Truyện Ngắn & Phóng Sự
Mật trình của Đại sứ quán Hoa Kỳ Về tình hình VNCH 1975.
-Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford (1974-1976)
Từ phúc tình của Đại tướng Weyand đến mật trình
của Sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn về tình hình VNCH
Như đã trình bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975, Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình.. Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).Đại tướng Weyandrd đã thăm và tìm hiểu tình hình VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đã làm một phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH.
Đại tướng Weyand phân tích trong bản phúc trình như sau: "Trong giờ phút soạn thảo phúc trình này (thượng tuần tháng 4/1975), kế họach tái tổ chức của Chính Phủ NVN có ý định tái thiết bị bốn sư đoàn bộ binh, cải biến 12 liên đoàn biệt động quân thành bốn sư đoàn biệt động quân và tăng cấp 27 liên đoàn lực lượng địa phương quân thành 27 trung đoàn bộ binh. Để có thể hữu hiệu, việc thi hành phải được thực hiện tức khắc. Trong giả thuyết Chính Phủ NVN có thể ổn định tình thế quân sự hiện tại, với các chiến cụ và tài nguyên nhân lực hiện tại nắm trong tay và trong sự giới hạn của ngân khoản chuẩn chi cho tài khóa 1975, họ cần có được ngay một số chiến cụ đòi hỏi một chuẩn chi mới." Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính các vật liệu quân việncó thể được giao vào tay Việt Nam Cộng Hòa nội trong 45 ngày kể từ khi có ngân khoản. Phải hiểu là nếu không có các vật liệu bổ sung này, QLVNCH sẽ tiêu hao hết đạn dược hiện có trong kho trước khi tài khóa năm nay chấm dứt với mức độ giao tranh hiện tại. Không thể tái tạo các đơn vị bất khả dụng nếu không có các vật liệu bổ sung này.
Tiếp đó,vào ngày 9/4/1975, Đại Sứ Graham Martin gửi bức công điện sau đây báo cáo tình hình quân sự tại các vùng còn thuộc về Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đây là nội dung bản phúc trình, dựa theo tài liệu được phổ biến trong cuốn "Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một viên ngọc quân sự ẩn tàng", do ông Nguyễn Văn Tín, em ruột của Tướng Hiếu, sưu tầm và biên soạn.
*Phúc trình ngày 9/4/1975 của Sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn gửi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
-Nơi gửi : Sứ Quán Hoa Kỳ Sàigòn
-Kính gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Washington, khẩn cấp
-Thông tri Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Washington, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Bangkok, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Canberra, khẩn cấp
-Phái Đoàn Hoa Kỳ tại Hòa Đàm Ba Lê, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Vạn Tượng, khẩn cấp
-CINCPAC HI, khẩn cấp
-USSAG NKP TH, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Jakarta, Ưu Tiên
-Sứ Quán Hoa Kỳ Phnom Penh, Ưu Tiên
-Sứ Quán Hoa Kỳ Tehran, Ưu Tiên
-Lãnh Sự Hoa Kỳ Biên Hòa
-Lãnh Sự Hoa Kỳ Cần Thơ
Đề Tài: Những nét chính trong cuộc tấn công của Bắc Quân -- Tổng lược cho thời kỳ kết thúc trưa ngày 9/4/2005.
1. Tổng Quát
Hoạt động quân sự gia tăng đột phát tại Quân khu 3 trong 24 tiếng vừa qua với các cuộc tấn công nặng nhằm vào Xuân Lộc, thủ phủ tỉnh Long Khánh, cách Sàigòn khoảng 60 cây số về phía đông trên Quốc Lộ 1. Một đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 Cộng sản Bắc Việt (CSBV) tấn công gần Tân An, thủ phủ tỉnh Long An, làm ngưng trệ giao thông trên Quốc Lộ 4 đưa tới vùng Đồng Bằng. Phi trường quân sự Biên Hòa bị pháo kích nặng. Hoạt động chung tại vùng Đồng Bằng có chiều giảm thiểu.
-Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trình Ủy nhiệm thư lên Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu (ảnh chụp năm 1973)2. Quân khu 3
CSBV leo thang mức độ giao tranh cách thấy rõ tại Quân khu 3 trong 24 tiếng vừa qua. Một vụ tấn công lớn nhắm thẳng vào Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh, dẫn đầu bởi Trung Đoàn 812 thuộc Sư Đoàn 6 CSBV. Một trận xung phong bộ binh được yểm trợ bởi pháo binh, chiến xa và thiết vận xa được phát động vào sáng sớm ngày 9/4. Các đặc công đã lọt vào tới khu chợ búa của thành phố và giao tranh nặng trong và quanh thành phố. Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18. Đơn vị này đã suy yếu trong trận giao tranh tại Định Quán và Hoài Đức tháng trước. Các lực lượng CSBV chiếm ngự các đồi núi gần ngã tư Quốc Lộ 1 và 20 và cản trở các nỗ lực tăng phái của của VNCH cho Trung Đoàn 43 với các đơn vị của Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18. Sự thất thủ của Xuân Lộc sẽ tạo một hiểm nguy trầm trọng cho căn cứ Long Bình và vùng Biên Hòa. Một chiến đoàn chiến xa QLVNCH đang di chuyển tới một vị trí nằm phía đông Biên Hòa.
Tại Long An, có các vụ tấn công tại phía nam và tây nam của Tân An, tỉnh lỵ của tỉnh này, với các đơn vị của Trung Đoàn 275 thuộc Sư Đoàn 5 CSBV tham chiến một trong các vụ tấn công này. Quốc Lộ 4 bị gián đoạn trong một thời gian, nhưng nay đã được khai thông.
Phi trường quân sự Biên Hòa và vùng lân cận bị pháo kích nặng từ 5 giờ đến 7 giờ 30 sáng ngày 9/4. Hai phi công bị chết, và một bồn xăng tại một hậu cứ QLVNCH bị phá hủy. Một bích kích pháo phát nổ cách chung cư tổng lãnh sự khoảng từ 1000 đến 150 mét.
Một toán trinh sát VNCH tiếp xúc với dân chúng địa phương tại vùng lân cận Nha Trang. Theo báo cáo của đội toán này, tất cả các cơ quan quân sự và dân sự đều nằm dưới sự kiểm soát của CABV, và tất cả các văn phòng đều treo cờ Bắc Việt. Các chiến xa thoạt đầu đã xâm nhập thành phố, nhưng nay đã rút ra khỏi. CSBV đang dùng đài phát thanh Nha Trang để tuyên truyền dân chúng. Đủ loại súng phòng không được đặt để dọc theo bờ biển từ phía bắc đến phía nam của Nha Trang.
Vào lúc 6 giờ chiều ngày 8/4, liên lạc viễn liên bị gián đoạn với thành phố Thiện Giáo cách Phan Thiết khoảng 15 cây số về phía bắc, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận. Vào lúc đó Thiện Giáo bị các lực lượng CSBV tấn công mạnh. Bản doanh của tỉnh lỵ bị trúng đạn và đã được di chuyển tới một địa điểm nằm ngoài thành phố. Phan Thiết vẫn nằm trong sự kiểm soát của Chính Phủ VNCH và tỉnh trưởng tin tưởng ông có thể đối phó với mối đe dọa. Hiện giờ năm chiến hạm đang bắn yểm trợ các lực lượng QLVNCH quanh Phan Thiết.
Không Quân VNCH tiếp tục hành quân từ phi trường quân sự Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị QLVNCH chu toàn an ninh cho căn cứ này. Các nguồn tình báo cho biết các đơn vị Bắc Quân trong vùng có thể đang chuẩn bị di chuyển tới Phan Rang.
Tư Lệnh Phó Quân đoàn 3/ Quân khu 3 Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, đã bị chết tại bàn giấy chiều tối ngày 8/4, với một viên đạn duy nhất xuyên vào đầu. Cái chết của Tướng Hiếu được coi là một trường hợp "ngộ nạn gây nên bởi súng."
3. Quân khu 4
Hoạt động trong toàn bộ vùng Đồng Bằng giảm thiểu trong 24 tiếng vừa qua, vì các đơn vị của Sư Đoàn 4 CSBV rút ra khỏi xung quanh Cần Thơ. Tư Lệnh Sư Đoàn 21 VNCH cảm nghiệm Sư Đoàn 4 CSBV sẽ tái đụng độ trong thời gian ngắn, rất có thể với các cuộc tấn công biển người.
Tình hình Mộc Hóa yên tịnh tiếp sau các cuộc tấn kích nặng ngày hôm qua, và Sư Đoàn 5 CSBV đang di chuyển từ vùng quanh Mộc Hóa tới khu Mỏ Vẹt dọc theo ranh giới Hậu Nghĩa. Quốc Lộ 29 dẫn tới Mộc Hóa đã bị gián đoạn từ ngày 6/4.
Các cuộc tấn công gia tăng dọc theo Quốc Lộ 23 dẫn tới thành phố Sa Đéc, và Quốc Lộ này bị gián đoạn trong hầu hết ngày 8/4. Các tiểu đoàn mới được thiết lập cho Sư Đoàn 21 bị hụt quân số bởi mức độ đào ngũ trầm trọng và sẽ chỉ hữu dụng khi quân số ổn định.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển
Mật trình của Đại sứ quán Hoa Kỳ Về tình hình VNCH 1975.
-Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford (1974-1976)
Từ phúc tình của Đại tướng Weyand đến mật trình
của Sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn về tình hình VNCH
Như đã trình bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975, Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình.. Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).Đại tướng Weyandrd đã thăm và tìm hiểu tình hình VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đã làm một phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH.
Đại tướng Weyand phân tích trong bản phúc trình như sau: "Trong giờ phút soạn thảo phúc trình này (thượng tuần tháng 4/1975), kế họach tái tổ chức của Chính Phủ NVN có ý định tái thiết bị bốn sư đoàn bộ binh, cải biến 12 liên đoàn biệt động quân thành bốn sư đoàn biệt động quân và tăng cấp 27 liên đoàn lực lượng địa phương quân thành 27 trung đoàn bộ binh. Để có thể hữu hiệu, việc thi hành phải được thực hiện tức khắc. Trong giả thuyết Chính Phủ NVN có thể ổn định tình thế quân sự hiện tại, với các chiến cụ và tài nguyên nhân lực hiện tại nắm trong tay và trong sự giới hạn của ngân khoản chuẩn chi cho tài khóa 1975, họ cần có được ngay một số chiến cụ đòi hỏi một chuẩn chi mới." Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính các vật liệu quân việncó thể được giao vào tay Việt Nam Cộng Hòa nội trong 45 ngày kể từ khi có ngân khoản. Phải hiểu là nếu không có các vật liệu bổ sung này, QLVNCH sẽ tiêu hao hết đạn dược hiện có trong kho trước khi tài khóa năm nay chấm dứt với mức độ giao tranh hiện tại. Không thể tái tạo các đơn vị bất khả dụng nếu không có các vật liệu bổ sung này.
Tiếp đó,vào ngày 9/4/1975, Đại Sứ Graham Martin gửi bức công điện sau đây báo cáo tình hình quân sự tại các vùng còn thuộc về Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đây là nội dung bản phúc trình, dựa theo tài liệu được phổ biến trong cuốn "Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một viên ngọc quân sự ẩn tàng", do ông Nguyễn Văn Tín, em ruột của Tướng Hiếu, sưu tầm và biên soạn.
*Phúc trình ngày 9/4/1975 của Sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn gửi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
-Nơi gửi : Sứ Quán Hoa Kỳ Sàigòn
-Kính gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Washington, khẩn cấp
-Thông tri Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Washington, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Bangkok, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Canberra, khẩn cấp
-Phái Đoàn Hoa Kỳ tại Hòa Đàm Ba Lê, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Vạn Tượng, khẩn cấp
-CINCPAC HI, khẩn cấp
-USSAG NKP TH, khẩn cấp
-Sứ Quán Hoa Kỳ Jakarta, Ưu Tiên
-Sứ Quán Hoa Kỳ Phnom Penh, Ưu Tiên
-Sứ Quán Hoa Kỳ Tehran, Ưu Tiên
-Lãnh Sự Hoa Kỳ Biên Hòa
-Lãnh Sự Hoa Kỳ Cần Thơ
Đề Tài: Những nét chính trong cuộc tấn công của Bắc Quân -- Tổng lược cho thời kỳ kết thúc trưa ngày 9/4/2005.
1. Tổng Quát
Hoạt động quân sự gia tăng đột phát tại Quân khu 3 trong 24 tiếng vừa qua với các cuộc tấn công nặng nhằm vào Xuân Lộc, thủ phủ tỉnh Long Khánh, cách Sàigòn khoảng 60 cây số về phía đông trên Quốc Lộ 1. Một đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 Cộng sản Bắc Việt (CSBV) tấn công gần Tân An, thủ phủ tỉnh Long An, làm ngưng trệ giao thông trên Quốc Lộ 4 đưa tới vùng Đồng Bằng. Phi trường quân sự Biên Hòa bị pháo kích nặng. Hoạt động chung tại vùng Đồng Bằng có chiều giảm thiểu.
-Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trình Ủy nhiệm thư lên Tổng thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu (ảnh chụp năm 1973)2. Quân khu 3
CSBV leo thang mức độ giao tranh cách thấy rõ tại Quân khu 3 trong 24 tiếng vừa qua. Một vụ tấn công lớn nhắm thẳng vào Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh, dẫn đầu bởi Trung Đoàn 812 thuộc Sư Đoàn 6 CSBV. Một trận xung phong bộ binh được yểm trợ bởi pháo binh, chiến xa và thiết vận xa được phát động vào sáng sớm ngày 9/4. Các đặc công đã lọt vào tới khu chợ búa của thành phố và giao tranh nặng trong và quanh thành phố. Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18. Đơn vị này đã suy yếu trong trận giao tranh tại Định Quán và Hoài Đức tháng trước. Các lực lượng CSBV chiếm ngự các đồi núi gần ngã tư Quốc Lộ 1 và 20 và cản trở các nỗ lực tăng phái của của VNCH cho Trung Đoàn 43 với các đơn vị của Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18. Sự thất thủ của Xuân Lộc sẽ tạo một hiểm nguy trầm trọng cho căn cứ Long Bình và vùng Biên Hòa. Một chiến đoàn chiến xa QLVNCH đang di chuyển tới một vị trí nằm phía đông Biên Hòa.
Tại Long An, có các vụ tấn công tại phía nam và tây nam của Tân An, tỉnh lỵ của tỉnh này, với các đơn vị của Trung Đoàn 275 thuộc Sư Đoàn 5 CSBV tham chiến một trong các vụ tấn công này. Quốc Lộ 4 bị gián đoạn trong một thời gian, nhưng nay đã được khai thông.
Phi trường quân sự Biên Hòa và vùng lân cận bị pháo kích nặng từ 5 giờ đến 7 giờ 30 sáng ngày 9/4. Hai phi công bị chết, và một bồn xăng tại một hậu cứ QLVNCH bị phá hủy. Một bích kích pháo phát nổ cách chung cư tổng lãnh sự khoảng từ 1000 đến 150 mét.
Một toán trinh sát VNCH tiếp xúc với dân chúng địa phương tại vùng lân cận Nha Trang. Theo báo cáo của đội toán này, tất cả các cơ quan quân sự và dân sự đều nằm dưới sự kiểm soát của CABV, và tất cả các văn phòng đều treo cờ Bắc Việt. Các chiến xa thoạt đầu đã xâm nhập thành phố, nhưng nay đã rút ra khỏi. CSBV đang dùng đài phát thanh Nha Trang để tuyên truyền dân chúng. Đủ loại súng phòng không được đặt để dọc theo bờ biển từ phía bắc đến phía nam của Nha Trang.
Vào lúc 6 giờ chiều ngày 8/4, liên lạc viễn liên bị gián đoạn với thành phố Thiện Giáo cách Phan Thiết khoảng 15 cây số về phía bắc, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận. Vào lúc đó Thiện Giáo bị các lực lượng CSBV tấn công mạnh. Bản doanh của tỉnh lỵ bị trúng đạn và đã được di chuyển tới một địa điểm nằm ngoài thành phố. Phan Thiết vẫn nằm trong sự kiểm soát của Chính Phủ VNCH và tỉnh trưởng tin tưởng ông có thể đối phó với mối đe dọa. Hiện giờ năm chiến hạm đang bắn yểm trợ các lực lượng QLVNCH quanh Phan Thiết.
Không Quân VNCH tiếp tục hành quân từ phi trường quân sự Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị QLVNCH chu toàn an ninh cho căn cứ này. Các nguồn tình báo cho biết các đơn vị Bắc Quân trong vùng có thể đang chuẩn bị di chuyển tới Phan Rang.
Tư Lệnh Phó Quân đoàn 3/ Quân khu 3 Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, đã bị chết tại bàn giấy chiều tối ngày 8/4, với một viên đạn duy nhất xuyên vào đầu. Cái chết của Tướng Hiếu được coi là một trường hợp "ngộ nạn gây nên bởi súng."
3. Quân khu 4
Hoạt động trong toàn bộ vùng Đồng Bằng giảm thiểu trong 24 tiếng vừa qua, vì các đơn vị của Sư Đoàn 4 CSBV rút ra khỏi xung quanh Cần Thơ. Tư Lệnh Sư Đoàn 21 VNCH cảm nghiệm Sư Đoàn 4 CSBV sẽ tái đụng độ trong thời gian ngắn, rất có thể với các cuộc tấn công biển người.
Tình hình Mộc Hóa yên tịnh tiếp sau các cuộc tấn kích nặng ngày hôm qua, và Sư Đoàn 5 CSBV đang di chuyển từ vùng quanh Mộc Hóa tới khu Mỏ Vẹt dọc theo ranh giới Hậu Nghĩa. Quốc Lộ 29 dẫn tới Mộc Hóa đã bị gián đoạn từ ngày 6/4.
Các cuộc tấn công gia tăng dọc theo Quốc Lộ 23 dẫn tới thành phố Sa Đéc, và Quốc Lộ này bị gián đoạn trong hầu hết ngày 8/4. Các tiểu đoàn mới được thiết lập cho Sư Đoàn 21 bị hụt quân số bởi mức độ đào ngũ trầm trọng và sẽ chỉ hữu dụng khi quân số ổn định.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển