mình cũng lỡ làm thơ, nên không biết nói thế nào cho đẹp ý người
khuê phụ đảm đang, linh hoạt mà rất cao sang đẹp đẽ kia nữa.
Đúng
như " Sơ yếu lý lịch " của vị quan 5 hào hoa nhưng đằm thắm, ông bà
có 5 cháu: cô chị đầu đã vượt biên tới Canada,
4
cậu em trai thì cũng ra biển nhiều lần, nhưng còn kẹt lại.
Bà
Vũ Văn Sâm có một sạp hàng trong chợ Bà Chiểu, gần nhà, cũng trong khuôn viên
chợ Bà Chiểu luôn.
Phải
nói bà là người vợ rất đảm đang, chững chạc của nhạc sĩ Trung tá Vũ Văn Sâm. Bà
trực tiếp chăm sóc cha mẹ già và đàn con 5 cháu. Vậy mà không sơ sót một sự
việc nào trong nhà.
Đã
thế, sau khi Trung tá Nhạc sĩ vô tù cải tạo, rồi mệnh chung, phu nhân ông vẫn
không buông lơi một bổn phận đối với gia đình.
Bà
tiếp tục nuôi cha mẹ già và đàn con, cả khi Cộng sản xâm chiếm miền nam, bà vẫn
giữ lòng tin, lần lượt cho 3 cháu lớn đi vượt biên. Song có thành công mà cũng
có thất bại.
Riêng
chuyến dự trù cho cháu gái con tôi ra đi, thì cuối cùng tôi đã cám ơn nhã ý của
bà, năm đó cháu học lớp 12, có ý thi lấy bằng tú tài đã, rồi tính sau.
Chao
ôi " lòng như mưa tạnh, nhớ lưng chừng " chỉ có ai mang tâm trạng nửa
vời của nghệ sĩ, mới thông cảm những nỗi buồn không dứt khoát được lòng mình
...
Nhạc
sĩ Thục Vũ viết nhiều nhạc lính, có một bài " kinh điển " trong kho
tàng văn thơ nhạc hoạ tù cải tạo, là bài
"
Anh Ở Đây " viết chung với nhạc sĩ Trung tá Vũ Đức Nghiêm lúc mới tập
trung được ít lâu ở Long Giao.
Lời
nhạc nhắn nhủ vợ con ông, nhạc sĩ Thục Vũ, thời gian trước khi ra Bắc.
Sau
đó, ông cùng bạn tù bị chuyển tới vùng núi rừng sương giá bốn mùa, trại thuộc
phần đất Hoàng Liên Sơn, tôi không trực tiếp hỏi thăm phu nhân vị trung tá nhạc
sĩ vốn tài hoa ấy.
Nhưng
bỗng một ngày tôi đến Minnesota, ra mắt sách năm 1996, Trung tá Mai Quỳ vốn
thật xưa làm Tâm Lý Chiến trường võ khoa Thủ Đức, vị tá 5 này bấy
giờ là đại uý. Và tôi đã có thơ đăng trên đặc san Thủ Đức từ ngày đó.
Trung
tá Mai Quỳ tới dự buổi sinh hoạt văn nghệ vừa nêu, đã kêu tôi rồi nói thật
thiết tha:
"
Này Cao Mỵ Nhân, khi nào về thăm quê cô ở Sa Pa, tìm ghé thăm mộ Trung tá Vũ
Văn Sâm, nhạc sĩ Thục Vũ đó. Tụi tôi đưa nó ra tận chân núi. Cả vạt đồi hoa ban
trắng biết không "
Tôi
lặng người đi, tôi không quên, nhưng tôi có về vùng trời mà gió hú gọi sương
phủ kín núi rừng quanh năm đó đâu.
Tới
nay, tôi lại thấm câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng mà nhạc sĩ Trung tá Vũ Văn Sâm
đã phổ nhạc:
"
Lòng như mưa tạnh nhớ lưng chừng ..."
Hình
như trạng thái lưng chừng đã thay cho sự bộc bạch khó nói ở đời, để thoái thác
hay là giữ kín trong lòng một chuyện gì không hay chưa kết thúc được.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MƯA TẠNH NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
MƯA TẠNH NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Cơn
mưa mới đến, hay cơn mưa vừa tạnh, đều khiến những nghệ sĩ sáng tác bâng
khuâng...
Tại
sao lại có trạng thái tâm hồn như vậy nhỉ ?
Nghệ
sĩ sáng tác, nghệ sĩ trình diễn, hay tất cả mọi người trong chúng ta đều vấn vương
trong đầu óc thứ cảm giác mau chóng, ngắn ngủi, khi cơn mưa sắp đến, hay cơn
mưa vừa tạnh, là vì ngay
lúc đó, sắp đón nhận một quang cảnh khác .
"
Lòng như mưa tạnh nhớ lưng chừng..."
