Truyện Ngắn & Phóng Sự

Mẹ, chiếc áo và người tù.

Chú, cháu thật sự tin rằng, chú vẫn còn sống ở đâu đó trên đời và chắc chắn, thế nào rồi cũng có ngày chú đọc lá thư này


                                                                                                  
   Mẹ, chiếc áo và người tù.
         NguyenVuDuong
 
          Mẹ, người đầu tiên dỗ tôi nín tiếng khóc, khi chào đời làm kiếp người. 
          Bố, người đầu tiên tập và hướng dẫn tôi những bước đi vào ngưỡng của cuộc đời, và
          Chú, người đã đem đến tôi và gia đình trọn vẹn những thương yêu đầm ấm tình đồng chủng.
          Kính thưa Chú,
          Sau nhiều năm tháng, vì không biết tên, chỉ tả lại theo câu truyện, cho nên việc tìm kiếm tin tức chú không kết quả. Do đó, cháu đành viết thư này đăng trên mạng và báo chí để gởi chú. Cháu hy vọng một ngày nào đó, chú sẽ đọc được thư này hay cũng có thể một vài người bạn thân ngày trước cùng đội với chú trong thời gian tù cải tạo ngoài miền Bắc xem rồi nói lại. Cháu xin viết lại ngay vào câu truyện mà bố cháu kể ngày trước, cũng như cháu còn nhớ được.  
          " Buổi sáng hôm đó, sau khi ra đồng thăm thửa ruộng lúa, vừa mới cấy được vài tuần. Xế trưa, trên đường về, tôi đi ngang qua đội của mấy người tù từ trong Nam ra học tập cải tạo. Lúc bấy giờ họ đang được nghỉ giải lao, ngồi chung quanh khu đất rẫy cỏ, lên luống trồng sắn. Tôi thấy anh thanh niên ngồi bên lề con đường đất, bận chiếc áo cụt tay mầu xanh có cổ bẻ, đã bạc mầu và chiếc quần dài vải đen không ra đen mà nâu cũng không ra nâu, bạc phếch, đã rách nát nhiều chỗ; vả lại lúc bấy giờ, tôi cũng không thấy mấy người lính coi tù đứng gần đó, rồi lại gần.
          - Này cậu, cậu có thể cho tôi xin chiếc áo cậu đang bận trện người được không?
          - Dạ thưa bác, chiếc áo này, nó cũ và cũng đã bạc mầu rồi, cháu bận từ trong Nam ra đây, cũng mấy năm rồi.
          - Nếu được cậu cứ cho tôi xin, đem về vá lại mặc ăn tết.
          - Chiếc áo này cũ rồi, đâu có phải áo mới;,,,,, mà thôi, nếu bác nói vậy, cháu sẽ cởi cho bác, nhưng làm sao mà bác lấy được, tụi cháu bị cấm liên hệ với dân làng.
          - Trước khi về nhập trại, cậu cứ dúi bỏ dưới gốc cây to cuối rẫy trồng khoai cho tôi là được.
          - Dạ thưa bác, được, cháu sẽ cởi áo ra để lại. 
          - Xin cám ơn cậu trước, mà ngày mai, đội cậu có ra lại đây lao động nữa không?
          - Dạ, cháu không biết được.
          - Nếu ngày mai đội ra lại, khi nghỉ giải lao, cậu nhớ ghé lại chỗ cũ để áo nhé. "
          Sau khi kể xong truyện, đem chiếc áo về. Bố bảo mẹ, thổi ít bát cơm nếp. Mẹ hỏi:
          - Thổi cơm nếp để làm gì, hơn nữa, nhà cũng chẳng còn hạt đậu nào để nấu chung, vả lại nhà cũng chỉ còn có ít cân để dành, mai này, đến ngày giỗ ông bà đem nấu cúng.
          - Nếu vậy, bà cứ thổi cho tôi ít bát thôi, tôi muốn ngày mai đem ra đồng, để lại chỗ cũ, cho người đã cho mình cái áo, gọi là có chút ít cám ơn họ.
Ngày hôm sau, bố đi ra đồng thật sớm và để gói cơm nếp bọc trong mảnh lá chuối khô, tại ngay chỗ chú để chiếc áo, trong gói nếp có thêm cả gói nhỏ một ít muối vừng rang. Có lẽ nhờ ơn Trời, bố lại gặp được đội của chú, đang tiếp tục lao động, rẫy cỏ, lên luống. Tuy nhiên lần này, bố mạnh dạn đi ngay đến gần chỗ chú đang ngồi nghỉ, nói nhỏ:
          - Khi nào đội nghỉ trưa lao động, cậu nhớ lại chỗ cũ đế áo, nhà chỉ có chút quà mọn, gọi là cám ơn cậu đã cho tôi chiếc áo.
         
