Truyện Ngắn & Phóng Sự

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa của tác giả Bà Đầm Xòe Phạm Thành vừa phát hành ngày 30.4.2017 bởi NXB Giao Chỉ bên Hoa Kỳ và trên mạng amazon.com.

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa của tác giả Bà Đầm Xòe Phạm Thành vừa phát hành ngày 30.4.2017 bởi NXB Giao Chỉ bên Hoa Kỳ và trên mạng amazon.com.

Mẹ tôi -Hình có tính chất minh họa.

“Ngày mẹ tôi mất là một ngày nắng nóng khốc liệt, áng chừng nhiệt độ ngoài trời phải lên tới bốn ba độ C. Trời lại không có một tí gió nào. Người đến chia buồn tấp nập. Nhà chật. Con cháu lại đông. Họ hàng thân quen cũng lắm. Ai cũng ngậm ngùi, ai cũng thương xót cho mẹ tôi.

Đảng trưởng Hò Văn Đản và đám đồng chí tham mưu bộ hạ cũng theo ông ta đến chia buồn, phúng viếng. Mặt đảng trưởng Hò Văn Đản lầm lì, đanh đanh như lửa trời đang thiêu đốt. Đôi con mắt ông ta đen đen, nhoè nhoè như hạt đỗ quốc ninh nhừ. Ông ta thắp hương, bái lạy, mồn suýt xoa nói lời gì đó. Ông ta cầu khấn những gì? Không biết. Nhưng mắt ông ta cũng ươn ướt. Lần đầu tiên tôi thấy trên mắt ông ta có nước ươn ướt.

Ông ta khóc chăng? Ông ta cũng biết khóc thật chăng? Rõ ràng, mặt ông ta tai tái, không đỏ hồng như lần ông ta đưa khăn mùi xoa lên thấm thấm vào mắt khi xin lỗi đồng bào về những oan sai giết người, cướp của trong Cải cách ruộng đất những năm trước đây. Đinh ninh ông ta khóc thật. Tôi liền sợ ông ta lầm nhầm ra mồm những lời thống thiết:

“Ối! Thím ơi là thím ơi! Tôi xin lỗi thím”.

Gọi mẹ tôi là thím, vì Hò Văn Đản thuộc cành trên bên họ ngoại xa của bà cố ngoại nhà tôi. Tuổi ông ta cũng ngang ngang với tuổi mẹ và cha tôi.

Thỉnh thoảng mẹ tôi cũng có kể:

“Hồi nhỏ, mẹ cùng học chung lớp với Hò Văn Đản. Thằng đó, học kém lắm, không thế bằng mẹ được. Chữ hắn viết bao giờ cũng sai be, sai bét, chỉ được cái hóng hớt, liếm miệng người khác là tài. Ai nói nói câu gì hay hay, là lạ, hắn liếm lấy liền. Nhờ hắn là đàn ông, đi đây đi đó nhiều, làm cán bộ, lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương, mới có thể ăn nói lưu loát như thế. Cứ ru rú ở nhà quê như mẹ, hắn cũng chỉ là thằng đọc chưa thông, viết chưa thạo, cắp trộm, giang hồ mãn kiếp mà rồi”.

Cũng như đảng trưởng Hò Văn Đản, đám tham mưu đồng chí bộ hạ của ông ta cũng tỏ ra thành kính trước quan tài của mẹ tôi. Tôi cũng rất sợ mẹ tôi đạp bung tấm ván thiên quan tài, vùng dậy, ngồi lên, than thở một đời lao khổ, không biết no bụng là gì với bọn chúng. Tôi lẩm nhẩm ở trong miệng. “Mẹ ơi! Mẹ hãy nằm yên trong đó đi. Ở trong đó mát hơn ở ngoài này nhiều, mẹ ạ. Nếu bọn chúng khấn đểu, mẹ hãy làm cho bọn chúng động kinh, méo mồm đi là được”.

Thật lòng tôi không muốn. Nhưng kìa, khi hương của bọn chúng bén cháy được một đoạn, tấm ván thiên ở quan tài mẹ tôi bỗng kêu lách bách, rồi từ từ thóat khỏi quan tài, nhẹ nhàng dâng cao, dâng cao lên. Từ trong quan tài, mẹ tôi ngồi bật dậy, đứng thẳng người lên, những tấm vải liệm bục ra, rơi xuống lả tả.

Một người phụ nữ có khuôn mặt bầu bầu, hai má hồng hồng, có đôi mắt hình quả cau non xanh, có mái tóc dài, đen như gỗ mun, có đôi bầu vú như hai quả dừa to, không kém gì vú của mợ Cúc, bám vững chắc trên bộ ngực nở nang, đôi vai tròn, đôi bàn tay mập mạp, eo bụng, tấm lưng thon thả, vững chải trên đôi chân dài, mập mạp như đùi của dế mèn hiện ra. Mẹ tôi không khác gì Triệu Bà thuở tuổi hai mươi cưỡi voi, đánh cồng ra trận.

Ngạc nhiên.

Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ tôi có một thân hình khỏe mạnh, đẹp đẽ như vậy. Hẳn đây là hình ảnh thời thanh xuân của mẹ tôi. Ngược hoàn toàn với thân thể mà tôi biết từ khi mẹ sinh ra tôi. Đó là một thân thể còm nhom, nhếch nhác với hai bầu vú vàng ệch, nhão nhoẹt, lòng thòng bám trên tấm ngực gầy như hai quả mướt sơ già.

Ngạc nhiên hơn, khi thấy mẹ tôi vung tay chỉ thẳng vào mặt đảng trường Hò Văn Đản và mấy đồng chí hạ bộ đi theo:

“Bọn bay là một lũ khốn nạn. Bọn bay là người hay là chó mà đang tay “Gắp lửa bỏ tay người”, “Ngậm máu phun người”[1]. Chồng tao tội gì mà bọn bay nay bắt, mai giam, kia tù. Trời tru, đất diệt hết bọn bay đi”.

Bọn Hò Văn Đản tái mặt run sợ, mắt liền trợn ngược lên, miệng méo xệch đi, chân nọ đá chân kia, lảo đảo đi ra ngõ, chuồn thẳng.

Sự linh thiêng của mẹ tôi không chỉ có như vậy. Khi Hò Văn Đản và đám tham mưu bộ hạ hạ xiêu vẹo đi ra cổng, mẹ tôi quay mặt, vung tay chỉ thẳng vào cái tủ sách của cha tôi để ở góc nhà, hét lên:

“Đốt. Xã Nghĩa, Ít sít, đốt. Đản hò inh uẩn đốt.

Chục inh anh đốt. Iêu ương anh đốt.

Ong ung nung ang…. đốt. Đốt, đốt, đốt”.

Suýt là một thánh nhân, tôi nhận ra cái chỉ tay của mẹ tôi, muốn tôi phải hiểu gì, cần phải làm gì. Tay chỉ của mẹ tôi, bảo tôi rằng, phải đốt hết những sách có liên quan đến chữ Ít, Sịt, Xã và Nghĩa cùng những tranh ảnh mang tên những dã nhân kia.

“Thưa mẹ, con đã hiểu. Mẹ cứ yên tâm ra đi. Con sẽ chọn ngày lành, tháng tốt để tống tiễn, để lửa hóa chúng nó đi. Nhưng ang ong ung nung là thứ gì, hở mẹ?”.

Mẹ tôi chỉ thị tiếp:

“Con cứ thế mà làm. Còn ong ang ung nung là gì, rồi con sẽ biết, “Thiên cơ bất khả lộ[2]”.

Tôi cung kính trả lời: “Vâng, thưa mẹ. Con sẽ làm theo lời mẹ dặn”.

Đột nhiên tôi cảm thấy sương sống tôi lạnh buốt. Khói hương mịt mù làm nhòe mắt tôi. Nhập nhòa trong hương khói, cha tôi cũng đột ngột hiện về. Đôi mắt cha tôi đen nhánh với da mặt đỏ rực, với bộ mặt xương xương, một vầng trán cao rộng, một thân thể thanh mảnh, không thấy cơ bắp nổi lên ở bộ phận nào. Nhìn qua hình ảnh đó, lập tức tôi nhận ra cái dáng nho gia của một người ăn nói hào sảng, kết giao bạn bè không trừ một ai, đói no gì cũng không bao giờ bỏ thói quen đọc sách, lấy hiểu biết, đấu tranh làm lẽ sống cho mình. Nhân cốt đó chỉ có thể trị quốc an dân bằng “Văn” chứ không thể bằng luật rừng, thổ phỉ.

Đúng là cha tôi rồi. Chỉ có người suốt đời quẩn quanh với sách vở, để mẹ tôi lầm than một kiếp sống làm người mới có cái thân hình cao cao, mảnh mai đó.

Cha tôi biết ngày mất của mẹ tôi mà hiện về chăng? Hay mẹ tôi mời cha tôi hiện về để làm lễ chia tay? Khi còn sống bên nhau, những khi nhìn thấy con cái đói rách, tay cha tôi không rời quyển sách, mặt mẹ tôi thường sị xuống, miệng quở cha tôi rằng, kiếp sau mẹ sẽ không bao giờ kết duyên với cha tôi nữa. Hẳn là mẹ gọi cha tôi về để trước khi đi vào cõi cát bụi vĩnh hằng, mẹ gửi lời chào vĩnh biệt cha tôi, không hò hẹn kết đôi duyên tình với cha tôi ở kiếp sau nữa.

Tôi thưa với cha tôi: “Cha ơi. Hãy thắp hương cho mẹ”. Cha tôi không nói không rằng, dang tay đứng trước tủ sách như Đức Chúa Jesu chịu nạn bị đóng đinh trên cây thập giá. Mẹ tôi vẫn đứng, tay vẫn chỉ vào tủ sách nơi cha tôi đang giang tay trấn giữ. Trên má mẹ tôi đầm đìa lệ sa, miệng mẹ than thở:

“Thầy nó ơi! Chính vì sách mà thầy nó bị lụy vào vòng lao tù trọn kiếp. Chính vì sách mà thầy nó không bao giờ hiểu chế độ của đảng trưởng Hò Văn Đản là chế độ gì: Quân chủ, Cộng hòa hay Nô lệ? Đốt, đốt, đốt hết. Tôi phải đốt hết. Con ơi!”.

Cha tôi vẫn dang tay đứng không nhúc nhích trước tủ sách. Mẹ tôi nói như van nài:

“Kiếp sau thầy nó muốn làm lãnh tụ vĩ đại ở nước Mynga thì đừng có đọc sách, đừng có hiểu biết, đừng có yêu nước, đừng có thương nòi, hãy sống và làm việc như bọn thảo khấu lưu manh, bọn du thủ du thực, bọn con hoang, bọn vô học, bọn hóng hớt, bọn đánh dậm, bọn hớt phân thì công mới thành, danh mới toại ở cái nước Mynga này”.

Hẳn là mẹ tôi vẫn yêu cha tôi lắm, kính trọng cha tôi lắm, nên mẹ mới không yên lòng về đời sống làm ma của cha tôi. Mẹ tôi vẫn lo rằng, ở thế giới ma Mynga, nếu cha tôi cứ ham đọc sách, cứ ham hiểu biết, cứ ham làm người trung lương, ngay thẳng, liệu có thoát khỏi vạc dầu của Diêm Vương? Vì lo cho cha tôi như vậy, dù đã yên nghỉ mát lành trong quan tài, mẹ tôi vẫn đội quan tài, đứng dậy, mắng Hò Văn Đản, cảnh báo cha tôi, ra chỉ thị cho tôi.

“Vâng, con sẽ tống tiễn và lửa hóa hết chúng, thưa mẹ. Con hứa với mẹ, cả đời còn lại của con, con không bao giờ nghĩ đến Xã, Nghĩa hay Ít, Sịt như cha con nữa. Con cũng hứa với mẹ, con sẽ tìm kỳ được xương cốt cha, rồi đem cha về bên mẹ”.

Bất ngờ mẹ liếc mắt sang nhìn tôi, thủ thỉ:

“Không, con ơi. Hãy đưa mẹ nằm cạnh bác của con”.

“Vâng. Con hiểu vì sao mẹ lại không muốn nằm vĩnh hằng bên cạnh cha. Con sẽ làm theo ý mẹ”.

Mẹ tôi mỉm cười, dang rộng vòng tay như muốn ôm ấp lấy tôi.

Tôi mở mắt ra. Chiếc quan tài làm bằng gỗ tạp vẫn kín bưng, hương khói vẫn tỏ lan ngào ngạt, tiếng khóc nỉ non mất mẹ của ba đứa em tôi cứ như lời ca tiếng hát ở đâu đó vọng lại. Cha tôi cũng không thấy ở đâu nữa.

Đám ma mẹ tôi chỉ duy nhất có anh Đản Mạnh không đến. Cứ mỗi lần nhớ đến, tôi lại bực mình với anh và chửi toáng lên:

“Địt mẹ thằng Đản Mạnh. Mày chưa chết. Mày vẫn còn là con rể mẹ tao. Thế mà mày không mò mặt đến thắp hương cho mẹ tao một nén? Mày đẹp trai, bóng mượt tóc tai, răng chắc, cặc bền kệ mày. Mày hãy nhớ đến thân phận của mày. Mày là con ai thì mày cũng chỉ là một thằng sinh ra, lớn lên ở vùng sơn cưới núi non, thạo nghề chặt cây, đốt rừng. Chữ nghĩa của mày, nhìn đi nhìn lại, chỉ đáng tính có duy nhất cái luận văn tốt nghiệp ngành lâm nghiệp ở Xô Liên với đề tài: “Thả bè xuôi sông Vonga”. Mày chỉ giỏi nghề lục lâm. Nước Mynga ta có lắm rừng, có biển rộng, sông dài, có nhiều tài nguyên khoáng sản, mày ở vào vị trí lãnh tụ, cũng chỉ đem sức khỏe của mày ra để tàn phá, bán buôn đất nước, dâng đất nước cho Quôc Cộng, chỉ để kiếm lợi mà thôi. Tội mày không nhỏ đâu. Hãy đợi đấy”.

[1] Tục ngữ Việt Nam.

[2] Thành ngữ Việt Nam.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa của tác giả Bà Đầm Xòe Phạm Thành vừa phát hành ngày 30.4.2017 bởi NXB Giao Chỉ bên Hoa Kỳ và trên mạng amazon.com.

Mẹ tôi trong tiểu thuyết bi hài Cò hồn Xã nghĩa của tác giả Bà Đầm Xòe Phạm Thành vừa phát hành ngày 30.4.2017 bởi NXB Giao Chỉ bên Hoa Kỳ và trên mạng amazon.com.

Mẹ tôi -Hình có tính chất minh họa.

“Ngày mẹ tôi mất là một ngày nắng nóng khốc liệt, áng chừng nhiệt độ ngoài trời phải lên tới bốn ba độ C. Trời lại không có một tí gió nào. Người đến chia buồn tấp nập. Nhà chật. Con cháu lại đông. Họ hàng thân quen cũng lắm. Ai cũng ngậm ngùi, ai cũng thương xót cho mẹ tôi.

Đảng trưởng Hò Văn Đản và đám đồng chí tham mưu bộ hạ cũng theo ông ta đến chia buồn, phúng viếng. Mặt đảng trưởng Hò Văn Đản lầm lì, đanh đanh như lửa trời đang thiêu đốt. Đôi con mắt ông ta đen đen, nhoè nhoè như hạt đỗ quốc ninh nhừ. Ông ta thắp hương, bái lạy, mồn suýt xoa nói lời gì đó. Ông ta cầu khấn những gì? Không biết. Nhưng mắt ông ta cũng ươn ướt. Lần đầu tiên tôi thấy trên mắt ông ta có nước ươn ướt.

Ông ta khóc chăng? Ông ta cũng biết khóc thật chăng? Rõ ràng, mặt ông ta tai tái, không đỏ hồng như lần ông ta đưa khăn mùi xoa lên thấm thấm vào mắt khi xin lỗi đồng bào về những oan sai giết người, cướp của trong Cải cách ruộng đất những năm trước đây. Đinh ninh ông ta khóc thật. Tôi liền sợ ông ta lầm nhầm ra mồm những lời thống thiết:

“Ối! Thím ơi là thím ơi! Tôi xin lỗi thím”.

Gọi mẹ tôi là thím, vì Hò Văn Đản thuộc cành trên bên họ ngoại xa của bà cố ngoại nhà tôi. Tuổi ông ta cũng ngang ngang với tuổi mẹ và cha tôi.

Thỉnh thoảng mẹ tôi cũng có kể:

“Hồi nhỏ, mẹ cùng học chung lớp với Hò Văn Đản. Thằng đó, học kém lắm, không thế bằng mẹ được. Chữ hắn viết bao giờ cũng sai be, sai bét, chỉ được cái hóng hớt, liếm miệng người khác là tài. Ai nói nói câu gì hay hay, là lạ, hắn liếm lấy liền. Nhờ hắn là đàn ông, đi đây đi đó nhiều, làm cán bộ, lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương, mới có thể ăn nói lưu loát như thế. Cứ ru rú ở nhà quê như mẹ, hắn cũng chỉ là thằng đọc chưa thông, viết chưa thạo, cắp trộm, giang hồ mãn kiếp mà rồi”.

Cũng như đảng trưởng Hò Văn Đản, đám tham mưu đồng chí bộ hạ của ông ta cũng tỏ ra thành kính trước quan tài của mẹ tôi. Tôi cũng rất sợ mẹ tôi đạp bung tấm ván thiên quan tài, vùng dậy, ngồi lên, than thở một đời lao khổ, không biết no bụng là gì với bọn chúng. Tôi lẩm nhẩm ở trong miệng. “Mẹ ơi! Mẹ hãy nằm yên trong đó đi. Ở trong đó mát hơn ở ngoài này nhiều, mẹ ạ. Nếu bọn chúng khấn đểu, mẹ hãy làm cho bọn chúng động kinh, méo mồm đi là được”.

Thật lòng tôi không muốn. Nhưng kìa, khi hương của bọn chúng bén cháy được một đoạn, tấm ván thiên ở quan tài mẹ tôi bỗng kêu lách bách, rồi từ từ thóat khỏi quan tài, nhẹ nhàng dâng cao, dâng cao lên. Từ trong quan tài, mẹ tôi ngồi bật dậy, đứng thẳng người lên, những tấm vải liệm bục ra, rơi xuống lả tả.

Một người phụ nữ có khuôn mặt bầu bầu, hai má hồng hồng, có đôi mắt hình quả cau non xanh, có mái tóc dài, đen như gỗ mun, có đôi bầu vú như hai quả dừa to, không kém gì vú của mợ Cúc, bám vững chắc trên bộ ngực nở nang, đôi vai tròn, đôi bàn tay mập mạp, eo bụng, tấm lưng thon thả, vững chải trên đôi chân dài, mập mạp như đùi của dế mèn hiện ra. Mẹ tôi không khác gì Triệu Bà thuở tuổi hai mươi cưỡi voi, đánh cồng ra trận.

Ngạc nhiên.

Lần đầu tiên nhìn thấy mẹ tôi có một thân hình khỏe mạnh, đẹp đẽ như vậy. Hẳn đây là hình ảnh thời thanh xuân của mẹ tôi. Ngược hoàn toàn với thân thể mà tôi biết từ khi mẹ sinh ra tôi. Đó là một thân thể còm nhom, nhếch nhác với hai bầu vú vàng ệch, nhão nhoẹt, lòng thòng bám trên tấm ngực gầy như hai quả mướt sơ già.

Ngạc nhiên hơn, khi thấy mẹ tôi vung tay chỉ thẳng vào mặt đảng trường Hò Văn Đản và mấy đồng chí hạ bộ đi theo:

“Bọn bay là một lũ khốn nạn. Bọn bay là người hay là chó mà đang tay “Gắp lửa bỏ tay người”, “Ngậm máu phun người”[1]. Chồng tao tội gì mà bọn bay nay bắt, mai giam, kia tù. Trời tru, đất diệt hết bọn bay đi”.

Bọn Hò Văn Đản tái mặt run sợ, mắt liền trợn ngược lên, miệng méo xệch đi, chân nọ đá chân kia, lảo đảo đi ra ngõ, chuồn thẳng.

Sự linh thiêng của mẹ tôi không chỉ có như vậy. Khi Hò Văn Đản và đám tham mưu bộ hạ hạ xiêu vẹo đi ra cổng, mẹ tôi quay mặt, vung tay chỉ thẳng vào cái tủ sách của cha tôi để ở góc nhà, hét lên:

“Đốt. Xã Nghĩa, Ít sít, đốt. Đản hò inh uẩn đốt.

Chục inh anh đốt. Iêu ương anh đốt.

Ong ung nung ang…. đốt. Đốt, đốt, đốt”.

Suýt là một thánh nhân, tôi nhận ra cái chỉ tay của mẹ tôi, muốn tôi phải hiểu gì, cần phải làm gì. Tay chỉ của mẹ tôi, bảo tôi rằng, phải đốt hết những sách có liên quan đến chữ Ít, Sịt, Xã và Nghĩa cùng những tranh ảnh mang tên những dã nhân kia.

“Thưa mẹ, con đã hiểu. Mẹ cứ yên tâm ra đi. Con sẽ chọn ngày lành, tháng tốt để tống tiễn, để lửa hóa chúng nó đi. Nhưng ang ong ung nung là thứ gì, hở mẹ?”.

Mẹ tôi chỉ thị tiếp:

“Con cứ thế mà làm. Còn ong ang ung nung là gì, rồi con sẽ biết, “Thiên cơ bất khả lộ[2]”.

Tôi cung kính trả lời: “Vâng, thưa mẹ. Con sẽ làm theo lời mẹ dặn”.

Đột nhiên tôi cảm thấy sương sống tôi lạnh buốt. Khói hương mịt mù làm nhòe mắt tôi. Nhập nhòa trong hương khói, cha tôi cũng đột ngột hiện về. Đôi mắt cha tôi đen nhánh với da mặt đỏ rực, với bộ mặt xương xương, một vầng trán cao rộng, một thân thể thanh mảnh, không thấy cơ bắp nổi lên ở bộ phận nào. Nhìn qua hình ảnh đó, lập tức tôi nhận ra cái dáng nho gia của một người ăn nói hào sảng, kết giao bạn bè không trừ một ai, đói no gì cũng không bao giờ bỏ thói quen đọc sách, lấy hiểu biết, đấu tranh làm lẽ sống cho mình. Nhân cốt đó chỉ có thể trị quốc an dân bằng “Văn” chứ không thể bằng luật rừng, thổ phỉ.

Đúng là cha tôi rồi. Chỉ có người suốt đời quẩn quanh với sách vở, để mẹ tôi lầm than một kiếp sống làm người mới có cái thân hình cao cao, mảnh mai đó.

Cha tôi biết ngày mất của mẹ tôi mà hiện về chăng? Hay mẹ tôi mời cha tôi hiện về để làm lễ chia tay? Khi còn sống bên nhau, những khi nhìn thấy con cái đói rách, tay cha tôi không rời quyển sách, mặt mẹ tôi thường sị xuống, miệng quở cha tôi rằng, kiếp sau mẹ sẽ không bao giờ kết duyên với cha tôi nữa. Hẳn là mẹ gọi cha tôi về để trước khi đi vào cõi cát bụi vĩnh hằng, mẹ gửi lời chào vĩnh biệt cha tôi, không hò hẹn kết đôi duyên tình với cha tôi ở kiếp sau nữa.

Tôi thưa với cha tôi: “Cha ơi. Hãy thắp hương cho mẹ”. Cha tôi không nói không rằng, dang tay đứng trước tủ sách như Đức Chúa Jesu chịu nạn bị đóng đinh trên cây thập giá. Mẹ tôi vẫn đứng, tay vẫn chỉ vào tủ sách nơi cha tôi đang giang tay trấn giữ. Trên má mẹ tôi đầm đìa lệ sa, miệng mẹ than thở:

“Thầy nó ơi! Chính vì sách mà thầy nó bị lụy vào vòng lao tù trọn kiếp. Chính vì sách mà thầy nó không bao giờ hiểu chế độ của đảng trưởng Hò Văn Đản là chế độ gì: Quân chủ, Cộng hòa hay Nô lệ? Đốt, đốt, đốt hết. Tôi phải đốt hết. Con ơi!”.

Cha tôi vẫn dang tay đứng không nhúc nhích trước tủ sách. Mẹ tôi nói như van nài:

“Kiếp sau thầy nó muốn làm lãnh tụ vĩ đại ở nước Mynga thì đừng có đọc sách, đừng có hiểu biết, đừng có yêu nước, đừng có thương nòi, hãy sống và làm việc như bọn thảo khấu lưu manh, bọn du thủ du thực, bọn con hoang, bọn vô học, bọn hóng hớt, bọn đánh dậm, bọn hớt phân thì công mới thành, danh mới toại ở cái nước Mynga này”.

Hẳn là mẹ tôi vẫn yêu cha tôi lắm, kính trọng cha tôi lắm, nên mẹ mới không yên lòng về đời sống làm ma của cha tôi. Mẹ tôi vẫn lo rằng, ở thế giới ma Mynga, nếu cha tôi cứ ham đọc sách, cứ ham hiểu biết, cứ ham làm người trung lương, ngay thẳng, liệu có thoát khỏi vạc dầu của Diêm Vương? Vì lo cho cha tôi như vậy, dù đã yên nghỉ mát lành trong quan tài, mẹ tôi vẫn đội quan tài, đứng dậy, mắng Hò Văn Đản, cảnh báo cha tôi, ra chỉ thị cho tôi.

“Vâng, con sẽ tống tiễn và lửa hóa hết chúng, thưa mẹ. Con hứa với mẹ, cả đời còn lại của con, con không bao giờ nghĩ đến Xã, Nghĩa hay Ít, Sịt như cha con nữa. Con cũng hứa với mẹ, con sẽ tìm kỳ được xương cốt cha, rồi đem cha về bên mẹ”.

Bất ngờ mẹ liếc mắt sang nhìn tôi, thủ thỉ:

“Không, con ơi. Hãy đưa mẹ nằm cạnh bác của con”.

“Vâng. Con hiểu vì sao mẹ lại không muốn nằm vĩnh hằng bên cạnh cha. Con sẽ làm theo ý mẹ”.

Mẹ tôi mỉm cười, dang rộng vòng tay như muốn ôm ấp lấy tôi.

Tôi mở mắt ra. Chiếc quan tài làm bằng gỗ tạp vẫn kín bưng, hương khói vẫn tỏ lan ngào ngạt, tiếng khóc nỉ non mất mẹ của ba đứa em tôi cứ như lời ca tiếng hát ở đâu đó vọng lại. Cha tôi cũng không thấy ở đâu nữa.

Đám ma mẹ tôi chỉ duy nhất có anh Đản Mạnh không đến. Cứ mỗi lần nhớ đến, tôi lại bực mình với anh và chửi toáng lên:

“Địt mẹ thằng Đản Mạnh. Mày chưa chết. Mày vẫn còn là con rể mẹ tao. Thế mà mày không mò mặt đến thắp hương cho mẹ tao một nén? Mày đẹp trai, bóng mượt tóc tai, răng chắc, cặc bền kệ mày. Mày hãy nhớ đến thân phận của mày. Mày là con ai thì mày cũng chỉ là một thằng sinh ra, lớn lên ở vùng sơn cưới núi non, thạo nghề chặt cây, đốt rừng. Chữ nghĩa của mày, nhìn đi nhìn lại, chỉ đáng tính có duy nhất cái luận văn tốt nghiệp ngành lâm nghiệp ở Xô Liên với đề tài: “Thả bè xuôi sông Vonga”. Mày chỉ giỏi nghề lục lâm. Nước Mynga ta có lắm rừng, có biển rộng, sông dài, có nhiều tài nguyên khoáng sản, mày ở vào vị trí lãnh tụ, cũng chỉ đem sức khỏe của mày ra để tàn phá, bán buôn đất nước, dâng đất nước cho Quôc Cộng, chỉ để kiếm lợi mà thôi. Tội mày không nhỏ đâu. Hãy đợi đấy”.

[1] Tục ngữ Việt Nam.

[2] Thành ngữ Việt Nam.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm