Mỗi Ngày Một Chuyện
NẮNG NGOÀI CỬA SỔ - CAO MỴ NHÂN
NẮNG NGOÀI CỬA SỔ - CAO MỴ NHÂN
Có ai " nhàn hạ " như mình trưa nay, thấy nắng ấm và đẹp quá, bèn ngồi yên trong phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ, xem thử nắng tươi sáng kia, có giữ mãi sắc mầu diễm tuyệt này, hay sẽ tàn phai ...đến nơi rồi .
Định " tô lô phôn " cho anh, nhưng lại ngần ngừ, và quyết định không gọi nữa, vì không muốn " tẽn tò " , kêu người ta ...đi vắng, thật hay giả bộ, mình cũng tức , cũng ...hờn ngay .
Biết vì sao phải kêu không ?
Lại câu tự trả lời tiếp theo, là không còn thời gian nữa , cả ngoài thực tế lẫn trong " học thuyết ...hiện sinh " , làm chi có cái gọi là trăm năm tròn vẹn với mỗi con người .
Hình như anh chẳng bao giờ nghĩ thêm điều gì , vì thực tế anh bộn bề công kia, việc nọ quá đỗi .
Càng sắp hết trưa, nắng càng ấm hơn, và cái mầu trắng lụa của nó, tuy dịu hơn một chút, song vẫn rực rỡ chan hoà .
Nhưng sao mình không thưởng lãm nắng lụa ấy một mình ?
Càng một mình, cái đẹp của cô đơn càng thêm sắc thái , hay là càng nổi bật sự cô đơn không cách nào tả hết , thì thôi cứ thế đi ...
Bất quá mình lại kể khổ, than buồn với anh, và anh tưởng rất bình thường, nhưng lại vô cùng ma thuật , chỉ đưa chiếc đũa lên không trung, là bầy én tới hoan ca : " Chúc mừng năm mới " mình ngay tức khắc.
Năm mới ? Đối với anh chẳng thành vấn đề, để làm gì cái chuỗi thời gian cứ ngắn dần , và còn rối tinh lên vì nó có bao giờ chiều ý chúng ta đâu.
Mùa này mặt trời sẽ lặn lúc mới 4.45 chiều tối...
níu kéo ánh sáng cuối ngày, chỉ thêm được mươi, mười lăm phút. Chính cái khoảng cách ngắn ngủi ấy, mới là điều ...chán nản đến tuyệt cùng .
Anh không yêu đời mê đắm như mình, nên có lẽ anh ít bị ảnh hưởng tiếc nuối, khủng hoảng ...
Đã 2 lần mình chứng kiến cảnh bất lực, tuyệt vọng của hai nhân vật hoàn toàn cách biệt.
Khi biết chắc sớm muộn gì, cũng phải rời bỏ thế gian, nữ thi sĩ Tuệ Mai, tác giả 7 cuốn thơ trước 1975 ở Saigon, vừa khóc vừa kể lể, là chị không muốn mất sớm, vì chị còn muốn viết thêm một tác phẩm văn suôi Huyền Trân Công Chúa, để gởi gấm tâm tình chị trong đó ...
Có những sự việc gần như lý tưởng của tác giả, mà trong thời gian suy ngẫm cuộc đời ...tác giả muốn để lại chút gì, vì sợ mai một tên tuổi chẳng hạn ...
Nữ sĩ Tuệ Mai mệnh chung năm 1982 .
Ít năm sau, vào khoảng 1987,một nhân vật được mệnh danh là " anh hùng 3 mặt trận Việt Mên Lèo ", ông ta có tên do " cụ Hồ " đặt: Hoàng Trung Kiên, sau 30-4-1975 đã hiện diện ở miền Nam với tờ giấy " phục viên "
, tức là giải ngũ, vì là Trung tá " quân đội Nhân dân " tức cán binh Cộng sản Bắc Việt.
Cán binh trung tá Cộng sản gốc pháo binh, có vợ là nữ sinh viên Hà Nội, được đề cử làm vợ " anh hùng ".
Nhưng khi thống nhất, gia đình chuyển " vào Nam ", vì có công trạng " đánh Mỹ cứu nước ", thì vợ anh hùng nhìn ra những khuyết điểm rừng rú của cán binh chồng , là bây giờ ông ta rất quê mùa, lạc hậu ...
Người vợ thời đại Cộng sản đã không cần ly dị , cứ ngang nhiên làm " phu nhân giám đốc " công ty X , bỏ 2 con tuổi thiếu niên cho " anh hùng 3 mặt trận " nuôi , khiến ông ta không dám hở môi, vì đó à " chính sách ngầm " của nhà nước CSVN .
Cái chính sách không bênh vực ai, dù là " thủ trưởng " , mà càng thủ trưởng càng được loại bỏ mau chóng chất xấu xí, kém văn minh, để xã hội mau tiến lên chủ nghĩa Cộng sản, cho nhìn thấy được sự giàu sang đánh cướp được quyền bính của giai cấp trí thức , tiểu tư sản đã thống trị trước đó .
" Anh hùng 3 mặt trận " bắt đầu thấy bệnh Rừng của trường kỳ kháng chiến xuất hiện ...
" Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm..."
( Quang Dũng. 1921 - 1988 )
Nghĩa là bệnh từ Sông Mã những năm xưa, với cái đoàn quân đi trong ma thiêng, nước độc, nay bộc phát cực kỳ, không thuốc chữa, nằm chờ chết ngay giữa lòng Saigon tiên tiến của VNCH trước 1975.
Tới khi cán binh Cộng sản uống xong 4 lít nước tiểu để tự chữa bệnh sốt rét rừng, thì vừa khóc vừa chết, để kết thúc hành trình lập thân theo " cách mạng " .
Cả 2 cái chết thấy như tương phản: một nữ ( nữ sĩ Tuệ Mai ), một Nam ( cán binh Hoàng Trung Kiên ) , đều chưa muốn qua đời, vì đều muốn hoàn tất một sự việc gì đó.
Song suy ra, với 100 năm cuộc đời ...thời gian bằng nhau đấy, cuộc đua nào không phải ai cũng thắng giải khôi nguyên ...
Sự chết đôi lúc cũng tương đồng trong cách nghĩ .
Trên đường trường, người thi đã bỏ cuộc dần dần, một vài người thắng cao, thấp ...cũng chỉ là tượng trưng để nói lên tính cách tranh đua ở đời .
Thời gian như một tảng băng vô cảm, tới một ngày tảng băng tan, chính là lúc tận cùng của cuộc đua hay cuộc đời cũng thế .
Bóng nắng đã chếch hẳn về phía tây rồi ...
Phàm cái gì, sự việc gì chếch lệch ...vẫn là cách thể hiện không thăng bằng, đầy thiên kiến ...
Và như thế, buổi trưa nắng ấm, đẹp rực rỡ ...đang bắt đầu phai ...
Đến thiên nhiên còn khuất phục thiên nhiên nữa là anh, làm sao mình giữ được thuỷ chung cho một sự kiện mơ hồ .
Để giải tỏa nỗi sầu tư, buồn bã đó, mình phải bỏ một tiếng đồng hồ trống rỗng, để nghe Duy Khánh hát những bài ca dành cho lính, ngõ hầu nhạc khúc quân hành xua tan ...uỷ mị, buồn rầu vô cớ ...
Nắng tắt hẳn ngoài cửa sổ rồi nghe .
Ta có muốn ngắm trời mây rực rỡ với nhau, e phải đợi chờ lâu, lâu nhiều hơn nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NẮNG NGOÀI CỬA SỔ - CAO MỴ NHÂN
NẮNG NGOÀI CỬA SỔ - CAO MỴ NHÂN
Có ai " nhàn hạ " như mình trưa nay, thấy nắng ấm và đẹp quá, bèn ngồi yên trong phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ, xem thử nắng tươi sáng kia, có giữ mãi sắc mầu diễm tuyệt này, hay sẽ tàn phai ...đến nơi rồi .
Định " tô lô phôn " cho anh, nhưng lại ngần ngừ, và quyết định không gọi nữa, vì không muốn " tẽn tò " , kêu người ta ...đi vắng, thật hay giả bộ, mình cũng tức , cũng ...hờn ngay .
Biết vì sao phải kêu không ?
Lại câu tự trả lời tiếp theo, là không còn thời gian nữa , cả ngoài thực tế lẫn trong " học thuyết ...hiện sinh " , làm chi có cái gọi là trăm năm tròn vẹn với mỗi con người .
Hình như anh chẳng bao giờ nghĩ thêm điều gì , vì thực tế anh bộn bề công kia, việc nọ quá đỗi .
Càng sắp hết trưa, nắng càng ấm hơn, và cái mầu trắng lụa của nó, tuy dịu hơn một chút, song vẫn rực rỡ chan hoà .
Nhưng sao mình không thưởng lãm nắng lụa ấy một mình ?
Càng một mình, cái đẹp của cô đơn càng thêm sắc thái , hay là càng nổi bật sự cô đơn không cách nào tả hết , thì thôi cứ thế đi ...
Bất quá mình lại kể khổ, than buồn với anh, và anh tưởng rất bình thường, nhưng lại vô cùng ma thuật , chỉ đưa chiếc đũa lên không trung, là bầy én tới hoan ca : " Chúc mừng năm mới " mình ngay tức khắc.
Năm mới ? Đối với anh chẳng thành vấn đề, để làm gì cái chuỗi thời gian cứ ngắn dần , và còn rối tinh lên vì nó có bao giờ chiều ý chúng ta đâu.
Mùa này mặt trời sẽ lặn lúc mới 4.45 chiều tối...
níu kéo ánh sáng cuối ngày, chỉ thêm được mươi, mười lăm phút. Chính cái khoảng cách ngắn ngủi ấy, mới là điều ...chán nản đến tuyệt cùng .
Anh không yêu đời mê đắm như mình, nên có lẽ anh ít bị ảnh hưởng tiếc nuối, khủng hoảng ...