 
          Kính thưa Chú, 
          Cháu tưởng tượng, buổi trưa đó, chắc chú ăn bát cơm nếp, đầu vừa cúi xuống, tay xuống bốc ăn, và mắt vừa liếc nhìn canh chừng mấy người lính canh gác và cháu nghĩ, những người như chú, sẽ không ăn hết một mình mà cùng chia sẻ với những người bạn thân trong đội. Chú à, ăn cơm nếp trắng mẹ cháu nấu có ngon không? cháu tưởng tượng, chú sẽ đáp:  
          - Ngon nhất trần gian này đó chú bé. 
Đúng nhất, là ngon hơn hẳn mấy mẩu khoai lang, hay củ sắn các chú ăn hằng ngày, phải không chú? Vì theo bố mẹ, hồi ấy, trong các trại cải tạo, các chú chỉ được trại bố thí cho vài mẩu khoai ăn để sinh sống. À này chú, hôm cho áo về nhập trại, chú có bị kỷ luật hay lên ban an ninh làm việc, tra hỏi không? Điều cháu hỏi này, là do bởi, vài ngày sau, bố cháu cứ ân hận đã nhỡ mở lời xin chú chiếc áo cũ. Bố nói với mẹ:
          - Tôi ngu quá bà nó ạ, ai lại đi xin chú ấy chiếc áo độc nhất đang bận trên người, không hiểu bữa đó nhập trại, mình trần, chú ấy có bị ban an ninh trại phiền hà gì không? nghe đâu trại nghiêm cấm các chú ấy quan hệ với dân làng, vì họ sợ đủ thứ hết, nào là mua bán đổi chác, hay lấy tin tức. v..v,,.
Hai hôm sau, bố đi làm từ đồng về, nói với me:
          - Bà nó, tôi đi ngang chỗ cũ, hai ngày nay, nhưng không thấy đội của chú cho áo ra lao động và cũng chẳng có đội nào khác thế chỗ cả.
          Để cháu kể tiếp cho chú truyện về cái áo. Vài hôm sau, chiếc áo đã được mẹ giặt sạch sẽ, phơi khô trong nhà, không phơi ngoài sân, vì mẹ sợ gió thổi hay ai đó đi ngang sân, lấy mất. Buổi chiều đó, cháu cũng đang ở nhà, chị cháu thì đi phụ nhặt cỏ, mấy luống trồng đậu, trông khoai lang từ xóm trên chưa về. Mẹ mang chiếc áo của chú ra, ngắm trước, ngắm sau, rồi mẹ gọi bố. Khi ấy bố đang ngồi hút thuốc lào trên chiếc ghế gỗ, bên cạnh cái bàn vuông thấp nhỏ và uống nước chè, lá hái từ cây chè xanh trồng nơi hàng rào sân trước nhà.  
          - Bố chúng nó ơi!
          - Gì đấy bà.
          - Chiếc áo, cái cậu cải tạo cho ông, tôi thấy nó còn khá tốt, tuy mầu xanh của nó đã khá bạc, thay vì vá lại cho ông bận, để tôi sửa, khâu nhỏ lại cho thằng con nó bận, vì tết này, nhà mình chẳng có đủ điều kiện sắm cho nó một bộ quần áo mới.
          - Bà nghĩ ra điều này thật tốt, tí nữa tôi quên mất chị em chúng. Từ nay đến ngày tết cũng chì còn vài tháng nữa, mà lúc này tôi cũng đang cố gắng đi tìm một vài nơi khá giả trong làng, xin được làm một cái gì đó cho họ, để có chút ít tiền, hầu mua cho chúng vài bộ đồ mặc tết. Thưa chú, nghe đến đây, chú phải biết là cháu thích quá, nhẩy cưỡng lên:
          - Bố à, để mẹ sửa lại cho con bận ăn tết đi bố.
          - Được, bố sẽ để, nhưng với điều kiện, nói đến đây, bố ngừng lại, tôi hỏi ngay: 
          - Điều kiện gì hả bố?
          - Mày không được chạy đi chơi phá làng, phá xóm, phải quét dọn, sân trước, sân sau cho thật sạch mỗi ngày.
          - Bố à, tưởng gì, chứ cái này, từ nay con sẽ làm.
          - Này ông mãnh con, mẹ làm chứng, con hứa với bố, nhớ đó, mà mày không hứa, tao chẳng thèm sửa áo cho mày mặc.
          - Bố Mẹ à, con hứa rồi mà. Mấy ngày sau, chị cháu nói với mẹ:
          - Mẹ à, sao tự nhiên thằng Nam lúc này nó ngoan thế, biết quét dọn, sân trước, sân sau nhà sạch sẽ và lại còn săn sóc cả đám gà. Mẹ tủm tỉm cười:
          - Có gì đâu con, nó đang hí hửng chờ mẹ sửa lại cái áo cụt tay có cổ để tết này nó được mặc ăn tết, chiếc áo mà bố mày xin được của một chú nào đó ở trong trại cải tạo đầu làng.
          - Thế là con biết rồi, hèn gì mà cu cậu ngoan thế. Nhiều lúc gặp cháu, chị trêu chọc:
          - Ê thằng nhóc, đã quét dọn nhà cửa, sân sạch sẽ chưa? Nếu không, tao mách mẹ, không sửa lại chiếc áo cho mày nữa đâu.
          Thưa chú,
          Tết năm đó, cháu được bận chiếc áo của chú cho, do mẹ sửa lại. Không kể, chắc chú cũng biết, có áo mới, cháu đi khoe mấy thằng bạn cùng lứa trong làng. Có đứa, đến sờ vào chiếc áo của cháu:
          - Nam mày, chiếc áo mày mặc ai cho mà đẹp thế? Dĩ nhiên là cháu phải ba hoa chích chòe, lên giọng nói phét, mặt hất lên:
          - Bố cho tiền, Mẹ đi chợ huyện, sắm cho tao mặc ăn tết. 
          - Vậy thế sao, áo đẹp mà mày lại không có quần mới? 
Chú, lúc bấy giờ, nghe thằng bạn cháu hỏi vậy, cháu chỉ biết im lặng, tịt ngòi, không thể còn ba hoa nữa.
          Chiếc áo của chú cho, cháu được bận hai lần, trong hai cái tết, rồi đến cái tết thứ ba, thì cháu đã lớn và không thể bận vừa nữa.
          Kính thưa Chú,
          Tính từ ngày, chú cho bố cái áo và được mẹ sửa lại để cháu bận. Thời gian qua thật mau, giờ cháu đã là chàng thanh niên, nhưng chiếc áo chú cho, cháu còn giữ nguyên vẹn, nó như là một chứng tích kỷ vật không bao giờ phai nhạt trong đời cháu, thuở thiếu thời. Bố cháu đã mất đi cả gần chục năm rồi, vì bệnh, nhà nghèo không thuốc men, và mẹ cũng theo bố ít năm sau. Chị cháu đã lập gia đình, anh rể và chị vẫn sống an phận trong căn nhà cũ kỹ của bố mẹ để lại. Thỉnh thoảng cháu có về quê, lần nào về thăm căn nhà cũ, cháu cũng mang theo chiếc áo của chú và quì lạy trước bàn thờ bố mẹ:
          - Kính thưa Bố, 
          - Kính thưa Mẹ, 
          Thằng nhóc con vẫn luôn nhớ đến bố mẹ, nó vẫn nhớ rất rõ, ngày mẹ nói với bố nhường cho nó chiếc áo mà bố có được, xin từ một người tù niềm Nam. Một chiếc áo vô giá, mẹ đã sửa lại cho con mặc ăn tết. Kính xin Bố Mẹ, linh thiêng phù trợ cho chú và cho mọi người trong gia đình mình luôn luôn được sức khỏe, an lành.
          Chú, cháu thật sự tin rằng, chú vẫn còn sống ở đâu đó trên đời và chắc chắn, thế nào rồi cũng có ngày chú đọc lá thư này, Cầu xin Ơn Trên ban cho điều mong ước này xảy ra, để ngày ấy, cháu sẽ đến cúi đầu cảm tạ trước mặt chú và xin trao lại chiếc áo mà ngày xưa chú đã để lại dưới gốc cây đa cho bố, và cũng như bố, cháu có một điều kiện:
          - Chú nhất định phải giữ, không được đánh mất. Để mai này. Khi cháu lập gia đình và có con, chú sẽ là người thay bố mẹ cháu, bận chiếc áo cũ ngày xưa cho thằng cháu đích tôn của bố mẹ trong ngày tết.
            Kính thưa Bố, 
            kính thưa Mẹ, và 
            Kính thưa Chú,                                     
          Viết lại truyện năm xưa, như một lời tỏ bày ghi nhớ công lao của Bố Mẹ và cũng để cám ơn Chú, một người tù "cải tạo"; nhân dịp ngày hằng năm, ghi nhớ về các bà Mẹ, nhất là những bà Mẹ Việt Nam muôn đời kính yêu của quê hương.

