Cà Kê Dê Ngỗng
Mỹ có thể sẽ vượt Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt bình quân 10,8 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng so với mức 9,4 triệu thùng/ngày của năm 2017 và sẽ lên mức bình quân 11,8 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Với mức sản lượng như vậy, Mỹ sẽ dễ dàng vượt qua Nga và Ảrập Xêut để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới khi Nga sản xuất hơn 10,3 triệu thùng/ngày, còn Ảrập Xêut gần 10 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Từ những năm 1970 đến nay, chưa khi nào Mỹ dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu hay đạt mức sản lượng cao hơn so với Nga và Ảrập Xêut.
Mỹ vốn là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu trong đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, Liên Xô trước đây đã soán ngôi này của Mỹ vào năm 1974 và tiếp đó là Ảrập Xêut vào năm 1976. Tuy nhiên, thập kỷ qua đã chứng kiến một cuộc cách mạng trong sản xuất năng lượng tại Mỹ.
Theo EIA, nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm 25% trong vòng 9 năm qua, giảm từ mức 3,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017, xuống mức bình quân 2,4 triệu thùng/ngày trong năm nay và xuống chỉ còn 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Đây là mức nhập khẩu ròng thấp nhất của Mỹ kể từ năm 1958.
Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu của Mỹ tăng nhanh kể từ khi nước này dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã kéo dài 40 năm vào năm 2015. Trong vòng một năm qua, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên mức cao chưa từng thấy.
Tình trạng dư cung trên thị trường thế giới đã kéo giá dầu xuống mức thấp 30 USD/thùng hồi đầu năm 2016. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác nhằm vực dậy giá dầu vào cuối năm 2016. Những căng thẳng chính trị và sự sụt giảm trong các kho dự trữ cũng đã góp phần thúc đẩy sự phục hồi của giá dầu.
Giá dầu gần đây luôn duy trì ở mức 70 USD/thùng sau khi các nước sản xuất trong và ngoài OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018.
Giá dầu tăng đã và đang khuyến khích các công ty dầu đá phiến của Mỹ tăng cường hoạt động khai thác. Do Mỹ không phải là một bên tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, hoạt động sản xuất dầu đá phiến của nước này sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong tháng 6, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ở mức 31,9 triệu thùng/ngày. EIA dự kiến sản lượng dầu thô của OPEC sẽ giảm bình quân dưới 0,1 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Vào ngày 6/7, các công ty năng lượng của Mỹ đã triển khai thêm 5 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan lên 864. Số giàn khoan hoạt động trong năm ngoái là 763.
Kiều Ngọc
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ có thể sẽ vượt Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt bình quân 10,8 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng so với mức 9,4 triệu thùng/ngày của năm 2017 và sẽ lên mức bình quân 11,8 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Với mức sản lượng như vậy, Mỹ sẽ dễ dàng vượt qua Nga và Ảrập Xêut để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới khi Nga sản xuất hơn 10,3 triệu thùng/ngày, còn Ảrập Xêut gần 10 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Từ những năm 1970 đến nay, chưa khi nào Mỹ dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu hay đạt mức sản lượng cao hơn so với Nga và Ảrập Xêut.
Mỹ vốn là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất dầu trong đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, Liên Xô trước đây đã soán ngôi này của Mỹ vào năm 1974 và tiếp đó là Ảrập Xêut vào năm 1976. Tuy nhiên, thập kỷ qua đã chứng kiến một cuộc cách mạng trong sản xuất năng lượng tại Mỹ.
Theo EIA, nhập khẩu dầu của Mỹ đã giảm 25% trong vòng 9 năm qua, giảm từ mức 3,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017, xuống mức bình quân 2,4 triệu thùng/ngày trong năm nay và xuống chỉ còn 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Đây là mức nhập khẩu ròng thấp nhất của Mỹ kể từ năm 1958.
Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu của Mỹ tăng nhanh kể từ khi nước này dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã kéo dài 40 năm vào năm 2015. Trong vòng một năm qua, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên mức cao chưa từng thấy.
Tình trạng dư cung trên thị trường thế giới đã kéo giá dầu xuống mức thấp 30 USD/thùng hồi đầu năm 2016. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác nhằm vực dậy giá dầu vào cuối năm 2016. Những căng thẳng chính trị và sự sụt giảm trong các kho dự trữ cũng đã góp phần thúc đẩy sự phục hồi của giá dầu.
Giá dầu gần đây luôn duy trì ở mức 70 USD/thùng sau khi các nước sản xuất trong và ngoài OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018.
Giá dầu tăng đã và đang khuyến khích các công ty dầu đá phiến của Mỹ tăng cường hoạt động khai thác. Do Mỹ không phải là một bên tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, hoạt động sản xuất dầu đá phiến của nước này sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong tháng 6, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ở mức 31,9 triệu thùng/ngày. EIA dự kiến sản lượng dầu thô của OPEC sẽ giảm bình quân dưới 0,1 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Vào ngày 6/7, các công ty năng lượng của Mỹ đã triển khai thêm 5 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan lên 864. Số giàn khoan hoạt động trong năm ngoái là 763.
Kiều Ngọc