Đã 2 lần mình chứng kiến cảnh bất lực, tuyệt vọng của hai nhân vật hoàn toàn cách biệt.
Khi biết chắc sớm muộn gì, cũng phải rời bỏ thế gian, nữ thi sĩ Tuệ Mai, tác giả 7 cuốn thơ trước 1975 ở Saigon, vừa khóc vừa kể lể, là chị không muốn mất sớm, vì chị còn muốn viết thêm một tác phẩm văn suôi Huyền Trân Công Chúa, để gởi gấm tâm tình chị trong đó ...
Có những sự việc gần như lý tưởng của tác giả, mà trong thời gian suy ngẫm cuộc đời ...tác giả muốn để lại chút gì, vì sợ mai một tên tuổi chẳng hạn ...
Nữ sĩ Tuệ Mai mệnh chung năm 1982 .
Ít năm sau, vào khoảng 1987,một nhân vật được mệnh danh là " anh hùng 3 mặt trận Việt Mên Lèo ", ông ta có tên do " cụ Hồ " đặt: Hoàng Trung Kiên, sau 30-4-1975 đã hiện diện ở miền Nam với tờ giấy " phục viên "
, tức là giải ngũ, vì là Trung tá " quân đội Nhân dân " tức cán binh Cộng sản Bắc Việt.
Cán binh trung tá Cộng sản gốc pháo binh, có vợ là nữ sinh viên Hà Nội, được đề cử làm vợ " anh hùng ".
Nhưng khi thống nhất, gia đình chuyển " vào Nam ", vì có công trạng " đánh Mỹ cứu nước ", thì vợ anh hùng nhìn ra những khuyết điểm rừng rú của cán binh chồng , là bây giờ ông ta rất quê mùa, lạc hậu ...
Người vợ thời đại Cộng sản đã không cần ly dị , cứ ngang nhiên làm " phu nhân giám đốc " công ty X , bỏ 2 con tuổi thiếu niên cho " anh hùng 3 mặt trận " nuôi , khiến ông ta không dám hở môi, vì đó à " chính sách ngầm " của nhà nước CSVN .
Cái chính sách không bênh vực ai, dù là " thủ trưởng " , mà càng thủ trưởng càng được loại bỏ mau chóng chất xấu xí, kém văn minh, để xã hội mau tiến lên chủ nghĩa Cộng sản, cho nhìn thấy được sự giàu sang đánh cướp được quyền bính của giai cấp trí thức , tiểu tư sản đã thống trị trước đó .
" Anh hùng 3 mặt trận " bắt đầu thấy bệnh Rừng của trường kỳ kháng chiến xuất hiện ...
" Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm..."
( Quang Dũng. 1921 - 1988 )
Nghĩa là bệnh từ Sông Mã những năm xưa, với cái đoàn quân đi trong ma thiêng, nước độc, nay bộc phát cực kỳ, không thuốc chữa, nằm chờ chết ngay giữa lòng Saigon tiên tiến của VNCH trước 1975.
Tới khi cán binh Cộng sản uống xong 4 lít nước tiểu để tự chữa bệnh sốt rét rừng, thì vừa khóc vừa chết, để kết thúc hành trình lập thân theo " cách mạng " .
Cả 2 cái chết thấy như tương phản: một nữ ( nữ sĩ Tuệ Mai ), một Nam ( cán binh Hoàng Trung Kiên ) , đều chưa muốn qua đời, vì đều muốn hoàn tất một sự việc gì đó.
Song suy ra, với 100 năm cuộc đời ...thời gian bằng nhau đấy, cuộc đua nào không phải ai cũng thắng giải khôi nguyên ...
Sự chết đôi lúc cũng tương đồng trong cách nghĩ .
Trên đường trường, người thi đã bỏ cuộc dần dần, một vài người thắng cao, thấp ...cũng chỉ là tượng trưng để nói lên tính cách tranh đua ở đời .
Thời gian như một tảng băng vô cảm, tới một ngày tảng băng tan, chính là lúc tận cùng của cuộc đua hay cuộc đời cũng thế .
Bóng nắng đã chếch hẳn về phía tây rồi ...
Phàm cái gì, sự việc gì chếch lệch ...vẫn là cách thể hiện không thăng bằng, đầy thiên kiến ...
Và như thế, buổi trưa nắng ấm, đẹp rực rỡ ...đang bắt đầu phai ...
Đến thiên nhiên còn khuất phục thiên nhiên nữa là anh, làm sao mình giữ được thuỷ chung cho một sự kiện mơ hồ .
Để giải tỏa nỗi sầu tư, buồn bã đó, mình phải bỏ một tiếng đồng hồ trống rỗng, để nghe Duy Khánh hát những bài ca dành cho lính, ngõ hầu nhạc khúc quân hành xua tan ...uỷ mị, buồn rầu vô cớ ...
Nắng tắt hẳn ngoài cửa sổ rồi nghe .
Ta có muốn ngắm trời mây rực rỡ với nhau, e phải đợi chờ lâu, lâu nhiều hơn nữa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)