Mỗi Ngày Một Chuyện
MÙNG HAI TẾT - CAO MỴ NHÂN
MÙNG HAI TẾT - CAO MỴ NHÂN
Ngày
xưa, chẳng biết tự bao giờ, ba ngày Tết đã như một tập tục, một định lệ của dân
tộc VN.
Đúng
rồi có đi tìm hiểu tông tích của 3 ngày Tết âm lịch hay nguyên đán, cũng chỉ
thấy những điều mà phần nhiều đa số quý vị và chúng tôi thấy, thêm một chút
truyền thuyết, tự ngày thật xa xưa, làm sao người đương thời hiểu rõ được .
Nên
tôi sẽ chỉ kể lại những kỷ niệm Tết nhất có tôi mà thôi.
Cái
lý do chỉ kể lại những gì mình thấy cái " Tết ta " ở ngoài Bắc, của
một cậu bé ngày ra đi di cư mới có 10 tuổi, mà nay đã 74 tuổi, thì quả là cần
thiết với những nhà nghiên cứu về cách nhìn hay nỗi nhớ quê hương của mỗi tầng
lớp xã hội .
Tôi
theo gia đình di cư vô nam ngày 25-9-1954, tức là sau ngày 20/7/1954 chia đôi
đất nước, có 2 tháng 5 ngày .
Cả
thành phố Hải phòng nói chung, hay riêng con đường có nhà ba tôi, số 112A Tám Gian nói thông thường, còn trên bản
đồ ghi tên phố đó là Đại lộ Lê Lợi.
Con
đường đó đang bình thường:
Người
lớn đi làm, trẻ con đi học, người già ở nhà trông nhà. Bỗng một ngày mấy chục
đứa trẻ bán báo, mỗi đứa ôm một chồng báo hàng ngày, tức nhật báo, nhưng ngày
xưa ấy báo mỏng lét, chỉ có 4 trang thôi, chúng chen chân chạy ồ ra khỏi nhà in
và đại lý báo, ở cách nhà tôi độ 20 căn, chúng rao như được đại lý dặn dò :
Báo
mới : Tia sáng, Giang Sơn, Liên Hiệp có tin Điện Biên Phủ thất thủ đây...
Để
rồi sau đó ít lâu, là cái tin chia đôi đất nước và di cư.
Như
vậy thì tôi đi mất đất, làm sao kể chuyện " Tết ta" ở ngoài Bắc khi
tôi cũng chỉ hơn cậu bé nêu ở đoạn đầu có mấy tuổi.
Nhưng
thời gian đó tôi đã có bài truyện nhi đồng đăng trên báo Giang Sơn mỗi thứ tư
hàng tuần, tôi chỉ lo viết lách chơi chơi, gần như là trang nhi đồng ấy ...chỉ
có tôi siêng năng gởi bài cho vị chủ trương, để mỗi thứ tư là truyện viết tưởng
tượng được đăng lên, ngó tên mình mà thú vị.
Thành
" Tết ta" đối với học sinh chúng tôi là điều tưởng tượng qua tiểu
thuyết Tự Lực Văn Đoàn vậy.
Tuy
nhiên, những quần áo mới mặc Tết, cho trẻ em , như chỉ thấy rõ nét ở những gia
đình từ trung lưu trở lên.
Năm
nào chị em tôi cũng được may quần áo mới. Như chị lớn nhất của tôi thì đặc biệt
được may 2 cái áo dài thay đổi mấy. ngày Tết cho có vẻ ...điệu hạnh một chút.
Tất
nhiên là chuyện đồ Tết, chứ trong năm vẫn có thể bố mẹ cho may thêm áo quần đi
học .
Chị
tôi bắt đầu 16 tuổi, là có đeo hoa tai, thường người bắc ưa vàng y, vì thứ đó
vừa là trang sức, mà cũng vừa là của để dành .
Chị
em tôi, và những nhà khác cũng vậy, ngày Tết, ngày hội , ngày đi ăn cưới ai
trong họ, là không phải được, mà bị bắt buộc đeo kiềng vàng, vòng tay và xuyến.
Thủa
đó xã hội chưa phát triển, vẫn có những gia đình túng thiếu, nợ nần, nhưng tôi
không hề nghe chuyện ăn cắp , cướp giật vv...
Kẻ
trộm thì họ trộm của cải, vật dụng trong nhà ...
Kẻ
cướp thì nguy hiểm cấp cao, là chuyện bàn tán của người lớn .
Tết
ta ngoài bắc thủa tôi đã ở, không thấy nhà giầu mua sắm đồ Tết cho người nghèo,
nói chung là làm phước. Nhưng chuyện cho vay thì nghe thật quen tai.
Có
thể tôi chưa biết nhiều lắm về các giai tầng xã hội giầu có trong xã hội làm
việc thiện, nên nhìn ra chuyện gì rõ nhất thì kể thôi .
Chứ
mẹ tôi có lần đưa chị em tôi từ Hà Nội về Hải phong bằng tàu hoả, tức xe lửa,
cứ nháo nhác sợ " kẻ cướp như ranh " ở ga hàng Cỏ, dặn chị em tôi là
phải giữ đồ cho kỹ, kẻo kẻ cắp nó nhanh mắt dễ sợ, nó cuỗm đồ cho mà trắng mắt
ra .
Ông
nội tôi ở ngoại ô Hà Nội, nơi một khu nhà lớn gọi là trang trại, bấy giờ cứ ung
dung làm như nước thái bình nhà thường bỏ ngỏ không à.
Hồi
đó nghe ông nội tôi ngoài bảy chục tuổi ( 70 tuổi ) mà tôi chết khiếp, khiếp vì ngỡ thế là lão lai lắm,
ông được gọi bằng cụ tiên chỉ trong làng Sở .
Cụ
đi đứng khoan thai, giữ gìn lời ăn tiếng nói, chứ có ai như chúng tôi bây giờ
họp bạn trung học, mỗi năm năm là loạn tiếng nói cười hô hố, câu" tao tao,
mày mày " được phát ra liên tục trong buổi bạn bè từ khắp nơi trên thế
giới về hàn huyên tâm sự, mà ai nấy đều trở thành " cụ" lâu rồi.
Cậu
bé 10 tuổi năm xưa đã từng làm hạm trưởng một chiến hạm có liên hệ tới mấy chữ
HQ 10, mà mấy hôm nay trên Giai phẩm " Lá Cải " của Chủ biên ...tôi,
nhà biên khảo " Hồ học" Đồ Ngu, đang nhắc tới.
Đó
là cậu bé 10 tuổi rời Bắc Kỳ năm 1954, ra đi di cư , nay đang ở một nơi "
thâm cung bờ biển tây Hoa Kỳ ", vừa phone cho tôi, bảo rằng :
" Em phải về San Jose, để chúc Tết
mẹ em năm nay đúng 100 tuổi chị ạ, Tết nhất gì ở đây, mà cả những năm xưa nữa,
em thấy chỉ có những ngày ở Hà Nội, lúc em 10 tuổi là có ý nghĩa thôi, sau cứ
lênh đênh khắp chốn, " biển là quê hương, tầu là nhà..."
Tôi
tá hoả khi nhớ lại cùng một lúc : " tầu là nhà và cậu bé 10 tuổi "
nên mỗi lần Tết đến Xuân về, là sóng biển nở trắng xoá hoa đại dương, chu choa,
chẳng biết ca tụng gì hơn quyền phép của Tạo hoá.
Tôi
định nói với cậu bé nay đã 74 tuổi rằng:
Thế
có nghe câu chỉ bảo thân tình của quý vị Đồ Ngu, ý quên Đồ nho xưa: " Mồng
một ăn Tết nhà cha, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy " không ?
Người
bắc họ ngầm phân chia thế đấy, nay chú , là cậu 74 tuổi đương nêu, sẽ về chúc
Tết mẹ là ăn Tết nhà cha đấy, và hôm nay mùng hai, thì qua nhà vợ mà "
cung chúc tân xuân " quý cụ nhạc nhé, để mai tới viếng thày dạy học mình
mùng ba Tết cổ truyền, cho đúng thể thức Tết nhất VN xưa.
Tôi
thấy cậu bé xưa đã biến thành cụ chưa già lắm mà sao tư tưởng cứ mông mênh nỗi
buồn không trọn vẹn, trong khi cậu ta đã có tất cả những gì cần có trong đời
lưu vong này:
Học
lại thành kỹ sư computer, phu nhân là dược sĩ, một con trai, một con gái đã
thành tựu, ra trường, đi làm, có gia đình ...
Hạm
trưởng Trần Quang Thiệu lại cũng tạt qua làng văn, tác giả2 cuốn tiểu thuyết
rất Mỹ. Thế là được rồi.
Bây
giờ thì : Mùng hai tôi khai bút hơi quá tải hay lạm phát chút. Xin lỗi quý vị
"nhĩ mục quan chiêm" giai phẩm Lá Cải, bước vô thềm năm mới vạn sự
tốt lành, để còn chúc tụng những mùa xuân trước mặt tràn đầy hương sắc nhân
gian chân thiện mỹ bất tận tuyệt vời chứ.
Ố
ô, anh vừa ra hiệu cho mình là : " Mùng 2, ăn Tết nhà vợ ", hỏi tôi
có biết cả mấy mùng, anh đều ăn Tết hàm chính thất không ? Ố la la, cứ quy tắc
tam xuất mùng mò đi rồi biết, không có cả miếng bánh tét mà xơi, chứ đừng nói bánh
chưng nhá .
OK,
Tết hải ngoại, chữ " ngoại " là nói lên tất cả rồi, mùng hai ăn Tết
nhà ngoại đó thôi, nhà ngoại là nhà phu nhân " Quí vị "
Còn
gì vui vẻ hơn chứ hả ?
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MÙNG HAI TẾT - CAO MỴ NHÂN
MÙNG HAI TẾT - CAO MỴ NHÂN
Ngày
xưa, chẳng biết tự bao giờ, ba ngày Tết đã như một tập tục, một định lệ của dân
tộc VN.
Đúng
rồi có đi tìm hiểu tông tích của 3 ngày Tết âm lịch hay nguyên đán, cũng chỉ
thấy những điều mà phần nhiều đa số quý vị và chúng tôi thấy, thêm một chút
truyền thuyết, tự ngày thật xa xưa, làm sao người đương thời hiểu rõ được .
Nên
tôi sẽ chỉ kể lại những kỷ niệm Tết nhất có tôi mà thôi.
Cái
lý do chỉ kể lại những gì mình thấy cái " Tết ta " ở ngoài Bắc, của
một cậu bé ngày ra đi di cư mới có 10 tuổi, mà nay đã 74 tuổi, thì quả là cần
thiết với những nhà nghiên cứu về cách nhìn hay nỗi nhớ quê hương của mỗi tầng
lớp xã hội .
Tôi
theo gia đình di cư vô nam ngày 25-9-1954, tức là sau ngày 20/7/1954 chia đôi
đất nước, có 2 tháng 5 ngày .
Cả
thành phố Hải phòng nói chung, hay riêng con đường có nhà ba tôi, số 112A Tám Gian nói thông thường, còn trên bản
đồ ghi tên phố đó là Đại lộ Lê Lợi.
Con
đường đó đang bình thường:
Người
lớn đi làm, trẻ con đi học, người già ở nhà trông nhà. Bỗng một ngày mấy chục
đứa trẻ bán báo, mỗi đứa ôm một chồng báo hàng ngày, tức nhật báo, nhưng ngày
xưa ấy báo mỏng lét, chỉ có 4 trang thôi, chúng chen chân chạy ồ ra khỏi nhà in
và đại lý báo, ở cách nhà tôi độ 20 căn, chúng rao như được đại lý dặn dò :
Báo
mới : Tia sáng, Giang Sơn, Liên Hiệp có tin Điện Biên Phủ thất thủ đây...
Để
rồi sau đó ít lâu, là cái tin chia đôi đất nước và di cư.
Như
vậy thì tôi đi mất đất, làm sao kể chuyện " Tết ta" ở ngoài Bắc khi
tôi cũng chỉ hơn cậu bé nêu ở đoạn đầu có mấy tuổi.
Nhưng
thời gian đó tôi đã có bài truyện nhi đồng đăng trên báo Giang Sơn mỗi thứ tư
hàng tuần, tôi chỉ lo viết lách chơi chơi, gần như là trang nhi đồng ấy ...chỉ
có tôi siêng năng gởi bài cho vị chủ trương, để mỗi thứ tư là truyện viết tưởng
tượng được đăng lên, ngó tên mình mà thú vị.
Thành
" Tết ta" đối với học sinh chúng tôi là điều tưởng tượng qua tiểu
thuyết Tự Lực Văn Đoàn vậy.
Tuy
nhiên, những quần áo mới mặc Tết, cho trẻ em , như chỉ thấy rõ nét ở những gia
đình từ trung lưu trở lên.
Năm
nào chị em tôi cũng được may quần áo mới. Như chị lớn nhất của tôi thì đặc biệt
được may 2 cái áo dài thay đổi mấy. ngày Tết cho có vẻ ...điệu hạnh một chút.
Tất
nhiên là chuyện đồ Tết, chứ trong năm vẫn có thể bố mẹ cho may thêm áo quần đi
học .
Chị
tôi bắt đầu 16 tuổi, là có đeo hoa tai, thường người bắc ưa vàng y, vì thứ đó
vừa là trang sức, mà cũng vừa là của để dành .
Chị
em tôi, và những nhà khác cũng vậy, ngày Tết, ngày hội , ngày đi ăn cưới ai
trong họ, là không phải được, mà bị bắt buộc đeo kiềng vàng, vòng tay và xuyến.
Thủa
đó xã hội chưa phát triển, vẫn có những gia đình túng thiếu, nợ nần, nhưng tôi
không hề nghe chuyện ăn cắp , cướp giật vv...
Kẻ
trộm thì họ trộm của cải, vật dụng trong nhà ...
Kẻ
cướp thì nguy hiểm cấp cao, là chuyện bàn tán của người lớn .
Tết
ta ngoài bắc thủa tôi đã ở, không thấy nhà giầu mua sắm đồ Tết cho người nghèo,
nói chung là làm phước. Nhưng chuyện cho vay thì nghe thật quen tai.
Có
thể tôi chưa biết nhiều lắm về các giai tầng xã hội giầu có trong xã hội làm
việc thiện, nên nhìn ra chuyện gì rõ nhất thì kể thôi .
Chứ
mẹ tôi có lần đưa chị em tôi từ Hà Nội về Hải phong bằng tàu hoả, tức xe lửa,
cứ nháo nhác sợ " kẻ cướp như ranh " ở ga hàng Cỏ, dặn chị em tôi là
phải giữ đồ cho kỹ, kẻo kẻ cắp nó nhanh mắt dễ sợ, nó cuỗm đồ cho mà trắng mắt
ra .
Ông
nội tôi ở ngoại ô Hà Nội, nơi một khu nhà lớn gọi là trang trại, bấy giờ cứ ung
dung làm như nước thái bình nhà thường bỏ ngỏ không à.
Hồi
đó nghe ông nội tôi ngoài bảy chục tuổi ( 70 tuổi ) mà tôi chết khiếp, khiếp vì ngỡ thế là lão lai lắm,
ông được gọi bằng cụ tiên chỉ trong làng Sở .
Cụ
đi đứng khoan thai, giữ gìn lời ăn tiếng nói, chứ có ai như chúng tôi bây giờ
họp bạn trung học, mỗi năm năm là loạn tiếng nói cười hô hố, câu" tao tao,
mày mày " được phát ra liên tục trong buổi bạn bè từ khắp nơi trên thế
giới về hàn huyên tâm sự, mà ai nấy đều trở thành " cụ" lâu rồi.
Cậu
bé 10 tuổi năm xưa đã từng làm hạm trưởng một chiến hạm có liên hệ tới mấy chữ
HQ 10, mà mấy hôm nay trên Giai phẩm " Lá Cải " của Chủ biên ...tôi,
nhà biên khảo " Hồ học" Đồ Ngu, đang nhắc tới.
Đó
là cậu bé 10 tuổi rời Bắc Kỳ năm 1954, ra đi di cư , nay đang ở một nơi "
thâm cung bờ biển tây Hoa Kỳ ", vừa phone cho tôi, bảo rằng :
" Em phải về San Jose, để chúc Tết
mẹ em năm nay đúng 100 tuổi chị ạ, Tết nhất gì ở đây, mà cả những năm xưa nữa,
em thấy chỉ có những ngày ở Hà Nội, lúc em 10 tuổi là có ý nghĩa thôi, sau cứ
lênh đênh khắp chốn, " biển là quê hương, tầu là nhà..."
Tôi
tá hoả khi nhớ lại cùng một lúc : " tầu là nhà và cậu bé 10 tuổi "
nên mỗi lần Tết đến Xuân về, là sóng biển nở trắng xoá hoa đại dương, chu choa,
chẳng biết ca tụng gì hơn quyền phép của Tạo hoá.
Tôi
định nói với cậu bé nay đã 74 tuổi rằng:
Thế
có nghe câu chỉ bảo thân tình của quý vị Đồ Ngu, ý quên Đồ nho xưa: " Mồng
một ăn Tết nhà cha, mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy " không ?
Người
bắc họ ngầm phân chia thế đấy, nay chú , là cậu 74 tuổi đương nêu, sẽ về chúc
Tết mẹ là ăn Tết nhà cha đấy, và hôm nay mùng hai, thì qua nhà vợ mà "
cung chúc tân xuân " quý cụ nhạc nhé, để mai tới viếng thày dạy học mình
mùng ba Tết cổ truyền, cho đúng thể thức Tết nhất VN xưa.
Tôi
thấy cậu bé xưa đã biến thành cụ chưa già lắm mà sao tư tưởng cứ mông mênh nỗi
buồn không trọn vẹn, trong khi cậu ta đã có tất cả những gì cần có trong đời
lưu vong này:
Học
lại thành kỹ sư computer, phu nhân là dược sĩ, một con trai, một con gái đã
thành tựu, ra trường, đi làm, có gia đình ...
Hạm
trưởng Trần Quang Thiệu lại cũng tạt qua làng văn, tác giả2 cuốn tiểu thuyết
rất Mỹ. Thế là được rồi.
Bây
giờ thì : Mùng hai tôi khai bút hơi quá tải hay lạm phát chút. Xin lỗi quý vị
"nhĩ mục quan chiêm" giai phẩm Lá Cải, bước vô thềm năm mới vạn sự
tốt lành, để còn chúc tụng những mùa xuân trước mặt tràn đầy hương sắc nhân
gian chân thiện mỹ bất tận tuyệt vời chứ.
Ố
ô, anh vừa ra hiệu cho mình là : " Mùng 2, ăn Tết nhà vợ ", hỏi tôi
có biết cả mấy mùng, anh đều ăn Tết hàm chính thất không ? Ố la la, cứ quy tắc
tam xuất mùng mò đi rồi biết, không có cả miếng bánh tét mà xơi, chứ đừng nói bánh
chưng nhá .
OK,
Tết hải ngoại, chữ " ngoại " là nói lên tất cả rồi, mùng hai ăn Tết
nhà ngoại đó thôi, nhà ngoại là nhà phu nhân " Quí vị "
Còn
gì vui vẻ hơn chứ hả ?
CAO MỴ NHÂN (HNPD)