* * *
Mẹ tôi qua Mỹ cũng đã hơn sáu lần có tranh cử Tổng Thống. Những lần trước chẳng nghe
bà nói gì,
nhưng lần này thì bà nói hơi nhiều. Quả thật không phải chỉ có mẹ tôi- trong nhà- ngay cả
ngoài đường,
mà hình như toàn thể thế giới, cũng nói hơi nhiều, về lần tranh cử tổng thống kỳ này của xứ
Cờ Hoa.
Khi mới tới đây, những đứa em của tôi còn nhỏ, nhưng nay chúng đã trưởng thành nên đứa
nào cũng có ý kiến riêng của mình. Cùng ở chung một mái nhà, nhưng đứa này thì tuyên bố sẽ
bỏ cho bà này, đứa kia thì nói bỏ cho ông nọ.
Mẹ tôi không có ý kiến sẽ bầu cho ai, nhưng bà vẫn hỏi cả hai đứa.
Tại sao bầu cho bà này? Thằng anh lí nhí vì bả học cao, tham gia chính quyền đã lâu? Nhiều
kinh nghiệm.
Mẹ tôi bảo rằng, Tổng Thống Reagan là ân nhân của các gia đình HO, đâu có học cao, trước
khi làm Thống Đốc tiểu bang California, ông chỉ là tài tử đóng phim, mà sao người dân vẫn bầu ông
làmTổng Thống. Chẳng lẽ dân Mỹ mù hết hay sao?
Tổng Thống Reagan là vị Tổng Thống mà cả thế giới ngưỡng mộ. Ông đã dẹp được cuộc
chiến tranh lạnh của đảng Cộng Sản Nga Sô không tốn một viên đạn.
Sau đó mẹ tôi còn nói thêm: đừng dựa vào tiêu chuẩn bằng cấp. Đừng nghe mà hãy nhìn.
Những người anh minh là những người yêu nước thật sự. Chúng ta là những người di dân, nhưng cũng
phải mang ơn xứ sở này đã cưu mang chúng ta. Đối với những người già như mẹ, nước Mỹ là quê hương
thứ hai. Nhưng đối với thế hệ của các con, chỉ còn một quê hương, vì các con là những hạt mầm đã
đâm chồi nảy lộc nơi đây. Rễ của những cây này đã bám chặt vào lòng đất, các con đã trở thành người
của đất nước này.Dù màu da, màu tóc của các con có khác, nhưng các con chính là những người đóng
góp cho xứ sở này. Chỉ có một điều đừng bao giờ quên cội nguồn cha ông là được.
Thằng anh ú ớ, chẳng biết ý mẹ nói gì? Chọn ai?
Mẹ tôi lại quay qua hỏi thằng em, tại sao bầu cho ông kia? Thằng em lại gãi đầu gãi tai, vì ổng
biết cách làm ăn, hy vọng sẽ có nhiều job.
Mẹ tôi vặn lại, con lấy gì để bảo đảm những điều ổng nói là ổng sẽ làm được.
Người ta bảo như vậy là đếm cua trong lỗ. Cả đời mẹ tôi đã chứng kiến biết bao kỳ bầu cử,
nên chủ trương của bà là hãy chờ thời gian trả lời.
Đối với những người già như mẹ tôi, ở đời này chẳng có gì là tuyệt đối. Nhưng bà tin tưởng
vào sự sáng suốt của người dân Mỹ. Ngày xưa bà vốn là cô giáo dạy môn Sử, bà vẫn thường nói rằng,
chẳng phải bỗng dưng mà nước Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới, dù có lịch sử chưa tới
ba thế kỷ.
Đối với mẹ tôi, dù là vua, hay là tổng thống. Chỉ có người yêu nước thực sự, mới là người lãnh
đạo quốc gia.
Cứ vào bữa ăn là hai thằng con mang đề tài bầu cử ra tranh luận. Mẹ tôi vốn là một Phật tử
thuần thành,bà nhìn thấy ứng cử viên nào cũng có đủ bẩy tính xấu của con người, mà Phật vẫn thường nói.
Tham: khi ra tranh cử, họ phải tham, vì muốn nắm chức vụ quyền hành nhất trên thế giới.
Sân: họ sẽ tức giận khi không được ủng hộ, hay thất bại.
Mạn: chẳng ai ra tranh cử mà nghĩ mình dở hay thua kém người khác.
Nghi: đa nghi về đối thủ mà mình phải đối đầu, là lẽ tất nhiên của tất cả ứng cử viên.
Ác: muốn thắng cử thì phải dùng thủ đoạn, vì vi phú bất nhân.
Kiến: trong khi tranh cử phải tích cực làm cho mọi người tin rằng, chỉ có mình mới mang lại
chánh kiến, còn đối phương là người đại diện cho tà kiến.
Cuộc tranh cử bắt đầu từ 18 tháng trước, mỗi bữa ăn khi nghe hai thằng con tranh luận. Mẹ tôi
lúc nào cũng cảnh cáo: anh em chúng mày không có thù oán gì nhau, đừng có mang chuyện ngoài đường
vào làm náo loạn trong nhà, rồi lại mặt sưng mày xỉa.
Bà nhắc chừng, vì có lần hai ông chú tôi ngồi đánh cờ tướng. Chẳng hiểu sao một ông đứng lên,
cầm ngay bàn cờ bằng gỗ đập vào đầu ông kia. Mặt thì đỏ phừng phừng, còn chân thì đá vung vãi
các quân cờ. Làm cho mẹ tôi phải chép miệng: cờ với quạt!
Tuy không có ý kiến sẽ bầu cho ai, nhưng mẹ tôi cũng theo dõi cả hai đảng khi chọn ứng cử viên.
Bà luôn luôn nhận xét rất bàng quang và hài hước. Một ông thì giàu nứt đố đổ vách, mặt lúc
nào cũng nghênh nghênh, mẹ tôi bảo coi trời bằng vung. Chúng tôi cũng ùa theo, ổng thuộc loại điếc
không s súng đó mẹ. Ổng bảo rằng hễ đắc cử là ổng xây một bức tường dọc theo biên giới Mexico, bắt bên
kia trả tiền. Mẹ tôi cười hắc hắc, bảo rằng nó lấy răng mà trả. Ý nói nước kia nghèo quá, tiền đâu mà trả.
Mẹ tôi lại bồi thêm, ổng giàu quá sao không bỏ tiền túi ra xây cho mọi người nhờ.
Mẹ tôi gọi những người nóng nảy bộp chộp, gặp nào nói vậy, là những người phổi bò. Còn những
người nói vung nói vít, nói mà không thể tin được, là những người ba hoa chích chòe, mười voi không
được bát nước xáo.
Suốt trong thời gian tranh cử, bên ngoài ồn ào như thế nào, thì trong nhà tôi cũng ồn ào
chẳng kém. Haithằng em cũng vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình. Trong khi mẹ tôi theo dõi bầu
cử bằng YouTube. Ôi thôi thời technology có khác, tin tức tràn ngập đến chóng mặt. Mẹ tôi thường
bảo chẳng biết tin ai, sư bảo sư phải, vãi nói vãi hay. Rồi mấy ông thầy bói sờ mu rùa cũng nhào vô bấm quẻ.
Hết thầy bói, tới thầy bàn Mao tôn Cương xuất hiện. Không biết những ông thầy bàn( đề) đó trình
độ tới đâu,và dựa vào đâu để nói ra những tin tức rất là giật gân. Điều này không quan trọng, vấn đề là
càng có
nhiều người xem, tức là kiếm được nhiều quảng cáo. Nói lung tung, mẹ tôi thường mỉa mai,
chó sủa lỗ không.
Càng gần đến ngày bầu cử thì không khí tranh cử càng trở nên khốc liệt.
Nhìn thấy hai người già sấp xỉ 70, mà vẫn ngược xuôi ngày đêm bay đi bay lại những tiểu bang
xa xôi để kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho mình. Lúc này máu tham đã ngập đến tận đầu, họ không còn dùng
lời lẽ thanh tao nữa, họ sẵn sàng mạt sát nhau. Những phiền não của con người: tham sân si mạn nghi
ác kiến,
đều thấy rõ mồn một giữa những người tranh cử.
Nhìn thấy hình ảnh một bà gần 70, khi đi tranh cử, bỗng dưng nhợt nhạt muốn xỉu vì kiệt sức.
Mẹ tôi ái ngại cho bà “ càng cao danh vọng càng dầy gian nan”, rồi bà lại tắc lưỡi “ tham gì một miếng
đỉnh chung”. Các em tôi ùa vào: làm Tổng Thống Mỹ là quyền hành lớn nhất thế giới đó mẹ.
Mẹ tôi vẫn lắc đầu: ngộ nhỡ, bà ấy bị stroke, lăn đùng ra đấy, thì ai khổ? bà ấy khổ, chứ ai?
Anh em chúng tôi lại hùa vào: vậy là mẹ không phải là Americans rồi. Mẹ không có tham vọng.
Người Mỹ họ không nghĩ về sự giới hạn của tuổi tác như người Việt mình, hễ già rồi là chỉ ở trong
nhà quây quần bên con cháu. Quan niệm về hạnh phúc của Đông và Tây hoàn toàn khác nhau.
Đêm bầu cử mẹ tôi đi ngủ sớm. Mọi người vẫn quây quần nơi phòng khách, mắt dán vào cái
ti vi, ai cũng hồi hộp như xem đá banh World Cup.
Làm sao có thể ngủ được vào cái ngày trọng đại thế này. Đâu phải chỉ có người dân Mỹ quan tâm,
mà cả thế giới mấy tỉ người cũng đang hồi hộp. Nhất là dân cá độ họ còn hồi hộp gấp trăm lần.
Dân có máu đỏ đen chẳng bao giờ họ bỏ lỡ cơ hội.
Khắp nơi trên thế giới từ báo chí cho tới hệ thống truyền thanh, truyền hình ai cũng đoan chắc
nước Mỹ sẽ có một bà Tổng Thống. Họ nói nhiều đến nỗi bản thân bà ứng cử viên cũng tin chắc như thế.
Từ lời nói cho tới cử chỉ đều toát ra vẻ tự tin tuyệt đối. Thậm chí họ còn chuẩn bị sẽ có màn đốt pháo
bông chào mừng ngay đêm có kết quả thắng cử.
Một tạp chí nổi tiếng khác, mà mẹ tôi bảo là nhanh nhẩu đoảng, đã in sẵn hơn một trăm ngàn
bản vào sáng ngày bầu cử, đợi có kết quả là bung ra liền. Họ dùng chữ Madame President, kèm theo
những lời tuyên dương bà như một nhân vật xuất chúng, với đầy đủ lời chúc tụng. Chúng tôi cho mẹ
xem tờ bìa của tạp chí này, họ thu hồi lạc mất 17 số. Hiện nay người ta đang lùng sục tìm mua, họ đặt
giá mười ngàn đô la một quyển. Mẹ tôi thấy vậy chép miệng “thật là nghe hơi nồi chõ”.
Ngoài báo chí và truyền thanh truyền hình, người ta nghi ngờ bị mua chuộc ủng hộ cho nữ ứng
cử viên tổng thống, còn có rất nhiều người nhảy vào khen bà không tiếc lời, bằng những lời chúc tụng
quá lố. Như thể chỉ có bà mới là người xứng đáng lãnh đạo quốc gia. Cái lưỡi không xương, thiệt
muốn nói sao cũng được.
Các ca sĩ tài tử của Hollywood và của người Việt cũng đua nhau ủng hộ nữ ứng cử viên.
Chẳng biết
mấy mấy người này có kiếm được chút tiền nào không, hay chỉ muốn cho mọi người biết
đến tên mình.
Họ thi đua nhau dùng những lời khiếm nhã để rêu rao về ông già bặm trợn. Có người còn
quá khích thề rằng không muốn ở chung nước với một ông Tổng Thống chẳng ra gì. Họ sẽ dọn qua
Canada, làm như hàng xóm là bãi đất hoang, ai muốn tới cũng được.
Bên Việt Nam thì làm sẵn một xe hoa có hình bà Tổng Thống, với loa phóng thanh rùm beng.
Bên “ lạc quan tếu” có tiền hô hậu ủng, từ Tổng Thống đương nhiệm và Đệ Nhất Phu nhân,
những người được mệnh danh là người có khoa ăn nói, tới phó Tổng Thống, các Thống Đốc,
Thượng nghị sĩ hết lòng hỗ trợ, bênh vực. Thử hỏi ai còn dám cá độ bắt đối thủ phía bên kia, một ông trọc phú
chưa hề đi làm ( thuê) bao giờ. Chỉ ngồi mát ăn bát vàng, còn tiền thì cứ chảy vào hầu bao như nước chảy
chỗ trũng. Quả thật ông không hiểu tại sao người ta lại ghét ông đến thế. Ông có một cái tội là giàu quá,
làm ngứa mắt người khác.
Ông già phổi bò, bặm trợn, ba bựa cứ kiên trì lủi thủi đi một mình, như con rùa bò đua với
con thỏ, với lời tuyên bố chắc nịch: không bỏ cuộc. Đảng mà không chọn thì tôi ra ứng cử với tư cách
độc lập.
Tuy vậy ông cũng đánh bại được 16 người trong đảng, để thành duy nhất. Trong cuộc tranh luận,
nhiều khi ông không trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Mà chỉ xua tay: nhỏ như con tao, không thèm để ý.
Ông cứ như con bò điên, cứ húc bừa, xông vừa để rồi như lời ông nói: không bỏ cuộc.
Rồi trong cuộc đua, người ta ví ông như rùa đua với thỏ. Khi dư luận trong và ngoài nước ồn ào
cỗ võ cho đối thủ, ông vẫn bình thản. Bên kia thì toàn dân miệng lưỡi, bằng cấp cao ngất trời. Còn ông
chẳng biết
văn hóa bóng bẩy, cứ thẳng như ruột ngựa, nói khơi khơi. Nên bị người ta gọi là ông điên!
Ông lại tự tin đến độ, hễ nghe bà kia đi đến đâu là ổng cũng lò dò đi đến đó. Người ta thì đi lũ
lượt phô trương thanh thế. Còn ông thì cứ đi mình ên, không cần con cháu đi theo. Ngay cả những người
cùng một đảng khi trước cũng im lặng không ủng hộ, thậm chí có người còn tuyên bố bỏ cho phía
ngược lại.
Ông già ồn ào như một người thật cô đơn. Đúng là điếc không sợ súng. Ông che mắt bịt tai cứ
tới những nơi có truyền thống lâu đời là đất của người ta. Thây kệ còn nước còn tát. Who knows?
Cả hai bên tận dụng những giây phút cuối cùng để kêu gọi cử tri bầu cho mình. Họ chỉ về nhà
vào nửa đêm của ngày hôm trước bầu cử. Đúng là hữu thân hữu khổ, muốn ăn phải lăn vào bếp.
Ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Một năm nay, quả là một ngày đặc biệt trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Cả thế giới đều hồi hộp, bà nữ ứng cử viên chắc cũng sốt ruột lắm, vì bà và ông cựu Tổng Thống đi bầu
rất sớm Trong khi đối thủ của bà thì đủng đỉnh đi sau. Họ cũng đi bầu cả nhà, mọi người vẫn bình thản,
chẳng lộ vẻ lo lắng hay tự tin quá đáng. Trước khi bầu cử, con cái của ông già gân, khi trả lời phỏng vấn,
nếu Bố của quí vị thất cử thì sao? Họ đã trả lời bình thản, họ chấp nhận kết quả, như thể 250 triệu đô
dành cho tranh cử cũng chẳng là gì cả. Mà quả thật họ ra tranh cử chẳng phải vì tiền, cũng chẳng phải con
gà tứcnhau vì tiếng gáy.
Tổng Thống Mỹ đi đâu cũng dùng máy bay riêng, thì ông trùm địa ốc cũng có máy bay
ngang ngửa. Chung quanh ông Tổng Thống có tiền hô hậu ủng, có bảo vệ bao quanh thì ông
vua không ngai này cũng vậy thôi. Đã vậy ổng còn tuyên bố không thèm tiền lương trả cho
tổng thống. Có điều ổng chỉ bảo không thèm lấy ra từng tháng, hay cứ gom để đấy( hết hạn lấy
luôn một lượt!).
Thật như mẹ tôi nói “ sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, sao mà đúng ngay lúc này: một ông và một bà.
Các đài truyền thanh, truyền hình cũng vẫn tiếp tục cổ võ cho ứng viên họ chọn. Chẳng biết
có phải họ tuyên truyền theo cảm tính hay do có toan tính, vì từ điệu bộ cho tới lời nói của những
người dẫn chương trình đều có tính thiên vị. Đối thủ của bà ứng cử viên có vẻ rất cô đơn, chẳng ai khen cho
ông ba trợn một câu nào. Ông chẳng biết dùng những chữ cao siêu, cứ nói đơn giản IN, IN hay PLUS,
PLUS…đến nỗi các cô xướng viên của các đài ủng hộ, trề môi nhún vai nhắc lại với dáng điệu mỉa
mai người không biết ăn nói. Người ta chắc mẩm ông này sắp ôm đầu máu rồi.
Ông chỉ có gần 300 triệu tiền túi, chẳng xin ai, mà có xin cũng chẳng ai cho. Bên kia biết bao
người ủng hộ, họ có số tiền gấp đôi, vừa nhân lực, vừa vật lực. Phen này nhất định họ sẽ nắm phần
chiến thắng thiên thời địa lợi nhân hòa.
Trong không khí sôi động như vậy, cả nhà tôi cũng ăn cơm sớm để mọi người còn ra ngồi
đồng trước TV theo dõi bầu cử. Mặc dù từ sáng tin tức đã lai rai báo tin ở một vài tiểu bang nhỏ ông phổi
bò đã thắng.
Ông chồng tôi cầm cái remote control đổi đài xoành xoạch, mẹ tôi bảo như gái ngồi phải cọc.
Các cháu nhỏ thì méc bà ngoại He drive me crazy! Không có cạc tun, cạc téo gì hết, cả ngày
chỉ theo dõi bầu cử. Cái TV to nhất ở trong nhà để xem tin tức bầu cử.
Tôi thì lải nhải khéo dư nước mắt, khóc người trời ơi. Tôi đã quên mất Kiều, nên gọi tất
cả là những người trời ơi đất hỡi. Tôi nói rằng dù cho ông hay bà làm tổng thống, thì tiền lương
hưu của ông cũng
chẳng thêm hay bớt. Obama cũng chẳng care ( Obamacare) cho mấy ông bà già, bảo hiểm
sức khỏe của ông thuộc loại truyền thống rồi Medicare.
Mẹ tôi thì không quan tâm ai thua ai thắng, nhưng trước khi đi ngủ, bà còn nói “ chưa biết
mèo nào cắn mỉu nào”. Lúc nào bà cũng bảo “ nói trước bước không tới”.
Còn với con cháu, bà cảnh cáo chưa đỗ ông Nghè, chớ đe hàng Tổng. Để cho con cháu
phải từ tốn,đừng huênh hoang khoác lác khẻo hối không kịp.
Chúng tôi ở phía Đông Bắc, chỉ cách nơi đặt đại bản doanh của hai bên tranh cử một giờ
lái xe. Hàngxóm vẫn bình thường, chẳng có ồn ào như những tiểu bang nhiều người Việt như ở CA.
Mọi người đang hồi hộp theo dõi kết quả, quả là vô cùng hồi hộp như khi xem đá banh
World Cup lúc
vào chung kết. Kết quả trận đấu và thời gian qui định, cũng giống như kết quả từ các nơi
kiểm phiếu gửi
về. Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường cũng nghe như nhịp đập của trái tim trong
lồng ngực.
Lúc 2 giờ sáng ông đại diện bên bà ứng cử khuyên mọi người hãy về ngủ, vì lúc này sự
chênh lệch đã quá
xa. Mọi người lục tục ra bãi đậu xe với bộ mặt méo xẹo.
Mẹ tôi bỗng dưng xuất hiện với bộ mặt ngái ngủ, câu đầu tiên vẫn là ai thắng?
À thì ra một người không quan tâm chút nào đến bầu cử, vẫn muốn biết ai sẽ là tổng thống
nước Mỹ. Lúc
đó 2 giờ sáng, trên màn ảnh hiện ra hai ô nơi tập trung người ủng hộ của hai ứng cử viên.
Mẹ tôi nhìn thấy con số 218 và 254, bà chép miệng: sao mà cách xa thế? Thằng em vốn
chọn ông già bặm
trợn, đã láu táu bởi vậy bên kia họ về ngủ hết rồi.
Mẹ tôi chỉ nói thế à. Rồi bà lại nói tiếp mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Theo bà số trời
định, ai có số
làm vua thì sẽ làm vua. Bôn ba chẳng qua thời vận.
Mẹ tôi ngồi nán lại chút xíu để nghe mấy đứa con giải thích về kết quả bầu cử.
Khi kết quả của tiểu bang PA nơi cô tôi ở công bố ông già thắng, đưa số 254 thành 274,
thì tự động nguy
ên một gia đình ông già tiến ra khán đài tuyên bố thẳng cử.
Bà ứng cử viên từ đầu vẫn ngồi bên trong, nhưng sẽ không xuất hiện lúc này. Bà chỉ gọi
cho bên kia
chấp nhận thất cử, và chúc mừng cho đối phương.
Nhìn những hình ảnh vào giờ phút tuyên bố thẳng cử, mẹ tôi buột miệng nước người ta
dân chủ và lịch sự
như thế. Rồi bà lại chép miệng ngựa về ngược.
Một người chẳng thèm xem TV, không quan tâm ai thua ai thắng. Vậy mà thức dậy đúng
lúc, như nhìn
thấy quả banh cuối cùng lọt lưới World cup, và xem được hình ảnh của người cả thế giới
đang hồi hộp,
khi chiến thắng vẫn bình thản và ung dung. Mẹ tôi đã buột miệng khen: sao lúc này trông
ông ấy hoà nhã
thế nhỉ?
Mọi người ùa theo ông ấy là một kịch sĩ đại tài.
Mẹ tôi vẫn nói bà thật là có duyên, thức giấc ngay vào lúc thấy bên kia tan hàng. Và thấy
kịp hình ảnh
những người ủng hộ bà Tổng Thống hụt, khóc nức nở. Mẹ tôi rất ngạc nhiên, người ta bảo
rằng khóc
như cha chết. Lạ nhỉ, sao mọi người sao cứ hay ăn ốc nói mò. Mình có ở trong chăn đâu mà
biết chăn có
rận.
Ngày hôm sau, mẹ tôi vẫn nức nở khen người Mỹ vô cùng dân chủ. Bà thua kêu gọi những
người ủng hộ
hãy chấp nhận kết quả.
Tại sao những người ủng hộ lại hoảng hốt như nghe tin động đất sắp tới. Cứ làm như sét
đánh ngang tai,
bộ ổng làm Tổng Thống rồi muốn làm gì thì làm sao. Vậy ba cơ quan Tư Pháp, Hành Pháp,
Lập Pháp
thành bù nhìn sao? Truyền thống dân chủ của nước Mỹ để đâu? Hay là tại họ lo bò
trắng răng?
Mẹ tôi cứ thắc mắc hoài, tại sao tiểu bang của cô tôi truyền thống luôn luôn ủng hộ cho
đảng của nữ ứng
cử viên, tại sao kỳ này người ta lại quay ngược bỏ cho ông kia.
Các em tôi thì đua nhau giải thích cho mẹ. Tất cả các sắc dân khác như Hispanic, Á Châu,
ngay cả người
Mỹ đen cũng chỉ chiếm tổng số 20% dân số nước Mỹ.
Những người trẻ ồn ào nhưng lười đi bầu, người Mỹ đen thì ủng hộ tối đa cho ông Tổng
thống cùng màu
da với họ. Kỳ này họ chẳng quan tâm, nên tỷ lệ đi bầu rất thấp. Người Việt mình ở CA
dẫu bỏ cho bà
ấy 100% cũng chẳng cứu vãn được. Vì đất nước này người Mỹ trắng chiếm đa số.
Cháu tôi chen vào: bà ngoại ơi, người White họ đông vì là nước của họ mà.
Những ngày hôm sau, mẹ tôi xem nhiều YouTube bên Việt Nam. Bà bật cười khi thấy
những bà buôn
gánh bán bưng mừng rỡ, họ nói rất mộc mạc nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh
Trung Quốc là tụi
tôi mừng rồi.
Tôi cầu trời sao cho ông Tổng Thống này cũng đi theo gương Tổng Thống Reagan, sẽ làm
cho nước Việt
của tôi từ bỏ được chế độ cộng sản, như nước Đức đã làm.
Tội nghiệp cho người dân quê tôi, họ khát khao công bằng và bác ái đến dường nào.
Buổi tối bầu cử bên
này, nơi chính quốc người ta vẫn sinh hoạt bình thường. Nhưng ở VN người ta đội mũ
cờ Mỹ, ngồi nín
thở xem thời gian đếm ngược, như chờ quả cầu ở Time Square NY nổ tung vào đêm
giao thừa chuyển
sang năm mới.
Người dân quê tôi họ khao khát mà không nói ra được, họ trông ngóng mọi thứ từ xứ Mỹ
xa xôi. Có Tổng
Thống nước nào đến thăm VN mà được chào đón nồng nhiệt như Tổng Thống Mỹ.
Có cuộc bầu cử nào mà dân Việt trông ngóng đến như thế. Họ phản ứng cứ như họ là những
người dân bản
xứ.
Hỡi ơi, bao nhiêu hy vọng họ chỉ được nhắc khéo bạn tự quyết định tương lai của bạn.
Mẹ tôi cười, nhắn với ông bặm trợn, tôi chỉ mong ông:
Nói chín thì phải làm mười.
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
Ông Tổng Thống ơi, đánh cho bọn Tàu Cộng te tua cho dân tôi nhờ. Dân tôi đói khổ lầm
than cũng vì bọn
chúng.
Vua của chúng tôi đã nói rằng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Mà sao bây giờ chỗ nào cũng
nghe xí xa xí
xô tiếng lạ. Chỗ nào cũng tràn ngập người lạ, tầu lạ.
Quả thật là lạ lùng cho quê huơng tôi.
Xin đừng gièm pha ai đó
(Khi tức) mặt xanh như chàm. / (Khi thua) mặt vàng như nghệ.
Lời kêu gọi đoàn kết hợp quần gây sức mạnh, Union is strength của người chiến thắng, là
một lời nhắn
nhủ vô cùng chân thành.
Đừng quên rằng sau Halloween, mùa lễ tại nước Mỹ bắt đầu bằng ngày lễ Thanksgiving.
Don't bite the
hands feed you.
Hãy tri ân xứ sở đã cưu mang bạn và con cháu.
Hãy tôn trọng luật pháp của xứ tạm dung (đời cha), nhưng là mạch sống của đời con.\.
Lại Thị Mơ