Tham Khảo
Minh bạch thông tin trong thảm họa Formosa
Tỏ ra rất yếu kém khi xử lý khủng hoảng truyền thộng vụ Formosa, song không có vẻ gì cho thấy chính quyền rút được kinh nghiệm và muốn thay đổi cung cách này.
Bằng chứng là cho tới tận hôm nay, từ (1) báo cáo khoa học chi tiết buộc tội Formosa tới (2) bản giao kèo nhận đền bù 500 triệu USD vẫn chưa được Chính phủ đưa ra công luận.
Thực tế này khiến ai quan tâm vụ việc Formosa buộc phải tìm kiếm thông tin ở báo chí nước ngoài. Tuần trước, Reuters và Storm Media (Đài Loan), sau khi phỏng vấn các cấp lãnh đạo của Formosa đã phần nào hé lộ những chi tiết quan trọng liên quan tới vụ việc:
1, Nguyên nhân chính yếu của vụ ô nhiễm là vì trong tháng 4 vừa rồi nhà máy Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải ngưng hoạt động, khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Chi tiết này đã xác nhận được tin đồn trên mạng xã hội hồi tháng 5 là cá chết vì mất điện.
2, Chuyên gia Đức được chính phủ Việt Nam mời lúc đó có đưa ra nhận định là "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi đó" để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. Chi tiết này vốn chưa từng được công khai ở Việt Nam.
3, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh tự tin là đầu năm sau 2017 nhà máy thép sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại, trong khi đó Reuters và Storm Media dẫn ý kiến của giới chức địa phương [Quảng Bình] rằng họ sẽ kiên quyết không để Formosa hoạt động chừng nào mà vấn đề chưa được làm rõ và các vi phạm chưa được khắc phục.
Dù kết luận Formosa sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) trong đề xuất đầu tư sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?
Đọc thêm:
Bài trên Storm Media: http://www.storm.mg/article/189592
Bài trên Reuters: http://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics-idUSKBN1380WH
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Minh bạch thông tin trong thảm họa Formosa
Tỏ ra rất yếu kém khi xử lý khủng hoảng truyền thộng vụ Formosa, song không có vẻ gì cho thấy chính quyền rút được kinh nghiệm và muốn thay đổi cung cách này.
Bằng chứng là cho tới tận hôm nay, từ (1) báo cáo khoa học chi tiết buộc tội Formosa tới (2) bản giao kèo nhận đền bù 500 triệu USD vẫn chưa được Chính phủ đưa ra công luận.
Thực tế này khiến ai quan tâm vụ việc Formosa buộc phải tìm kiếm thông tin ở báo chí nước ngoài. Tuần trước, Reuters và Storm Media (Đài Loan), sau khi phỏng vấn các cấp lãnh đạo của Formosa đã phần nào hé lộ những chi tiết quan trọng liên quan tới vụ việc:
1, Nguyên nhân chính yếu của vụ ô nhiễm là vì trong tháng 4 vừa rồi nhà máy Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải ngưng hoạt động, khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Chi tiết này đã xác nhận được tin đồn trên mạng xã hội hồi tháng 5 là cá chết vì mất điện.
2, Chuyên gia Đức được chính phủ Việt Nam mời lúc đó có đưa ra nhận định là "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi đó" để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. Chi tiết này vốn chưa từng được công khai ở Việt Nam.
3, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh tự tin là đầu năm sau 2017 nhà máy thép sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại, trong khi đó Reuters và Storm Media dẫn ý kiến của giới chức địa phương [Quảng Bình] rằng họ sẽ kiên quyết không để Formosa hoạt động chừng nào mà vấn đề chưa được làm rõ và các vi phạm chưa được khắc phục.
Dù kết luận Formosa sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) trong đề xuất đầu tư sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?
Đọc thêm:
Bài trên Storm Media: http://www.storm.mg/article/189592
Bài trên Reuters: http://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics-idUSKBN1380WH