Nhân Vật
Mussolini, những mặt trái của một trùm phát xít khét tiếng
Nhắc đến Adolf Hitler, người ta nghĩ ngay đến cặp bài trùng của hắn: Mussolini, Thủ tướng, một ông trùm phát xít đứng đầu nước Ý.
Đó là một thể chế quốc gia quân phiệt, phản động và tàn ác bậc nhất trong lịch sử, người đã đưa nước Ý vào khối liên minh của Adolf Hitler và đẩy cả dân tộc này vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đẫm máu.
Mặc dù được nhìn nhận như kẻ thù tàn bạo của loài người, Mussolini vẫn là một cá nhân có những mặt hấp dẫn về tâm hồn và sở hữu thế giới tinh thần phong phú. Ngày nay, từ những tài liệu thu thập được, người ta đã bắt đầu đánh giá lại con người Mussolini với những đặc điểm rất nhân văn và đáng quý. Một trong số các thư tịch được lưu giữ mới hé lộ gần đây về người đàn ông này là cuốn nhật ký của Claretta Petacci, người tình cuối đời của Mussolini.
Hitler và Mussolini qua góc nhìn của Claretta
Claretta Petacci gặp Mussolini năm 1923 khi cô 20 tuổi, và Mussolini 49 tuổi. Hai người yêu nhau 9 năm mãi cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và cả hai bị bắn và treo cổ. Nhưng cuốn nhật ký của Claretta Petacci được cháu trai bà sống ở Mỹ giữ lại và chính thức xuất bản thành cuốn sách: “Bí mật của Mussolini”.
Pectacci, người tình của Mussolini
Tháng 10 / 1938, Mussolini có một cuộc gặp gỡ nổi tiếng với Hitler và Thủ tướng Anh Neville tại Munich, Đức. Trong nhật ký viết ngày 01 /10/ 1938, cô đã ghi lại những mô tả của Mussolini về cuộc gặp gỡ như sau: “Cuộc tiếp đón ở Munich thật tuyệt vời và Fuhrer (ám chỉ Adolf Hitler) rất thoải mái. Hitler là một lão già đa cảm từ tâm can.
Khi trông thấy tôi, ông ta rơi lệ vui sướng. Quả là ông ấy rất thích tôi. Tuy nhiên ông ta lại có những cơn thịnh nộ bộc phát mà chỉ mình tôi mới kiểm soát được. Có những tia lửa trong mắt ông ta và người run rẩy, rõ ràng Hitler phải vật lộn để kiểm soát chính mình. Còn tôi, ngược lại, không hề xao động”.
Mussolini cũng là người tôn sùng chủ nghĩa dân tộc, bài Do Thái và căm ghét giáo hội. Tuy nhiên ông rất ghét bị nói là học theo Hitler. Trong nhiều cuộc nói chuyện với Claretta, ông đã bày tỏ con người của mình hết sức chân thật. Một lần khi cả hai đang dạo chơi trên một chiếc thuyền ông nói: "Tôi đã là một kẻ dân tộc chủ nghĩa từ năm 1921. Không hiểu tại sao mọi người đều nghĩ rằng tôi đang bắt chước Hitler. Nó làm tôi chết cười... Tôi cần dạy cho những người Ý về tinh thần dân tộc, rằng họ không được nhân giống những đứa con lai, thứ đẳng cấp hỗn tạp, họ không được phép phá hỏng bất kỳ thứ gì tốt đẹp bên trong chúng ta”.
Mussolini căm ghét cuộc hôn phối giữa người Ý với dân châu Phi thuộc địa. “Mỗi lần tôi nhận được một báo cáo từ châu Phi, nó lại làm tôi rối loạn. Ngày hôm nay đã có hơn 5 vụ bắt giữ liên quan đến lũ người sống với dân da đen... Oh, lũ người Ý bẩn thỉu này đang phá hoại ít nhất 7 năm của Đế chế. Chúng không hề để tâm đến tinh thần dân tộc”, Claretta nhớ lại lời Mussolini.
Cuốn nhật ký còn ghi lại sự tức giận của Mussolini với Đức giáo hoàng Piô XI. Mussolini bày tỏ sự miệt thị cực đoan của mình: "Những điều mà Đức giáo hoàng này đang làm đối với Giáo hội thật tồi tệ. Chưa từng có như đã từng thấy một vị giáo hoàng quái gở như vậy đối với tôn giáo. Vô số công giáo chính cống ghét cay ghét đắng hắn ta. Hắn đã bị mất hầu như tất cả thế giới. Hắn chẳng biết làm gì để giữ họ ở lại và mắc sai lầm trong tất cả mọi thứ”.
Tư tưởng bài Do Thái cũng thể hiện rõ rệt ở Mussolini, ông ta cho rằng những người Do Thái thật kinh tởm, bọn chúng đáng bị hủy diệt. “ôi sẽ dìm chết họ trong vụ thảm sát vĩ đại như người Thổ Nhĩ Kỳ đã làm. Tôi đã cô lập 70.000 người Ả Rập (nằm ở bắc Phi - thuộc địa của Ý), tôi có thể dễ dàng tìm thấy 50.000 người Do Thái. Tôi sẽ xây dựng một hòn đảo nhỏ và dồn bọn chúng lên đó cả nút” Mussolini tuyên bố.
Mussolini cùng vợ và những đứa con của mình
Mussolini, những sắc thái đối nghịch kỳ lạ
Ngược lại với con người chính trị, Benito Mussolini không bao giờ bộc lộ những tình cảm hay xúc cảm mạnh mẽ. Nước mắt và cơn giận dữ chỉ làm ông bối rối và thực sự khó chịu. Benito Mussolini thích tìm hiểu sâu sắc vấn đề một cách hợp lý và triệt để nhưng lại có xu hướng bỏ qua việc nỗ lực thăm dò cảm xúc hoặc cảm giác của ông hay bất kỳ ai khác. Ông cũng tránh những mối quan hệ quá sâu sắc về tình cảm và thận trọng trong việc thực hiện những cam kết cá nhân.
Tuy nhiên, ngược lại Mussolini luôn cần sự nhiệt thành từ đối tác, người ông có thể chia sẻ suy nghĩ và tư tưởng. Mussolini phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ về tinh thần của người khác và do đó luôn có một cơ số những người bạn để quan tâm và chăm sóc ông. Đặc biệt mối quan hệ với phụ nữ rất quan trọng với Mussolini, ảnh hưởng lớn đến cảm giác của Mussolini về an toàn và hạnh phúc.
Theo Petacci, ngay từ thuở nhỏ, Benito Mussolini đã không bao giờ là một đứa trẻ vui tươi, cởi mở, hiếm khi cậu bé thể hiện mình một cách tự phát như trẻ con. Ông thận trọng khi cho phép ai đó tới gần và đôi khi hoàn toàn cách ly khỏi thế giới. Thậm chí cả khi đứng giữa biển người, đôi khi Benito Mussolini vẫn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập. Do vậy cậu bé bắt đầu tìm đến niềm vui trong những hoạt động đơn lẻ để nâng cảm xúc của mình lên mức tốt hơn.
Thường giữ chặt cảm xúc trong lòng và tự bảo vệ mình trước sự trầm cảm và bi quan, Benito Mussoline gắn bó sâu sắc với gia đình, bạn bè cũ, những nơi quen thuộc và quá khứ. Cậu bé sẵn sàng cho đi tất cả trái tim, đổi lại là tình yêu và sự bình an từ những mối quan hệ thân thuộc này.
Trong tình yêu, Mussolini cần nhiều tình cảm và sự lãng mạn từ đối tác, bất kể người đó là vợ hay người tình. Phong phú, phấn khích, chủ động và tự do là những tố chất quan trọng với Benito, và sự ổn định không phải là cái hấp dẫn người đàn ông này. Sau khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm với Petacci được một thời gian, Mussolini đã lại có thêm tình nhân mới. Ông đã xin lỗi Petacci, tình yêu 9 năm của mình, bằng những lời có cánh sau: "Vâng, em yêu, tôi đã sai và hơn tất cả, tôi vẫn yêu em và tôi cần em hơn bao giờ hết. Tôi ngưỡng mộ em, tôi là một thằng điên. Tôi không nên làm cho em đau khổ vì những nỗi đau mà em chịu đựng sẽ vận vào chính trái tim tôi, bởi vì tôi cũng đau khi em đau đớn”. Tình yêu với Mussolini luôn thiếu, có lẽ vậy.
Là con người có trí tưởng tượng phong phú, đầy màu sắc thơ mộng và cảm nhận cái đẹp hết sức tinh tế, Mussolini cực kỳ thích thú khi được tham gia sáng tạo nghệ thuật hoặc kết bạn với những người có tư chất nghệ sỹ: Nhạy cảm và giàu có về đời sống tinh thần. Ông rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và có những xúc cảm thoáng qua rất thi sỹ: Bỗng nhiên phấn chấn trong một giây phút nào đó để rồi đắm chìm trong nỗi buồn triền miên vô thưởng vô phạt. Tiếc rằng người đời vẫn chưa tìm thấy một bài thơ nào của Benito Mussolini ngoại trừ tấn thảm kịch cuối đời do những gì ông đã gây ra cho nước Ý và cho thế giới bởi sự lụa chọn phe trục phát xít của mình.
Lời tỏ tình bạo liệt của trùm phát xít Ý Khi lớn lên thành một chàng trai trưởng thành, Mussolini chạy theo mối quan hệ nam nữ để thoả mãn tình dục và tìm kiếm sự yêu thương và an toàn của tâm hồn. Ông luôn cư xử lịch thiệp với phụ nữ, lãng mạn trong tình yêu và cố gắng ghi nhớ ngày sinh hay những lễ kỷ niệm quan trọng. Thái độ và những ngôn từ của ông đối với phái đẹp có thể xem là điển hình của những chàng trai xứ sở đất nước hình chiếc ủng. Trong một ghi chép ngày 5/1/ 1938, được viết sau khi Claretta Petacci và Mussolini gặp nhau tại dinh thự của Mussolini ở Rome, cô đã mô tả Mussolini, một người cha của 5 đứa trẻ, tỏ tình với cô như thế này: “Em biết không, em yêu, tối qua trong nhà hát, tâm trí tôi đã lột bỏ quần áo trên người em ít nhất ba lần. Tôi muốn có em đến phát điên. Cơ thể bé nhỏ của em, da thịt em làm tôi phát điên. Ngày mai em phải là của tôi, sẽ là của tôi. Da thịt ngon lành nơi em sẽ là của tôi, tất cả là tôi. Tôi sẽ lấy giành lấy và đó là duy nhất với tôi”. |
Minh Nguyệt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Mussolini, những mặt trái của một trùm phát xít khét tiếng
Nhắc đến Adolf Hitler, người ta nghĩ ngay đến cặp bài trùng của hắn: Mussolini, Thủ tướng, một ông trùm phát xít đứng đầu nước Ý.
Đó là một thể chế quốc gia quân phiệt, phản động và tàn ác bậc nhất trong lịch sử, người đã đưa nước Ý vào khối liên minh của Adolf Hitler và đẩy cả dân tộc này vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đẫm máu.
Mặc dù được nhìn nhận như kẻ thù tàn bạo của loài người, Mussolini vẫn là một cá nhân có những mặt hấp dẫn về tâm hồn và sở hữu thế giới tinh thần phong phú. Ngày nay, từ những tài liệu thu thập được, người ta đã bắt đầu đánh giá lại con người Mussolini với những đặc điểm rất nhân văn và đáng quý. Một trong số các thư tịch được lưu giữ mới hé lộ gần đây về người đàn ông này là cuốn nhật ký của Claretta Petacci, người tình cuối đời của Mussolini.
Hitler và Mussolini qua góc nhìn của Claretta
Claretta Petacci gặp Mussolini năm 1923 khi cô 20 tuổi, và Mussolini 49 tuổi. Hai người yêu nhau 9 năm mãi cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và cả hai bị bắn và treo cổ. Nhưng cuốn nhật ký của Claretta Petacci được cháu trai bà sống ở Mỹ giữ lại và chính thức xuất bản thành cuốn sách: “Bí mật của Mussolini”.
Pectacci, người tình của Mussolini
Tháng 10 / 1938, Mussolini có một cuộc gặp gỡ nổi tiếng với Hitler và Thủ tướng Anh Neville tại Munich, Đức. Trong nhật ký viết ngày 01 /10/ 1938, cô đã ghi lại những mô tả của Mussolini về cuộc gặp gỡ như sau: “Cuộc tiếp đón ở Munich thật tuyệt vời và Fuhrer (ám chỉ Adolf Hitler) rất thoải mái. Hitler là một lão già đa cảm từ tâm can.
Khi trông thấy tôi, ông ta rơi lệ vui sướng. Quả là ông ấy rất thích tôi. Tuy nhiên ông ta lại có những cơn thịnh nộ bộc phát mà chỉ mình tôi mới kiểm soát được. Có những tia lửa trong mắt ông ta và người run rẩy, rõ ràng Hitler phải vật lộn để kiểm soát chính mình. Còn tôi, ngược lại, không hề xao động”.
Mussolini cũng là người tôn sùng chủ nghĩa dân tộc, bài Do Thái và căm ghét giáo hội. Tuy nhiên ông rất ghét bị nói là học theo Hitler. Trong nhiều cuộc nói chuyện với Claretta, ông đã bày tỏ con người của mình hết sức chân thật. Một lần khi cả hai đang dạo chơi trên một chiếc thuyền ông nói: "Tôi đã là một kẻ dân tộc chủ nghĩa từ năm 1921. Không hiểu tại sao mọi người đều nghĩ rằng tôi đang bắt chước Hitler. Nó làm tôi chết cười... Tôi cần dạy cho những người Ý về tinh thần dân tộc, rằng họ không được nhân giống những đứa con lai, thứ đẳng cấp hỗn tạp, họ không được phép phá hỏng bất kỳ thứ gì tốt đẹp bên trong chúng ta”.
Mussolini căm ghét cuộc hôn phối giữa người Ý với dân châu Phi thuộc địa. “Mỗi lần tôi nhận được một báo cáo từ châu Phi, nó lại làm tôi rối loạn. Ngày hôm nay đã có hơn 5 vụ bắt giữ liên quan đến lũ người sống với dân da đen... Oh, lũ người Ý bẩn thỉu này đang phá hoại ít nhất 7 năm của Đế chế. Chúng không hề để tâm đến tinh thần dân tộc”, Claretta nhớ lại lời Mussolini.
Cuốn nhật ký còn ghi lại sự tức giận của Mussolini với Đức giáo hoàng Piô XI. Mussolini bày tỏ sự miệt thị cực đoan của mình: "Những điều mà Đức giáo hoàng này đang làm đối với Giáo hội thật tồi tệ. Chưa từng có như đã từng thấy một vị giáo hoàng quái gở như vậy đối với tôn giáo. Vô số công giáo chính cống ghét cay ghét đắng hắn ta. Hắn đã bị mất hầu như tất cả thế giới. Hắn chẳng biết làm gì để giữ họ ở lại và mắc sai lầm trong tất cả mọi thứ”.
Tư tưởng bài Do Thái cũng thể hiện rõ rệt ở Mussolini, ông ta cho rằng những người Do Thái thật kinh tởm, bọn chúng đáng bị hủy diệt. “ôi sẽ dìm chết họ trong vụ thảm sát vĩ đại như người Thổ Nhĩ Kỳ đã làm. Tôi đã cô lập 70.000 người Ả Rập (nằm ở bắc Phi - thuộc địa của Ý), tôi có thể dễ dàng tìm thấy 50.000 người Do Thái. Tôi sẽ xây dựng một hòn đảo nhỏ và dồn bọn chúng lên đó cả nút” Mussolini tuyên bố.
Mussolini cùng vợ và những đứa con của mình
Mussolini, những sắc thái đối nghịch kỳ lạ
Ngược lại với con người chính trị, Benito Mussolini không bao giờ bộc lộ những tình cảm hay xúc cảm mạnh mẽ. Nước mắt và cơn giận dữ chỉ làm ông bối rối và thực sự khó chịu. Benito Mussolini thích tìm hiểu sâu sắc vấn đề một cách hợp lý và triệt để nhưng lại có xu hướng bỏ qua việc nỗ lực thăm dò cảm xúc hoặc cảm giác của ông hay bất kỳ ai khác. Ông cũng tránh những mối quan hệ quá sâu sắc về tình cảm và thận trọng trong việc thực hiện những cam kết cá nhân.
Tuy nhiên, ngược lại Mussolini luôn cần sự nhiệt thành từ đối tác, người ông có thể chia sẻ suy nghĩ và tư tưởng. Mussolini phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ về tinh thần của người khác và do đó luôn có một cơ số những người bạn để quan tâm và chăm sóc ông. Đặc biệt mối quan hệ với phụ nữ rất quan trọng với Mussolini, ảnh hưởng lớn đến cảm giác của Mussolini về an toàn và hạnh phúc.
Theo Petacci, ngay từ thuở nhỏ, Benito Mussolini đã không bao giờ là một đứa trẻ vui tươi, cởi mở, hiếm khi cậu bé thể hiện mình một cách tự phát như trẻ con. Ông thận trọng khi cho phép ai đó tới gần và đôi khi hoàn toàn cách ly khỏi thế giới. Thậm chí cả khi đứng giữa biển người, đôi khi Benito Mussolini vẫn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập. Do vậy cậu bé bắt đầu tìm đến niềm vui trong những hoạt động đơn lẻ để nâng cảm xúc của mình lên mức tốt hơn.
Thường giữ chặt cảm xúc trong lòng và tự bảo vệ mình trước sự trầm cảm và bi quan, Benito Mussoline gắn bó sâu sắc với gia đình, bạn bè cũ, những nơi quen thuộc và quá khứ. Cậu bé sẵn sàng cho đi tất cả trái tim, đổi lại là tình yêu và sự bình an từ những mối quan hệ thân thuộc này.
Trong tình yêu, Mussolini cần nhiều tình cảm và sự lãng mạn từ đối tác, bất kể người đó là vợ hay người tình. Phong phú, phấn khích, chủ động và tự do là những tố chất quan trọng với Benito, và sự ổn định không phải là cái hấp dẫn người đàn ông này. Sau khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm với Petacci được một thời gian, Mussolini đã lại có thêm tình nhân mới. Ông đã xin lỗi Petacci, tình yêu 9 năm của mình, bằng những lời có cánh sau: "Vâng, em yêu, tôi đã sai và hơn tất cả, tôi vẫn yêu em và tôi cần em hơn bao giờ hết. Tôi ngưỡng mộ em, tôi là một thằng điên. Tôi không nên làm cho em đau khổ vì những nỗi đau mà em chịu đựng sẽ vận vào chính trái tim tôi, bởi vì tôi cũng đau khi em đau đớn”. Tình yêu với Mussolini luôn thiếu, có lẽ vậy.
Là con người có trí tưởng tượng phong phú, đầy màu sắc thơ mộng và cảm nhận cái đẹp hết sức tinh tế, Mussolini cực kỳ thích thú khi được tham gia sáng tạo nghệ thuật hoặc kết bạn với những người có tư chất nghệ sỹ: Nhạy cảm và giàu có về đời sống tinh thần. Ông rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và có những xúc cảm thoáng qua rất thi sỹ: Bỗng nhiên phấn chấn trong một giây phút nào đó để rồi đắm chìm trong nỗi buồn triền miên vô thưởng vô phạt. Tiếc rằng người đời vẫn chưa tìm thấy một bài thơ nào của Benito Mussolini ngoại trừ tấn thảm kịch cuối đời do những gì ông đã gây ra cho nước Ý và cho thế giới bởi sự lụa chọn phe trục phát xít của mình.
Lời tỏ tình bạo liệt của trùm phát xít Ý Khi lớn lên thành một chàng trai trưởng thành, Mussolini chạy theo mối quan hệ nam nữ để thoả mãn tình dục và tìm kiếm sự yêu thương và an toàn của tâm hồn. Ông luôn cư xử lịch thiệp với phụ nữ, lãng mạn trong tình yêu và cố gắng ghi nhớ ngày sinh hay những lễ kỷ niệm quan trọng. Thái độ và những ngôn từ của ông đối với phái đẹp có thể xem là điển hình của những chàng trai xứ sở đất nước hình chiếc ủng. Trong một ghi chép ngày 5/1/ 1938, được viết sau khi Claretta Petacci và Mussolini gặp nhau tại dinh thự của Mussolini ở Rome, cô đã mô tả Mussolini, một người cha của 5 đứa trẻ, tỏ tình với cô như thế này: “Em biết không, em yêu, tối qua trong nhà hát, tâm trí tôi đã lột bỏ quần áo trên người em ít nhất ba lần. Tôi muốn có em đến phát điên. Cơ thể bé nhỏ của em, da thịt em làm tôi phát điên. Ngày mai em phải là của tôi, sẽ là của tôi. Da thịt ngon lành nơi em sẽ là của tôi, tất cả là tôi. Tôi sẽ lấy giành lấy và đó là duy nhất với tôi”. |
Minh Nguyệt