Mỗi Ngày Một Chuyện
Mỹ từng “xuống nước” với Iran
Nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ đang dấy lên dư luận cho rằng tổng thống Trump đã lạm quyền khi không thông báo trước cho Quốc Hội,
Nhân chuyện hôm qua Mỹ đã cho phi cơ không người lái không kích sát hại tướng Qassem Soleimani tư lệnh lực lượng Vệ Binh Cách Mạng của Iran ở phi trường Baghdad bên Iraq, báo chí không thích tổng thống Trump, cùng nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ đang dấy lên dư luận cho rằng tổng thống Trump đã lạm quyền khi không thông báo trước cho Quốc Hội, cũng như e ngại rằng cuộc tấn công này sẽ làm bùng nổ cuộc chiến giữa Iran và Mỹ, cũng như sự an toàn của dân Mỹ, lính Mỹ ở vùng Trung Đông.
Tạm gác qua việc các chính trị gia đảng Dân Chủ đang "tố" ông Trump lạm quyền và liệu chuyện này có dẫn đến cuộc chiến giữa Iran và Mỹ hay không, thử nhìn lại lý do tại sao dẫn đến câu chuyện này.
Theo nhiều nhận định của các bình luận gia, tướng Qassem Soleimani, nhân vật quan trọng nhất nhì của "nhà nước Hồi Giáo" Iran có vẻ quá ỷ y và khinh thường các hành động của Mỹ.
Tướng Qassem Soleimani đã ra vô Iraq nhiều lần, đi qua, đi lại các quốc gia khác trong vùng Trung Đông như thoi mà không sợ tình báo Mỹ, hay các lưc lượng đặc biệt của Mỹ một tí nào cả. Chưa kể, việc đi lại của viên tướng này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Chỗ này nói thêm, chi tiết này người viết mới tìm thấy trên Twitter của bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc trong hai năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Trump.
Bà này đã từng nhắc nhở ở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc rằng Iran vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc lâu nay, và chẳng ai lên tiếng!
Cũng theo các bình luận gia, kế hoạch bắt giết viên tướng này đã có từ lâu rồi, nhưng tổng thống Mỹ trước đây không chấp nhận và không muốn ra tay.
Tại sao lại như vậy? Lật lại trang báo cũ, để điểm lại sách lược mà chính quyền trước đây đối với Iran như thế nào.
Cũng không đến nỗi xa lắm. Chỉ mới cách đây mấy năm thôi, tháng Chín năm 2016, báo New York Post có đưa tin tổng thống Obama đã "bí mật" thương lượng và trả cho Iran 1.7 tỷ đô la. Theo các viên chức trong nội các của Obama cho biết việc trả tiền cho Iran là việc làm cần thiết để chứng tỏ sự "hiệu quả" trong mối quan hệ của Mỹ và thế giới.
400 triệu tiền Euro và tiền quan Thụy Sĩ đã được đóng gói cẩn thận chở sang Iran vào hồi tháng Giêng năm 2016. Sau đó, Iran đã thả 4 công dân Mỹ mà Iran bắt giữ, và rồi 1.3 tỷ đô la còn lại đã được chở qua Iran.
Các chính trị gia đảng Cộng Hòa khi biết chuyện đã lên tiếng phản đối hành động này của tổng thống Obama, như thể chính phủ Mỹ đã chấp nhận thương lượng với khủng bố, một sách lược mà chính quyền Mỹ không bao giờ chấp nhận.
Trả lời cho những lời tố cáo của các chính trị gia đảng Cộng Hòa, nội các Obama chống chế cho rằng việc Iran thả công dân Mỹ không dính líu gì đến việc Mỹ trả 1.7 tỷ đô la cho Iran.
Để giải thích thêm, nội các Obama giải thích số tiền này là của Iran và Mỹ phải trả lại cho Iran vì Mỹ đã "đóng băng" các tài khoản của Iran sau ngày Cách Mạng Hồi Giáo Iran cướp chính quyền của vua Shad vào năm 1979.
Số tiền này đã được Bộ Ngân Khố chuyển qua quỹ Judgment Fund, một loại ngân quỹ đặc biệt mà Quốc Hội đã phê chuẩn một đạo luật trước đó cho tổng thống dùng trong trường hợp khẩn cấp, bỏ qua việc đồng ý của Quốc Hội. Chính vì vậy mà tổng thống Obama đã "im lặng" dùng ngân quỹ này trả cho Iran mà không báo cho Quốc Hội. Báo chí Mỹ đa số thiên tả đã không làm rùm beng chuyện Obama "lách" luật thế này.
