Truyện Ngắn & Phóng Sự
Mộng viễn phương !!!
Trước khi nhập ngũ Không Quân, tôi là Giám Đốc Thể Dục-Thể Thao từ 1948 qua nhiều trào Chính Phủ. Năm 1952, Tổng Trưởng Giáo Dục Thanh Niên là cụ Nguyễn Thành Giung, một vị Giáo sư khả kính và nổi tiếng của Chasseloup Laubat và Pétrus Ký, cử tôi làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam đi dự Thế Vận Hội thứ 15 tại Helsinki thủ đô Phần Lan. Chúng tôi đến Helsinki vào thượng tuần tháng 9-1952 và lưu lại làng Thế Vận trong 3 tuần lễ. Làng Thế Vận là một Trung Tâm đồ sộ hết sức tối tân và khang trang đẹp đẻ. Đêm đầu tiên, một chuyện cười ra nước mắt đã xảy ra: Một tay đua xe đạp của ta mà tôi không nhớ tên, dáng người to lớn nặng khoảng 180 kg thượng hai bàn chân lên nắp cầu tiêu để giải tỏa u sầu vì vẫn quen ngồi chồm hổm theo lối Thổ Nhỉ Kỳ ở Saigon. Chẳng may anh chàng trợt chân giáng cái thân bồ tượng xuống làm bể đôi bồn cầu, tay chống phải mãnh cầu máu ra lênh láng. Việc đầu tiên của cố vấn với vốn liếng Anh ngữ ăn-đong, phối hợp để đưa chàng hiệp sĩ đi bệnh viện cấp cứu và ban quản đốc làng thế vận cho người đến lau chùi và lắp bồn cầu mới (các nhà dìu dắt Việt Nam toàn là các vị Tây học khoa bảng như ông Tòa Trần Văn Thoàn, Trạng sư Huỳnh Xuân Cảnh, nên tôi là “xứ mù anh chột làm vua”).
Tôi về Saigon vào hạ tuần tháng 9. Vừa đến văn phòng thì thấy hai tờ giấy quan trọng, một là giấy gọi trình diện nhập ngũ, hai là thiệp mời dự tiếp tân khoản đãi phái đoàn thế vận của Quốc Trưởng Bảo Đại tại dinh Gia Long chiều thứ sáu. Lúc ấy, tân Tổng Trưởng Thanh Niên là ông Vũ Hồng Khanh, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, nói tiếng Việt không thông như mấy chú ba Chợ Lớn, và xung quanh là vây cánh toàn nói với nhau bằng tiếng Tàu. Chán ngán quá, tôi quyết định ngay là không ký giấy triển hạn vì chức vụ và cho tài xế lái công xa VN trực chỉ trại Lê Văn Duyệt. Tôi vào gặp một Thượng Sĩ già. Chắc ông ta nóng mắt thấy một anh mặc đồ lớn đi công xa nên chỉ nghiêm nét mặt hất hàm ra dấu cho tôi qua phòng bên lãnh các đồ lỉnh kỉnh quân nhu, xà bông, thuốc lá…
Chiều Thứ Sáu hôm đó tôi đi dự tiếp tân thì thấy “le tout Saigon”, nghĩa là các chức sắc danh tiếng Pháp Việt đang chờ Quốc Trưởng từ trên lầu đi xuống. Tôi đang đứng xớ rớ thì bỗng nhiên Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm bước lại bắt tay tôi và nói: ”Tôi có hai điều khen ngợi ông, một là ông đã chu toàn nhiệm vụ ở Helsinki, và hai là ông đã tình nguyện nhập ngũ. Có điều gì ông cần giúp đỡ thì cho tôi biết”. Lúc ấy tôi chỉ nói nhập ngũ là bổn phận, duy có một điều là tôi sẽ không được lãnh lương sai biệt vì là “công chức khế ước” và như vậy thì gia cảnh với vợ và sắp hai con sẽ hết sức bối rối. Vừa nghe xong thì bỗng nhiên thấy ông ta giơ tay vẫy và nói “fiston, general Nguyen Van Hinh”. Tướng Hinh chạy đến, một người to cao, quắc thước, và hai cha con nói sầm xì với nhau bằng tiếng Pháp, cách chỗ tôi độ ba bước. Một phút sau, Tướng Hinh bước lại bắt tay tôi và nói vắn tắt: ”Thứ Hai, đúng 10 giờ sáng đến gặp tôi tại văn phòng”.
Người tiếp tôi, Trung Úy Trần Văn Đôn (sau này là Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng) đưa tôi vào gặp Tướng Hinh ngay. Sau khi chỉ ghế cho tôi ngồi, ông ta vào đề ngay: ”Tôi đã coi hồ sơ của ông, thấy ông đã học Math Spé. với Professeur Boche ở Sarraut và ông có mấy bằng cao đẳng toán. Tôi không để ông đi Thủ Đức, tôi cho ông đi Pháp học trường Salon-de-Provence. Ông cần hỏi gì không?” Tôi hỏi tôi có thể học pilotage được không thì ông ta xẵng giọng nói: ”Non, vous êtes trop vieux pour être pilote, vous serez ingénieur mécanicien air”. Trước khi bắt tay tôi, Tướng Hinh lại nói: ”Tôi cho ông một bản công điệp của Thủ Tướng, ông về sửa soạn để đi Pháp cho kịp khóa học Octobre”.
Lên xe, tôi mới xem công điệp thì, chao ôi, “Thủ Tướng Chánh Phủ, chiếu Nghị Định…nay cho ông Trần Đỗ Cung thăng Thiếu Úy nhiệm chức để đi học Trường Salon-de-Provence…Tổng Trưởng Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu và các cơ quan trực thuộc chiếu nhiệm vụ thi hành…” Mừng khôn xiết, thế là mộng viễn phương và gia nhập Không Quân với cấp bậc Thiếu Úy đã thành rồi sao?!!! Mọi sự việc xảy ra một cách quá đột ngột và nhanh chóng đến nỗi tôi không có cơ hội như ông bạn Nguyễn Xuân Vinh ngồi rung đùi ngâm nga mấy câu thơ cảm khái của Đoàn Thị Điểm:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt”
“Xếp bút nghiên theo việc đao cung”.
Tôi vội đến Chí Hòa trả túi đồ vẫn còn trong thùng xe. Lại gặp ông Thượng sĩ già hôm nọ. Ông ta quắc mắt nói lớn:”Anh còn đến đây làm gì nữa” và khi tôi nói là để trả đồ thì ông ta trợn mắt “vào đây mà còn đùa à?” Tôi đưa ra tờ công điệp của Thủ Tướng thì bỗng nhiên ông ta đứng phắt dậy, giày chạm nhau đến cộp và giơ tay chào nghiêm: ”Xin Thiếu Úy cứ đi, ở nhà em sẽ lo liệu mọi việc”.
Nay đã 80 tuổi đời, hai chục năm trong quân chủng, và 27 năm mọc rễ ở Hợp Chủng Quốc, có nhiều lúc vui như hồi làm việc thoải mái huynh đệ với các bạn kỹ thuật, và cũng có lúc buồn vì bọn Cần Lao gốc KQ cho ngồi chơi xơi nước vì sợ phản loạn Đại-Việt, thân Tây, thân Mỹ. Cho nên tôi xin phép đại thi hào Đoàn Thị Điểm nhái lại hai câu thơ khẳng khái của Nguyễn Xuân Vinh:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng chó dắt”
“Mộng thanh vân giăng bậc cầu tiêu”.
Trần Đỗ Cung
Mộng viễn phương !!!
Trước khi nhập ngũ Không Quân, tôi là Giám Đốc Thể Dục-Thể Thao từ 1948 qua nhiều trào Chính Phủ. Năm 1952, Tổng Trưởng Giáo Dục Thanh Niên là cụ Nguyễn Thành Giung, một vị Giáo sư khả kính và nổi tiếng của Chasseloup Laubat và Pétrus Ký, cử tôi làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam đi dự Thế Vận Hội thứ 15 tại Helsinki thủ đô Phần Lan. Chúng tôi đến Helsinki vào thượng tuần tháng 9-1952 và lưu lại làng Thế Vận trong 3 tuần lễ. Làng Thế Vận là một Trung Tâm đồ sộ hết sức tối tân và khang trang đẹp đẻ. Đêm đầu tiên, một chuyện cười ra nước mắt đã xảy ra: Một tay đua xe đạp của ta mà tôi không nhớ tên, dáng người to lớn nặng khoảng 180 kg thượng hai bàn chân lên nắp cầu tiêu để giải tỏa u sầu vì vẫn quen ngồi chồm hổm theo lối Thổ Nhỉ Kỳ ở Saigon. Chẳng may anh chàng trợt chân giáng cái thân bồ tượng xuống làm bể đôi bồn cầu, tay chống phải mãnh cầu máu ra lênh láng. Việc đầu tiên của cố vấn với vốn liếng Anh ngữ ăn-đong, phối hợp để đưa chàng hiệp sĩ đi bệnh viện cấp cứu và ban quản đốc làng thế vận cho người đến lau chùi và lắp bồn cầu mới (các nhà dìu dắt Việt Nam toàn là các vị Tây học khoa bảng như ông Tòa Trần Văn Thoàn, Trạng sư Huỳnh Xuân Cảnh, nên tôi là “xứ mù anh chột làm vua”).
Tôi về Saigon vào hạ tuần tháng 9. Vừa đến văn phòng thì thấy hai tờ giấy quan trọng, một là giấy gọi trình diện nhập ngũ, hai là thiệp mời dự tiếp tân khoản đãi phái đoàn thế vận của Quốc Trưởng Bảo Đại tại dinh Gia Long chiều thứ sáu. Lúc ấy, tân Tổng Trưởng Thanh Niên là ông Vũ Hồng Khanh, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, nói tiếng Việt không thông như mấy chú ba Chợ Lớn, và xung quanh là vây cánh toàn nói với nhau bằng tiếng Tàu. Chán ngán quá, tôi quyết định ngay là không ký giấy triển hạn vì chức vụ và cho tài xế lái công xa VN trực chỉ trại Lê Văn Duyệt. Tôi vào gặp một Thượng Sĩ già. Chắc ông ta nóng mắt thấy một anh mặc đồ lớn đi công xa nên chỉ nghiêm nét mặt hất hàm ra dấu cho tôi qua phòng bên lãnh các đồ lỉnh kỉnh quân nhu, xà bông, thuốc lá…
Chiều Thứ Sáu hôm đó tôi đi dự tiếp tân thì thấy “le tout Saigon”, nghĩa là các chức sắc danh tiếng Pháp Việt đang chờ Quốc Trưởng từ trên lầu đi xuống. Tôi đang đứng xớ rớ thì bỗng nhiên Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm bước lại bắt tay tôi và nói: ”Tôi có hai điều khen ngợi ông, một là ông đã chu toàn nhiệm vụ ở Helsinki, và hai là ông đã tình nguyện nhập ngũ. Có điều gì ông cần giúp đỡ thì cho tôi biết”. Lúc ấy tôi chỉ nói nhập ngũ là bổn phận, duy có một điều là tôi sẽ không được lãnh lương sai biệt vì là “công chức khế ước” và như vậy thì gia cảnh với vợ và sắp hai con sẽ hết sức bối rối. Vừa nghe xong thì bỗng nhiên thấy ông ta giơ tay vẫy và nói “fiston, general Nguyen Van Hinh”. Tướng Hinh chạy đến, một người to cao, quắc thước, và hai cha con nói sầm xì với nhau bằng tiếng Pháp, cách chỗ tôi độ ba bước. Một phút sau, Tướng Hinh bước lại bắt tay tôi và nói vắn tắt: ”Thứ Hai, đúng 10 giờ sáng đến gặp tôi tại văn phòng”.
Người tiếp tôi, Trung Úy Trần Văn Đôn (sau này là Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng) đưa tôi vào gặp Tướng Hinh ngay. Sau khi chỉ ghế cho tôi ngồi, ông ta vào đề ngay: ”Tôi đã coi hồ sơ của ông, thấy ông đã học Math Spé. với Professeur Boche ở Sarraut và ông có mấy bằng cao đẳng toán. Tôi không để ông đi Thủ Đức, tôi cho ông đi Pháp học trường Salon-de-Provence. Ông cần hỏi gì không?” Tôi hỏi tôi có thể học pilotage được không thì ông ta xẵng giọng nói: ”Non, vous êtes trop vieux pour être pilote, vous serez ingénieur mécanicien air”. Trước khi bắt tay tôi, Tướng Hinh lại nói: ”Tôi cho ông một bản công điệp của Thủ Tướng, ông về sửa soạn để đi Pháp cho kịp khóa học Octobre”.
Lên xe, tôi mới xem công điệp thì, chao ôi, “Thủ Tướng Chánh Phủ, chiếu Nghị Định…nay cho ông Trần Đỗ Cung thăng Thiếu Úy nhiệm chức để đi học Trường Salon-de-Provence…Tổng Trưởng Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu và các cơ quan trực thuộc chiếu nhiệm vụ thi hành…” Mừng khôn xiết, thế là mộng viễn phương và gia nhập Không Quân với cấp bậc Thiếu Úy đã thành rồi sao?!!! Mọi sự việc xảy ra một cách quá đột ngột và nhanh chóng đến nỗi tôi không có cơ hội như ông bạn Nguyễn Xuân Vinh ngồi rung đùi ngâm nga mấy câu thơ cảm khái của Đoàn Thị Điểm:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt”
“Xếp bút nghiên theo việc đao cung”.
Tôi vội đến Chí Hòa trả túi đồ vẫn còn trong thùng xe. Lại gặp ông Thượng sĩ già hôm nọ. Ông ta quắc mắt nói lớn:”Anh còn đến đây làm gì nữa” và khi tôi nói là để trả đồ thì ông ta trợn mắt “vào đây mà còn đùa à?” Tôi đưa ra tờ công điệp của Thủ Tướng thì bỗng nhiên ông ta đứng phắt dậy, giày chạm nhau đến cộp và giơ tay chào nghiêm: ”Xin Thiếu Úy cứ đi, ở nhà em sẽ lo liệu mọi việc”.
Nay đã 80 tuổi đời, hai chục năm trong quân chủng, và 27 năm mọc rễ ở Hợp Chủng Quốc, có nhiều lúc vui như hồi làm việc thoải mái huynh đệ với các bạn kỹ thuật, và cũng có lúc buồn vì bọn Cần Lao gốc KQ cho ngồi chơi xơi nước vì sợ phản loạn Đại-Việt, thân Tây, thân Mỹ. Cho nên tôi xin phép đại thi hào Đoàn Thị Điểm nhái lại hai câu thơ khẳng khái của Nguyễn Xuân Vinh:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng chó dắt”
“Mộng thanh vân giăng bậc cầu tiêu”.
Trần Đỗ Cung