Mỗi Ngày Một Chuyện
Mỹ tuyên bố ủng hộ những nước bị Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông
Hai hôm sau khi chính thức bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, bị xem là hoàn toàn bất hợp pháp, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào hôm qua, 15/07/2020 tuyên bố rằng Mỹ sẽ ủng hộ các nước đang tin rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng cho hiểu là Washington sẽ dùng biện pháp ngoại giao thay vì quân sự.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo, ông Mike Pompeo đã xác định rằng Mỹ « sẽ ủng hộ các quốc gia trên khắp thế giới đang bị Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ cũng như lãnh hải hợp pháp của họ », và « sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ có thể có được, bất kể đó là trong các tổ chức đa phương, trong ASEAN, hay thông qua các phản ứng pháp lý ».
Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt, tố cáo Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Trái với Trung Quốc, Việt Nam vào hôm qua 15/07 đã phản ứng thuận lợi trước việc Mỹ bác bỏ các yêu sách quá đáng của Trung Quốc về Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác định : « Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ».
Đối với Việt Nam : « Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, có trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó ».
Thủ tướng Úc vào hôm nay 16/07 cũng gián tiếp ủng hộ Mỹ khi khẳng định rằng Canberra « sẽ tiếp tục lập trường nhất quán là ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông »....
Cuối cùng, giới chuyên gia lưu ý, trong hồ sơ này, các chiến dịch « kềm chế» Trung Quốc chỉ sẽ có hiệu quả khi Hoa Kỳ ủng hộ thật sự các nước trong khu vực có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh, để tìm ra những phương cách gây áp lực nhiều hơn đối với Trung Quốc.
Lời lẽ kiên quyết của Mỹ đối với Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông rất được các nước có liên quan hoan nghênh. Câu hỏi đáng quan tâm nhất : Thái độ cứng rắn này của Mỹ sẽ kéo dài được bao lâu, hay là sẽ dần biến mất cùng với năm tháng, như bao hồ sơ quốc tế khác ?
nguồn: RFI
Phản ứng của Việt Nam với lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông
Trước câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam với tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc thượng tôn pháp luật quốc tế, tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, có trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu nói trên.
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này./.
Dinh Quang Anh Thai
Vũ Thất sưu tầm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ tuyên bố ủng hộ những nước bị Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông
Hai hôm sau khi chính thức bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, bị xem là hoàn toàn bất hợp pháp, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào hôm qua, 15/07/2020 tuyên bố rằng Mỹ sẽ ủng hộ các nước đang tin rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng cho hiểu là Washington sẽ dùng biện pháp ngoại giao thay vì quân sự.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo, ông Mike Pompeo đã xác định rằng Mỹ « sẽ ủng hộ các quốc gia trên khắp thế giới đang bị Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ cũng như lãnh hải hợp pháp của họ », và « sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ có thể có được, bất kể đó là trong các tổ chức đa phương, trong ASEAN, hay thông qua các phản ứng pháp lý ».
Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt, tố cáo Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Trái với Trung Quốc, Việt Nam vào hôm qua 15/07 đã phản ứng thuận lợi trước việc Mỹ bác bỏ các yêu sách quá đáng của Trung Quốc về Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác định : « Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ».
Đối với Việt Nam : « Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, có trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó ».
Thủ tướng Úc vào hôm nay 16/07 cũng gián tiếp ủng hộ Mỹ khi khẳng định rằng Canberra « sẽ tiếp tục lập trường nhất quán là ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên Biển Đông »....
Cuối cùng, giới chuyên gia lưu ý, trong hồ sơ này, các chiến dịch « kềm chế» Trung Quốc chỉ sẽ có hiệu quả khi Hoa Kỳ ủng hộ thật sự các nước trong khu vực có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh, để tìm ra những phương cách gây áp lực nhiều hơn đối với Trung Quốc.
Lời lẽ kiên quyết của Mỹ đối với Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông rất được các nước có liên quan hoan nghênh. Câu hỏi đáng quan tâm nhất : Thái độ cứng rắn này của Mỹ sẽ kéo dài được bao lâu, hay là sẽ dần biến mất cùng với năm tháng, như bao hồ sơ quốc tế khác ?
nguồn: RFI
Phản ứng của Việt Nam với lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông
Trước câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam với tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc thượng tôn pháp luật quốc tế, tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, có trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu nói trên.
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này./.
Dinh Quang Anh Thai
Vũ Thất sưu tầm