Cà Kê Dê Ngỗng
Mỹ - Trung Quốc đang tiêu lòn? - Lữ Giang
“Bài “Biển Đông: Mỹ - Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1.7.2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên
“Bài “Biển Đông: Mỹ - Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1.7.2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên vì nó hoàn toàn khác với những gì các bình luận gia chống cộng ở hải ngoại đang rao truyền trên các các cơ quan truyền thông, đó là Mỹ đang xoay trục về Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc về cả quân sự lẫn kinh tế.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG LO NGẠI
Bài báo nói trên đã nhận định:
"Sự chú ý muộn màng của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến một khu vực từng được người tiền nhiệm ưu tiên đã làm dấy lên quan ngại từ nhiều nước nhỏ trong vùng, vốn chờ đợi hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép ngày càng mạnh của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
“Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington - bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông - đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013.”
Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói với nhau những gì khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ hôm 7.6.2013, Tổng thống Obama nói:
“Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế.”
Ông Tập Cận Bình trả lời:
“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung - Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy”
(Tân Hoa Xã ngày 8.6.2013)
Qua hai lời tuyên bố này, một số nhà phân tích đã đặt ra hai câu hỏi:
(1) Phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông: Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông?
(2) Phải chăng việc Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông trong những tháng đầu năm nay là để làm vật đối chác với Mỹ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Thống Obama?
Nhiều nhà quan sát tin rằng các cuộc thao diễn quân sự giữa Mỹ với một số nước Á Châu trên Thái Bình Dương vừa qua và lời tuyên bố triển khai “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ chỉ là một cách trấn an.
CON ĐƯỜNG HOA KỲ ĐI TỚI
Trong bài “The Future of U.S. - Chinese Relations, Conflict Is a Choice, Not a Necessity” (Tương lai của quan hệ Mỹ - Trung Quốc, xung đột là một sự lựa chọn, không phải là một điều cần thiết) được đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và tháng 4 năm 2012, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger đã bàn về sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết ông nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19.1.2011. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung cam kết chia sẻ “một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác và toàn diện." Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ “hoan nghênh một Trung Quốc phú cường và thành công và đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.” Trong khi đó, Trung Quốc “hoan nghênh việc Hoa Kỳ là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực."
Nếu so sánh lời cam kết giữa Obama và Hồ Cẩm Đào năm 2011 và lời cam giữa Obama với Tập Cận Bình năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xích lại với nhau gần hơn.
Khác với khi xâm nhập vào các quốc gia nhược tiểu, Kissinger cho rằng khi xâm nhập vào Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã không bao giờ tìm cách làm thay đổi thực tế của Trung Quốc như một trong những quốc gia lớn trên thế giới, về nền kinh tế và văn minh. Tại sao?
Tại vì tại các nước nhược tiểu như VNCH trước đây hay Iraq, Lybia, Ai-cập... hiện nay, Hoa Kỳ có thể dùng viện trợ, hệ thống tình báo và quân sự để thay đổi chính thể ở các nước đó theo ý muốn của Hoa Kỳ, nhất là đưa bọn tay sai lên cầm quyền và chi phối toàn bộ, còn Trung Quốc quá to lớn về cả lãnh thổ, văn hóa lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ khó làm được chuyện đó. Nhưng cũng có thể Kissinger đưa ra nhận định như vậy là để trấn an Trung Quốc. Kissinger nói thêm:
“Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc là tương đương với Hoa Kỳ, nó sẽ cần phải được phân bố trên một dân số gấp bốn lần lớn, lão hóa, và tham gia vào các biến đổi trong nước phức tạp gây ra bởi sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc.”
Do đó, Hoa Kỳ không lo sợ Trung Quốc có thể vượt lên trên Hoa Kỳ.
Kissinger khuyên: “Cả hai bên nên mở cửa cho việc nhận thức các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế và không phải chính nó là một nguyên nhân để báo động.”
Bài này rất dài, chúng tôi chỉ mới tóm lược một số nét chính.
HÀ NỘI PHẢN ỨNG NHANH
Theo dõi chuyến đi của Tập Cận Bình, Hà Nội tiên đoán được số phận của các quốc gia nhược tiểu trong vùng Biển Đông trong những ngày sắp tới, nên đã cố gằng tìm một lối thoát. Ngày 19.6.2013, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã sang Bắc Kinh và chiều hôm đó, 10 “văn kiện hợp tác” đã được ký kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong đó có thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong Vịnh Bắc Việt: Mở rộng khu vực xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2. Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: “Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”
Ngày 21.6.2013, hai bên đã đưa ra một thông cáo chung nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
Đầu tháng 7 này, ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế trung ương của Đảng CSVN lại dẫn một phái đoàn qua Trung Quốc để “tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng.”
Tưởng cấn nhắc lại, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo ngày 21.1.2012, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 12/2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó còn là Phó Chủ Tịch Nước, đã cảnh cáo nhà cầm quyền CSVN “không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Thế nhưng trong khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang qua Trung Quốc, Hà Nội cho Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam, đến Washington gặp Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Phát ngôn viên của Tướng Dempsey cho biết "ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama".
Như vậy, mặc dầu có sự cảnh cáo của Bắc Kinh, Hà Nội vẫn tiếp tục chơi trò đu dây.
MỸ KHÔNG CHỌN XUNG ĐỘT
Chúng ta nhớ lại, ngày 10.1.2012 một nhóm tác giả thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới đã đưa ra một tài liệu có đề tựa là “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa”. Trong tài liệu này, các tác giả đã kêu gọi Washington thi hành chính sách hợp tác trong thế mạnh trên Biển Đông để tránh xung đột và bảo vệ tự do đi lại cùng độc lập của các nước nhỏ hơn.
Nhiều người tin rằng tài liệu này được đưa ra là nhắm ngăn chận Hoa Kỳ bỏ rơi các nước trong Biển Đông, nhầt là Philippines và Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ đang tiến tới hợp tác với Trung Quốc “trong thế mạnh” hay bằng “quan hệ hòa dịu”?
Hiện nay, ngoài những lời tuyên bố suông, chúng ta chưa thấy Hoa Kỳ có hành động cụ thể nào cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự lộng hành của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 1.7.2013 khi đến dự hội nghị ASEAN tại Brunei, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry chỉ nói một cách vu vơ:
“Với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông”.
Ông còn tái khẳng định: «Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào».
Ngoài việc bận lo vấn đề Trung Đông và xây dựng lại sự hợp tác với Âu Châu, Hoa Kỳ còn nhận thấy rằng những quyền lợi của họ tại Trung Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần quyền lợi của 10 nước ASEAN cộng lại, nên xung đột với Trung Quốc về Biển Đông không có lợi gì. Còn vấn đề khai thác dầu lửa tại Biển Đông, các chuyên gia ước tính Trung Quốc phải cải tiến kỹ thuật ít là 20 năm nữa mới khai thác được. Vì vậy, trong hiện tại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào Biển Đông trừ khi Trung Quốc ngăm chận hải lộ quốc tế trên biển này, một điều ít ai tin rằng có thể xảy ra.
Lời nhận định của ông Ellen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines, được coi là chính xác:
“Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc”.
Hà Nội chắc chắn cũng đã có nhận định như thế đối với Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã có cam kết bảo vệ Philippines chứ chua hề có cam kết như thế đối với Việt Nam.
Ngày 4.7.2013
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ - Trung Quốc đang tiêu lòn? - Lữ Giang
“Bài “Biển Đông: Mỹ - Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1.7.2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên
“Bài “Biển Đông: Mỹ - Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1.7.2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên vì nó hoàn toàn khác với những gì các bình luận gia chống cộng ở hải ngoại đang rao truyền trên các các cơ quan truyền thông, đó là Mỹ đang xoay trục về Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc về cả quân sự lẫn kinh tế.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG LO NGẠI
Bài báo nói trên đã nhận định:
"Sự chú ý muộn màng của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến một khu vực từng được người tiền nhiệm ưu tiên đã làm dấy lên quan ngại từ nhiều nước nhỏ trong vùng, vốn chờ đợi hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép ngày càng mạnh của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
“Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington - bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông - đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013.”
Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói với nhau những gì khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ hôm 7.6.2013, Tổng thống Obama nói:
“Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế.”
Ông Tập Cận Bình trả lời:
“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung - Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy”
(Tân Hoa Xã ngày 8.6.2013)
Qua hai lời tuyên bố này, một số nhà phân tích đã đặt ra hai câu hỏi:
(1) Phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông: Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông?
(2) Phải chăng việc Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông trong những tháng đầu năm nay là để làm vật đối chác với Mỹ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Thống Obama?
Nhiều nhà quan sát tin rằng các cuộc thao diễn quân sự giữa Mỹ với một số nước Á Châu trên Thái Bình Dương vừa qua và lời tuyên bố triển khai “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ chỉ là một cách trấn an.
CON ĐƯỜNG HOA KỲ ĐI TỚI
Trong bài “The Future of U.S. - Chinese Relations, Conflict Is a Choice, Not a Necessity” (Tương lai của quan hệ Mỹ - Trung Quốc, xung đột là một sự lựa chọn, không phải là một điều cần thiết) được đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và tháng 4 năm 2012, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger đã bàn về sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết ông nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19.1.2011. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung cam kết chia sẻ “một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác và toàn diện." Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ “hoan nghênh một Trung Quốc phú cường và thành công và đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.” Trong khi đó, Trung Quốc “hoan nghênh việc Hoa Kỳ là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực."
Nếu so sánh lời cam kết giữa Obama và Hồ Cẩm Đào năm 2011 và lời cam giữa Obama với Tập Cận Bình năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xích lại với nhau gần hơn.
Khác với khi xâm nhập vào các quốc gia nhược tiểu, Kissinger cho rằng khi xâm nhập vào Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã không bao giờ tìm cách làm thay đổi thực tế của Trung Quốc như một trong những quốc gia lớn trên thế giới, về nền kinh tế và văn minh. Tại sao?
Tại vì tại các nước nhược tiểu như VNCH trước đây hay Iraq, Lybia, Ai-cập... hiện nay, Hoa Kỳ có thể dùng viện trợ, hệ thống tình báo và quân sự để thay đổi chính thể ở các nước đó theo ý muốn của Hoa Kỳ, nhất là đưa bọn tay sai lên cầm quyền và chi phối toàn bộ, còn Trung Quốc quá to lớn về cả lãnh thổ, văn hóa lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ khó làm được chuyện đó. Nhưng cũng có thể Kissinger đưa ra nhận định như vậy là để trấn an Trung Quốc. Kissinger nói thêm:
“Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc là tương đương với Hoa Kỳ, nó sẽ cần phải được phân bố trên một dân số gấp bốn lần lớn, lão hóa, và tham gia vào các biến đổi trong nước phức tạp gây ra bởi sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc.”
Do đó, Hoa Kỳ không lo sợ Trung Quốc có thể vượt lên trên Hoa Kỳ.
Kissinger khuyên: “Cả hai bên nên mở cửa cho việc nhận thức các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế và không phải chính nó là một nguyên nhân để báo động.”
Bài này rất dài, chúng tôi chỉ mới tóm lược một số nét chính.
HÀ NỘI PHẢN ỨNG NHANH
Theo dõi chuyến đi của Tập Cận Bình, Hà Nội tiên đoán được số phận của các quốc gia nhược tiểu trong vùng Biển Đông trong những ngày sắp tới, nên đã cố gằng tìm một lối thoát. Ngày 19.6.2013, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã sang Bắc Kinh và chiều hôm đó, 10 “văn kiện hợp tác” đã được ký kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong đó có thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong Vịnh Bắc Việt: Mở rộng khu vực xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2. Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: “Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”
Ngày 21.6.2013, hai bên đã đưa ra một thông cáo chung nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
Đầu tháng 7 này, ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế trung ương của Đảng CSVN lại dẫn một phái đoàn qua Trung Quốc để “tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng.”
Tưởng cấn nhắc lại, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo ngày 21.1.2012, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 12/2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó còn là Phó Chủ Tịch Nước, đã cảnh cáo nhà cầm quyền CSVN “không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Thế nhưng trong khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang qua Trung Quốc, Hà Nội cho Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam, đến Washington gặp Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Phát ngôn viên của Tướng Dempsey cho biết "ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama".
Như vậy, mặc dầu có sự cảnh cáo của Bắc Kinh, Hà Nội vẫn tiếp tục chơi trò đu dây.
MỸ KHÔNG CHỌN XUNG ĐỘT
Chúng ta nhớ lại, ngày 10.1.2012 một nhóm tác giả thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới đã đưa ra một tài liệu có đề tựa là “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa”. Trong tài liệu này, các tác giả đã kêu gọi Washington thi hành chính sách hợp tác trong thế mạnh trên Biển Đông để tránh xung đột và bảo vệ tự do đi lại cùng độc lập của các nước nhỏ hơn.
Nhiều người tin rằng tài liệu này được đưa ra là nhắm ngăn chận Hoa Kỳ bỏ rơi các nước trong Biển Đông, nhầt là Philippines và Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ đang tiến tới hợp tác với Trung Quốc “trong thế mạnh” hay bằng “quan hệ hòa dịu”?
Hiện nay, ngoài những lời tuyên bố suông, chúng ta chưa thấy Hoa Kỳ có hành động cụ thể nào cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự lộng hành của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 1.7.2013 khi đến dự hội nghị ASEAN tại Brunei, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry chỉ nói một cách vu vơ:
“Với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông”.
Ông còn tái khẳng định: «Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào».
Ngoài việc bận lo vấn đề Trung Đông và xây dựng lại sự hợp tác với Âu Châu, Hoa Kỳ còn nhận thấy rằng những quyền lợi của họ tại Trung Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần quyền lợi của 10 nước ASEAN cộng lại, nên xung đột với Trung Quốc về Biển Đông không có lợi gì. Còn vấn đề khai thác dầu lửa tại Biển Đông, các chuyên gia ước tính Trung Quốc phải cải tiến kỹ thuật ít là 20 năm nữa mới khai thác được. Vì vậy, trong hiện tại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào Biển Đông trừ khi Trung Quốc ngăm chận hải lộ quốc tế trên biển này, một điều ít ai tin rằng có thể xảy ra.
Lời nhận định của ông Ellen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines, được coi là chính xác:
“Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc”.
Hà Nội chắc chắn cũng đã có nhận định như thế đối với Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã có cam kết bảo vệ Philippines chứ chua hề có cam kết như thế đối với Việt Nam.
Ngày 4.7.2013
Lữ Giang