Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Một Thi Gia Trung Hoa Tìm thấy Người Mẹ từ Tiền Kiếp
Thư pháp của Lỗ Trực bút danh của Hoàng Đình Kiên
Một kỳ tài thi ca của Trung Hoa triều đại Bắc Tống đã được báo mộng tìm ra người mẹ từ tiền kiếp của ông và hoàn tất lời thề ước với bà trước khi ông qua đời.
Huang Tingjian (Hoàng Đình Kiên) (1) (1405-1105) là một thi sĩ, thư pháp gia, một họa sĩ mà người đời gọi là “Tam Tuyệt” vì ở ông có nhiều tài năng tuyệt đỉnh. Huang đã vượt qua kỳ thi của triều đình vào tuổi 21 và được bổ nhiệm làm quan ở Vu Hồ, tỉnh An Huy khi ông mới 26 tuổi. Cũng trong năm đó, qua một giấc mơ lạ thường, ông dần hiểu được mối liên hệ tiền duyên với Vu Hồ.
Giấc mộng
Một ngày nọ, Hoàng có một giấc mộng rất chân thực khi đang nằm nghỉ. Trong mộng, ông rời khỏi tỉnh Chiết Giang - nơi mà ông hàng ngày điều hành công việc của mình là xét xử các vụ án dân sự và hình sự, ông đi thẳng tới một ngôi làng vô danh.
Đến nơi ông thấy một người phụ nữ lớn tuổi đang dâng hương trước một bàn thờ bên ngoài nhà và khấn tên một người nào đó. Khi Hoàng tiến lại gần, ông thấy một bát mì cần tây trên bàn thờ và bưng lên ăn. Sau đó ông trở về tỉnh Chiết Giang .
Khi tỉnh dậy, ông vẫn nhớ từng chi tiết trong giấc mơ, điều kì lạ là hơi thở của ông giống như mùi cần tây. Dẫu vậy ông cho rằng đó chỉ là một giấc mộng.
Ngày tiếp theo, khi Hoàng nằm nghỉ, ông lại có cùng giấc mộng như thế, và một lần nữa ông tỉnh lại với hơi thở mùi cần tây.
Lần này ông lập tức đi tìm ngôi làng bằng cách cố nhớ lại con đường ông đã đi qua trong giấc mộng. Trên đường đi, Huang nhận ra cảnh vật hai bên đường giống hệt như những gì ông đã thấy trong mơ.
Cuộc hội ngộ
Cuối cùng ông cũng tìm đến ngôi nhà của bà lão đã đốt hương và cúng mỳ cần tây trên ban thờ. Ông gõ cửa, một người phụ nữ tóc bạc bước ra.
Hoàng hỏi bà xem có ai cúng mì bên ngoài ngôi nhà hay không. Bà lão đáp: “Hôm qua là ngày dỗ con gái tôi. Mì cần tây là món ưa thích của nó khi còn sống, nên tôi chuẩn bị một tô mì cần tây vào ngày này hàng năm và gọi nó về ăn.” Hoàng hỏi bà xem người con gái đã mất được bao nhiêu năm, bà trả lời rằng “Đã 26 năm rồi!”
Khi đó Hoàng vừa tròn 26 tuổi, và một ngày trước đó chính là ngày sinh của ông. Sau đó ông tiếp tục hỏi thăm kĩ hơn.
Người phụ nữ kể rằng bà có độc một đứa con gái. Đứa bé ham học, tín phật và ăn chay trường. Ở tuổi 26, mắc bệnh và qua đời. Vì nhà Phật tin vào luân hồi, nên trước khi lâm chung, người con gái hứa với mẹ rằng nhất định sẽ quay lại thăm bà.
Chiếc chìa khóa
Bà lão sau đó mời Hoàng vào nhà và chỉ cho ông một cái tủ gỗ lớn chứa những cuốn sách mà con gái bà từng đọc. Thật không may là không ai biết chìa khóa tủ ở đâu, nên trong từng ấy năm, chiếc tủ chưa từng được mở ra.
Rất kỳ lạ, Hoàng đột nhiên nhớ ra một nơi bí mật có cất chìa khóa và mở chiếc tủ ra.
Rất nhiều trong số sách này là do cô gái viết.
Khi đọc chúng, Hoàngg rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các bài văn mà ông từng viết trong kỳ thi triều đình đều nằm trong các bài văn này. Đến lúc này, Hoàng nhận ra rằng ông đã từng là cô gái trẻ nọ trong tiền kiếp và ông đã tìm thấy người mẹ trong kiếp đó.
Ông mời người phụ nữ lớn tuổi đến tỉnh Chiết Giang sống cùng và chăm sóc cho bà như mẹ ruột cho đến cuối đời.
Về sau Hoàng cho xây một khu vườn với một cái lầu ở đằng sân sau. Trong lầu là một bức chân dung tự họa trên một hòn đá cùng với một bài thơ:
A quasi-monk but with hair
Appearing mundane but with a transcending mind
There are dreams within my dream
I have enlightened to my lives beyond this dimension.
Tạm dịch:
Tựa một thầy tu mái tóc thường
Hiện thân trần tục trí huệ trong
Mơ trong cõi mơ tôi đã thấy
Thân mình giác ngộ ngoài cõi trần
Câu chuyện của Hoàng dùng để khuyên bảo người đời sau không nên ghen tị với tài năng của người khác, vì tài năng là được tích lũy qua nhiều đời rèn luyện chăm chỉ.
Ghi chú của dịch giả :
(1) Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人, Phù ông 涪翁, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư họa gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi Tô-Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ, có làm một số chức quan. Ông là người đứng đầu thi phái Giang Tây, một trường phái quá chú trọng đến kỹ xảo làm thơ mà không quan tâm đúng mức đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hoàng Đình Kiên còn là một người rất am hiểu về hội họa và là một trong những người viết chữ đẹp nhất thời Bắc Tống.( Theo http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=241)
http://vietdaikynguyen.com/v3/art-culture/mot-thi-gia-trung-hoa-tim-thay-nguoi-me-tu-tien-kiep/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Một Thi Gia Trung Hoa Tìm thấy Người Mẹ từ Tiền Kiếp
Thư pháp của Lỗ Trực bút danh của Hoàng Đình Kiên
Một kỳ tài thi ca của Trung Hoa triều đại Bắc Tống đã được báo mộng tìm ra người mẹ từ tiền kiếp của ông và hoàn tất lời thề ước với bà trước khi ông qua đời.
Huang Tingjian (Hoàng Đình Kiên) (1) (1405-1105) là một thi sĩ, thư pháp gia, một họa sĩ mà người đời gọi là “Tam Tuyệt” vì ở ông có nhiều tài năng tuyệt đỉnh. Huang đã vượt qua kỳ thi của triều đình vào tuổi 21 và được bổ nhiệm làm quan ở Vu Hồ, tỉnh An Huy khi ông mới 26 tuổi. Cũng trong năm đó, qua một giấc mơ lạ thường, ông dần hiểu được mối liên hệ tiền duyên với Vu Hồ.
Giấc mộng
Một ngày nọ, Hoàng có một giấc mộng rất chân thực khi đang nằm nghỉ. Trong mộng, ông rời khỏi tỉnh Chiết Giang - nơi mà ông hàng ngày điều hành công việc của mình là xét xử các vụ án dân sự và hình sự, ông đi thẳng tới một ngôi làng vô danh.
Đến nơi ông thấy một người phụ nữ lớn tuổi đang dâng hương trước một bàn thờ bên ngoài nhà và khấn tên một người nào đó. Khi Hoàng tiến lại gần, ông thấy một bát mì cần tây trên bàn thờ và bưng lên ăn. Sau đó ông trở về tỉnh Chiết Giang .
Khi tỉnh dậy, ông vẫn nhớ từng chi tiết trong giấc mơ, điều kì lạ là hơi thở của ông giống như mùi cần tây. Dẫu vậy ông cho rằng đó chỉ là một giấc mộng.
Ngày tiếp theo, khi Hoàng nằm nghỉ, ông lại có cùng giấc mộng như thế, và một lần nữa ông tỉnh lại với hơi thở mùi cần tây.
Lần này ông lập tức đi tìm ngôi làng bằng cách cố nhớ lại con đường ông đã đi qua trong giấc mộng. Trên đường đi, Huang nhận ra cảnh vật hai bên đường giống hệt như những gì ông đã thấy trong mơ.
Cuộc hội ngộ
Cuối cùng ông cũng tìm đến ngôi nhà của bà lão đã đốt hương và cúng mỳ cần tây trên ban thờ. Ông gõ cửa, một người phụ nữ tóc bạc bước ra.
Hoàng hỏi bà xem có ai cúng mì bên ngoài ngôi nhà hay không. Bà lão đáp: “Hôm qua là ngày dỗ con gái tôi. Mì cần tây là món ưa thích của nó khi còn sống, nên tôi chuẩn bị một tô mì cần tây vào ngày này hàng năm và gọi nó về ăn.” Hoàng hỏi bà xem người con gái đã mất được bao nhiêu năm, bà trả lời rằng “Đã 26 năm rồi!”
Khi đó Hoàng vừa tròn 26 tuổi, và một ngày trước đó chính là ngày sinh của ông. Sau đó ông tiếp tục hỏi thăm kĩ hơn.
Người phụ nữ kể rằng bà có độc một đứa con gái. Đứa bé ham học, tín phật và ăn chay trường. Ở tuổi 26, mắc bệnh và qua đời. Vì nhà Phật tin vào luân hồi, nên trước khi lâm chung, người con gái hứa với mẹ rằng nhất định sẽ quay lại thăm bà.
Chiếc chìa khóa
Bà lão sau đó mời Hoàng vào nhà và chỉ cho ông một cái tủ gỗ lớn chứa những cuốn sách mà con gái bà từng đọc. Thật không may là không ai biết chìa khóa tủ ở đâu, nên trong từng ấy năm, chiếc tủ chưa từng được mở ra.
Rất kỳ lạ, Hoàng đột nhiên nhớ ra một nơi bí mật có cất chìa khóa và mở chiếc tủ ra.
Rất nhiều trong số sách này là do cô gái viết.
Khi đọc chúng, Hoàngg rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các bài văn mà ông từng viết trong kỳ thi triều đình đều nằm trong các bài văn này. Đến lúc này, Hoàng nhận ra rằng ông đã từng là cô gái trẻ nọ trong tiền kiếp và ông đã tìm thấy người mẹ trong kiếp đó.
Ông mời người phụ nữ lớn tuổi đến tỉnh Chiết Giang sống cùng và chăm sóc cho bà như mẹ ruột cho đến cuối đời.
Về sau Hoàng cho xây một khu vườn với một cái lầu ở đằng sân sau. Trong lầu là một bức chân dung tự họa trên một hòn đá cùng với một bài thơ:
A quasi-monk but with hair
Appearing mundane but with a transcending mind
There are dreams within my dream
I have enlightened to my lives beyond this dimension.
Tạm dịch:
Tựa một thầy tu mái tóc thường
Hiện thân trần tục trí huệ trong
Mơ trong cõi mơ tôi đã thấy
Thân mình giác ngộ ngoài cõi trần
Câu chuyện của Hoàng dùng để khuyên bảo người đời sau không nên ghen tị với tài năng của người khác, vì tài năng là được tích lũy qua nhiều đời rèn luyện chăm chỉ.
Ghi chú của dịch giả :
(1) Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人, Phù ông 涪翁, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư họa gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, tề danh cùng thầy ông là Tô Thức, người đời thường gọi Tô-Hoàng. Ông đỗ tiến sĩ, có làm một số chức quan. Ông là người đứng đầu thi phái Giang Tây, một trường phái quá chú trọng đến kỹ xảo làm thơ mà không quan tâm đúng mức đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hoàng Đình Kiên còn là một người rất am hiểu về hội họa và là một trong những người viết chữ đẹp nhất thời Bắc Tống.( Theo http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=241)
http://vietdaikynguyen.com/v3/art-culture/mot-thi-gia-trung-hoa-tim-thay-nguoi-me-tu-tien-kiep/