           NguyenVuDuong     

                 tháng 5 năm 2017

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mẹ, chiếc áo và người tù.

Chú, cháu thật sự tin rằng, chú vẫn còn sống ở đâu đó trên đời và chắc chắn, thế nào rồi cũng có ngày chú đọc lá thư này


                                                                                                  
   Mẹ, chiếc áo và người tù.
         NguyenVuDuong
 
          Mẹ, người đầu tiên dỗ tôi nín tiếng khóc, khi chào đời làm kiếp người. 
          Bố, người đầu tiên tập và hướng dẫn tôi những bước đi vào ngưỡng của cuộc đời, và
          Chú, người đã đem đến tôi và gia đình trọn vẹn những thương yêu đầm ấm tình đồng chủng.
          Kính thưa Chú,
          Sau nhiều năm tháng, vì không biết tên, chỉ tả lại theo câu truyện, cho nên việc tìm kiếm tin tức chú không kết quả. Do đó, cháu đành viết thư này đăng trên mạng và báo chí để gởi chú. Cháu hy vọng một ngày nào đó, chú sẽ đọc được thư này hay cũng có thể một vài người bạn thân ngày trước cùng đội với chú trong thời gian tù cải tạo ngoài miền Bắc xem rồi nói lại. Cháu xin viết lại ngay vào câu truyện mà bố cháu kể ngày trước, cũng như cháu còn nhớ được.  
          " Buổi sáng hôm đó, sau khi ra đồng thăm thửa ruộng lúa, vừa mới cấy được vài tuần. Xế trưa, trên đường về, tôi đi ngang qua đội của mấy người tù từ trong Nam ra học tập cải tạo. Lúc bấy giờ họ đang được nghỉ giải lao, ngồi chung quanh khu đất rẫy cỏ, lên luống trồng sắn. Tôi thấy anh thanh niên ngồi bên lề con đường đất, bận chiếc áo cụt tay mầu xanh có cổ bẻ, đã bạc mầu và chiếc quần dài vải đen không ra đen mà nâu cũng không ra nâu, bạc phếch, đã rách nát nhiều chỗ; vả lại lúc bấy giờ, tôi cũng không thấy mấy người lính coi tù đứng gần đó, rồi lại gần.
          - Này cậu, cậu có thể cho tôi xin chiếc áo cậu đang bận trện người được không?
          - Dạ thưa bác, chiếc áo này, nó cũ và cũng đã bạc mầu rồi, cháu bận từ trong Nam ra đây, cũng mấy năm rồi.
          - Nếu được cậu cứ cho tôi xin, đem về vá lại mặc ăn tết.
          - Chiếc áo này cũ rồi, đâu có phải áo mới;,,,,, mà thôi, nếu bác nói vậy, cháu sẽ cởi cho bác, nhưng làm sao mà bác lấy được, tụi cháu bị cấm liên hệ với dân làng.
          - Trước khi về nhập trại, cậu cứ dúi bỏ dưới gốc cây to cuối rẫy trồng khoai cho tôi là được.
          - Dạ thưa bác, được, cháu sẽ cởi áo ra để lại. 
          - Xin cám ơn cậu trước, mà ngày mai, đội cậu có ra lại đây lao động nữa không?
          - Dạ, cháu không biết được.
          - Nếu ngày mai đội ra lại, khi nghỉ giải lao, cậu nhớ ghé lại chỗ cũ để áo nhé. "
          Sau khi kể xong truyện, đem chiếc áo về. Bố bảo mẹ, thổi ít bát cơm nếp. Mẹ hỏi:
          - Thổi cơm nếp để làm gì, hơn nữa, nhà cũng chẳng còn hạt đậu nào để nấu chung, vả lại nhà cũng chỉ còn có ít cân để dành, mai này, đến ngày giỗ ông bà đem nấu cúng.
          - Nếu vậy, bà cứ thổi cho tôi ít bát thôi, tôi muốn ngày mai đem ra đồng, để lại chỗ cũ, cho người đã cho mình cái áo, gọi là có chút ít cám ơn họ.
Ngày hôm sau, bố đi ra đồng thật sớm và để gói cơm nếp bọc trong mảnh lá chuối khô, tại ngay chỗ chú để chiếc áo, trong gói nếp có thêm cả gói nhỏ một ít muối vừng rang. Có lẽ nhờ ơn Trời, bố lại gặp được đội của chú, đang tiếp tục lao động, rẫy cỏ, lên luống. Tuy nhiên lần này, bố mạnh dạn đi ngay đến gần chỗ chú đang ngồi nghỉ, nói nhỏ:
          - Khi nào đội nghỉ trưa lao động, cậu nhớ lại chỗ cũ đế áo, nhà chỉ có chút quà mọn, gọi là cám ơn cậu đã cho tôi chiếc áo.
         
 
          Kính thưa Chú, 
          Cháu tưởng tượng, buổi trưa đó, chắc chú ăn bát cơm nếp, đầu vừa cúi xuống, tay xuống bốc ăn, và mắt vừa liếc nhìn canh chừng mấy người lính canh gác và cháu nghĩ, những người như chú, sẽ không ăn hết một mình mà cùng chia sẻ với những người bạn thân trong đội. Chú à, ăn cơm nếp trắng mẹ cháu nấu có ngon không? cháu tưởng tượng, chú sẽ đáp:  
          - Ngon nhất trần gian này đó chú bé. 
Đúng nhất, là ngon hơn hẳn mấy mẩu khoai lang, hay củ sắn các chú ăn hằng ngày, phải không chú? Vì theo bố mẹ, hồi ấy, trong các trại cải tạo, các chú chỉ được trại bố thí cho vài mẩu khoai ăn để sinh sống. À này chú, hôm cho áo về nhập trại, chú có bị kỷ luật hay lên ban an ninh làm việc, tra hỏi không? Điều cháu hỏi này, là do bởi, vài ngày sau, bố cháu cứ ân hận đã nhỡ mở lời xin chú chiếc áo cũ. Bố nói với mẹ:
          - Tôi ngu quá bà nó ạ, ai lại đi xin chú ấy chiếc áo độc nhất đang bận trên người, không hiểu bữa đó nhập trại, mình trần, chú ấy có bị ban an ninh trại phiền hà gì không? nghe đâu trại nghiêm cấm các chú ấy quan hệ với dân làng, vì họ sợ đủ thứ hết, nào là mua bán đổi chác, hay lấy tin tức. v..v,,.
Hai hôm sau, bố đi làm từ đồng về, nói với me:
          - Bà nó, tôi đi ngang chỗ cũ, hai ngày nay, nhưng không thấy đội của chú cho áo ra lao động và cũng chẳng có đội nào khác thế chỗ cả.
          Để cháu kể tiếp cho chú truyện về cái áo. Vài hôm sau, chiếc áo đã được mẹ giặt sạch sẽ, phơi khô trong nhà, không phơi ngoài sân, vì mẹ sợ gió thổi hay ai đó đi ngang sân, lấy mất. Buổi chiều đó, cháu cũng đang ở nhà, chị cháu thì đi phụ nhặt cỏ, mấy luống trồng đậu, trông khoai lang từ xóm trên chưa về. Mẹ mang chiếc áo của chú ra, ngắm trước, ngắm sau, rồi mẹ gọi bố. Khi ấy bố đang ngồi hút thuốc lào trên chiếc ghế gỗ, bên cạnh cái bàn vuông thấp nhỏ và uống nước chè, lá hái từ cây chè xanh trồng nơi hàng rào sân trước nhà.  
          - Bố chúng nó ơi!
          - Gì đấy bà.
          - Chiếc áo, cái cậu cải tạo cho ông, tôi thấy nó còn khá tốt, tuy mầu xanh của nó đã khá bạc, thay vì vá lại cho ông bận, để tôi sửa, khâu nhỏ lại cho thằng con nó bận, vì tết này, nhà mình chẳng có đủ điều kiện sắm cho nó một bộ quần áo mới.
          - Bà nghĩ ra điều này thật tốt, tí nữa tôi quên mất chị em chúng. Từ nay đến ngày tết cũng chì còn vài tháng nữa, mà lúc này tôi cũng đang cố gắng đi tìm một vài nơi khá giả trong làng, xin được làm một cái gì đó cho họ, để có chút ít tiền, hầu mua cho chúng vài bộ đồ mặc tết. Thưa chú, nghe đến đây, chú phải biết là cháu thích quá, nhẩy cưỡng lên:
          - Bố à, để mẹ sửa lại cho con bận ăn tết đi bố.
          - Được, bố sẽ để, nhưng với điều kiện, nói đến đây, bố ngừng lại, tôi hỏi ngay: 
          - Điều kiện gì hả bố?
          - Mày không được chạy đi chơi phá làng, phá xóm, phải quét dọn, sân trước, sân sau cho thật sạch mỗi ngày.
          - Bố à, tưởng gì, chứ cái này, từ nay con sẽ làm.
          - Này ông mãnh con, mẹ làm chứng, con hứa với bố, nhớ đó, mà mày không hứa, tao chẳng thèm sửa áo cho mày mặc.
          - Bố Mẹ à, con hứa rồi mà. Mấy ngày sau, chị cháu nói với mẹ:
          - Mẹ à, sao tự nhiên thằng Nam lúc này nó ngoan thế, biết quét dọn, sân trước, sân sau nhà sạch sẽ và lại còn săn sóc cả đám gà. Mẹ tủm tỉm cười:
          - Có gì đâu con, nó đang hí hửng chờ mẹ sửa lại cái áo cụt tay có cổ để tết này nó được mặc ăn tết, chiếc áo mà bố mày xin được của một chú nào đó ở trong trại cải tạo đầu làng.
          - Thế là con biết rồi, hèn gì mà cu cậu ngoan thế. Nhiều lúc gặp cháu, chị trêu chọc:
          - Ê thằng nhóc, đã quét dọn nhà cửa, sân sạch sẽ chưa? Nếu không, tao mách mẹ, không sửa lại chiếc áo cho mày nữa đâu.
          Thưa chú,
          Tết năm đó, cháu được bận chiếc áo của chú cho, do mẹ sửa lại. Không kể, chắc chú cũng biết, có áo mới, cháu đi khoe mấy thằng bạn cùng lứa trong làng. Có đứa, đến sờ vào chiếc áo của cháu:
          - Nam mày, chiếc áo mày mặc ai cho mà đẹp thế? Dĩ nhiên là cháu phải ba hoa chích chòe, lên giọng nói phét, mặt hất lên:
          - Bố cho tiền, Mẹ đi chợ huyện, sắm cho tao mặc ăn tết. 
          - Vậy thế sao, áo đẹp mà mày lại không có quần mới? 
Chú, lúc bấy giờ, nghe thằng bạn cháu hỏi vậy, cháu chỉ biết im lặng, tịt ngòi, không thể còn ba hoa nữa.
          Chiếc áo của chú cho, cháu được bận hai lần, trong hai cái tết, rồi đến cái tết thứ ba, thì cháu đã lớn và không thể bận vừa nữa.
          Kính thưa Chú,
          Tính từ ngày, chú cho bố cái áo và được mẹ sửa lại để cháu bận. Thời gian qua thật mau, giờ cháu đã là chàng thanh niên, nhưng chiếc áo chú cho, cháu còn giữ nguyên vẹn, nó như là một chứng tích kỷ vật không bao giờ phai nhạt trong đời cháu, thuở thiếu thời. Bố cháu đã mất đi cả gần chục năm rồi, vì bệnh, nhà nghèo không thuốc men, và mẹ cũng theo bố ít năm sau. Chị cháu đã lập gia đình, anh rể và chị vẫn sống an phận trong căn nhà cũ kỹ của bố mẹ để lại. Thỉnh thoảng cháu có về quê, lần nào về thăm căn nhà cũ, cháu cũng mang theo chiếc áo của chú và quì lạy trước bàn thờ bố mẹ:
          - Kính thưa Bố, 
          - Kính thưa Mẹ, 
          Thằng nhóc con vẫn luôn nhớ đến bố mẹ, nó vẫn nhớ rất rõ, ngày mẹ nói với bố nhường cho nó chiếc áo mà bố có được, xin từ một người tù niềm Nam. Một chiếc áo vô giá, mẹ đã sửa lại cho con mặc ăn tết. Kính xin Bố Mẹ, linh thiêng phù trợ cho chú và cho mọi người trong gia đình mình luôn luôn được sức khỏe, an lành.
          Chú, cháu thật sự tin rằng, chú vẫn còn sống ở đâu đó trên đời và chắc chắn, thế nào rồi cũng có ngày chú đọc lá thư này, Cầu xin Ơn Trên ban cho điều mong ước này xảy ra, để ngày ấy, cháu sẽ đến cúi đầu cảm tạ trước mặt chú và xin trao lại chiếc áo mà ngày xưa chú đã để lại dưới gốc cây đa cho bố, và cũng như bố, cháu có một điều kiện:
          - Chú nhất định phải giữ, không được đánh mất. Để mai này. Khi cháu lập gia đình và có con, chú sẽ là người thay bố mẹ cháu, bận chiếc áo cũ ngày xưa cho thằng cháu đích tôn của bố mẹ trong ngày tết.
            Kính thưa Bố, 
            kính thưa Mẹ, và 
            Kính thưa Chú,                                     
          Viết lại truyện năm xưa, như một lời tỏ bày ghi nhớ công lao của Bố Mẹ và cũng để cám ơn Chú, một người tù "cải tạo"; nhân dịp ngày hằng năm, ghi nhớ về các bà Mẹ, nhất là những bà Mẹ Việt Nam muôn đời kính yêu của quê hương.

           NguyenVuDuong     

                 tháng 5 năm 2017

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm