Mỗi Ngày Một Chuyện
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Mới cầm cây bút Bic, chưa kịp " thao thao bất tuyệt " , Anh đã nghiêm
mặt hỏi ngay: " Lại kể lể Tết VN nữa hả? Qua rồi, qua rồi, thiên hạ đã ai
vào việc nấy, đi làm 2 ngày nay rồi.
Ố mà năm nay, Tết âm lịch chiếm lĩnh mùng một, mùng hai vào thứ bảy, chủ nhật,
chứ không thì ba ngày Tết ...phong lưu ở cơ quan, hãng xưởng, shop xiếc, hay là
cũng chợ búa ...chứ phải chơi đâu.
Nè shop xiếc, chợ búa VN vẫn không nghỉ Tết nguyên đán như Mỹ đâu nhé, như trên
nói " ai vào việc nấy " , thì đúng quá rồi, Cao Mỵ Nhân cứ " mỗi
ngày một chuyện " cho tới khi nào hết chuyện thì thôi .
Liếc ngang thấy Anh đang sắp sửa cười diễu cợt, nụ cười rất " đàn ông tính",
tức là nụ cười không chứa điều vị kỷ, nhỏ nhặt nhất thế giới, mà theo văn
chương thường gọi là nụ cười kẻ cả, bao dung của các đấng mày râu ...
Đúng ra là nụ cười của huynh đệ chi binh nhà đại tộc KaKi QL/VNCH. Nụ cười ấy
nói lên tính chất thẳng thắn, bao quát, đôi khi thương mà nể hiền nội, ái thê
một chút, chứ không phải "tóc" đâu nhá.
Là cái gì vậy cà, tóc tiếng tây là "cheveux", thì sơ vơ đó mà, chưa
bỏ dấu, tại cái máy chữ Mỹ có dấu bao giờ đâu.
Thôi không đùa nữa, hết ngày bây giờ, hôm nay mùng bốn Tết, ngày văn chương cận
đại gọi là ngày " hoá vàng ", tức ngày đốt vàng mã .
Buổi cúng đưa ông bà đi cõi nào chả biết, sau ngày 30 tháng Chạp, đón ông bà về
chơi, ăn Tết với gia đình tính ra được có 3 ngày Tết, thế là xong Tết nhất.
Anh bảo: Rõ lạ, sự thể toàn người mình đặt ra, tưởng tượng chút cho yên tấm
thân những người đang sống thôi, chứ hồn ma bảng lảng vô định ..,còn biết gì
đâu mà về .. .
Ngày xưa, thật lâu cơ, các nhà người Bắc ưa sắm vàng mã để cúng các thân
nhân, các tổ tiên, ông bà, cha mẹ vv...khi rời cõi thế.
Trong hành trang, ngoài quần áo mũ giày, còn có xe đạp, sau này có honda, xe
hơi, trước nữa có cả ngựa..,bằng giấy .
Tất cả chỉ là muốn ổn định tâm lý người đang sống, để không bị dày vò khi người
quá vãng thủa sinh thời, bị thiếu thốn tinh thần hay vật chất chẳng hạn.
Một thời gian ngoài Bắc kỳ không đốt vàng mã, cho là mê tín, dị đoan, kèm thêm
vấn đề nghèo khổ, tiền ăn cho người sống còn không có, lấy đâu tiền mua đồ giấy
cho ông bà đã yên bề ở thiên thu cổ tháp .
Cỗ đón, cơm đưa ...ông bà ngày Tết đã trở thành tập tục không thể thiếu được
trong Văn hoá VN.
Tới đây tôi xin mở một dấu ngoặc...dài, là tôi đã tình cờ chứng kiến một
chuyện chuẩn bị cho sự chết của một nữ thi sĩ.
Hình như là những suy nghĩ đã in sâu vào tâm khảm chị, đó là thi sĩ Tuệ
Mai trong hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi .
Mấy tháng cuối cùng trước khi nữ sĩ Tuệ Mai mất, tôi được quý nữ sĩ đã lớn
tuổi, uỷ nhiệm cho cái việc hằng ngày tới chăm sóc, chơi với chị cho qua nỗi
buồn dài dằng dặc.
Thế thì trước Tết nguyên đán năm 1982, chị đã lịm thở một lần, có lẽ cũng phải
vài tiếng đồng hồ.
Song vì căn bệnh rất trầm kha của chị, đã sui khiến nên sự việc vô vọng, phải
đợi chờ cuộc tử biệt, mà chẳng ai muốn đoán thêm liệu có phép lạ nào cho chị
hồi phục ...không ?
Viết ra để hiểu rằng không thể đi nhà thương vào một ngày cuối năm hay tân xuân
đang tới. Và vì thế, chị đã dặn dò thân nhân đầy đủ sau khi tỉnh dậy như một
giấc mơ...
Gia đình em trai và em dâu chị đã vẫn lo một cái Tết bình thường ...
Sáng mùng một Tết, chị còn ngắm cành mai vàng gầy guộc nở hoa, rồi chiều mùng
một đó, nữ sĩ Tuệ Mai qua đời .
Trong không khí bi thương của 3 ngày Tết, chị vẫn nằm trong mùng, trên chiếc
giường đơn nơi đầu cầu thang lên lầu, và khung cửa sổ nhỏ mà chị hằng mơ ước
được ngắm ánh trăng non, không khép lại ...
Cho tới sáng ngày mùng bốn Tết, gia đình và bạn thiết chúng tôi chuẩn bị đưa
chị ra khỏi thế gian, tất cả mới tập trung trên lầu, mở chiếc mùng, nhà đòn
bưng chị ra đặt giữa sàn lầu để liệm.
Rồi, phần hành nhà đòn khiêng chị xuống phòng khách tầng dưới, để họ hàng và
thân hữu đến chia tay.
Thấy có sự hiện diện của các nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp, Đoàn Yên Linh, Tôn nữ
Hỷ Khương, tôi mau chóng làm một lễ hội thơ ấm cúng, đọc và ngâm chính những
bài thơ của chị trong 7 tập thơ đã xuất bản . Cùng ngày đó, cũng là lúc
gia đình người em trai chị cúng đưa ông bà .
Có thể nói là mùng 4 Tết năm 1982 ấy, nữ sĩ Tuệ Mai theo ông bà đi luôn về cõi
vĩnh hằng ..,
Để rồi những năm sau đó, nữ sĩ Tuệ Mai trở về và ra đi trong mấy ngày Tết
âm lịch, không khiến thân nhân phải nhớ giỗ, vì cái giỗ đã được lồng trong
những ngày ...vui của Tết nhất .
Tuy nhiên, viết theo phong tục tập quán của dân tộc VN cổ xưa, là mùng bốn hoá
vàng, nhưng cũng tuỳ theo phương tiện và thời gian của mỗi gia đình ...
Có nhà chỉ giữ ông bà ở chơi Tết ít ngày thôi, rồi tiễn ông bà đi sớm hơn mùng
bốn, như chiều mùng hai, sáng hay chiều mùng ba chẳng hạn .
Ít nhà đưa ông bà ngày mùng 5 , nhưng có thể đưa ông bà về vô cùng ngày mùng 7,
tức ngày hạ nêu ...
Sau ngày hạ nêu, là năm tháng trở lại bình thường ...
Kính chúc quý vị và gia đình vạn sự tốt lành, muôn điều như ý trong năm
mới tinh khôi này ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Mới cầm cây bút Bic, chưa kịp " thao thao bất tuyệt " , Anh đã nghiêm
mặt hỏi ngay: " Lại kể lể Tết VN nữa hả? Qua rồi, qua rồi, thiên hạ đã ai
vào việc nấy, đi làm 2 ngày nay rồi.
Ố mà năm nay, Tết âm lịch chiếm lĩnh mùng một, mùng hai vào thứ bảy, chủ nhật,
chứ không thì ba ngày Tết ...phong lưu ở cơ quan, hãng xưởng, shop xiếc, hay là
cũng chợ búa ...chứ phải chơi đâu.
Nè shop xiếc, chợ búa VN vẫn không nghỉ Tết nguyên đán như Mỹ đâu nhé, như trên
nói " ai vào việc nấy " , thì đúng quá rồi, Cao Mỵ Nhân cứ " mỗi
ngày một chuyện " cho tới khi nào hết chuyện thì thôi .
Liếc ngang thấy Anh đang sắp sửa cười diễu cợt, nụ cười rất " đàn ông tính",
tức là nụ cười không chứa điều vị kỷ, nhỏ nhặt nhất thế giới, mà theo văn
chương thường gọi là nụ cười kẻ cả, bao dung của các đấng mày râu ...
Đúng ra là nụ cười của huynh đệ chi binh nhà đại tộc KaKi QL/VNCH. Nụ cười ấy
nói lên tính chất thẳng thắn, bao quát, đôi khi thương mà nể hiền nội, ái thê
một chút, chứ không phải "tóc" đâu nhá.
Là cái gì vậy cà, tóc tiếng tây là "cheveux", thì sơ vơ đó mà, chưa
bỏ dấu, tại cái máy chữ Mỹ có dấu bao giờ đâu.
Thôi không đùa nữa, hết ngày bây giờ, hôm nay mùng bốn Tết, ngày văn chương cận
đại gọi là ngày " hoá vàng ", tức ngày đốt vàng mã .
Buổi cúng đưa ông bà đi cõi nào chả biết, sau ngày 30 tháng Chạp, đón ông bà về
chơi, ăn Tết với gia đình tính ra được có 3 ngày Tết, thế là xong Tết nhất.
Anh bảo: Rõ lạ, sự thể toàn người mình đặt ra, tưởng tượng chút cho yên tấm
thân những người đang sống thôi, chứ hồn ma bảng lảng vô định ..,còn biết gì
đâu mà về .. .
Ngày xưa, thật lâu cơ, các nhà người Bắc ưa sắm vàng mã để cúng các thân
nhân, các tổ tiên, ông bà, cha mẹ vv...khi rời cõi thế.
Trong hành trang, ngoài quần áo mũ giày, còn có xe đạp, sau này có honda, xe
hơi, trước nữa có cả ngựa..,bằng giấy .
Tất cả chỉ là muốn ổn định tâm lý người đang sống, để không bị dày vò khi người
quá vãng thủa sinh thời, bị thiếu thốn tinh thần hay vật chất chẳng hạn.
Một thời gian ngoài Bắc kỳ không đốt vàng mã, cho là mê tín, dị đoan, kèm thêm
vấn đề nghèo khổ, tiền ăn cho người sống còn không có, lấy đâu tiền mua đồ giấy
cho ông bà đã yên bề ở thiên thu cổ tháp .
Cỗ đón, cơm đưa ...ông bà ngày Tết đã trở thành tập tục không thể thiếu được
trong Văn hoá VN.
Tới đây tôi xin mở một dấu ngoặc...dài, là tôi đã tình cờ chứng kiến một
chuyện chuẩn bị cho sự chết của một nữ thi sĩ.
Hình như là những suy nghĩ đã in sâu vào tâm khảm chị, đó là thi sĩ Tuệ
Mai trong hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi .
Mấy tháng cuối cùng trước khi nữ sĩ Tuệ Mai mất, tôi được quý nữ sĩ đã lớn
tuổi, uỷ nhiệm cho cái việc hằng ngày tới chăm sóc, chơi với chị cho qua nỗi
buồn dài dằng dặc.
Thế thì trước Tết nguyên đán năm 1982, chị đã lịm thở một lần, có lẽ cũng phải
vài tiếng đồng hồ.
Song vì căn bệnh rất trầm kha của chị, đã sui khiến nên sự việc vô vọng, phải
đợi chờ cuộc tử biệt, mà chẳng ai muốn đoán thêm liệu có phép lạ nào cho chị
hồi phục ...không ?
Viết ra để hiểu rằng không thể đi nhà thương vào một ngày cuối năm hay tân xuân
đang tới. Và vì thế, chị đã dặn dò thân nhân đầy đủ sau khi tỉnh dậy như một
giấc mơ...
Gia đình em trai và em dâu chị đã vẫn lo một cái Tết bình thường ...
Sáng mùng một Tết, chị còn ngắm cành mai vàng gầy guộc nở hoa, rồi chiều mùng
một đó, nữ sĩ Tuệ Mai qua đời .
Trong không khí bi thương của 3 ngày Tết, chị vẫn nằm trong mùng, trên chiếc
giường đơn nơi đầu cầu thang lên lầu, và khung cửa sổ nhỏ mà chị hằng mơ ước
được ngắm ánh trăng non, không khép lại ...
Cho tới sáng ngày mùng bốn Tết, gia đình và bạn thiết chúng tôi chuẩn bị đưa
chị ra khỏi thế gian, tất cả mới tập trung trên lầu, mở chiếc mùng, nhà đòn
bưng chị ra đặt giữa sàn lầu để liệm.
Rồi, phần hành nhà đòn khiêng chị xuống phòng khách tầng dưới, để họ hàng và
thân hữu đến chia tay.
Thấy có sự hiện diện của các nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp, Đoàn Yên Linh, Tôn nữ
Hỷ Khương, tôi mau chóng làm một lễ hội thơ ấm cúng, đọc và ngâm chính những
bài thơ của chị trong 7 tập thơ đã xuất bản . Cùng ngày đó, cũng là lúc
gia đình người em trai chị cúng đưa ông bà .
Có thể nói là mùng 4 Tết năm 1982 ấy, nữ sĩ Tuệ Mai theo ông bà đi luôn về cõi
vĩnh hằng ..,
Để rồi những năm sau đó, nữ sĩ Tuệ Mai trở về và ra đi trong mấy ngày Tết
âm lịch, không khiến thân nhân phải nhớ giỗ, vì cái giỗ đã được lồng trong
những ngày ...vui của Tết nhất .
Tuy nhiên, viết theo phong tục tập quán của dân tộc VN cổ xưa, là mùng bốn hoá
vàng, nhưng cũng tuỳ theo phương tiện và thời gian của mỗi gia đình ...
Có nhà chỉ giữ ông bà ở chơi Tết ít ngày thôi, rồi tiễn ông bà đi sớm hơn mùng
bốn, như chiều mùng hai, sáng hay chiều mùng ba chẳng hạn .
Ít nhà đưa ông bà ngày mùng 5 , nhưng có thể đưa ông bà về vô cùng ngày mùng 7,
tức ngày hạ nêu ...
Sau ngày hạ nêu, là năm tháng trở lại bình thường ...
Kính chúc quý vị và gia đình vạn sự tốt lành, muôn điều như ý trong năm
mới tinh khôi này ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)