Nếu nhìn sự việc một cách công tâm thì rõ ràng những sách lược "mềm mỏng" của Obama đối với Iran như hiệp ước hạn chế sản xuất bom hạch tâm, và trả tiền lại cho Iran, v..v... cho thấy Mỹ đã "xuống nước" với Iran rất nhiều.
Chính vì những sách lược của nội các chính quyền Obama trong những năm trước đã dẫn đến việc Iran dường như khinh thường sự trừng phạt của Mỹ, của Liên Hiệp Quốc, khi liên tục có những hành động như bắt các tàu vận chuyển dầu đi qua vùng vịnh Ba Tư, hậu thuẫn các lực lượng quân sự, các tổ chức khủng bố ở vùng Trung Đông để quấy rối Mỹ, và các đồng minh của Mỹ, hay thậm chí là gần đây còn dám bắn rơi phi cơ không người lái của Mỹ.
Tuy nhiên, sách lược Mỹ có vẻ đã thay đổi dưới quyền nội các tổng thống Trump. Năm ngoái, suýt chút nữa, Mỹ đã có hành động quân sự đáp trả việc Iran bắn rơi phi cơ không người lái của Mỹ.
Cho đến hôm qua, sau sự việc các tổ chức do Iran hậu thuẫn đã lợi dụng cuộc biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Mỹ ở Baghdad để tấn công vào bên trong tòa đại sứ, Mỹ đã có hành động tức thời đáp trả.
Tổng thống Mỹ dù đang đi nghỉ lễ cuối năm đã ra lệnh tăng cường 750 quân nhảy dù để bảo vệ tòa đại sứ ngay lập tức.
Và chuyện mà Iran không ngờ đó là Mỹ đã thi hành kế hoạch hạ sát tướng Qassem Soleimani, người được cho là đứng đằng sau các hoạt động của các lực lượng quân sự, lực lượng khủng bố do Iran hậu thuẫn.
Hai sách lược dưới hai thời nội các chính quyền khác nhau. Mỹ có còn "xuống nước" với Iran hay không, chắc chắn, giới lãnh đạo chính quyền Hồi Giáo ở Iran sẽ biết rõ nhất.
Chỉ thấy một sự không công bằng khi phần đông báo chí Mỹ quá thiên lệch khi nhắm vào những sách lược của nội các chính quyền Trump, mà lại làm lơ những sách lược của nội các chính quyền Mỹ lúc trước.
Cứ lật lại các trang báo cũ, sẽ rõ.
Quang An
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ từng “xuống nước” với Iran
Nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ đang dấy lên dư luận cho rằng tổng thống Trump đã lạm quyền khi không thông báo trước cho Quốc Hội,
Nhân chuyện hôm qua Mỹ đã cho phi cơ không người lái không kích sát hại tướng Qassem Soleimani tư lệnh lực lượng Vệ Binh Cách Mạng của Iran ở phi trường Baghdad bên Iraq, báo chí không thích tổng thống Trump, cùng nhiều chính trị gia đảng Dân Chủ đang dấy lên dư luận cho rằng tổng thống Trump đã lạm quyền khi không thông báo trước cho Quốc Hội, cũng như e ngại rằng cuộc tấn công này sẽ làm bùng nổ cuộc chiến giữa Iran và Mỹ, cũng như sự an toàn của dân Mỹ, lính Mỹ ở vùng Trung Đông.
Tạm gác qua việc các chính trị gia đảng Dân Chủ đang "tố" ông Trump lạm quyền và liệu chuyện này có dẫn đến cuộc chiến giữa Iran và Mỹ hay không, thử nhìn lại lý do tại sao dẫn đến câu chuyện này.
Theo nhiều nhận định của các bình luận gia, tướng Qassem Soleimani, nhân vật quan trọng nhất nhì của "nhà nước Hồi Giáo" Iran có vẻ quá ỷ y và khinh thường các hành động của Mỹ.
Tướng Qassem Soleimani đã ra vô Iraq nhiều lần, đi qua, đi lại các quốc gia khác trong vùng Trung Đông như thoi mà không sợ tình báo Mỹ, hay các lưc lượng đặc biệt của Mỹ một tí nào cả. Chưa kể, việc đi lại của viên tướng này đã vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Chỗ này nói thêm, chi tiết này người viết mới tìm thấy trên Twitter của bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc trong hai năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Trump.
Bà này đã từng nhắc nhở ở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc rằng Iran vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc lâu nay, và chẳng ai lên tiếng!
Cũng theo các bình luận gia, kế hoạch bắt giết viên tướng này đã có từ lâu rồi, nhưng tổng thống Mỹ trước đây không chấp nhận và không muốn ra tay.
Tại sao lại như vậy? Lật lại trang báo cũ, để điểm lại sách lược mà chính quyền trước đây đối với Iran như thế nào.
Cũng không đến nỗi xa lắm. Chỉ mới cách đây mấy năm thôi, tháng Chín năm 2016, báo New York Post có đưa tin tổng thống Obama đã "bí mật" thương lượng và trả cho Iran 1.7 tỷ đô la. Theo các viên chức trong nội các của Obama cho biết việc trả tiền cho Iran là việc làm cần thiết để chứng tỏ sự "hiệu quả" trong mối quan hệ của Mỹ và thế giới.
400 triệu tiền Euro và tiền quan Thụy Sĩ đã được đóng gói cẩn thận chở sang Iran vào hồi tháng Giêng năm 2016. Sau đó, Iran đã thả 4 công dân Mỹ mà Iran bắt giữ, và rồi 1.3 tỷ đô la còn lại đã được chở qua Iran.
Các chính trị gia đảng Cộng Hòa khi biết chuyện đã lên tiếng phản đối hành động này của tổng thống Obama, như thể chính phủ Mỹ đã chấp nhận thương lượng với khủng bố, một sách lược mà chính quyền Mỹ không bao giờ chấp nhận.
Trả lời cho những lời tố cáo của các chính trị gia đảng Cộng Hòa, nội các Obama chống chế cho rằng việc Iran thả công dân Mỹ không dính líu gì đến việc Mỹ trả 1.7 tỷ đô la cho Iran.
Để giải thích thêm, nội các Obama giải thích số tiền này là của Iran và Mỹ phải trả lại cho Iran vì Mỹ đã "đóng băng" các tài khoản của Iran sau ngày Cách Mạng Hồi Giáo Iran cướp chính quyền của vua Shad vào năm 1979.
Số tiền này đã được Bộ Ngân Khố chuyển qua quỹ Judgment Fund, một loại ngân quỹ đặc biệt mà Quốc Hội đã phê chuẩn một đạo luật trước đó cho tổng thống dùng trong trường hợp khẩn cấp, bỏ qua việc đồng ý của Quốc Hội. Chính vì vậy mà tổng thống Obama đã "im lặng" dùng ngân quỹ này trả cho Iran mà không báo cho Quốc Hội. Báo chí Mỹ đa số thiên tả đã không làm rùm beng chuyện Obama "lách" luật thế này.
Nếu nhìn sự việc một cách công tâm thì rõ ràng những sách lược "mềm mỏng" của Obama đối với Iran như hiệp ước hạn chế sản xuất bom hạch tâm, và trả tiền lại cho Iran, v..v... cho thấy Mỹ đã "xuống nước" với Iran rất nhiều.
Chính vì những sách lược của nội các chính quyền Obama trong những năm trước đã dẫn đến việc Iran dường như khinh thường sự trừng phạt của Mỹ, của Liên Hiệp Quốc, khi liên tục có những hành động như bắt các tàu vận chuyển dầu đi qua vùng vịnh Ba Tư, hậu thuẫn các lực lượng quân sự, các tổ chức khủng bố ở vùng Trung Đông để quấy rối Mỹ, và các đồng minh của Mỹ, hay thậm chí là gần đây còn dám bắn rơi phi cơ không người lái của Mỹ.
Tuy nhiên, sách lược Mỹ có vẻ đã thay đổi dưới quyền nội các tổng thống Trump. Năm ngoái, suýt chút nữa, Mỹ đã có hành động quân sự đáp trả việc Iran bắn rơi phi cơ không người lái của Mỹ.
Cho đến hôm qua, sau sự việc các tổ chức do Iran hậu thuẫn đã lợi dụng cuộc biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Mỹ ở Baghdad để tấn công vào bên trong tòa đại sứ, Mỹ đã có hành động tức thời đáp trả.
Tổng thống Mỹ dù đang đi nghỉ lễ cuối năm đã ra lệnh tăng cường 750 quân nhảy dù để bảo vệ tòa đại sứ ngay lập tức.
Và chuyện mà Iran không ngờ đó là Mỹ đã thi hành kế hoạch hạ sát tướng Qassem Soleimani, người được cho là đứng đằng sau các hoạt động của các lực lượng quân sự, lực lượng khủng bố do Iran hậu thuẫn.
Hai sách lược dưới hai thời nội các chính quyền khác nhau. Mỹ có còn "xuống nước" với Iran hay không, chắc chắn, giới lãnh đạo chính quyền Hồi Giáo ở Iran sẽ biết rõ nhất.
Chỉ thấy một sự không công bằng khi phần đông báo chí Mỹ quá thiên lệch khi nhắm vào những sách lược của nội các chính quyền Trump, mà lại làm lơ những sách lược của nội các chính quyền Mỹ lúc trước.
Cứ lật lại các trang báo cũ, sẽ rõ.
Quang An
Hoang Pham chuyen