(
Đàn thu, tay ngọc - Đinh Hùng - Thục Vũ )
Nhạc
sĩ Thục Vũ, có
cuộc sống nội tâm hào sảng nhưng ôn hoà, ông tên thật là Vũ Văn Sâm ( 1932 -
1976 ) nguyên trung tá QL/VNCH, đơn vị sau cùng là Trưởng Khối Chiến Tranh
Chính Trị / Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức .
Bài
thơ đẹp như ngà ngọc của Thi sĩ Đinh Hùng ( 1920- 1967)
đã
được nhạc sĩ phổ nhạc nguyên tác, không thay đổi hình thức thơ, chứng tỏ nhạc
sĩ Thục Vũ dấu trong lòng một tâm hồn thi sĩ .
Hôm
nay tôi xin giới thiệu với quý vị cái trạng thái lưng chừng trong nỗi nhớ thiết
tha của nhạc sĩ gốc võ quan.
Bạn
đọc có thể hình dung được một tráng sĩ thời xưa, hay một chiến sĩ nói theo thời
nay, chính xác hơn là thời VNCH.
Cái
nỗi nhớ ngập ngừng, bâng khuâng, sau cơn mưa vừa tạnh.
Hình
như làm chưa xong...một bài thơ, một khuôn nhạc ...chẳng hạn, mà vì công chuyện
trước mặt, hay là bổn phận phải gấp rút lên đường để thi hành công tác, thí dụ
thế .
Trung
tá Vũ Văn Sâm với nhân dáng và tâm tư tình cảm hết sức huynh đệ chi binh. Ông
cũng giống như quý huynh đệ chi binh là sống hết mình cho gia đình, quân đội,
tổ quốc.
Huynh
đệ chi binh dù ở cấp bậc nào, binh chủng nào, cũng không quên " Tổ Quốc
Danh Dự Trách Nhiệm" , huống chi những chữ đó là tinh thần trường hiệu của
Quân Trường Võ Khoa Thủ Đức, những hình ảnh đã đi vào cuộc đời binh nghiệp của
ông, trung tá Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ, thì làm sao có thể ung dung ngồi
chờ mưa dứt hẳn, nắng khô đường trường đang ướt át chứ.
"
Bốn dây tuyệt vọng đau hàng phím
Hoa dịu làn
môi nghẹn khúc ca..."
( Đinh Hùng - Thục Vũ )
Cơn
mưa đã tạnh, nên không thể như Thúc Sinh ngồi thầm lặng nghe Thuý Kiều đàn hát
khúc đoạn trường, xuất thần đến nỗi :
Bốn
dây như khóc như than
Khiến
người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cũng
trong một tiếng tơ đồng
Người
ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
( Đoạn
trường tân thanh - Nguyễn Du )
trước
mặt chánh thất Hoạn Thư
được .
Vốn
ôn hoà, mã thượng, vị quan 5 đã mang phong cách cây tùng che chở cho một khóm
hoa mong manh trên thềm nắng, cuộc tình cũng lưng chừng như cơn mưa vừa tạnh, khách tình quân trở về gia trang uống rượu
bồ đào .
Ở
đó người khuê phụ mở tiệc mừng xuân thắm, để:
"
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu
tế mịch phong hầu "
( Khuê Oán -
Vương Xương Linh )
Nhạc
sĩ Thục Vũ - Vũ Văn Sâm đâu cần phải sa trường lập công danh nữa, ông đã có sẵn
công hầu "Trung tá QL/ VNCH" rồi, phu nhân ông chỉ nhắc ông vui xuân
đừng quên nhiệm vụ đó thôi .
Ngày
tôi hạnh ngộ người khuê phụ nêu trên, là khi nhạc sĩ trung tá Vũ Văn Sâm đã
thất lộc ở trại tù nơi rừng thiêng nước độc ngoài Bắc rồi.
Bấy
giờ tôi cũng vừa từ nông trường hậu tù cải tạo về.
Phu
nhân trung tá Vũ Văn Sâm ghé chơi nhà chị ruột tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú
Nhuận.
Bà
tới với nhã ý là xin phép cho con gái đầu lòng của tôi ra đi vượt biên với gia
đình bà, đồng thời gặp người con trai thứ nhất của bà đang " tị nạn "
ở cùng khu nhà thờ vừa nêu.
Con
gái đầu lòng của tôi là bạn học với con trai thứ hai của bà, bà muốn giúp tôi
cho một cháu vượt biên, để đỡ gánh nặng gia đình đang bức bách, vì chế độ cộng
sản bần cùng hoá nhân dân miền nam sau cuộc đổi đời.
Ngay
buổi gặp gỡ sơ giao, nhưng vì gốc gác chúng tôi là các gia đình quân nhân chế
độ cũ, nên thân nhau ngay, biết tôi làm thơ, bà hỏi thăm liền:
"
Chị làm thơ thì chắc biết Lệ Khánh chứ ? "
Tôi
chưa kịp trả lời, bà tiếp luôn:
"
Cô ấy làm thơ nói : Em là con gái trời bắt xấu, đó "
Tôi
ngắm phu nhân nhạc sĩ Thục Vũ, Trung tá Vũ Văn Sâm, bà đẹp một cách trang
trọng, bình bệ, kẻ cả, thật là quý phái, tôi bật cười :
Chị
à, em có nghe nhà thơ Lệ Khánh viết " trời bắt xấu " gì đó, nhưng
không quen.
Phu
nhân Trung tá Vũ Văn Sâm cười mỉm:
"
Ông Sâm nhà này là ưa cô ấy đấy "
Tôi
lặng thinh, vì mình cũng lỡ làm thơ, nên không biết nói thế nào cho đẹp ý người
khuê phụ đảm đang, linh hoạt mà rất cao sang đẹp đẽ kia nữa.
Đúng
như " Sơ yếu lý lịch " của vị quan 5 hào hoa nhưng đằm thắm, ông bà
có 5 cháu: cô chị đầu đã vượt biên tới Canada,
4
cậu em trai thì cũng ra biển nhiều lần, nhưng còn kẹt lại.
Bà
Vũ Văn Sâm có một sạp hàng trong chợ Bà Chiểu, gần nhà, cũng trong khuôn viên
chợ Bà Chiểu luôn.
Phải
nói bà là người vợ rất đảm đang, chững chạc của nhạc sĩ Trung tá Vũ Văn Sâm. Bà
trực tiếp chăm sóc cha mẹ già và đàn con 5 cháu. Vậy mà không sơ sót một sự
việc nào trong nhà.
Đã
thế, sau khi Trung tá Nhạc sĩ vô tù cải tạo, rồi mệnh chung, phu nhân ông vẫn
không buông lơi một bổn phận đối với gia đình.
Bà
tiếp tục nuôi cha mẹ già và đàn con, cả khi Cộng sản xâm chiếm miền nam, bà vẫn
giữ lòng tin, lần lượt cho 3 cháu lớn đi vượt biên. Song có thành công mà cũng
có thất bại.
Riêng
chuyến dự trù cho cháu gái con tôi ra đi, thì cuối cùng tôi đã cám ơn nhã ý của
bà, năm đó cháu học lớp 12, có ý thi lấy bằng tú tài đã, rồi tính sau.
Chao
ôi " lòng như mưa tạnh, nhớ lưng chừng " chỉ có ai mang tâm trạng nửa
vời của nghệ sĩ, mới thông cảm những nỗi buồn không dứt khoát được lòng mình
...
Nhạc
sĩ Thục Vũ viết nhiều nhạc lính, có một bài " kinh điển " trong kho
tàng văn thơ nhạc hoạ tù cải tạo, là bài
"
Anh Ở Đây " viết chung với nhạc sĩ Trung tá Vũ Đức Nghiêm lúc mới tập
trung được ít lâu ở Long Giao.
Lời
nhạc nhắn nhủ vợ con ông, nhạc sĩ Thục Vũ, thời gian trước khi ra Bắc.
Sau
đó, ông cùng bạn tù bị chuyển tới vùng núi rừng sương giá bốn mùa, trại thuộc
phần đất Hoàng Liên Sơn, tôi không trực tiếp hỏi thăm phu nhân vị trung tá nhạc
sĩ vốn tài hoa ấy.
Nhưng
bỗng một ngày tôi đến Minnesota, ra mắt sách năm 1996, Trung tá Mai Quỳ vốn
thật xưa làm Tâm Lý Chiến trường võ khoa Thủ Đức, vị tá 5 này bấy
giờ là đại uý. Và tôi đã có thơ đăng trên đặc san Thủ Đức từ ngày đó.
Trung
tá Mai Quỳ tới dự buổi sinh hoạt văn nghệ vừa nêu, đã kêu tôi rồi nói thật
thiết tha:
"
Này Cao Mỵ Nhân, khi nào về thăm quê cô ở Sa Pa, tìm ghé thăm mộ Trung tá Vũ
Văn Sâm, nhạc sĩ Thục Vũ đó. Tụi tôi đưa nó ra tận chân núi. Cả vạt đồi hoa ban
trắng biết không "
Tôi
lặng người đi, tôi không quên, nhưng tôi có về vùng trời mà gió hú gọi sương
phủ kín núi rừng quanh năm đó đâu.
Tới
nay, tôi lại thấm câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng mà nhạc sĩ Trung tá Vũ Văn Sâm
đã phổ nhạc:
"
Lòng như mưa tạnh nhớ lưng chừng ..."
Hình
như trạng thái lưng chừng đã thay cho sự bộc bạch khó nói ở đời, để thoái thác
hay là giữ kín trong lòng một chuyện gì không hay chưa kết thúc được.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)